SKKN Nhằm nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, trong đó nội dung chính của chương trình Tập làm văn là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng của các em còn nghèo nàn. Nhiều em chưa từng gặp cảnh bao giờ hoặc chỉ gặp một lần khi đi chơi hoặc đi du lịch hay xem truyền hình. Các em chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của cảnh, chưa biết vận dụng ngôn ngữ của mình để viết được bài văn hay.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được ổn định và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bộ giáo dục đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì cần chú ý đến dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và dạy theo đối tượng học sinh. Đòi hỏi các thầy cô giáo phải quan tâm đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là quan tâm đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và viết của các em.
Qua quá trình giảng dạy lớp 5 và nghiên cứu chương trình Tập làm văn. Bản thân tôi nhận thấy hiện nay các đồng nghiệp trong trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy học sinh viết văn tả cảnh được tốt. Học sinh chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép một cách cụ thể đúng trình tự nhất định. Vốn từ còn nghèo nàn, vốn sống còn ít ỏi chưa phong phú, kĩ năng vận dụng các hình ảnh gợi cảm, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật còn lúng túng.Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học văn, tiết dạy khô khan, nghèo nàn hình ảnh, chưa chỉ dẫn cho học sinh những câu văn chân thực, gần gũi.Chính giáo viên còn lúng túng trong quá trình khắc phục, sửa lối cho học sinh.
Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích học văn, làm văn hay, viết được bài văn tả cảnh được tốt, các em không phải phụ thuộc văn mẫu mà vẫn viết được bài văn đầy đủ, cảm xúc là một vấn để nan giải cho những người đứng trên bục giảng. Từ những trăn trở trên, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “ Nhằm nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, trong đó nội dung chính của chương trình Tập làm văn là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng của các em còn nghèo nàn. Nhiều em chưa từng gặp cảnh bao giờ hoặc chỉ gặp một lần khi đi chơi hoặc đi du lịch hay xem truyền hình. Các em chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của cảnh, chưa biết vận dụng ngôn ngữ của mình để viết được bài văn hay. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được ổn định và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bộ giáo dục đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì cần chú ý đến dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và dạy theo đối tượng học sinh. Đòi hỏi các thầy cô giáo phải quan tâm đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là quan tâm đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và viết của các em. Qua quá trình giảng dạy lớp 5 và nghiên cứu chương trình Tập làm văn. Bản thân tôi nhận thấy hiện nay các đồng nghiệp trong trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy học sinh viết văn tả cảnh được tốt. Học sinh chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép một cách cụ thể đúng trình tự nhất định. Vốn từ còn nghèo nàn, vốn sống còn ít ỏi chưa phong phú, kĩ năng vận dụng các hình ảnh gợi cảm, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật còn lúng túng.Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học văn, tiết dạy khô khan, nghèo nàn hình ảnh, chưa chỉ dẫn cho học sinh những câu văn chân thực, gần gũi.Chính giáo viên còn lúng túng trong quá trình khắc phục, sửa lối cho học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích học văn, làm văn hay, viết được bài văn tả cảnh được tốt, các em không phải phụ thuộc văn mẫu mà vẫn viết được bài văn đầy đủ, cảm xúc là một vấn để nan giải cho những người đứng trên bục giảng. Từ những trăn trở trên, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “ Nhằm nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” II. Mục đích nghiên cứu 1. Đối với học sinh. - HS nắm được cấu tạo và cách viết một bài văn tả cảnh. - Rèn cho các em có kĩ năng sử dụng