SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu

 Mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng nếu muốn tìm kiếm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất, mong muốn học sinh sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều thầy cô giáo đã tìm được hướng đi riêng cho bản thân, có những phương pháp, con đường đã hoàn toàn đúng, có những phương pháp cần phải hoàn thiện, đống góp thêm nhưng mỗi cách dạy đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó.

 Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động vào chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.

 Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.

 Với vị trí và chức năng của môn học, môn văn cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học nhàm chán, ít quan tâm.

 

doc 20 trang thuychi01 6575
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
trang2
1.1. Lí do chọn đề tài
trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu
trang 3
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
trang 3
II. NỘI DUNG
trang 4
2.1. Cơ sở lí luận
trang 4
2.1.1. Một số khái niệm
trang 4
2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
trang 5
2.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
trang 6
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
trang 9
2. 3. Các phương pháp đã sử dụng để giảng dạy tác phẩm “Vội vàng”
trang 10
2.3.1. Phần tìm hiểu chung
trang12
2.3.2. Phần đọc hiểu
trang 11
2.4. Hiệu quả của đề tài
trang 15
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
trang 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
trang 20
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
 Mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng nếu muốn tìm kiếm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất, mong muốn học sinh sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều thầy cô giáo đã tìm được hướng đi riêng cho bản thân, có những phương pháp, con đường đã hoàn toàn đúng, có những phương pháp cần phải hoàn thiện, đống góp thêm nhưng mỗi cách dạy đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó.
 Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động vào chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được. 
 Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.
 Với vị trí và chức năng của môn học, môn văn cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học nhàm chán, ít quan tâm. 
 Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu” với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của văn nói riêng trong nhà trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Đề tài nghiên cứu nhằm giúp học sinh thêm tăng tính chủ động tích cực trong các giờ đọc hiểu văn bản “Vội vàng” trong chương trình Ngữ văn 11. Từ đó, giúp học sinh tiếp cận được những phương pháp học mới để học sinh có thể tự tìm hiểu khám phá nhiều tri thức ở trong và ngoài chương trình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Ở đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về những phương pháp dạy học tăng tính chủ động,sáng tạo của học sinh, vận dụng một số phương pháp dạy học đó khi tìm hiểu tác phẩm “ Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Làm đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp thống kê, nêu ví dụ
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp so sánh.
 - Phương pháp tổng hợp
II. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm
 -Tính tích cực:
 Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động, bằng lao động, sản xuất ra những của cải vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội đã là củng cố một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách của hoc sinh trong quá trình giáo dục trong nhà trường [1].
 - Phương pháp dạy học tích cực:
 Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tâp trung vào người dạy [1].
2.1.2. Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
 Dạy học tích cực là phương pháp thông qua các hoạt động của học sinh.
Trong phương pháp tích cực, người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáo viên sắp đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. 
 - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu học. Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ có được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay, ngưòi ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ngay trong trường phổ thông, không phải tự học ở nhà mà cả tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm. Nếu trình độ kiến thức tư duy học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương pháp ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá thể. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò, trò với trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong học tập, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định, hay bác bỏ. Qua đó, người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy giáo.
 - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, mọi người vẫn thường hay có quan niệm giáo viên có độc quyền đánh giá học sinh. Nhưng trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà mỗi thầy cô cũng như nhà trường phải trang bị cho học sinh.
 Với phương pháp này, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Ở trên lớp, với phương pháp tích cực này thì học sinh hoạt động là chính, giáo viên nhàn nhạ hơn. Song khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động, mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
 2.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
 Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng, tuy nhiên do giới hạn của đề tài, tôi chỉ xin đưa ra một số phương pháp dạy học tiêu biểu hay được sử dụng trong trường THPT.
 - Phương pháp vấn đáp: Vấn đáp ( đàm thoại ) là biện pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể bàn cãi với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học [1]. Chứng cứ vào thuộc tính hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
 + Vấn đáp tái hiện: thầy giáo đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không thèm suy luận. Vấn đáp tái tạo không được xem là phương pháp quý báu sư phạm.
 + Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục tiêu làm sáng tỏ một đề tài nào đó, thầy giáo lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ nắm bắt, dễ nhớ. 
 +Vấn đáp tái tạo: thầy giáo dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát xuất hiện thực chất của sự vật , tính quy luật của cảnh tượng đang tìm hiểu, kích thích sự thèm muốn am hiểu. Thầy giáo tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả bàn cãi – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một sự tình xác định. Trong vấn đáp tái tạo, thầy giáo giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì thế, khi chấm dứt cuộc nói chuyện, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về thấp tư duy.
 - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. 
 Có thể phân biệt bốn mức thấp đặt và giải quyết vấn đề cho học sinh:
 Mức 1: Thầy giáo đặt sự tình, nêu cách giải quyết sự tình. Học sinh thực hiện cách giải quyết sự tình theo hướng dẫn của thầy giáo. 
 Mức 2:Thầy giáo nêu sự tình, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết sự tình. Học sinh thực hiện cách giải quyết sự tình với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. 
 Mức 3: thầy giáo cung cấp thông báo tạo tình huống có sự tình. Học sinh phát hiện và xác định sự tình nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết. 
 Mức 4 : học trò tự lực phát hiện vấn đề phát sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học trò giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Các mức
Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
K Luận, đánh giá
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV + HS
3
GV + HS
HS
HS
HS
GV + HS
4
HS
HS
HS
HS
GV + HS
 Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học trò vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy hăng hái, sáng tạo, được để sẵn một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh.
 - Phương pháp hoạt động nhóm: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, của vấn đề học hỏi, các nhóm được phân chia không hẹn mà có hay có chủ tâm, được duy trì yên ổn hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau [1].
 Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có xác xuất phân việc mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Để trình diễn kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có xác xuất cử ra một đại diện hoặc phân việc mỗi thành viên trình diễn, một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
 Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm san sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có xác xuất nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp thụ bị động từ giáo viên.Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nồng nhiệt tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn làm gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị ngăn lại trong một giới hạn nhất định bởi không gian có phạm vi nhỏ của lớp học, bởi thời kì hạn định của tiết học, thành thử giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học trò đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. 
 - Phương pháp đóng vai : Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học trò thực hành một số cách xử sự nào đó trong một cảnh huống giả định[1].
 - Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một sự tình nào đó. Thực hiện phương pháp này, thầy giáo cần đưa ra một hệ thống các thông báo làm tiền đề cho buổi thảo luận[1].
