SKKN Ngôn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập II)

SKKN Ngôn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập II)

Văn chương nói chung, những bài thơ, bài văn trung đại trong SGK phổ thông nói riêng trong những năm vừa qua đã gây nên những cuộc trao đổi ý kiến khác nhau, có khi đối lập nhau. Nguyên nhân chủ yếu không phải ở trình độ, tài năng mà chính là phương pháp luận tiếp cận tác phẩm văn chương cụ thể. Người thì giảng dạy văn học trung đại mà như giảng dạy văn học hiện đại, lí giải tác phẩm một cách chung chung rồi qui vào các giá trị yêu nước, nhân đạo mà không giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, không hiểu được cái độc đáo của nhà văn. Người lại nặng về giảng giải nội dung, phân tích các sự kiện lịch sử, giảng dạy văn học trung đại như các sự kiện lịch sử, nên không khai thác hết các giá trị thẩm mỹ của văn chương cổ.

Tuy nhiên, nói đến tác phẩm văn chương trước tiên phải nói đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo và là con đường để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, còn những người nghiên cứu đi bóc tách các lớp vỏ ngôn ngữ để thấy được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Hơn nữa, để thể hiện tính cách nhân vật, nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm mà còn thể hiện qua lời thoại của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời ăn tiếng nói của nhân vật, là một căn cứ biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi người. Do đó trong thể hiện hình tượng nghệ thuật của mình các nhà văn hết sức coi trọng việc thể hiện tính cách nhân vật thông qua lời thoại của nhân vật. Như vậy, lời thoại nhân vật (ngôn ngữ nhân vật) là một khái niệm quen thuộc đối với những nhà nghiên cứu văn học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, những người dạy và học văn.

 

docx 14 trang thuychi01 14504
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ngôn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn chương nói chung, những bài thơ, bài văn trung đại trong SGK phổ thông nói riêng trong những năm vừa qua đã gây nên những cuộc trao đổi ý kiến khác nhau, có khi đối lập nhau. Nguyên nhân chủ yếu không phải ở trình độ, tài năng mà chính là phương pháp luận tiếp cận tác phẩm văn chương cụ thể. Người thì giảng dạy văn học trung đại mà như giảng dạy văn học hiện đại, lí giải tác phẩm một cách chung chung rồi qui vào các giá trị yêu nước, nhân đạo mà không giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, không hiểu được cái độc đáo của nhà văn. Người lại nặng về giảng giải nội dung, phân tích các sự kiện lịch sử, giảng dạy văn học trung đại như các sự kiện lịch sử, nên không khai thác hết các giá trị thẩm mỹ của văn chương cổ.
Tuy nhiên, nói đến tác phẩm văn chương trước tiên phải nói đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo và là con đường để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, còn những người nghiên cứu đi bóc tách các lớp vỏ ngôn ngữ để thấy được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. 
Hơn nữa, để thể hiện tính cách nhân vật, nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm mà còn thể hiện qua lời thoại của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời ăn tiếng nói của nhân vật, là một căn cứ biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi người. Do đó trong thể hiện hình tượng nghệ thuật của mình các nhà văn hết sức coi trọng việc thể hiện tính cách nhân vật thông qua lời thoại của nhân vật. Như vậy, lời thoại nhân vật (ngôn ngữ nhân vật) là một khái niệm quen thuộc đối với những nhà nghiên cứu văn học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, những người dạy và học văn.
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác giả đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thuý Kiều – một số phận hồng nhan bạc phận. Qua “cõi đoạn trường” của Thúy Kiều, Nguyễn Du thể hiện nỗi “đau đớn lòng” – một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Ngoài nhân vật chính, ông lại xây dựng được hàng loạt nhân vật có cá tính và đã trở thành nhân vật điển hình trong văn học: Kim Trọng,Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số câu thơ, Nguyễn Du cũng để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên qua những màn, những cuộc hội thoại trong tác phẩm. 