kiến thức và nghệ thuật ngôn từ để viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. - Tăng cường kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thông qua ngôn ngữ nói và viết trong việc học tập và làm văn của các em. 2. Đối với giáo viên - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng được kiến thức và kĩ năng cần dạy cho học sinh về cấu tạo bài văn tả cảnh thông qua việc rèn luyện cho HS các kĩ năng như : quan sát, nhận xét, dùng từ đặt câu, dựng đoạn, bài văn. - Sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học sát đối tượng học sinh trong dạy Tập làm văn nói chung và dạy viết văn tả cảnh nói riêng. III. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu : học sinh lớp 5 B Trường Tiểu học Tượng Văn-Nông Cống - Đối tượng nghiên cứu : Thể loại văn tả cảnh lớp 5, một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc tài liệu liên quan đến đề tài, nghiên cứu nội dung dạy Tập làm văn lớp 5 và mạch kiến thức dạy văn tả cảnh. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra thực trạng của học sinh qua từng giai đoạn, tìm hiểu thực tế dạy Văn tả cảnh trong nhà trường. So sánh đối chứng giữa các giai đoạn khác nhau trong cùng một lớp, giữa lớp nọ với lớp kia và cả với những năm học trước. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài viết của học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể sau đó tổng hợp các số liệu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận liên quan đến dạy học văn tả cảnh Môn Tập làm văn lớp 5 là một phân môn khó trong 9 phân môn trong chương trình hiện hành.Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học của các em một cách tổng hợp.Đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5, đây là dạng bài mới và khó trong chương trình tập làm văn. Đòi hỏi các em phải biết quan sát, ghi chép, suy nghĩ, biết bày tỏ cảm xúc của mình trong cảnh được miêu tả. Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và nâng cao, mở rộng. Các em được học tiếp văn miêu tả trong đó tả cảnh chiếm 14 tiết. Tập làm văn tả cảnh lớp 5 có 2 dạng cơ bản: + Bài hình thành kiến thức + Bài thực hành luyện tập Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta. Văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách sinh động . Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ về cách diễn đạt khác nhau. Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật xung quanh ta như dòng sông, cánh đồng, con đường đi học...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Ngôn ngữ trong văn tả cảnh cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thế để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học. II. Thực trạng dạy Tập làm văn nói chung và dạy phần văn tả cảnh lớp 5 nói riêng của trường Tiểu học Tượng Văn 1. Về phía học sinh - Nhiều học sinh chưa nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh.Chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát một cách cụ thể chi tiết. Vì vậy các em rất lơ mơ về đối tượng miêu tả. Bài văn không biết bắt đầu viết từ đâu. - Bài văn của các em thường kể lể, liệt kê, lặp từ, chưa biết sử dụng từ đồng nghĩa, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khiến bài văn trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, cảm xúc.. - Bài văn sắp xếp không theo trình tự dẫn đến lủng củng, rời rạc. - Chủ yếu các em dựa trên bài văn mẫu có sẵn để sao chép vào bài của mình. 2. Về phía giáo viên - Giáo viên chưa có sự sáng tạo trong dạy văn tả cảnh cho học sinh. Nhiều giáo viên lúng túng khi khắc phục sửa lỗi cho học sinh. - Chưa hướng dẫn cụ thể để học sinh thâm nhập vào thiên nhiên quan sát cảnh vật, thiên nhiên quanh em để miêu tả đối tượng. - Cách tổ chức dạy học khô khan, chưa phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. - Nhiều thầy cô còn cho học sinh học thuộc ( làm sẵn) một số bài văn mẫu để các em khi kiểm tra gặp bài tương tự mang ra chép.Làm mất đi sự sáng tạo của học sinh. - Ra đề bài chưa thích hợp từng vùng miền, địa phương khiến học sinh lúng túng trong quá trình làm làm. Trước những thực trạng nêu trên , tôi đã tiến hành cho học sinh 2 lớp 5A ( Lớp đối chứng) và 5B ( lớp thực