SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương

SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương

Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói riêng và các trường THPT trên địa bàn Huyện Thanh Chương nói chung. Đề tài khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc tiếp cận kiến thức môn Giáo dục công dân.

Thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đã góp phần làm mới bài giảng của mình, giúp bài học trở nên sáng tạo, mới la, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét về bộ môn GDCD.

Đề tài có thể là kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong công tác giảng dạy, tích lũy chuyên môn.

Nội dung sáng kiến đề cập góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong những năm gần đây, góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới : rèn luyện 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục mà Bộ đã ban hành.

Việc phát triển năng điều chỉnh hành vi cho học sinh trong dạy học GDCD cấp THPT không quá phức tạp, giáo viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm của mình hoàn toàn có thể làm được. Mặt khác, môn GDCD tích hợp khá nhiều kiến thức của các môn học khác nên quá trình hình thành năng lực điều chỉnh hành vi qua môn học này cũng không phải là vấn đề quá khó khăn, do đó đề tài có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

Đề tài có thể được sử dụng trong các môn học như Văn học, Lịch sử, Địa lý và các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi kể chuyện... ở trường học

docx 80 trang Thu Kiều 15/10/2024 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDCD: Giáo dục công dân 
THPT: Trung học phổ thông 3.1. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để phát triển năng lực 15
điều chỉnh hành vi trong giảng dạy môn GDCD 11.
3.2. Sử dụng phương pháp đóng vai để phát triển năng lực điều chỉnh 18
hành vi trong giảng dạy môn GDCD 11.
3.3. Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để phát triển năng lực điều 21
chỉnh hành vi trong giảng dạy môn GDCD 11
3.4. Sử dụng phương pháp tình huống để phát triển năng lực điều chỉnh 23
hành vi trong giảng dạy môn GDCD 11.
3.5. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát triển năng lực điều 26
chỉnh hành vi trong giảng dạy môn GDCD 11.
3.6. Sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển năng lực điều chỉnh 30
hành vi thông qua giảng dạy môn GDCD 11.
4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 34
4.1. Mục đích khảo sát 34
4. 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 34
4.2.1. Nội dung khảo sát 34
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 34
4.3. Đối tượng khảo sát 35
4. 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 35
4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 35
4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 42
5. Kết quả nghiên cứu 46
 PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 49
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề 50
tài
3. Kiến nghị 50
 PHỤ LỤC
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO thân đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Phát triển năng lực điều 
chỉnh hành vi cho học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực trong giảng dạy môn GDCD 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - 
Thanh Chương.”
 2. Mục đích nghiên cứu
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn 
luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
 Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, 
độc lập và sáng tạo của học sinh.
 Hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Thực tế giảng dạy của giáo viên theo chương trình Giáo dục công dân THPT 
lớp 11, chương trình cơ bản ở một số lớp tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - 
Thanh Chương.
 Bộ sách giáo khoa GDCD lớp 11, Nhà xuất bản Giáo Dục, chương trình 
chuẩn.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu về dạy học theo phát triển năng lực và năng lực điều chỉnh hành vi 
cho học sinh theo chương trình giáo dục mới.
 Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Giáo dục công dân nói chung và phát triển 
năng lực điều chỉnh hành vi thông qua giảng dạy môn GDCD 11, chất lượng giảng 
dạy bộ môn, tình hình hứng thú học tập tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh 
Chương mà đề tài áp dụng.
 Tìm hiểu nội dung chương trình, SGK GDCD 11 THPT để lựa chọn những 
nội dung cần và có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm gây hứng 
thú học tập cho học sinh, từ đó giúp các em nắm được các tri thức cơ bản về kinh 
tế, pháp luật, về xã hội loài người, vận dụng những tri thức đó để giải quyết các 
tình huống trong cuộc sống, hình thành năng lực điều chỉnh hành vi cho các em.
 Tiến hành thực nghiệm ở 4 lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên 
cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
 5. Tính mới và đóng góp của đề tài
 Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Nguyễn 
Sỹ Sách nói riêng và các trường THPT trên địa bàn Huyện Thanh Chương nói 
chung. Đề tài khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính 
hệ thống trong việc tiếp cận kiến thức môn Giáo dục công dân.
 Thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đã góp phần làm mới
 2 PHẦN HAI: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Lý luận chung về dạy học phát triển năng lực
 1.1.1. Năng lực
 - Năng lực: “khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện 
một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn 
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. (Từ điển Tiếng Việt do 
Hoàng Phê chủ biên. NXB Đà Nẵng.1998).
 Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng 
phát triển năng lực cho học sinh thì năng lực là: sự kết hợp một cách linh hoạt có tổ 
chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,...nhằm đáp 
ứng hiệu quả một nhu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
 Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể được Ban Chỉ đạo đổi 
mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 28/7/2017, 
bao gồm 10 năng lực sau:
 Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp 
phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp 
