SKKN Phát triển năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học bài “Người trong bao” của Sê-Khôp

SKKN Phát triển năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học bài “Người trong bao” của Sê-Khôp

Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm năng lực

 Năng lực là vấn đề rộng với nhiều định nghĩa khác nhau:

 Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể được hiểu theo hai nét nghĩa:

 (1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó [4]

(2) Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao [4].

Hiểu theo (1) năng lực là một khả năng có thực, được bộc lộ ra thông qua việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của người học. Hiểu theo (2) năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của người học có thể giúp họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Như vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống.

Theo PGS.TS. Nguyên Công Khanh dẫn: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002) [2].

 Như vậy, năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay đổi.

Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Từ đó chúng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.

 

docx 48 trang cucnguyen11 10181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học bài “Người trong bao” của Sê-Khôp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
Tên sáng kiến: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN DẠY HỌC BÀI “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHÔP
Tác giả sáng kiến: Trịnh Lan Anh
Mã sáng kiến: 095101
Tam Dương, tháng 02 năm 2020
1.Giới thiệu đề tài
 	 Từ xưa đến nay, công việc của người giáo viên, nhất là người giáo viên dạy văn vốn nhọc nhằn và cũng thật cao quý bởi “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” (Quách Mạt Nhược). Vinh quang của người thầy bao giờ cũng hóa thân trong thành công của học trò. Thành công của người thầy dạy văn suy cho cùng chính là vun đắp cho các thế hệ học trò có những rung cảm văn chương, biết yêu những điều tốt lành, hướng thiện, biết ghét và biết tránh những thói xấu xa, bạc ác... Môn văn còn giúp cho các em hình thành các kĩ năng sống, hình thành và phát triển năng lực còn khuất lấp, để mai này ra cuộc đời, cần lắm cho bài học về sự thành công.
 	Có điểu, ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau đòi hỏi người thầy cần có những phương pháp và kĩ thuật khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, môn văn đang đứng trước nguy cơ bị học trò “quay lưng” do nhiều nguyên nhân: do tác động của cơ chế thị trường; do quan niệm đã trở thành thâm căn cố đế - “lập thân tối hạ thị văn chương”(Viên Mai); do sự hạn hẹp trong việc tuyển sinh và tuyển dụngNhưng có một nguyên nhân cơ bản còn xuất phát từ thực tế dạy học hiện nay: việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa thật nhiều tiết học được đầu tư công phu, phương pháp chưa phù hợp để các em có những tiết học không chỉ được “say” với văn chương, có những rung cảm sâu sắc từ vốn sống và kiến thức người thầy truyền thụ. Hơn thế nữa, người giáo viên thật sự tạo ra những “sân chơi trí tuệ” để học trò thể hiện và phát huy năng lực. Bởi lẽ, nhu cầu tự khẳng định bản thân hơn bao giờ hết đã trở thành một nhu cầu mạnh mẽ trong giới trẻ hiện nay.
	Do đó, việc đổi mới dạy học để phát huy năng lực học sinh là tất yếu, là phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự tiến bộ của xã hội. Để có giờ học tốt, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phát huy tối đa trí lực. Thay đổi phương pháp dạy truyền thống bằng dạy học phát triển năng lực sẽ hứa hẹn những bất ngờ về khả năng của trò. Mỗi giờ học trở thành mỗi giờ khám phá, sáng tạo và giáo viên sẽ là người khơi nguồn cho mọi đam mê, tạo sân chơi trí tuệ để học sinh tự phát hiện ra năng lực trong mình bấy lâu nay còn tiềm ẩn chưa được dịp bộc lộ. 
	Từ thực tế dạy học trong năm qua, người viết chọn bài “Người trong bao” (Sêkhôp) – một tác phẩm văn học nước ngoài tưởng khô cứng và thường không được giáo viên và học sinh chú ý trong chương trình Ngữ văn để minh họa cho việc dạy học phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay của mình. Người viết hi vọng những ứng dụng thực tiễn của mình sẽ có những đóng góp cho con đường đi tìm những phương pháp dạy học văn còn nhiều tranh biện trong nhà trường hiện nay.
