SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng môn học giáo dục quốc phòng – an ninh trong nhà trường THPT
Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học.
Mục Lục Mở đầu Nội dung Sáng Kính kinh Nghiệm Cơ sở lí luận Thực trạng vấn đề Thuận lợi Khó khăn Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết ván đề Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh. Tuyển chọn vận động viên thi đấu Hội Thao Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp tỉnh Tuyển chọn học sinh bắn súng Dụng cụ sân bãi Xin ý kiến ban giám hiệu, phối hợp đoàn thanh niên tổ chức học tập pháp luật và mít tinh... Học theo phương pháp thảo luận nhóm : Học nhóm là hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh tạo điều kiện để các em giao lưu với nhau và có được những kết quả tiến bộ về nhiều mặt. Kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy truyền thống chuyển sang dạy bằng giáo án điện tử là một quá trình đổi mới về tư duy Kinh nghiệm về chuẩn bị giảng dạy về giáo án điện tử. Vai trò lựa chọn cán sự bộ môn Những giải pháp nâng cao chất lượng an ninh quốc phòng an ninh Giải pháp một Giải pháp hai Giải pháp ba Giải pháp bốn Giải pháp năm Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đạt được. Kết luận Bài học kinh nghiệm Kiến nghị NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 1. MỞ ĐẦU Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học. Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Mặt khác không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học tập... Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Qua đó tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Những giải pháp nâng cao chất lượng môn học Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh THPT”. Riêng bản thân tôi, do khả năng và năng lực còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần phải nỗ lực nhiều. Một lần nữa, với lí do trên nên tôi chọn đề tài này, nhưng trong quá trình nghiên cứu, viết lách, tất sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, bởi đây là 1 đề tài rất mới mẻ đối với bản thân. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài sáng kiến & kinh nghiệm năm học 2014-2015 và nếu thành công, đó sẽ là cơ sở để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu ở những bài, chương rộng hơn sau này. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Năm học 2014-2015 Trường THPT Hàm Rồng - TPTH tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh ngồi nhầm lớp. Gắn kết với việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/6/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng giáo dục ổn định và phát triển vững chắc. Ngay từ đầu năm học Trường THPT Hàm Rồng đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh hiểu rỏ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải khuyến khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này thì cần phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh. Nói đến giáo dục quốc phòng – an ninh. Trường THPT Hàm Rồng là một trong những đơn vị trong Thành Phố - Thanh Hóa có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh cho gần 1550 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, những hiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương....làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK ... Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng. Giáo dục quốc phòng – an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai. 2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 2.2.1 Thuận lợi : - So với khu vực, trường Trung học phổ thông Hàm Rồng TPTH là một trường có bề dày về kết quả đào tạo học sinh và là trường đạt chuẩn quốc gia, nên vấn đề chuyên môn giảng dạy luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát. Trường có một đội ngũ sư phạm hùng hậu đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy. - Hội đồng sư phạm nhà trường về tuổi đời công tác được dàn trải qua nhiều thế hệ, và luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau. - Đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. - Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh tương đối. - Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt. 2.2.2 Khó khăn : - Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng – An ninh hoàn toàn là giáo viên được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng – An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn về chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới mẻ và thời gian được lĩnh hội về chuyên môn có hạn nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy. - Đối với học sinh : Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Và thật tai hại đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh chưa cao. - Tức thời tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa về môn giáo dục quốc phòng – an ninh cũng làm cho việc giảng dạy theo phương pháp mới còn bị hạn chế nhất định. - Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn được Sở giáo dục – đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng vẫn còn thiếu : Tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung. Đặc biệt là thiếu dụng cụ “kính ngắm”. Để đạt được kết quả tốt qua nội dung ngắm bắn giáo viên đã gặp khó khăn thực sự, nếu chỉ trang bị cho các em học sinh về lý thuyết bắn, tư thế bắn, các yếu lĩnh của động tác bắn luyện tập rồi đưa vào máy bắn tập, thì hiệu quả thực sự chưa cao trong khi luyện tập, bắn vào các mục tiêu mà không có kính ngắm để giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai cụ thể. Mà kính ngắm thì lại không tìm mua được ngoài thị trường. 2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2.3.1. Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh: 2.3.1.1. Tuyển chọn VĐV thi đấu Hội thao GDQP-AN cấp tỉnh: Biện pháp thực hiện: Về thời gian hội thao cấp Tỉnh thực hiện 2 năm/1lần, cấp trường tổ chức hằng năm theo hướng dẫn năm học về GDQP-AN, sau khi đã có kết quả hội thao cấp trường (liền kề với Hội thao cấp tỉnh) thì Tổ trưởng chuyên môn bắt đầu lập kế hoạch, phân công giáo viên chịu trách nhiệm từng môn thi: Môn điều lệnh quan trọng nhất là chọn cho được một học sinh làm chỉ huy phải có dáng dấp quân đội, tiếng hô to, rỏ, mạnh dạn và dứt khoát, tốt nhất là chọn học sinh có giọng người miền Bắc. Sau đó phân công trực tiếp cho em làm Tiểu đội trưởng của một tiểu đội trong lớp, giáo viên nào hướng dẫn lớp đó sẽ bồi dưỡng trực tiếp cho em đó. Song song thì các giáo viên còn lại cũng tự tìm kiếm một tiểu đội trưởng và huấn luyện cho em đó, rồi cuối cùng chọn ra một tiểu đội trưởng tham gia Hội thao. Các môn còn lại sẽ chọn theo thành tích đạt được trong hội thao, số lượng chọn thì gấp đôi để sau khi tập luyện sẽ chọn VĐV chính thức được hoàn hảo hơn. Sau đó sẽ biên chế về các lớp, rồi giáo viên được phân công sẽ có kế hoạch tập luyện ở những giờ ngoại khóa (theo quy định kế hoạch tập luyện hội thao cấp tỉnh). 2.3.1.2. Tuyển chọn học sinh bắn đạn thật: Biện pháp thực hiện: Thực hiện công văn số 4943/BGDĐT-GDQP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh năm học 2010-2011. Căn cứ hướng dẫn số 1547/SGDĐT_ GDTH ngày 13 tháng 9 năm 2010 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng năm học 2010-2011 Căn cứ kế hoạch tổ chức học tập môn học GDQP của nhà trường; Qua quá trình học tập nội dung bắn súng của học sinh; Hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tổ chức bắn đạn thật cho giáo viên khối THPT. Theo kế hoạch của tổ bộ môn thì trong quá trình giảng dạy bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK tại lớp các giáo viên phải chọn cho mình một số học sinh có kết quả học tập tốt sau đó sàn lọc lại một lần nữa và việc đầu tiên là cho học sinh khám sức khỏe. Hiện nay tại các nhà trường đều có bộ phận Y tế trường học cho nên việc khám sức khỏe cho các em cũng rất dễ dàng và đỡ phần tốn kém. Việc khám sức khỏe tập trung chú ý vào huyết áp và tim mạch của các em. Những học sinh nào có vấn đề về huyết áp và tim mạch thì dứt khoác bị loại. Sau đó tiếp tục có kế hoạch tập luyện, nội dung tập luyện bao gồm: ngắm chụm, ngắm trúng chụm, ngằm bia chỉ đỏ, bắn trên máy bắn tập MPT03. Thông qua máy bắn tập MPT03 sẽ chọn ra được những học sinh có độ ngắm chụm rất tốt. Sau quá trình tập luyện theo đúng chế độ và trước khi đi bắn một ngày Tổ bộ môn sẽ phân công giáo viên triển khai toàn bộ sơ đồ bắn, giáo dục về tâm lý khi bắn nhất là học sinh mới lần đầu bắn đạn thật (yếu tố này rất quan trọng) rồi sau đó thực hành bắn giống như khi bắn đạn thật nhưng trên máy bắn tập