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua 
một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính 
toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, 
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
 Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục 
phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt ( năng khiếu) của 
học sinh.
 Môn GDCD ở trường THPT có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá 
trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học 
sinh. Môn học này có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời thực tiễn sinh 
động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn GDCD có 
những lợi thế để giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực 
nhằm phát triển các năng lực cho học sinh. Bên cạnh các năng lực chung, môn 
GDCD còn cung cấp các năng lực chuyên biệt sau:
 - Năng lực điều chỉnh hành vi
 - Năng lực phát triển bản thân
 - Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
 1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
 4 Đánh giá kết Tiêu chí đánh giá được Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực 
 quả học tập xây dựng chủ yếu dựa đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong 
 trên sự ghi nhớ và tái hiện quá trình học tập, chú trọng khả 
 nội dung đã học. năng vận dụng trong các tình huống 
 thực tiễn.
 Quản lý dạy Cơ chế bao cấp áp đặt Cơ chế phân quyền, tăng cường sự 
 học mệnh lệnh. Chương trình chủ động sáng tạo của cơ sở.
 giáo dục được thực hiện Giáo viên, tổ chuyên môn, nhà 
 rập khuôn, máy móc của trường chủ động phát triển chương 
 quy định cấp trên. trình giáo dục nhà trường phổ thông; 
 xây dựng kế hoạch giáo dục; chủ 
 động thực hiện chương trình và kế 
 hoạch giáo dục.
 1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định 
hướng kết quả sản phẩm đầu ra. Kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học là 
học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong 
cuộc sống, nghề nghiệp.
 Dạy học theo định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc 
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú 
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị 
cho con người năng lực giải quyết những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp.
 Dạy học theo định hướng năng lực phải tổ chức các hoạt động đa dạng , 
phong phú, linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm. Tổ chức các hoạt 
động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi bằng cách kích thích học sinh 
tìm ra kết quả. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng đạt được ở học sinh.
 Lấy người học làm trung tâm, mục tiêu dạy học tập trung vào vận dụng kiến 
thức kĩ năng có thể quan sát được, nội dung dạy học thiết thực, bổ ích, gắn với các 
tình huống trong thực tiễn. Phương pháp dạy học định hướng hoạt động thực hành, 
hình thức học tập đa dạng. Tăng cường dạy học vận dụng giải quyết các vấn đề 
thực tiễn.
 1.2. Định hướng phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh 
trong môn GDCD
 Năng lực điều chỉnh hành vi cho cho học sinh trong môn GDCD có nghĩa là 
học sinh sẽ tự nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và 
người khác, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực 
đạo đức, pháp luật.
 6 trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập. Đặc biệt, cần hướng dẫn học 
sinh vận dụng kiến thức bài học để xây dựng dự án nhỏ.
 1.3. Lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực trong môn GDCD
 Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong 
quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người thầy, nhằm thực 
hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
 Phương pháp dạy học tích cực (phương pháp dạy học tích cực) là một thuật 
ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
 Với việc lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, 
giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề thì việc áp dụng phương pháp dạy 
học tích cực trong dạy học mang lại nhiều ý nghĩa cho học sinh như: Phát triển kỹ 
năng hợp tác, làm việc nhóm; Tăng mức độ tương tác giữa giáo viên – học sinh, 
giữa học sinh – học sinh; Cải thiện tư duy phản biện, cũng như khả năng ghi nhớ 
và tiếp thu kiến thức cho người học; Tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ giáo 
dục, đồng thời khơi nguồn tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 
thực tế cho học sinh.
 Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã đưa ra rất nhiều 
phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức và phát triển 
năng lực cá nhân một cách toàn diện. Một số phương pháp dạy học tích cực được 
giáo viên sử dụng hiện nay như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận 
nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp trò chơi
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Vai trò của năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh trong môn 
GDCD hiện nay
 Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang được giảng dạy 
trong trường THPT. Đây là môn học tích hợp, tập trung khá nhiều phân môn, chứa 
đựng nhiều kiến thức của các môn khoa học khác. Mặt khác, việc dạy môn học này 
đòi hỏi gắn liền trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện và tu dưỡng đạo 
đức học sinh. Nó trang bị cho học sinh THPT những kiến thức cơ bản về Triết học, 
đạo đức, các vấn đề về thời đại ngày nay, đường lối, chính sách của Đảng, pháp 
luật của nhà nước. Qua đó, hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan 
khoa học và nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy biện chứng trong việc 
đánh giá hiện thực khách quan, đặc biệt góp phần hình thành con người xã hội chủ 
nghĩa. Đồng thời, thông qua môn học, học sinh được hình thành và phát triển các 
năng lực chuyên biệt, cần thiết như năng lực phát triển bản thân, năng lực điều 
chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
 Với năng lực điều chỉnh hành vi, nó giúp cho học sinh hiểu được trách 
nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị; chấp
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_dieu_chinh_hanh_vi_cho_hoc_sinh_tho.docx
  • pdfNGYUYỄN THỊ HẢI. THPT NGUYỄN SỸ SÁCH. GDCD.pdf