2. Tên sáng kiến 
	Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khôp
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trịnh Lan Anh
- Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0947845888
- Email: trinhlananh.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Lan Anh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
 Chương trình ngữ văn lớp 11. Cụ thể bài “Người trong bao” (Sêkhốp) nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 22/2/ 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm năng lực 
	Năng lực là vấn đề rộng với nhiều định nghĩa khác nhau:
 	Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể được hiểu theo hai nét nghĩa: 
 	(1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó [4] 
(2) Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao [4]. 
Hiểu theo (1) năng lực là một khả năng có thực, được bộc lộ ra thông qua việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của người học. Hiểu theo (2) năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của người học có thể giúp họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Như vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. 
Theo PGS.TS. Nguyên Công Khanh dẫn: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002) [2]. 
 Như vậy, năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay đổi.
Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Từ đó chúng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em. 
1.1.2. Các năng lực của học sinh 
 *Các năng lực chung
 	Theo cuốn Tài liệu tập huấn Dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và Đào tạo, 2014 có:
 	Các năng lực chung, cốt lõi: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân
, 	Các năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 	Các năng lực công cụ: Năng lực tính toán, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
 *Các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn
 Năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực đọc – hiểu bản (năng lực đọc văn), năng lực tạo lập văn bản (năng lực làm văn), năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ .
 	Từ việc phát huy các năng lực sẽ giúp hình thành trong học sinh 6 phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. 
1.1.3. Đánh giá theo năng lực học sinh
Theo quan niệm truyền thống: đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào điểm số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một tiết. 
Theo quan điểm dạy học tích cực: thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hoặc giữa kì. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được. 
Theo Nguyễn Công Khanh thì “đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó” Như vậy, đánh giá theo năng lực học sinh theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu. 
Như vậy đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định. Đánh giá theo năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thực hiện sản phẩm. 
1.1.4. Một số hình thức đánh giá
Đánh giá năng lực (ĐGNL) không chỉ là việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm “việc đo lường khả năng tiềm ẩn của học sinh và đo lường việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó” ĐGNL dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức giáo viên, học sinh và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của học sinh sau quá trình học tập. ĐGNL cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản
Đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
Sử dụng các phương pháp không truyền thống: quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, nhật ký người học, hồ sơ học tập, bài tập lớn, đánh giá thực hành (bao gồm tập hợp bài tập và các sản phẩm), học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
 	Để đánh giá năng lực học sinh, giáo viên có thể thực hiện đánh giá qua: việc tổ chức dạy học trên lớp và theo dự án.
1.1.4.1. Đánh giá qua tổ chức dạy học trên lớp
	Đây là hình thức dạy học phổ biến nhất trong nhà trường. Trong quá trình tổ chức dạy học thì phương pháp dạy học (PPDH) và kĩ thuật dạy học (KTDH) là quan trọng nhất. PPDH có thể hiểu là hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của giáo viên và học sinh. Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học (QTDH)
 Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận). Có rất nhiều phương pháp, song người ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau:	
a. Phát huy năng lực qua phương pháp hoạt động nhóm
 	Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
 	Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
b. Phát huy năng lực bằng phương pháp giải quyết vấn đề
 Phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
c. Phát huy năng lực học sinh qua phương pháp đóng vai 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
d. Phát huy năng lực học sinh phương pháp trò chơi
	Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.	
 	Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS. Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi
 1.1.4.2. Đánh giá qua hồ sơ học sinh
 	Hồ sơ học tập của học sinh là một bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức những công việc của học sinh, được tích lũy trong suốt một thời gian và thể hiện sự nỗ lực, tiến trình của học sinh và những gì các em đạt được. Có thể phân loại Hồ sơ học tập:
 *Hồ sơ đọc – hình thức đánh giá năng tiếp nhận văn bản 
	Hồ sơ đọc này có thể là một hồ sơ lưu trữ tất cả tài liệu đọc độc lập của các em. Nó được học sinh dùng để chuẩn bị bài mới, ghi chép lại nhận xét của các em về bài học, ở mức độ cao hơn là đọc những tác phẩm bên ngoài sách khoa (theo gợi ý của giáo viên hoặc theo sở thích cá nhân của học sinh). Hình thức cụ thể của hồ sơ đọc cần được giáo viên hướng dẫn cho học sinh và đảm bảo tất cả các em đều hiểu và có thể làm được.
 * Hồ sơ bài viết – hình thức đánh giá năng lực tạo lập văn bản 
 	Hồ sơ bài viết có thể hiểu là hồ sơ theo dõi sát sao quá trình tạo lập các loại văn bản của người học trong suốt học kì hoặc cả năm. Giáo viên không chỉ xem hồ sơ bài viết này như một phản hồi của người học mà còn phải xác định rõ với học sinh nó là một căn cứ để đánh giá năng lực tạo lập văn bản của các em. Theo hình thức đánh giá này, hồ sơ bài viết sẽ được giáo viên xem xét và thảo luận với từng học sinh mỗi cuối học kì để đánh giá mức độ phát triển của các em. Từ đó giáo viên có thể đánh giá cả quá trình học của học sinh, cụ thể hơn là sự tiến bộ của học sinh qua từng bài viết.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn tổ chức dạy học
 	Chương trình theo cách tiếp cận nội dung thì dạy cho học sinh biết cái gì; Còn chương trình hướng đến năng lự’*c cho học sinh là học sinh làm được gì trên cơ sở các em biết. Như vậy năng lực là đích, là đầu ra của giáo dục. Với cách tiếp cận như vậy nó sẽ chi phối các yếu tố của chương trình như mục tiêu - tức là dạy để làm gì; nội dung dạy học - tức dạy cái gì; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - tức là học bằng cách nào; và cuối cùng là thi, kiểm tra, đánh giá và chất lượng giáo dục.
 	. Để phát huy năng lực của học sinh, cần trăn trở và tìm tòi hướng đi mới cho mỗi bài dạy, cách tổ chức sao cho phù hợp với từng bài và từng đối tượng học sinh. Từ đó, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa dạy học truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2.1.1.Thực trạng dạy học truyền thống
	Dạy học văn hiện nay đang chịu sự tác động của cơ chế thị trường, vị thế môn văn trong nhà trường THPT bấy lâu bị “xem nhẹ”. Các em năng động hơn cũng đồng nghĩa với nguy cơ sống thực dụng nhiều hơn. Học sinh không nhận thức vai trò của môn văn là để bồi đắp tâm hồn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạo lập văn bản, để trau dồi vốn sống và nhân cách nữa. Cách dạy học thụ động truyền thống dường như không còn phù hợp với sự nhạy bén của học sinh thời nay. 
 1.2.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
 	Để phát huy năng lực của người học, giáo viên luôn phải chủ động trong việc tổ chức giờ học. Tức là quá trình chuẩn bị cho một tiết học là khâu quan trọng nhất. Tùy đặc thù từng bài cũng như các phân môn khác nhau sẽ định hướng hình thành năng lực học sinh khác nhau. Mục đích phát triển năng lực nào sẽ đề ra phương pháp và cách thức nấy. 
 	Để tổ chức tốt một giờ dạy theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh trước hết giáo viên cần định hướng những năng lực mà học sinh cần được phát huy trong giờ dạy. Sau đó hình dung ra các công việc học sinh có thể hoàn thành, phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả. 
