SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tính huống trong dạy học phần "Công dân với pháp luật"

SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tính huống trong dạy học phần "Công dân với pháp luật"

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở THPT nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.

Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở các cấp bậc phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Môn GDCD trực tiếp giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất, tư tưởng cho học sinh gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình thành cho người lao động mới có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức đúng đắn quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Môn GDCD sẽ định hướng,điều chỉnh mọi hành vi đúng đắn của các em. Việc một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sống buông thả, thiếu kỷ cương, vi phạm pháp luật... đang dần trở thành một thực trang gây nhức nhối đối với xã hội. Vì vậy trách nhiệm giáo dục nói chung và của bộ môn GDCD nói riêng không hề nhỏ, trong đó giáo dục đạo đức và pháp luật tuyệt đối quan trọng. Vì lẽ đó đặt ra vấn đề là phải giáo dục pháp luật cho học sinh. Cần giáo dục ngay từ đầu sẽ khiến các em hiểu, ghi nhớ pháp luật và từ đó tránh vi phạm pháp luật.

Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nướcta đã chỉ rõ rằng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông vẫn thường áp dụng các phương pháp cổ truyền. Thông báo nhồi nhét kiến thức, chưa phát huy được vai trò của giáo viên trong việc tổ chức định hướng hoạt động học tập của học sinh, sao cho họ có thể chiếm lĩnh tri thức, hậu quả là chất lượng nắm vững kiến thức của một số bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn ở trình độ thấp,bộc lộ nhiều yếu kém cơ bản, thiếu sáng tạo. Do đó việc dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn GDCD nói riêng không thể sử dụng duy nhất một phương pháp truyền thống, vì điều đó không đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những công dân tương lai có suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện,hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người góp phần thực hiện “chiến lược con người”. Như đã nói ở trên chúng tôi không thể sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống để giảng dạy một nội dung khó của GDCD. Vì vậy,cần phải có phương pháp dạy học phù hợp nhất. Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy một trong những phương pháp quan trọng hình thành năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh đó là phương pháp tình huống.