 Qua thực tế giảng dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều nhất là đoạn trích Trao duyên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: Ngôn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập II).
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ làm rõ cách tiếp cận đoạn Trao duyên qua đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hội thoại độc đáo, đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du trong đoạn trích; 
Chỉ rõ nhóm động từ chỉ hành động nói năng của Thúy Kiều và vai trò của chúng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật của đoạn trích; 
Nghiên cứu phương thức lập luận trong lời thoại của Thúy Kiều cũng như chiến lược giao tiếp của nhân vật từ đó chỉ rõ thấy rõ hiệu quả giao tiếp của cuộc trao duyên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lấy đoạn Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập II) làm trung tâm, đề tài sẽ nghiên cứu các dạng hội thoại của các nhân vật mà chủ yếu của Thúy Kiều trong đoạn trích đó, bao gồm:
- Đối thoại.
- Độc thoại; Độc thoại nội tâm.
- Phương thức lập luận trong lời thoại.
Từ đó, đề tài sẽ khẳng định: Khi dạy Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Trao duyên nói riêng không thể không hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại đa dạng mà các nhân vật sử dụng vì nó không chỉ là căn cứ để khẳng định tài năng Nguyễn Du mà còn là cơ sở để hiểu hơn về tâm trạng và sự sắc sảo trong tính cách Thúy Kiều.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ lý thuyết chung về hội thoại theo Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995) và một số tài liệu tham khảo đáng tin cậy khác, đề tài sẽ xác định chính xác các dạng hội thoại, phương thức lập luận được sử dụng trong đoạn Trao duyên.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Từ thực tế giảng dạy Truyện Kiều nói chung, đoạn Trao duyên nói riêng của bản thân và một số đồng nghiệp, đề tài sẽ chỉ ra những hạn chế thường gặp như: chỉ chú trọng đến tìm hiểu nội dung mà xem nhẹ phương diện nghệ thuật, chỉ chú trọng đến một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc mà bỏ qua cách thức sử dụng ngôn ngữ, nhất là các dạng ngôn ngữ hội thoại của thi hào Nguyễn Du....
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số lượng các câu thơ và quy về tỉ lệ % các dạng ngôn ngữ, các dạng hội thoại được sử dụng trong Truyện Kiều nói chung, đoạn trích Trao duyên nói riêng. Từ đó đề xuất cách thức tiếp cận, giảng dạy Truyện Kiều nói chung, đoạn trích Trao duyên nói chung cho hiệu quả.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Năm 2013, tôi có thực hiện đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). 
	Tuy nhiên, đề này tài còn nhiều hạn chế:
- Về hình thức: Chưa đúng chuẩn cấu trúc mới đối với một bản SKKN như: chưa có mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu...
- Về nội dung:
+ Chủ đề: Cùng một đoạn trích Trao duyên nhưng chủ đề khác nhau. Cụ thể: Đề tài năm 2013 là làm rõ ngôn ngữ hội thoại trong đoạn trích Trao duyên; Đề tài năm 2018 là làm rõ ngôn ngữ của Nguyễn Du trong toàn bộ Truyện Kiều và cách tiếp cận mới đoạn trích Trao duyên. Tức là làm rõ sự sáng tạo bậc thầy, sự tài tình của Nguyễn Du trong việc biến ngôn ngữ tác giả thành ngôn ngữ nhân vật Thúy Kiều, từ đó đề xuất cách giảng dạy đoạn Trao duyên theo hướng khai thác ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật. 
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài năm 2013 mới chỉ dừng lại ở ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều; Đề tài năm 2018 phát triển thêm ngôn ngữ đơn thoại, cách thức lập luận, chiến lược giao tiếp của Thúy Kiều để thực hiện thành công màn trao duyên. Cũng là để làm rõ sự sắc sảo, thông minh, tính cá thể trong tính cách của Thúy Kiều khi tiếp cận đoạn trích theo hướng này.