 	Thực tiễn dạy học cho thấy học sinh vô cùng hứng thú với các tiết học này. Có thể lập bảng so sánh tiết dạy học truyền thống với tiết dạy học phát triển năng lực học sinh như sau:
Đối
Tượng
Phương pháp dạy học ngữ văn
truyền thống
Phướng pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển
năng lực
Học sinh
HS khó nhớ bài học, không nắm vững hay tiếp thu được nội dung kiến thức
HS nhớ và có ấn tượng sâu sắc về bài học, hiểu và nắm vững kiến thức ngay trên lớp
HS không hợp tác, thụ động, lười tư duy, xa thực tiễn.
HS chủ động hợp tác, biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào thực tiễn.
 HS còn mất tập trung trong giờ học.
HS tập trung tham gia giờ học.
 HS chưa thể hiện được bản thân, thiếu tự tin, hạn chế về kĩ năng giao tiếp
HS được thể hiện quan điểm cá nhân, kiến thức được tiếp nhận đa chiều. HS tự tin, tự chủ có kĩ năng giao tiếp tốt
HS thiếu tính sáng tạo, không có khả năng tư duy độc lập, khẻ năng hợp tác và tự học, tự quản hạn chế.
- HS chủ động hợp tác, tinh thần tự học và tự quản tốt
- HS sáng tạo
Giáo viên
GV làm việc nhiều nên đôi khi ham truyền tải một chiều dẫn tới thụ động, mệt mỏi
GV làm việc ít, chủ động truyền đạt kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học, có trọng tâm.
Phương pháp dạy học đơn điệu, không đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích hợp được kiến thức liên môn
Giáo viên đạt được mục tiêu kiến thức - kỹ năng của bài dạy. Giờ học sinh động, có thể tích hợp kiến thức liên môn theo chủ đề.
Giáo viên còn áp đặt kiến thức, còn tồn tại tình trạng “thầy đọc, trò chép”
Giờ học sinh động, hấp dẫn, sôi nổi, không khí thân thiện, bài giảng lôi cuốn.
GV dạy chay, thiếu đồ dùng DH
Phương tiện, phương pháp hỗ trợ phù hợp, linh hoạt, có tính tích hợp, lồng ghép kiến thức thực tế
1.2.2. Thực tiễn kiểm tra đánh giá
Qua thực tiễn dạy học, sự khác biệt cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học với kiểm tra, đánh giá kiểu dạy học truyền thống như sau:
TT
Kiểm tra, đánh giá 
kiểu truyền thống
Kiểm tra, đánh giá theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học
1
Chú trọng kiểm tra tri thức, kỹ năng
Chú trọng kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo, năng lực tự học.
2
Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: kiến thức, kỹ năng
Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: Độc lập, sáng tạo
3
Thầy giữ vị trí độc tôn trong đánh giá.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của trò.
 	 Xưa nay, đánh giá kết quả học tập là việc làm của thầy giáo, học sinh là đối tượng được đánh giá. Trong dạy học theo hướng định hướng phát triển năng lực thì người thầy cần bồi dưỡng cho trò khả năng tự kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập của mình, đánh giá lẫn nhau, để điều chỉnh cách học sao cho có hiệu quả nhất. 
CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
 2.1. Phát triển năng lực học sinh qua hình thức tổ chức dạy học trên lớp
 	Trong thực tiễn dạy học, với mỗi đối tượng khác nhau giáo viên có những phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Để phát huy năng lực của học sinh không thể không ứng dụng các phương pháp kĩ thuật (đã nêu ở chương 1). Người viết bài vận dụng các phương pháp, kĩ thuật đó vào quy trình dạy học trên lớp để phát triển các năng lực học sinh.
	Môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung không còn đơn điệu nếu người giáo viên không ngừng trau dồi chuyên môn, đam mê nghề nghiệp, luôn “giữ lửa” và “truyền lửa” đến các em học sinh. Nhưng hơn hết là học sinh cần thoát khỏi cái vỏ tự ti, thụ động, được khích lệ thể hiện năng lực của bản thân. Năng lực ấy cần phải được học sinh trong lớp ghi nhận, giáo viên đánh giá thỏa đáng, kịp thời. 
 	Các năng lực của học sinh luôn đồng thời được thể hiện nếu như người giáo viên biết định hướng và tổ chức cho các em học sinh. Trong các tiết dạy học theo định hướng này, người viết đề xuất và thực hiện theo quy trình sau: 
Các bước tiến hành
Quy trình thực hiện dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
Bước 1
Xác định mục tiêu theo chuấn KT- KN, các năng lực cần hướng tới
Bước 2
Xây dựng tiến trình, nội dung, kết cấu bài dạy 
Bước 3
Giao nhiệm vụ cụ thể. Cần yêu cầu học sinh có sản phẩm đầu ra. Thống nhất về thang điểm và tiêu chí giá năng lực học sinh
Bước 4
Chuẩn bị ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_trong_day_hoc_ngu_van_o_tr.docx