SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4

SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4

Trong những năm gần đây đất nước ta đang ngày càng phát triển về mọi mặt như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mở rộng quan hệ ngoại giao, hòa nhập và làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy thể dục thể thao cũng có bước phát triển đáng kể. Do được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà phong trào thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao cũng đang theo đà phát triển mạnh mẽ. Từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn, các giải thi đấu thể thao được thường xuyên tổ chức, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu .

Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là thành phần quan trọng của nền TDTT nước nhà, có tác dụng lớn nhằm phát triển thể chất, rèn luyện nhân cách cho học sinh, tăng cường sức khoẻ phục vụ cho học tập các môn văn hoá, cũng như tham gia các hoạt động trong nhà trường. Ngay từ khi mới giành được độc lập, chủ trương đưa môn học thể dục vào trong chương trình dạy học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Người viết “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em”.

 Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân 4 là ngôi trường có nhiều thành tích trong phong trào “dạy tốt - học tốt”. Nhiều năm qua, giáo viên trong nhà trường nói chung và giáo viên bộ môn thể dục nói riêng đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, học hỏi vươn lên, nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm đặc biệt là kỹ năng lên lớp thực hành và tổ chức tập luyện theo hướng tích cực, nhờ đó mà chất lượng dạy học ngày một nâng lên. Bộ môn thường xuyên đề xuất với lãnh đạo nhà trường đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong đông đảo học sinh. Vì vậy, hiện nay nhà trường có phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, chất lượng giờ học môn Thể dục còn chưa cao, một số không nhỏ học sinh chưa hào hứng với nội dung học tập, khả năng vận động và việc thích ứng với các bài tập của môn học còn hạn chế. Điều đó, do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là các bài tập trong chương trình còn đơn điệu, nội dung môn học không gây hứng thú cho học sinh, mặt khác còn những tồn tại không phù hợp về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Những vấn đề nêu trên, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.

 

doc 19 trang thuychi01 9183
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây đất nước ta đang ngày càng phát triển về mọi mặt như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mở rộng quan hệ ngoại giao, hòa nhập và làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy thể dục thể thao cũng có bước phát triển đáng kể. Do được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà phong trào thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao cũng đang theo đà phát triển mạnh mẽ. Từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn, các giải thi đấu thể thao được thường xuyên tổ chức, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu .
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là thành phần quan trọng của nền TDTT nước nhà, có tác dụng lớn nhằm phát triển thể chất, rèn luyện nhân cách cho học sinh, tăng cường sức khoẻ phục vụ cho học tập các môn văn hoá, cũng như tham gia các hoạt động trong nhà trường. Ngay từ khi mới giành được độc lập, chủ trương đưa môn học thể dục vào trong chương trình dạy học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Người viết “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em”.
 Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân 4 là ngôi trường có nhiều thành tích trong phong trào “dạy tốt - học tốt”. Nhiều năm qua, giáo viên trong nhà trường nói chung và giáo viên bộ môn thể dục nói riêng đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, học hỏi vươn lên, nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm đặc biệt là kỹ năng lên lớp thực hành và tổ chức tập luyện theo hướng tích cực, nhờ đó mà chất lượng dạy học ngày một nâng lên. Bộ môn thường xuyên đề xuất với lãnh đạo nhà trường đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong đông đảo học sinh. Vì vậy, hiện nay nhà trường có phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ. 
Tuy nhiên, chất lượng giờ học môn Thể dục còn chưa cao, một số không nhỏ học sinh chưa hào hứng với nội dung học tập, khả năng vận động và việc thích ứng với các bài tập của môn học còn hạn chế. Điều đó, do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là các bài tập trong chương trình còn đơn điệu, nội dung môn học không gây hứng thú cho học sinh, mặt khác còn những tồn tại không phù hợp về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường... Những vấn đề nêu trên, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. 