+ Các số liệu thống kê và tỉ lệ % được khảo sát trong toàn bộ Truyện Kiều (Đề tài năm 2013 mới chỉ khảo sát trong đoạn Trao duyên và một số đoạn trích được giảng dạy trong chương trình). Thông qua đối chiếu, so sánh có thể nhận thấy trong đoạn trích Trao duyên số lần sử dụng của Nguyễn Du cao hơn, dày đặc hơn cả về hệ thống ngôn ngữ hội thoại, hệ thống các từ loại như động từ, thán từ.....tất cả đều phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của đại thi hào.
+ Phần đề xuất: Đề tài năm 2018 cụ thể hơn về đối tượng hướng đến (đối với đồng nghiệp, đối với Sở GD&ĐT).
+ Phần thực trạng của vấn đề: Đề tài năm 2018 đưa các quan điểm tiếp cận khác nhau đối với một tác phẩm văn chương trung đại của một số nhà nghiên cứu, của đồng nghiệp (Đề tài năm 2013 chưa có). Từ đó xác định một cách tiếp cận tác phẩm văn chương trung đại phù hợp nhất, nhất là đối với Truyện Kiều nói chung, đoạn trích Trao duyên nói riêng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
a. Hội thoại: Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định. 
b. Lập luận: là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận mà người nói, người viết có định hướng, có chủ đích nêu ra. 
c. Chiến lược giao tiếp: là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
1.2. Ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên:
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thúy Kiều. Cụ thể:
- Trong Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và 33 lần độc thoại nội tâm thì riêng Thúy Kiều đã nói tới 76 lượt lời trong 45 cuộc thoại với 512 câu thơ và độc thoại nội tâm 18 lần với 130 câu thơ. Nghĩa là trong 3.254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 642 câu chỉ để tả lời ăn tiếng nói của nàng (hoặc trong lúc trò chuyện với các nhân vật khác hoặc trong những lúc nàng tự nhủ mình): gần một phần năm tác phẩm.
- Chỉ đề tả 6 lần Thúy Kiều đánh đàn mà Nguyễn Du cũng đã dành tới 104 câu thơ trong đó riêng 2 lần đàn cho Kim Trọng nghe lúc đầu và cuối truyện đã có: 34 + 24 = 58 câu. Cho nên nhân dân ta đặt tên cho tác phẩm của Nguyễn Du là Truyện Kiều cũng không phải là không có lý do. Lời của các nhân vật chiếm tới 1.212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm. Nếu kể cả 211 dòng độc thoại nội tâm thì có tới 1.423 dòng thơ trên 3.254 tức 43,7% dành cho hội thoại. Đây chính là đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại bởi qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp.
Trong trích đoạn Trao duyên, Nguyễn Du sử dụng 26 câu đối thoại (thực chất là Đơn thoại vì Đơn thoại là chỉ có một nhân vật phát biểu còn các nhân vật khác chỉ nghe hoặc không phát biểu, một người nói ra thành lời có người nghe nhưng không có lời đáp lại); 04 câu độc thoại (Độc thoại là dạng hội thoại mà nhân vật nói một mình hướng đến một đối tượng không có mặt, ở đây Thúy Kiều nói với Kim Trọng); 04 câu độc thoại nội tâm (độc thoại nội tâm là lời tự nhủ, tự mình nói với mình của các nhân vật, trong đoạn trích là lời tự thương của Thúy Kiều). Như vậy, đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Trao duyên nói riêng là sự cá tính hóa rất cao, mỗi nhân vật Truyện Kiều đều có một lối nói riêng, một vốn từ riêng, không hề lẫn lộn. Ngôn ngữ của nhân vật đều đã được lựa chọn hết sức chính xác, tiêu biểu cho nếp nghĩ, nếp cảm và sự lựa chọn của tác giả không chỉ biểu hiện ở những từ không có khả năng thể hiện trực tiếp, cụ thể nội dung tư duy cảm xúc của các nhân vật, bởi ngôn ngữ nhân vật ở đây vừa tham gia vào việc thể hiện sự phát triển của các sự kiện vừa là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những tính cách nhân vật đa dạng, điển hình.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên khi dạy Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Trao duyên nói riêng không thể không hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại đa dạng mà các nhân vật sử dụng vì nó không chỉ là căn cứ để khẳng định tài năng Nguyễn Du mà còn là cơ sở để hiểu hơn về tâm trạng và sự sắc sảo trong tính cách Thúy Kiều.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Một số quan điểm tiếp cận văn bản văn học trung đại liên quan đến đề tài:
Thứ nhất: khi giảng dạy các tác phẩm văn chương trung đại, giáo viên phải dựng lại được không khí văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm về văn hóa, văn học. Từ điểm xuất phát là chân trời hiện tại, Giáo viên phải giúp cho học sinh trở lại chân trời đầu tiên để học tập cách cảm, cách nghĩ của người xưa.
