SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức "Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất" - Địa lí 10 THPT Bộ sách Cánh Diều

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức "Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất" - Địa lí 10 THPT Bộ sách Cánh Diều

Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết.

Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu . Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang tính chất định hướng như trước đây.

Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

docx 59 trang Thu Kiều 08/10/2024 1802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức "Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất" - Địa lí 10 THPT Bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT 
 ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC 
“THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
 ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT
 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU 
 MÔN: ĐỊA LÍ
 Năm học: 2022- 2023 MỤC LỤC
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................2
 4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài.................................................................3
 8. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................4
 PHẦN II. NỘI DUNG ..............................................................................................5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................5
 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................5
 2. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................6
 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................10
 II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY HỌC 
 CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN 
 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN – ĐỊA LÍ 10 THPT, 
 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU. .......................................................................................14
 1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình 
 hóa ..........................................................................................................................14
 2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự làm 
 mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình 
 bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển - Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều...............15
 3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô 
 hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa 
 hình bề mặt Trái Đất”.- Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều......................................15
 4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ 
 đề 30
 III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................................34
 1. Mục đích và nhiệm vụ.........................................................................................34
 2. Tổ chức thực nghiệm ..........................................................................................35
 3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá .......................................................................36
 4. Một số hình ảnh và video về tổ chức thực nghiệm..............................................40
 IV. ÁP DỤNG SKKN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC...........................................42
 V. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP
 ĐỀ XUẤT ...............................................................................................................43
 1. Mục đích khảo sát. ..............................................................................................43
 2. Đối tượng khảo sát. .............................................................................................43
 3. Nội dung và phương pháp khảo sát. ...................................................................43
 4. Kết quả khảo sát. ................................................................................................43
 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................45
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................47
 1. Kết luận ..............................................................................................................47
 2. Kiến nghị.............................................................................................................48 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài
 Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ 
thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày 
càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi 
hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 
Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ 
giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học 
để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững 
vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết.
 Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu . 
Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có 
những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp 
ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị 
quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp 
dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng 
kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở 
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn 
kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức 
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí 
luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ 
truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và 
sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang 
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học 
thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang 
tính chất định hướng như trước đây.
 Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói 
chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang 
dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể. 
Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp 
dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú, 
chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp 
nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
 Là các giáo viên công tác giảng dạy nhiều năm ở một trường miền núi của tỉnh 
Nghệ An chúng tôi nhận thấy đổi mới là cần thiết và cấp bách. Chúng tôi đã tìm 
tòi, mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học để 
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong đó, tổ chức cho học sinh tự làm 
mô hình là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí.
 1 - Thiết kế các hoạt động học tập theo phương pháp hướng dẫn tự làm mô hình 
trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt 
Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
- Thực nghiệm sư phạm trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động 
của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, 
để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và khả năng áp dụng dạy học môn 
Địa lí ở trường THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu các dạng hoạt động học tập tổ chức hoạt động tự làm mô 
hình để bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh qua chủ đề “Thạch 
quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Địa lí 10 
THPT, bộ sách cánh Diều.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 
tại các trường THPT trong huyện Anh Sơn và một số huyện Tây Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên 
quan, các tạp chí giáo dục, tài liệu sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc 
nội dung làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Tổ chức điều tra tình hình dạy học môn Địa lí của một số giáo viên và học 
sinh ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An.
6.2.2. Phương pháp thống kê
- Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài.
- Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh, sản phẩm của 
học sinh (mô hình) sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán 
trên phần mềm Excel máy tính.
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kế hoạch bài 
dạy theo ý tưởng của đề tài ở nhiều lớp học, trường học.
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Tổ chức học tập Địa lí bằng cách sử dụng các mô hình tự làm khi tìm hiểu chủ 
đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” 
Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều là một phương pháp dạy học hiệu quả để phát
 3 PHẦN II. NÔI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
 1.1. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình trên thế
giới
 Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được đề xuất bởi Aristodes C.Barreto
từ rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học 
tâm lý, khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại.
 Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục 
tiêu của phương pháp mô hình nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói 
chung.
 Trên thế giới, phương pháp dạy học tích cực có mầm mống từ cuối thế kỉ 
XIX, đầu thế kỉ XX, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm 50, 60 trong 
giáo dục Liên Xô (cũ) và các nước XHCN. Nhưng những tư tưởng trong giai đoạn 
này vẫn được xem như triết lý chứ chưa tạo ra sức mạnh về công nghệ trong dạy 
học. Sự chuyển hóa từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy học thông 
qua xử lý sư phạm nhằm phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề 
mới thực sự tạo sự đổi mới trong giáo dục. Phương pháp mô hình hóa cũng ngày 
càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong dạy học.
 Phương pháp mô hình là phương pháp có trình độ cao về tính khái quát cho 
nên việc vận dụng đòi hỏi học sinh và giáo viên phải có vốn hiểu biết nhất định 
liên quan. Khi bàn về những khó khăn khi áp dụng mô hình hóa. V.G- 
Razumovxki đã nhận định “Ở giai đoạn xây dựng mô hình, vì việc tìm ra những 
đối tượng trừu tượng thích hợp có thể thay thế cho sự vật, quá trình, hiện tượng 
nghiên cứu là rất khó, nên thông thường thì học sinh không tự làm được việc đó, 
tính tự lực của họ trong giai đoạn này bị hạn chế”.
 Kaiser Messmer nêu hai hướng khai thác mô hình. Thứ nhất, sử dụng mô 
hình để hiểu và giải quyết các vấn đề thực tiễn như một phương tiện để dạy học ở 
trường phổ thông. Thứ hai, mô hình được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu 
khoa học.
 Vào những năm 2000, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu, khai thác mô 
hình theo hướng thứ nhất. Barbosa đưa ra kết luận, mô hình hóa đóng vào vai trò 
quan trọng trong dạy học là môi trường để học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức.
 1.2. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình ở Việt
Nam.
 Ở Việt Nam, phương pháp dạy học bằng mô hình vẫn còn khá mới mẻ đối
với giáo viên. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng phương 
pháp này trong dạy học ở trường phổ thông.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_thong_qua_hoat_dong_tu_lam.docx
  • pdfNguyễn Thị Dung, Bùi Thị Thúy Nhung-Trường THPT Anh Sơn I-Địa Lí.pdf