SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua dạy học tích hợp chủ đề “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”

Sáng tạo là một thuộc tính tâm lý đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Thuộc tính này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân và bằng tư duy độc lập cao mà nhờ đó con người tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội.
Hoạt động sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người, gắn liền với hoạt động học tập sáng tạo. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo; được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là các quá trình tư duy, trí nhớ, xúc cảm, động cơ, ý chí…
Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau để chỉ dạy học giải quyết vấn đề như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề… Dù tên gọi có khác nhau nhưng nhìn chung mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề ở người học, là con đường quan trọng nhất để phát huy tính tích cực của người học. Tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết và phát hiện vấn đề.
Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là đặt người học trước những vấn đề của nhận thức - học tập có chứa mâu thuẫn giữa “cái đã cho” và “cái phải tìm” rồi đưa người học vào tình huống có vấn đề để kích thích người học tự giác, có nhu cầu giải quyết vấn đề. DHGQVĐ chính là hướng dẫn hoạt động tìm kiếm và tiếp thu tri thức mới bằng con đường giải quyết vấn đề học tập một cách sáng tạo (tự lực hay tập thể).
SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN =====****===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”. Tác giả sáng kiến: Đinh Thị Thùy Dương Môn: Hóa học Trường: THPT Bình Xuyên Mã sáng kiến: 31.55.02 Vĩnh Phúc, năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối quan hệ giữa các môn học khác nhau và quan hệ với kiến thức thực tiễn; tránh được sự trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau; tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chính vì vậy tôi đã tôi đã chọn đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua dạy học tích hợp chủ đề: “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng” để góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh ở trường phổ thông. 2. Tên sáng kiến Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua dạy học tích hợp chủ đề: “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đinh Thị Thùy Dương 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC. 1. Khái niệm năng lực : Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực đặc biệt là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống, nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người. 2. Cấu trúc năng lực (1) Năng lực tự chủ và tự học Các năng lực chung (2) Năng lực giao tiếp và hợp tác (3) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (4) Năng lực ngôn ngữ (5) Năng lực tính toán (6) Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội Các năng lực chuyên môn (7) Năng lực công nghệ (8) Năng lực tin học (9) Năng lực thẩm mỹ (10) Năng lực thể chất 3. Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã mô tả năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo bao gồm 6 năng lực thành phần với các biểu hiện sau: Năng lực thành Biểu hiện của năng lực phần Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các Nhận ra ý tưởng nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin mới độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. 3 Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch, phân môn này với mạch/ phân môn khác. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới. b. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Trong chương trình hiện hành (và cả chương trình dự kiến) có khá nhiều môn được xây dựng theo hình thức tích hợp liên môn và hiệu quả của hình thức tích hợp này đã được khẳng định trong thực tế. - Các môn học Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội được thể hiện thành môn học Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học. - Hoạt động giáo dục được dự kiến trong chương trình tương lai sẽ tích hợp các nội dung Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật (bao gồm cả Thủ công) và hoạt động tập thể, c. Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học. Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là học theo dự án (project – based learning) và thươn lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự án cho người học, người học cẩn hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn để,... 3. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp 5 Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề và sáng tạo có thể miêu tả qua các bước sau: - Bước 1: Nhận biết vấn đề: Trong bước này cần làm xuất hiện tình huống có vấn đề, phân tích tình huống đặt ra nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học, đó là việc đặt người học vào tình huống có vấn đề, coi đó như bài toán tư duy để người học phải “động não”. Điều quan trọng của giai đoạn này là tổ chức điều kiện dạy học như thế nào để làm xuất hiện tình huống có vấn đề. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là giúp người học ý thức được nhiệm vụ nhận thức, kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức và giải quyết vấn đề sáng tạo. Đây là sự hoạt động trí tuệ căng thẳng của người học. - Bước 2: Tìm các phương án giải quyết vấn đề trung tâm của giai đoạn này là đưa ra được giả thuyết (xây dựng giả thuyết, lựa chọn giả thuyết, luận chứng giả thuyết và để dẫn tới chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết). Để tìm các phương án giải quyết vấn đề, đưa ra được giả thuyết cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Đây là giai đoạn người học phải vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có để tiến hành các thao tác tư duy, để đi tới giả thuyết nhất định về vấn đề đang nghiên cứu. Việc này có tác dụng rèn luyện năng lực tư duy ở người học. - Bước 3: Quyết định phương án giải quyết (giải quyết vấn đề). Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề. Các phương án giải quyết được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề. 3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của người học cũng như đánh giá các năng lực khác thì không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau. 7 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. I. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức - Vai trò của trồng trọt, tác dụng của phân bón, nguyên nhân phải bón phân cho cây. - Trình bày được khái niệm và phân loại phân bón hóa học. - Nêu được các tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác (phức hợp và vi lượng). - Biết cách quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. - Biết vận dụng nội dung kiến thức của các môn học (Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân và hoạt động hướng nghiệp) để trả lời câu hỏi liên hệ thực tiễn: + Làm thế nào để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại? + Ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. - Biết cách giải các bài tập: + Tính độ dinh dưỡng của một số loại phân bón hóa học. + Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng. 2. Kĩ năng - Hình thành các kĩ năng như: làm việc nhóm, công nghệ thông tin, thuyết trình thông tin, phản biện, ra quyết định. - Có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề và sáng tạo - Có khả năng tổ chức công việc, làm chủ thời gian. - Sắp xếp, liên kết kiến thức giữa các môn học. - Làm các biểu bảng. - Kĩ năng thuyết trình trước đám đông. - Sử dụng an toàn và hiệu quả một số loại phân bón hóa học - Tuyên truyền, vận động việc sử dụng phân bón một cách hợp lí để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường tự nhiên trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_qua_d.doc