Thứ hai: giảng dạy văn học trung đại phải dựa trên thi pháp văn chương trung đại. Kiến thức về thi pháp văn học trung đại sẽ là chiếc chìa khóa giúp học sinh có thể giải mã các tác phẩm văn chương. 
Thứ ba: Giảng dạy văn học trung đại phải bám sát đặc trưng thể loại. Trong chương trình văn THPT, học sinh được tiếp xúc với nhiều thể loại văn học trung đại khác nhau như: Thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế, truyện thơ, ngâm khúc, tiểu thuyết chương hồi. Mỗi thể loại có một kết cấu riêng mang những đặc trưng riêng. Do đó dạy học văn học trung đại cần phải nắm vững đặc trưng của từng thể loại.
Thứ tư: Giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại phải đặt trong mối liên hệ với cuộc sống thực tại hôm nay. Sẽ vô cùng buồn tẻ nếu học sinh chỉ biết rằng, mình đang học những tác phẩm của người xưa, những câu chuyện của cha ông trong quá khứ mà các em không tìm thấy ý nghĩa trong hiện tại. Từ hiện tại, giáo viên phải dẫn các em trở về với chân trời đầu tiên để khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Từ chân trời đầu tiên ấy, chúng ta phải đưa các em về với hiện tại thì tác phẩm văn học mới thực sự có ý nghĩa.
Những quan điểm trên đúng nhưng chưa đủ. Việc dạy một tác phẩm hay một trích đoạn nào đó của văn học trung đại rất cần và bắt buộc dựng lại không khí văn hóa, lịch sử, dựa trên thi pháp văn chương trung đại, đặc trưng thể loại hay đặt nó trong mối liên hệ với cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận văn bản văn học mà bỏ qua yếu tố về ngôn ngữ, nhất là đối với Truyện Kiều thì người dạy sẽ không thể giúp học sinh thấy hết được tính cách thông minh, sắc sảo của Thúy Kiều và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.
2.2.2. Thực trạng việc dạy đoạn trích Trao duyên:
Việc dạy trích đoạn Trao duyên không chỉ giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của tiết học (giúp học sinh nhận ra được ngôn ngữ hội thoại của nhân vật, tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ; khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du qua việc dùng từ; củng cố cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ hội thoại: đơn thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm) mà còn giúp hình thành ở học sinh một số kỹ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống (thông qua việc Thúy Kiều vận dụng ngôn ngữ phù hợp cho từng hoàn cảnh, từng đối tượng hướng đến của lời nói mà học sinh đã nhận thức được các giá trị của lời nói để có cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng, phức tạp, tế nhị của cuộc sống). Tuy nhiên trong những năm qua:
- Đối với giáo viên: khi dạy trích đoạn Trao duyên thường bỏ qua hoặc ít chú ý đến việc khai thác các dạng hội thoại mà nhân vật Thúy Kiều đã sử dụng để bộc lộ tâm trạng, càng không quan tâm đến khả năng lập luận và chiến lược giao tiếp mà nhân vật chính đã sử dụng để cuộc trao duyên đạt hiệu quả cao nhất. Bỏ qua điều này là giáo viên đã bỏ đi một cơ sở để hiểu tâm trạng, tính cách Thúy Kiều cũng là bỏ đi một phương diện nghệ thuật thành công của đoạn trích.