docx 50 trang Thu Kiều 13/10/2024 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tính huống trong dạy học phần "Công dân với pháp luật"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
 __
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học 
 sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp 
 tình huống trong dạy học phần
 "Công dân với pháp luật"
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Tác giả:
 Hồ Thị Hà – Trường THPT Lê Viết Thuật – TP Vinh
 Năm học 2022 - 2023
 1 5.3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .....................................................37
 5.4. Đối tượng khảo sát........................................................................................38
 5. 5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
 ......................................................................................................................... 38
 5.5.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất..................................................38
 5.5.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................40
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................42
1. Kết luận ...............................................................................................................42
2. Kiến nghị .............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................45
PHỤ LỤC................................................................................................................46
 3 Năng lực điều chỉnh hành vi là một năng lực sống cơ bản, là khả năng con 
người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu 
biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm 
yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người.
 Trong môn Giáo dục công dân 12 THPT, phát triển năng lực điều chỉnh hành 
vi cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được các giá trị đạo đức, truyền thống văn 
hóa, các giá trị trong sản xuất kinh doanh và những quy định của pháp luật. Nhận thức 
và đánh giá được các yếu tố tác động của bản thân trong cuộc sống, học tập để từ đó 
có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phù hợp với quy định của Nhà nước 
và xã hội.
 Tuy nhiên, trong suốt quá trình giảng dạy, với các phương pháp đã từng thể 
hiện, tôi thấy việc học và tìm hiểu kiến thức Giáo dục công dân không gây được hứng 
thú triệt để cho học sinh. Học sinh chưa có ý thức cao trong việc tìm hiểu các kiến 
thức của môn học, làm cho hoạt động dạy và học không mang lại hiệu quả cao dẫn 
đến việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng 
dạy, và bài giảng Giáo dục công dân của giáo viên chưa thể hiện được hết nội dung 
mà mình muốn truyền tải.
 Nắm được những điểm yếu của học sinh tại trường mình công tác nói chung, 
cũng như những tồn tại và hạn chế trong phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công 
dân của bản thân nói riêng, với mục đích hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu 
kiến thức khoa học, xã hội và đời sống, hình thành cho các em cách ứng xử phù hợp 
với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp các em có thể vận dụng thành thạo những 
kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề thực tiễn nên bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu 
và thử nghiệm đề tài: Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT 
thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần "Công dân 
với pháp luật"
2. Mục đích nghiên cứu
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn 
luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
 Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc 
lập và sáng tạo của học sinh.
 Hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh lớp 12 trường THPT Lê Viết Thuật
 - Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
 5 Phần hai: NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về lý luận dạy học phát triển năng lực
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Năng lực
 Về nguồn gốc, khái niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ 
tiếng La tinh “competencia”. Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều các quan 
điểm về năng lực. Nhưng tựu chung lại, năng lực có thể được hiểu một cách đơn giản 
là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. 
Năng lực là một yếu tố cơ bản của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính 
chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển 
nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết 
định. Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích 
lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.
1.1.2. Phát triển năng lực
 Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, 
trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Phát 
triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt 
động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh 
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phát triển các thuộc 
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí Phát triển các năng lực chung cũng 
như năng lực đặc thù của học sinh.
1.1.3. Định hướng phát triển năng lực
 Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lực học 
sinh thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện đại và 
thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ ; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng 
các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn 
đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá 
dần ở các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức giáo dục và các phương pháp 
giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những 
phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Định hướng 
nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa 
trên các đặc điểm tâm - sinh lí, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề 
nghiệp khác nhau của từng học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng 
hợp các kỹ năng, kiến thức... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách 
hiệu quả nhất các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện 
ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng sống.
 7 Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các 
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng 
đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết 
nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
1.2. Định hướng phát triển năng lực năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh 
trong môn GDCD
 Năng lực điều chỉnh hành vi cho cho học sinh trong môn GDCD có nghĩa là 
học sinh sẽ tự nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người 
khác, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, 
pháp luật.
 Trong năng lực điều chỉnh hành vi học sinh hiểu được trách nhiệm của công 
dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị; chấp hành Hiến pháp, pháp 
luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền và nghĩa vụ công 
dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Hiểu được trách nhiệm của công dân trong 
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các 
hoạt động kinh tế; các chuẩn mực đạo đức trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
 Bên cạnh đó học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác, tự điều 
chỉnh được hành vi của mình. Cụ thể như: Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, 
việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc 
làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, 
việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã 
hội; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc, thái 
độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong thực hiện quyền, nghĩa 
vụ công dân và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã 
hội.
 Môn Giáo dục công dân là một môn học tích hợp khá nhiều kiến thức của các 
môn học khác. Chính vì thế, giáo viên giảng dạy môn này phải chịu khó mày mò, tìm 
hiểu và tích lũy kiến thức để có được những bài giảng hay và sâu.
 Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực điều chỉnh hành vi 
phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội không chỉ chú ý tích cực hóa học 
sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với 
tình huống cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực 
tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo 
hướng cộng tác, nhằm phát triển tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp 
luật và chuẩn mực đạo đức xã hội cho học sinh.
 9 dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng 
về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và 
năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”; 
Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu 
chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và 
hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thôngNhững 
văn bản đó chính là cơ sở pháp lý cho việc dạy học theo chuyển từ dạy học theo nội 
dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
1.3.2. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Theo GS.TS. Nguyễn Đức Chính (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia 
Hà Nội), dạy học phát triển năng lực và phẩm chất là hướng dẫn, hỗ trợ để mỗi học 
sinh có thể khám phá và tự rèn luyện những năng lực còn tiềm ẩn, đồng thời tích tụ ở 
học sinh các phẩm chất. Vì vậy, dạy học cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
 Thứ nhất, lấy việc học làm gốc, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Mỗi 
học sinh có đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, có bản sắc riêng, có hoài bão, có 
tầm nhìn khác nhau, có thể học được những gì mình muốn dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên. Các môn học cũng như tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy 
học và kiểm tra, đánh giá phải quan tâm tới việc học của từng học sinh. Học sinh là 
chủ thể, xác định mục tiêu, tự tổ chức, chỉ đạo việc học của bản thân mới đem lại hiệu 
quả.
 Thứ hai, kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau. Kiến thức là cơ sở để hình 
thành năng lực, những loại kiến thức khác nhau, tạo nguồn để học sinh có được các 
giải pháp tối ưu hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp 
ứng thực tiễn là đặc trưng của năng lực, tức là vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ 
cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những kiến thức có ích để rèn luyện năng lực 
là những kiến thức mà học sinh tự kiến tạo. Mức độ năng lực phụ thuộc vào mức độ 
phù hợp của kiến thức mà học sinh huy động vào giải quyết vấn đề đó. Sự phát triển 
năng lực không diễn ra theo tuyến tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận tới toàn 
thể mà được kiến tạo trên cơ sở mức độ phức tạp và đa dạng của vấn đề. Điểm xuất 
phát để sử dụng và phát triển năng lực là toàn cảnh thách thức cần vượt qua, còn điểm 
đến là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc cách ứng xử phù hợp trong tình 
huống đã cho. Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các 
năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình, kiến 
thức mới đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Như vậy, năng lực chỉ được 
hình thành khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc.
 Thứ ba, chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi. Rèn luyện năng lực đòi hỏi phải có 
thời gian, lặp đi lặp lại mới có thể tăng cường lực năng lực cả về chiều rộng lẫn chiều
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_dieu_chinh_hanh_vi_cua_hoc_sinh_thp.docx
  • pdfHỒ THỊ HÀ - THPT LÊ VIẾT THUẬT - GDCD.pdf