nghiệm) khảo sát phân môn Tập làm văn : Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua Kết quả thu được như sau : Lớp Tổng số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5A 23 2 8,7 5 21,7 11 47,9 5 21,7 5B 24 2 8,3 6 25 10 41,7 6 25 Qua kết quả khảo sát ở 2 lớp, tôi thấy chất lượng của 2 lớp là như nhau, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10, điểm 7-8 gần như nhau.Tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 còn khá cao,tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10 còn rất khiêm tốn.Vậy làm thế nào để học sinh viết văn ngày một tốt hơn, đó chính là điều mà tôi trăn trở rất nhiều, tôi quyết định lựa chọn một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên. III. Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 1. Hướng dẫn kĩ cho học sinh các thao tác cơ bản khi làm một bài văn tả cảnh. - Tìm hiểu đề: Tìm hiểu đề là chú ý đến yêu cầu của đề ( nội dung, phạm vi) được thể hiện qua những từ ngữ quan trọng. Học sinh phải trả lời được 3 câu hỏi sau : + Tả cảnh gì ? + ở đâu ? + Vào lúc nào ? - Quan sát, tìm ý, chọn từ ngữ. Để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh quan sát trước cảnh định tả. Sắp xếp các ý và lựa chọn từ ngữ ghi chép. - Lập dàn ý. Khi viết thành bài văn nên theo một dàn ý vạch ra từ trước. Không thể tùy tiện, lộn xộn, gặp đâu viết đấy. Dàn ý là một “ bản kế hoạch”, “ một sơ đồ”, “ một phác họa” về bài viết. Dàn ý có đủ ba phần như sau: + Mở bài : có thể giới thiệu một cái nhìn đầy ấn tượng về toàn cảnh. + Thân bài : Tả cảnh theo một trình tự nhất định : từ xa tới gần hoặc từ gần đến xa, từ phân cảnh này đến phân cảnh khác. Trung tâm cảnh phải được tô đậm, tả thật hay,phải khéo léo liên tưởng so sánh( VD : Khi tả một cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Trung tâm cảnh ở đây là cánh đồng lúa chín, phải tả thật kĩ cảnh trung tâm này, tô đậm và tả thật hay. Còn cảnh phụ là bầu trời, chim chóc, mây gió, con người) + Kết bài : Thường nêu cảm tưởng chung về cảnh. - Dựng đoạn và diễn đạt. + Mỗi đoạn văn diễn đạt một ý nào đó trong dàn ý. Biết dựng đoạn và diễn đạt, bài văn sẽ có bố cục chặt chẽ, các ý sẽ mạch lạc, góp phần tái hiện cảnh vật được tả. + Trung tâm cảnh phải được dựng thành một đoạn hay nhất trong bài. Phải biết liên kết câu, liên kết đoạn văn. Cách viết đoạn văn : chữ đầu được viết hoa, lùi vào một ô độ 1 cm. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng. - Viết bài văn và đọc lại bài. + Khi viết bài văn vào vở phải viết cẩn thận, viết nắn nót cho đẹp, không cẩu thả, giập xóa bừa bãi. Chu đáo, trang trọng,trang nhã phải được thể hiện trong bài văn cụ thể. + Bài viết xong cần đọc lại, soát lại để đảm bảo tính hoàn chỉnh của nó. 2. Tổ chức tốt các hoạt động quan sát ghi chép, hướng dẫn cho học sinh dùng từ, đặt câu - Hoạt động quan sát đi kèm với ghi chép là một việc làm thường xuyên làm giàu vốn sống thực tế của các em vừa hình thành kĩ năng viết.Trong giờ Tập làm văn tả cảnh, sau khi giáo viên tổ chức cho các em phân tích những văn cảnh cụ thể để hình thành kiến thức của bài học như cấu tạo bài văn tả cảnh, trình tự miêu tả. Cuối tiết học tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà quan sát và ghi chép một vài cảnh cụ thể, các em ghi chép lại vào phiếu theo gợi ý trình tự quan sát( Ví dụ : Khi chuẩn bị cho học sinh làm đề văn Tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em, tôi cho các em về nhà quan sát một trong những cảnh đẹp như dòng sông, cánh đồng lúa, con đường đi học). Nhắc nhở các em ghi chép lại những câu văn hay, câu từ hay vào vở ghi chung không những tiết Tập làm văn mà còn ở phân môn khác: VD : Khi dạy Luyện từ và câu bài “ Từ đồng nghĩa” có bài tập với đoạn văn “ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống” Mục đích của bài tập này là nhận xét các từ in đậm là từ đồng nghĩa, nhưng tôi cho học sinh ghi chép lại để học tập khi viết văn tả cảnh. - Để viết được một bài văn hay giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về cách dùng từ. Dùng từ phải chính xác, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để cho câu văn có hồn. VD : Tả bông hoa : Nụ hoa chúm chím nở như hớp