- Đối với học sinh: do áp lực học – thi, xu hướng chọn ngành nghề, do không có thời gian nên đa số thờ ơ với môn Văn. Với riêng Truyện Kiều, sự cách xa về thời gian, sự khác biệt về một số quan niệm thuộc phạm trù văn hóa giữa con người thời trung đại và hiện đại đã khiến học sinh ngại tiếp cận với tác phẩm, học và tìm hiểu tác phẩm với tâm lí qua loa, đại khái. Mặt khác, khi đặt câu hỏi trong các bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút về sự thành công trên phương diện nghệ thuật hầu hết học sinh không làm được bài. Những hiểu biết về hội thoại (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) còn mỏng và hời hợt. Sự hạn chế hiểu biết về ngôn ngữ hội thoại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận các giá trị đoạn trích Trao duyên nói riêng và Truyện Kiều nói chung.
Từ thực trạng trên, qua đề tài này tác giả sẽ cố gắng làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hội thoại độc đáo, đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du trong đoạn trích; chỉ rõ nhóm động từ chỉ hành động nói năng của Thúy Kiều và vai trò của chúng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật của đoạn trích; nghiên cứu phương thức lập luận trong lời thoại của Thúy Kiều cũng như chiến lược giao tiếp của nhân vật từ đó chỉ rõ thấy rõ hiệu quả giao tiếp của cuộc trao duyên.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tiếp cận ngôn ngữ của Nguyễn Du trong việc xác lập lập luận và chiến lược giao tiếp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên.
2.3.1.1. Vài nét về ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên:
- Ngôn ngữ hội thoại đóng vai trò khá quan trọng trong Truyện Kiều. 
+ Có 1.467 câu hội thoại/3254 câu (chiếm 45,1% ). 
+ Có 1.191 câu đối thoại (chiếm khoảng 81,2%); 276 câu độc thoại (chiếm khoảng 18,8 %). 
+ Có tới 90 cuộc thoại.
- Trong 34 câu của đoạn trích Trao duyên:
+ Có: 26 câu đối thoại (thực chất là Đơn thoại vì Đơn thoại là chỉ có một nhân vật phát biểu còn các nhân vật khác chỉ nghe hoặc không phát biểu, một người nói ra thành lời có người nghe nhưng không có lời đáp lại).
+ Có 04 câu độc thoại (Độc thoại là dạng hội thoại mà nhân vật nói một mình hướng đến một đối tượng không có mặt).
+ Có: 04 câu độc thoại nội tâm (độc thoại nội tâm là lời tự nhủ, tự mình nói với mình của các nhân vật).
2.3.1.2. Tìm hiểu lập luận trong hội thoại của trích đoạn Trao duyên.
* Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của lập luận trong hội thoại trích đoạn Trao duyên
- Một lập luận bao gồm hai phần: luận cứ và kết luận. Lập luận có thể có một luận cứ hoặc một số luận cứ. 
- Về cấu tạo: lập luận có thể là một phát ngôn ghép hoặc là một đoạn văn. 
* Hướng dẫn tìm hiểu cách thức lập luận trong hội thoại của nhân vật Thúy Kiều trong Trao duyên và cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận.
- Cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận: hội tụ 4 yếu tố: cơ hội, lí lẽ, tính biểu cảm của lời và thái độ của người nghe. 
- Ngôn ngữ của Kiều nổi bật trong Trao duyên bởi tính lập luận sắc bén và sức cảm hoá, thuyết phục người đối thoại.