Qua khảo sát thực trạng thể lực của học sinh trường THPT Thọ Xuân 4 cho thấy, sự phát triển thể lực của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều học sinh chưa có sự phát triển tốt về các tố chất thể lực như : sức nhanh, sức mạnh, sức bền...; đặc biệt là khả năng phối hợp vận động. Điều đó chứng tỏ, thể lực của các em chưa được chuẩn bị tốt, việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập môn học thể dục nói riêng và kết quả học tập các môn học khác nói chung.
Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho HS trong nhà trường là một yêu cầu cần thiết. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bài tập phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên như: Nguyễn Văn Đẹp (2009); Lương Minh Khánh (2009); Mai Duy Tuân (2009); Dương Biên Hòa (2007).Tuy nhiên, các đề tài này đều tập trung vào nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một trong các tố chất thể lực cơ bản như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền cho sinh viên các trường chuyên nghiệp, song chưa có tác giả nào đề cập việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển về thể lực chung cho học sinh - đặc biệt là học sinh trường THPT Thọ Xuân 4.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4 ”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn công tác giáo dục thể chất, thông qua đánh giá thực trạng công tác GDTC, phong trào hoạt động TDTT và thực trạng thể chất của học sinh trong nhà trường, đề tài nghiên cứu lựa chọn được các bài tập phát triển thể lực chung, áp dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giờ học thể dục và nâng cao thể lực chung cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng thực nghiệm
 Bao gồm 240 em học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4.
+ Nhóm đối chứng: Bao gồm 120 học sinh các lớp 10A1, 10A2 và 10A5 trường THPT Thọ Xuân 4, trong đó: Lớp 10A1: 40 em (18 nữ); Lớp 10A2: 40 em (21 nữ); Lớp 10A5: 40 em (16 nữ).
+ Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 120 học sinh các lớp 10A3, 10A4 và 10A6 trường THPT Thọ Xuân 4, trong đó: Lớp 10A3: 40 em (17 nữ); Lớp 10A4: 40 em (20 nữ); Lớp 106: 40 em (19 nữ).
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4 ”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm nhằm mục đích tiếp thu các nguồn thông tin khoa học hiện có trong các tài liệu khoa học đã được công bố. Từ đó, hình thành giả định khoa học, phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về phương pháp phát triển TLC của đối tượng nghiên cứu, đề xuất giả thiết khoa học. 
1.4.2. Phương pháp điều tra sư phạm
Việc sử dụng phương pháp điều tra sư phạm nhằm mục đích thu thập được các số liệu có liên quan, để đánh giá được thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển thể lực trong các giờ học TDTT và tập luyện TDTT ngoại khoá của học sinh trường THPT Thọ Xuân 4.
1.4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
	Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
	Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên dựa trên 05 nội dung, cụ thể là: Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút và được thực hiện theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo[17].
Test 1: Nằm ngửa gập bụng 30 giây: Đơn vị đo - số lần. Đánh giá sức mạnh thân mình.
- Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ. 
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn. 
- Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây. 
Test 2: Bật xa tại chỗ: Đơn vị đo là cm. Đánh giá sức mạnh chi dưới.
- Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm ,có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra. 
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy. 
- Cách tính thành tích: Kết quả đo, được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.
Test 3: Chạy 30m xuất phát cao: đơn vị đo bằng giây - Nhằm đánh giá sức nhanh 
- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích, có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích. 
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần 
- Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây. 
Test 4: Chạy con thoi 4 x 10m: Đơn vị đo bằng giây. Đánh giá khéo léo.
- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo chiều dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy. 
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần. 
- Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây. 
Test 5: Chạy tùy sức 5 phút: đơn vị đo bằng m. Đánh giá sức bền.
- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m, đánh dấu từng đoạn 5m, để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm giây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo. 
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần. 
- Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét. 
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho đối tượng nghiên cứu. Đối tượng thực nghiệm sư phạm của đề tài được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thực nghiệm: Nhóm này được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên môn đã lựa chọn và hệ thống các bài tập này được coi là những bài tập chính, sắp xếp khoa học trong từng buổi tập được ứng dụng vào nhóm thực nghiệm. 