 Cách tiến hành: Thầy giáo nêu câu hỏi cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, động viên học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trước môn Ngữ văn thường được thực hiện theo phương pháp dạy học truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh dễ đạt được những kiến thức hàn lâm. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô. Đã có nhiều trường hợp học sinh phải ngồi học cả mấy trang giấy phần giảng bài của thầy cô cho một tác phẩm văn học, dù kiến thức thuộc làu làu nhưng chỉ cần lúc thi câu hỏi hỏi chệch đi chút ít là học sinh không thể nào tư duy làm được. Đặc biệt, khi cần vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống là học sinh cảm thấy vô cùng khó khăn.
 Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn đang mất dần sức hút đối với học sinh. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến các trường thpt. 
 Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Nhờ việc vận dụng những phương pháp dạy học mới này học sinh không còn thụ động mà chủ động tiếp cận kiến thức. Điều đó dần dần hướng tới yêu cầu của giáo dục mới đó là quan tâm tới những kĩ năng học sinh học được để vận dụng vào cuộc sống. Học sinh sẽ không trở thành những cỗ máy vận hành theo những khuôn mẫu có sẵn theo các dây chuyền định trước mà các em được tự do thể hiện cái tôi cảm thụ văn học.
 Đặc biệt với nền văn học lãng mạn, các nhà thơ có rất nhiều cách tân nghệ thuật, do thế học sinh nếu cứ thụ động tiếp thu kiến thức sẽ khó lòng phát hiện hết các ý thơ. Do vậy, một vài ý kiến nhỏ cuả đề tài, phần nào giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp thu tác phẩm để nắm bắt được nét hay, độc đáo của tác phẩm và đặc điểm của trào lưu văn học này.
2.3. Các phương pháp sử dụng để giảng dạy tác phẩm “Vội vàng”
 “Vội vàng” là một tác phẩm hay, có nhiều cách tân độc đáo, thế nhưng đa phần khi tìm hiểu tác phẩm này học sinh vẫn cảm thấy đây là một tác phẩm khó có thể cảm nhận hết cái hay của nó. Do vậy, với đề tài này, giáo viên chỉ xin đưa ra một số phương pháp, cách dạy nâng cao hiệu quả tìm hiểu tác phẩm.
2.3.1. Phần tìm hiểu chung
Đây là phần mà các giáo viên thường ít chú trọng vì nghĩ rằng kiến thức của nó khá dễ dàng lại hoàn tòan có trong sách giáo khoa, thế nhưng đây lại là phần vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự tò mò hứng thú của học sinh trong việc tìm hiểu phần văn bản sau. Do vậy, cần phải chú ý cách vào bài, cách tìm hiểu tiểu dẫn sao cho hấp dẫn nhất tạo không khí cho học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng.
 -Như phần dẫn nhập vào bài: Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. “ Xuân Diệu là người đốt cảnh bồng lai xua mọi người về hạ giới”. “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”[10]. Để hiểu được những nhận định trên, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Vội vàng.
 => Đây là phương pháp nêu vần đề khiến học sinh phải tìm hiểu để đi đến câu trả lời.
 -Phần tiểu dẫn: yêu cầu học sinh đọc thầm trả lời cho câu hỏi tiểu sử, con người và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu (phương pháp đọc thầm)
 + Câu hỏi: Theo em xứ Nghệ quê cha, xứ dừa quê mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến con người và sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu? => phương pháp nêu vấn đề; HS suy nghĩ trả lời (phương pháp giải quyết vấn đề)
 + Câu hỏi: Từ những yếu tố về gia đình, quê hương, học vấn, đường đời, cho em nhận xét gì về nhà thơ Xuân Diệu và sự nghiệp sáng tác của ông? Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của ông? (phương pháp gợi mở)
2.3.2. Phần đọc- hiểu
*Đoạn 1: 13 dòng thơ đầu: Tình yêu cuộc sống tha thiết đắm say
 - 4 dòng thơ đầu: Giáo viên đọc diễn cảm:
Tôi muốn tắt nắng đi
 Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
 Cho hương đừng bay đi [8]
 Giáo viên so sánh mở rộng với nhà thơ Chế Lan Viên cũng có những vần thơ rất hay nói về mùa xuân:
 Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu
 Với tôi tất cả như vô nghĩa
 Tất cả không ngoài nỗi khổ đau. [10]
 Chúng ta đã được tìm hiểu về phong trào thơ Mới, Xuân Diệu và Chế Lan Viên là hai cái tên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cùng một chủ đề mùa xuân hai thi sĩ có những cái nhìn khác nhau. Các em cùng đọc và chỉ ra sự khác biệt đó => kết hợp phương pháp đọc và phương pháp tái tạo,so sánh
 (Học sinh trả lời: Chế Lan Viên không thích mùa xuân, thấy cuộc đời như vô nghĩa>< Xuân Diệu: cuống quýt, vội vàng, sống toàn tâm toàn trí thể hiện một khát vọng đến cuồng nhiệt)
 Giáo viên hỏi: Ở đọan thơ này, tác giả đã thể hiện khát vọng đến ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện khát vọng ấy? 
(Trả lời: điệp từ “tôi muốn” + “ cho”=> giọng điệu sôi nổi mãnh liệt => khát vọng táo bạo lạ lùng muốn đoạt quyền của tạo hóa: “tắt nắng” + “buộc gió”)
- 7 câu thơ tiếp
 Giáo viên dẫn: Trong khi những hồn thơ khác trốn đời vào cõi hư vô, hão huyền chỉ thấy vẻ đẹp ở chốn bồng lai tiên cảnh thì “Xuân Di

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_trong_gio.doc