	Kiều trao duyên cho Thúy Vân:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
.........................................
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
Ở đây, màn lập luận của Kiều đã hội tụ được các yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành công của việc trao duyên:
+ Hoàn cảnh dẫn đến việc trao duyên: Sóng gió bất kì (Hiếu) và Giữa đường đứt gánh tương tư (Tình).
+ Cơ hội để thực hiện màn lập luận đắc địa: Trong đêm thanh vắng, chỉ có hai chị em, ngày mai chị đã phải ra đi.
+ Luận cứ hết sức xác đáng: 
Luận cứ 1: Chị hi sinh vì hiếu thì không thể trọn vẹn chữ tình (câu 7 – 8):
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Luận cứ 2: Em còn trẻ, hơn nữa giữa chị với em là tình máu mủ (câu 9 - 10):
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Luận cứ 3: Chị sẽ trao em hết những kỉ vật của tình yêu (câu 13 – 18):
Chiếc vành với bức tờ mây
 . 
Luận cứ 4: Nếu em “thay lời nước non” giúp chị, chị vô cùng biết ơn (câu 11 – 12, 15 – 16):
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
	Và:
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
+ Tính biểu cảm của lời nói: Khi thực hiện màn lập luận, Kiều lạy rồi thưa. 
+ Thái độ tích cực của Thúy Vân: Lặng im nghe giãi bày, nhận các kỉ vật Kiều trao.
Chính vì vậy, màn lập luận của Kiều đã thành công.
* Tìm hiểu chiến lược giao tiếp của Thúy Kiều trong Trao duyên:
- Sử dụng lối nói gián tiếp, ước lệ: 
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
- Sử dụng các điển cố, điển tích, tránh đề cập trực tiếp vào vấn đề nhằm giữ thể diện cho Thúy Vân, tránh sự sỗ sàng, đột ngột cho Vân; ngôn ngữ được lựa chọn, cân nhắc:
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
2.3.2. Tiếp cận ngôn ngữ của Nguyễn Du trong việc sử dụng các động từ và các từ chỉ hành động nói năng qua ngôn ngữ hội thoại của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên.
2.3.2.1. Đặc điểm các động từ và các từ chỉ hành động nói năng trong Trao duyên 
- Có 09 động từ và các từ chỉ hành động nói năng gắn với lời của nhân vật. 
* Đặc điểm cấu trúc 
- Từ đơn tiết: có 06 từ. 
- Từ song tiết: 02 từ. 
- Từ có ba âm tiết: 01 từ.
* Đặc điểm ngữ nghĩa và sự hành chức
- Từ chỉ hành động hỏi (Hỏi để thăm dò thái độ người nghe): có chịu lời 
- Động từ chỉ hành động nói: thưa. 
- Động từ chỉ hành động cầu khiến - mệnh lệnh: cậy, ngồi lên
- Động từ chỉ hành động cam kết: chẳng quên, đền
- Động từ chỉ hành động biểu cảm: lạy
- Thán từ chỉ hành động khóc: Ôi, hỡi
2.3.2.2. Yêu cầu học sinh nhận xét về các động từ và các từ chỉ hành động nói năng qua ngôn ngữ hội thoại của Thúy Kiều trong trích đoạn Trao duyên 
- Các hành động nói năng được sử dụng với số lượng lớn, phong phú. 
- Đóng vai trò quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật đồng thời góp phần thể hiện sự phát triển tính cách nhân vật Thúy Kiều: 
+ Cậy chứ không phải Nhờ. Cậy là thể hiện niềm tin nhất, chỉ có em mới là người chị tin cậy nhất. Vì thế “cậy” có sức nặng của niềm tin hơn. 
+ Chịu lời chứ không phải Nhận lời. Chịu lời buộc người mình tin phải nghe theo không thể từ chối. Nếu nói Nhận lời thì người nghe c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ngon_ngu_cua_nguyen_du_va_cach_tiep_can_moi_doan_trao_d.docx