- Nhóm đối chứng: Nhóm này được áp dựng hệ thống các bài tập chuyên môn đã được xây dựng theo chương trình môn học thể dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hệ thống các bài tập này đã được áp dụng trong các chương trình, giáo án tập luyện theo từng buổi tập có sẵn từ trước đến nay. 
Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, trình độ thể lực chung của hai nhóm không có sự khác biệt rõ ràng.
1.4.5. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Việc xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán thống kê, cụ thể như sau: 
	1. Giá trị trung bình cộng:
2. Phương sai:
 (Với n ≥ 30)
	3. Độ lệch chuẩn:
	4. So sánh 2 số trung bình quan sát:
 	với n > 30
	5. Tính hệ số tương quan:
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 7.5, Microsoft Exell trên máy.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Theo từ điển tiếng việt khái niệm thể lực là sức lực của con người. Thể lực là một nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe. Nhiều tác giả cho rằng, để đánh giá thể lực, cần có các chỉ tiêu về hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khái niệm sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là không có bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả’’. Sức khỏe gồm có sức khỏe cá nhân, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe xã hội. Sức khỏe phục thuộc vào môi trường sống, quá trình nuôi dưỡng, quá trình rèn luyện, những vấn đề chung của từng nước và cộng đồng thế giới. Như vậy, thể lực là một yếu tố tạo nên sức khỏe.
Như vậy, có thể nhận thấy ở những góc độ khác nhau khái niệm thể lực được các tác giả đề cập đến không hoàn toàn giống nhau. Từ các kết quả phân tích trên đây có thể hiểu: Thể lực là năng lực tự nhiên của con người, được phát triển, hoàn thiện dưới tác động của lượng vận động và bộc lộ ra bên ngoài cơ thể cao hay thấp.
- Thể lực chung: Giáo dục thể lực chung là quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau, không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục thể lực chuyên môn nhằm phát triển toàn diện năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo của VĐV.
Giáo dục thể lực chung là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng những bài tập thể dục thể thao nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người. Tuy nhiên với đặc thù của lứa tuổi học sinh THPT (từ 15 – 17 tuổi), các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm riêng, từng tố chất thể lực được phát triển dựa theo tuổi sinh học thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn tập luyện. Quá trình giáo dục thể lực là sự phù hợp của các phương tiện (bài tập thể chất) cũng như các phương pháp sử dụng, trong quá trình giáo dục thể lực phải phù hợp với cả quy luật phát triển của đối tượng (lứa tuổi, trình độ tập luyện) .
- Chuẩn bị thể lực: Chuẩn bị thể lực là hoạt động chuyên môn, nhằm chuẩn bị thể lực cho con người học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động vận động khác. Ví dụ: Chuẩn bị thể lực cho học tập, chuẩn bị thể lực cho lao động (Chuẩn bị thể lực chung). 
Chuẩn bị thể lực chung là quá trình GDTC không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi thể lực là chính, để có kết quả tốt trong một hoạt động (hoặc một số hoạt động nào đó). 
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: Chuẩn bị thể lực theo nghĩa hẹp, cũng tương tự với thuật ngữ giáo dục thể chất. Nhưng khi dùng thuật ngữ chuẩn bị thể lực, người ta chủ yếu muốn nhấn mạnh tới phương hướng, mục đích thực dụng cụ thể cho một hoạt động nào đó trong cuộc sống, đòi hỏi cần phải có một trình độ chuẩn bị thể lực tương ứng .
Thông thường tố chất thể lực được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động (khả năng linh hoạt). Dựa trên những cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp TDTT về tố chất thể lực để phân tích từng loại riêng biệt .
 Tố chất sức mạnh:Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ là: số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào vận động, chế độ co của các sợi cơ đó, chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc co.
Tố chất sức nhanh:Sức nhanh là một tố chất quan trọng, là năng lực cơ thể vận động tốc độ nhanh, là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Các hình thức biểu hiện của sức nhanh phản ứng đó là sức nhanh phản ứng vận động đơn giản và sức nhanh phản ứng vận động phức tạp .