MPT03. Điều quan trọng nhất là khi nghe tiếng súng lần đầu tiên phải giáo dục cho các em thật kĩ lưỡng, phải bình tỉnh, tự tin không cẩu thả, không giật mình. Nắm vững nguyên tắc khi sử dụng súng, đạn: - Nắm chắc tính năng của súng - Quan sát phát hiện mục tiêu nhanh, ước lượng cự ly đúng, xác định điểm ngắm chính xác, giữ súng đúng, bóp cò êm, đều. Lựa chọn thời cơ kết thúc phát bắn phù hợp. - Tích cực học tập, ôn luyện, rèn luyện sức khỏe, tâm lý để phục vụ tốt cho bài bắn. Chấp hành nghiêm qui tắc bảo đảm an toàn trong quá trình luyện tập và thực hành bắn đạn thật. Hiệu quả: Xếp loại Năm học GIỎI KHÁ ĐẠT KHÔNG ĐẠT 2012-2013 26% 20% 13% 41% 2013-2014 24% 22% 23% 31% 2014-2015 29% 13% 40% 18% 2.3.1.3. Dụng cụ sân bãi: Biện pháp thực hiện: Về sân bãi thì hằng năm nhà trường có kế hoạch tu bổ, đảm bảo an toàn sân bãi để học sinh có nơi tập luyện. Tuy đã được khắc phục nhưng những khó khăn về sân bãi trong trường học THPT thì vấn đề thầy và trò phải khắc phục để thực hiện đúng mục đích tập luyện và thực hiện đúng qui cách. Trang bị tập luyện với súng tập, sách giáo khoa, tranh ảnh mô phạm. Cụ thể: Trang bị tập luyện với súng tập kích cỡ của khẩu súng tiểu liên AK. Được Bộ Giáo dục cấp phát năm học 2006 cùng sách giáo khoa, tranh ảnh mô phạm. Súng mô hình được trang bị trên 1/3 học sinh trong lớp cho mỗi tiết học. 2.3.1.4. Kết hợp Ban Giám Hiệu Nhà trường tổ chức học tập pháp luật, mít tin: Biện pháp thực hiện: Để đổi mới hình thức, phương pháp GDQP-AN cho học sinh, nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tổ trưởng chuyên môn đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức Giáo dục pháp luật, cho học sinh tham gia mít tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thi tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Công An nhân dân, ngày thành lập Tỉnh, thi về phòng chống ma túy, HIV Qua đó đã nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, truyền thống của quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh cho học sinh. 2.3.1.5. Học theo phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh – các học sinh giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Biện pháp thực hiện: Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học sinh. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học sinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực. Chia lớp thành 4 nhóm, 10-11 thành viên/nhóm theo những tiêu chí như sau: Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầu tiên. Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá. Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực. Tỷ lệ nam nữ tương đương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50. Xây dựng quy định cho nhóm. Với cách chia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý, đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan của các Thầy, Cô giáo, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh hầu như là không có. Tuy có được thầy cô giáo phổ biến nhưng không rõ ràng và đầy đủ vì còn hạn chế nhiều về thời gian và trình độ. Đây là một "khâu” quan trọng nếu muốn làm tốt sự thay đổi trong dạy và học. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm, là những viên gạch nền tảng đầu tiên để xây dựng nên thành công của thảo luận nhóm. Thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên. Nhận một đề tài, phân chia theo cách: - Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng - Ai tìm tài liệu?- Ai xử lý tài liệu?- Ai viết bài?- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm?- Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác- Ai thư ký? Chính sách thưởng phạt trong thảo luận. Thưởng cho những học sinh tham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay. Thông thường, câu hỏi được đưa lên cho nhóm trình bày và được chuyển cho giáo viên, giáo viên xem xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Người hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời, người đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý gì cho câu trả lời hoàn thiện. Như thế yêu cầu người hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là một mô hình
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nhung_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_hoc_giao_duc_qu.doc