từng giọt sương. Những cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm. Muốn dùng từ được hay, các em phải có sự liên tưởng các sự vật với nhau, so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác để chọn lựa được những từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Cần rèn cho học sinh nhận biết các biện pháp tu từ qua từng bài văn, văn cảnh cụ thể đó là phép so sánh, nhân hóa. - Về cách đặt câu : Khi viết câu cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải theo một công thức đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt ( dùng biện pháp đảo ngữ ) VD1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la. Có thể đổi lại là : Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mắt em. VD2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc. Đổi lại là : Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc. Ngoài ra các em còn phải biết viết câu đúng ngữ pháp, trong câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.Phải biết sử dụng các phép liên kết câu như : phép lặp, phép thế, phép liên tưởng VD : Phép liên kết câu : phép lặp Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chối nảy lộc, đưa tay đón những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển. Phép thế Dòng sông như dải lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa màu mỡ cho đất đai. Khi chữa bài cho học sinh tôi không chỉ tập trung chữa các câu sai ngữ pháp, sai lỗi diễn đạt mà còn chú ý chọn những câu văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc. Từ đó hướng dẫn học sinh sửa lỗi bổ sung. Ví dụ : Các ý được chọn từ bài viết của học sinh. Ý văn Dự kiến cho học sinh bổ sung + Con sông chảy ngang qua cánh đồng + Dòng sông uốn khúc vắt qua cánh đồng + Hai bên bờ có những hàng tre xanh + Hai bên bờ sông, hàng tre nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước gương trong. 3. Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy vốn hiểu biết về cảnh, về sự thay đổi của cảnh của các em còn quá ít, thậm chí sai lệch. Có những em chưa từng thấy cảnh bao giờ, hoặc cảm nhận hời hợt. Điều này do nhiều nguyên nhân : có thể các em chưa có cơ hội tiếp cận cảnh để quan sát, khám phá về cảnh, chưa có thời gian để quan sát cảnh trong một thời gian dài và vốn hiểu biết về tự nhiên còn hạn chế. VD: - Học sinh không rõ nước sông ít nước vào mùa nào, nhiều nước vào mùa nào, nước sông ngục đầu hay có lúc đục, lúc trong, bờ có bên lở bên bồi - Học sinh không nắm được sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian nên khi tả có thể tả cây bàng vào mùa xuân có tán lá xum xuê, xanh mướt, cánh đồng lúa đang thì con gái vào tháng năm, tháng sáu Kiến thức về cảnh không có hoặc có ít đã làm các em thiếu tự tin trong khi viết văn miêu tả cảnh vật đó. Để khắc phục tình trạng trên giáo viên cần làm những việc sau : - Đưa ra yêu cầu cho học sinh đi quan sát thực tế các cảnh vào các thời điểm khác nhau, ở các địa điểm khác nhau.Hướng dẫn ghi chép vào sổ tay cá nhân. - Trau dồi kiến thức về cảnh qua các tiết Tiếng việt có dữ liệu đưa ra liên quan đến cảnh, qua các tiết địa lí, khoa học - Cho học sinh xem tổng quan về cảnh qua các kênh thông tin truyền hình. - Bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết của các em qua tất cả các tiết học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4. Chú trọng việc tích hợp, lồng ghép giữa các phân môn Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến quan điểm tích hợp trong sách Tiếng Việt lớp 5 của các phân môn ( Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn ). Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, các bài học xoay quanh một chủ đề, chủ điểm ở tất cả các phân môn. Giáo viên cần khai thác hết kiến thức trọng tâm của các bài học. Tìm ra mối liên quan giữa các bài học. VD minh họa : Tuần 1 : + Tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. + Tập làm văn : Cấu tạo bài văn tả cảnh. - ở bài tập đọc học sinh đã được làm quen với bài văn tả cảnh, trong tiết này các em dựa vào bài đã học để phân tích bài Hoàng hôn trên sông Hương so sánh với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh. + Luyện từ và câu : Luyện tập từ đồng nghĩa - Học sinh tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen. Và luyện cách viết câu. Như vậy ta thấy các phân môn đều có liên quan đến bài văn tả cảnh, học sinh nắm được cấu tạo, cách viết, bố cục của bài văn tả cảnh. Qua đó luyện cách dùng từ đồng nghĩa để viết câu văn, dựng đoạn văn. 5. Chuẩn bị chu đáo bài soạn và dạy phân hóa đối tượng học sinh ở buổi 2 Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa khi dạy buổi 2 tôi tổ chức cho các em làm thêm một số dạng bài tập khác, chú trọng dạy theo đối tượng học sinh. Nâng dần mức độ khó của các bài tập. Dạng 1 : Bài tập phát hiện Ví dụ 1 : Hãy chỉ ra những màu xanh khác nhau được tả trong đoạn văn sau và nêu nhận xét cảnh vật vùng quê Bác. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn cánh đồng có đủ các màu xanh : xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và có nhiều màu xanh khác nữa Hoài Thanh – Thanh Tịnh So sánh: ở Tiểu học các em còn yếu trong việc sử dụng biện pháp so sánh , nhân hóa nên tôi đưa ra nhiều dạng bài tập. Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó trong 1 đoạn văn, hoặc điền từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh? Hãy thêm vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ chấm Ví dụ : Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó. Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát rượi. Dòng sông mềm như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. Nhân hóa : Tổ chức cho các em làm bài tập phát hiện ra những sự vật được nhân hóa trong câu văn hoặc đoạn văn và nêu tác dụng của phép nhân hóa đó hoặc viết câu văn, đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa Ví dụ : Tìm hình ảnh nhân hóa có trong những câu sau và nêu tác dụng của phép nhân hóa đó. Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống. Những bông hoa đang tươi cười trong nắng sớm. Điệp ngữ: Ví dụ : Chỉ rõ các điệp ngữ và cho biết tác dụng của chúng. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa trái và yêu cả lũy tre xanh thân mật của làng tôi. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô, màu xanh của thảm cỏ. Dạng 2 : so sánh đoạn văn và cảm thụ Để nâng cao khả năng viết văn tả cảnh và cảm thụ đoạn văn, tôi còn cho học sinh làm thêm các bài tập như so sánh đặc điểm giống nhau về cách dùng từ ngữ miêu tả cảnh vật của hai đoạn văn, cho học sinh làm bài tập cảm thụ văn học để nhận biết nội dung, biện pháp nghệ thuật trong từng đoạn thơ, đoạn văn. Những dạng bài tập này để nâng cao cho học sinh xuất sắc, bồi dưỡng thêm khả năng cảm thụ và viết văn tả cảnh của các em. Ví dụ 1 : Hai đoạn văn sau có gì giống nhau về cách dùng từ ngữ miêu tả cảnh vật. a/ Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuồm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà nước biển đổi sang màu xanh lục. b/ Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm ; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng ; rồi từ màu hồng dần dần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó. Ví dụ 2: Tả cảnh vườn cây khi mùa xuân đến, nhà văn Nguyễn Kiên viết : Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chu khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm Hãy nhận xét về cách dùng từ, đặt câu và sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. Qua những dạng bài tập như trên, khi dạy vào buổi 2 các em được nâng dần khả năng viết văn, các em vận dụng được cách viết để viết được những bài văn đầy cảm xúc. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 tôi nhận thấy kết quả thu được rất khả quan. IV. Kết quả thực hiện Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên vào thực tế giảng dạy phần làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B, bản thân tôi nhận thấy các em học sinh có nhiều tiến bộ. Khả năng viết văn của các em được nâng lên rõ rệt. Từ việc các em không biết bắt đầu viết văn từ đâu, câu văn lủng củng, kể lể liệt kê, bài văn khô khan, thiếu cảm xúc các em đã có hứng thú làm văn. Các em biết cách viết một bài văn tả cảnh đúng trình tự. Những em yếu đã
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nham_nang_cao_chat_luong_viet_van_ta_canh_cho_hoc_sinh.doc