Tố chất sức bền: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng hoạt động thể lực kéo dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Trong sinh lý TDTT, sức bền thường được đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2 – 3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ tương đối lớn, nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu hoạt động bằng con đường ưa khí, vì vậy sức bền được chia thành các dạng: sức bền chung; sức bền chuyên môn; sức bền tốc độ; sức mạnh bền.
Tố chất mềm dẻo: Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo, thông thường độ linh hoạt của các khớp càng lớn thì khả năng mềm dẻo của cơ thể càng cao. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. 
Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động): Khéo léo là khả năng thực hiện các động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành nhanh những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động. Năng lực linh hoạt khéo léo là tiền đề để tiếp thu và hoàn thiện nhanh chóng kỹ thuật động tác nhằm đạt được thành tích thi đấu cao. Về bản chất, sự khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì vậy nó có liên quan đến việc hình thành kỹ năng vận động.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về chương trình giảng dạy GDTC tại trường THPT .
 Trên thực tế, các Bộ, ban ngành cùng các nhà trường đã tích cực xây dựng CSVC, chuẩn hóa đội ngũ GV thể dục, đưa việc nâng cao sức khỏe, thể lực của HS trở thành mục tiêu quan trọng, xuyên suốt từ bậc tiểu học đến hết THPT. Tuy những năm gần đây, môn GDTC đã được cải thiện rõ rệt, nhưng nội dung chương trình giảng dạy vẫn còn nghèo nàn, chất lượng bài học còn thấp, đơn điệu, mật độ vận động chưa cao...
 Việc phân phối thời gian để phát triển thể lực cho học sinh cũng tương đối hợp lý, phân phối chương trình của trường phổ thông trung học Thọ Xuân 4 đang sử dụng để giảng dạy cho học sinh đúng với phân phối chương trình của bộ đề ra cũng như phù hợp với cơ sở vật chất của trường hiện nay và việc phân chia các nội dung môn học đúng với phân phối chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Nhưng nhìn vào bảng ta thấy số tiết thì ít nhưng phải giải quyết quá nhiều nội dung môn học nên chưa thể xem xét được cách thức sử dụng các phương tiện để phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh.
2.2.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực cho học sinh lớp 10 trường Thọ Xuân 4 .
	Thông qua phương pháp quan sát sư phạm, đề tài đã tổng hợp được việc sử dụng các loại bài tập phát triển TLC cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 4 trong giờ học chính khóa trong vòng 5 tuần. Kết quả quan sát 10 buổi học được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả quan sát về thực trạng sử dụng các bài tập phát triển TLC cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 4 trong 10 giờ học
TT
Các dạng bài tập được sử dụng
Tổng thời gian sử dụng bài tập (phút)
Số lần sử dụng
(lần)
Tỷ lệ thời gian từng nội dung với tổng thời gian (45 phút)
1
Dạng bài tập phát triển sức nhanh
90
10
20,0%
2
Dạng bài tập phát triển sức mạnh
130
10
28,9%
3
Dạng bài tập phát triển sức bền
80
8
17,8%
4
Dạng bài tập phát triển mềm dẻo
80
10
17,8%
5
Dạng bài tập phát triển khéo léo
70
10
15,5%
Qua bảng có thể rút ra nhận xét sau: Do quy định của chương trình giảng dạy trong tiết học về nội dung, thời gian giảng dạy, số lượng học sinh, nên trong quá trình giảng dạy, các giáo viên chủ yếu trang bị cho học sinh các dạng bài tập sức mạnh là chính, chưa thực sự có nhiều thời gian quan tâm đến các dạng bài tập phát triển sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo cho học sinh. Bên cạnh đó, do thời gian lên lớp của 1 tiết học là 45 phút, nên không thể dành nhiều cho nội dung này.
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên trường THPT Thọ Xuân 4.
 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị còn nghèo nàn, thiếu thốn, gây tâm lý không thoải mái cho người học do ngại nắng, ngại bẩn... làm cho các em sợ tập thể dục và ngại vận động.Điều đó, ảnh hưởng không 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_lua_chon_bai_tap_phat_trien_the_luc_chung_ch.doc