SKKN Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10

SKKN Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10

Sức khỏe là tài sản thiêng liêng vô giá, là vốn quí nhất của con người và đất nước. Việc giáo dục thể chất chăm lo sức khỏe cho mổi người dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ học sinh cắp sách đến trường là sự nghiệp của Đảng và nhà nước. Ngay sau khi khởi nghĩa giành độc lập. Vào ngày 27-3-1946 Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong thư Bác Hồ đã chỉ rỏ: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công .”. Trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa Nghị quyết IV Ban chấp hành TW khóa VII đã nêu: “Con người phát triển cao trí tuệ. Cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. Trong pháp lệnh của chính phủ năm 2001 có một chương dành cho công tác giáo dục thể chất trong trường học, và ngày 03-05-2001 Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 14/2001 QĐ BGD&ĐT về việc ban hành quy chế về giáo dục thể chất. Góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.

 Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất là giáo dục và đào tạo con người hoàn thiện về mặt thể chất, nhân cách, nâng cao khả năng lao động và kéo dài tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cho chúng ta thấy sức khỏe là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp của một đời người. Đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Sức khỏe là yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy học tập, sáng tạo và phát triển tài năng của thế hệ trẻ. Mặt khác trình độ học tập, điều kiện học tập của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nhân đó. Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không phải là không có bệnh tật hay thương tật.

 Học sinh trong cả nước hiện nay chiếm ¼ dân số do vậy khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tạo cho các em có được sự bình đẳng, thoải mái. Trường học là ngôi nhà chung của học sinh. Hàng ngày các em được học tập, rèn luyện vui chơi giải trí với mong muốn nhà trường không phải là nơi dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi giáo dục, chăm lo, bảo vệ sức khỏe lành mạnh để chuẩn bị hành trang bước vào đời phòng và chống mọi tệ nạn xã hội xâm nhập vào tuổi thơ các em.

 Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo sở GD&ĐT Thanh Hóa và các nhà chuyên môn của tỉnh, công tác giáo dục và đào tạo nói chung và công tác GDTC nói riêng ở các cấp học, bậc học đã có rất nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tích xuất sắc, đáng tự hào và phấn khởi. Phong trào tự tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe của nhân dân phát triển rộng rãi từ thành phố đến nông thôn. Từ miền xuôi đến miền ngược, thành tích thi đấu quốc gia và quốc tế của một số môn đạt kết quả cao như Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, võ vật vvv. Công tác GDTC trong nhà trường ngày được nâng cao kể cả người dạy và người học. Việc đầu tư về cơ sở vật chất và cán bộ giáo viên giảng dạy đã đem lại kết quả cao đó là niềm tự hào của người dân xứ Thanh.

 

doc 19 trang thuychi01 9805
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC KỶ THUẬT CHUYỀN BÓNG VÀ ĐỆM BÓNG NỘI DUNG HỌC TỰ CHỌN MÔN BÓNG CHUYỀN KHỐI 10
Người thực hiện: Lê Anh Văn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
	 	 TRANG
1. MỞ ĐẦU	2
Lý do chọn đề tài	3
Mục đích nghiên cứu	3
Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	4
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	4
Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nâng cao hiệu quả dạy học..5
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	16
Kết luận	16
Kiến nghị	16
1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sức khỏe là tài sản thiêng liêng vô giá, là vốn quí nhất của con người và đất nước. Việc giáo dục thể chất chăm lo sức khỏe cho mổi người dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ học sinh cắp sách đến trường là sự nghiệp của Đảng và nhà nước. Ngay sau khi khởi nghĩa giành độc lập. Vào ngày 27-3-1946 Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong thư Bác Hồ đã chỉ rỏ: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công .”. Trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa Nghị quyết IV Ban chấp hành TW khóa VII đã nêu: “Con người phát triển cao trí tuệ. Cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. Trong pháp lệnh của chính phủ năm 2001 có một chương dành cho công tác giáo dục thể chất trong trường học, và ngày 03-05-2001 Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 14/2001 QĐ BGD&ĐT về việc ban hành quy chế về giáo dục thể chất. Góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
	Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất là giáo dục và đào tạo con người hoàn thiện về mặt thể chất, nhân cách, nâng cao khả năng lao động và kéo dài tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cho chúng ta thấy sức khỏe là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp của một đời người. Đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Sức khỏe là yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy học tập, sáng tạo và phát triển tài năng của thế hệ trẻ. Mặt khác trình độ học tập, điều kiện học tập của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nhân đó. Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không phải là không có bệnh tật hay thương tật.
	Học sinh trong cả nước hiện nay chiếm ¼ dân số do vậy khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tạo cho các em có được sự bình đẳng, thoải mái. Trường học là ngôi nhà chung của học sinh. Hàng ngày các em được học tập, rèn luyện vui chơi giải trí với mong muốn nhà trường không phải là nơi dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi giáo dục, chăm lo, bảo vệ sức khỏe lành mạnh để chuẩn bị hành trang bước vào đời phòng và chống mọi tệ nạn xã hội xâm nhập vào tuổi thơ các em.
	Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo sở GD&ĐT Thanh Hóa và các nhà chuyên môn của tỉnh, công tác giáo dục và đào tạo nói chung và công tác GDTC nói riêng ở các cấp học, bậc học đã có rất nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tích xuất sắc, đáng tự hào và phấn khởi. Phong trào tự tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe của nhân dân phát triển rộng rãi từ thành phố đến nông thôn. Từ miền xuôi đến miền ngược, thành tích thi đấu quốc gia và quốc tế của một số môn đạt kết quả cao như Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, võ vật vvv. Công tác GDTC trong nhà trường ngày được nâng cao kể cả người dạy và người học. Việc đầu tư về cơ sở vật chất và cán bộ giáo viên giảng dạy đã đem lại kết quả cao đó là niềm tự hào của người dân xứ Thanh.
	Trong hoạt động dạy và học môn thể dục trong trường THPT việc “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10” đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, hình thành kỷ thuật tạo nên hưng phấn đam mê tập luyện cho các em học sinh. Đặc biệt trong giảng dạy môn Bóng chuyền nếu giáo viên không có các bài tập đưa ra hợp lí thì hiệu quả giờ dạy sẻ không cao cụ thể là hầu hết các em học sinh khó thực hiện được kỷ thuật vì: Trong kỷ thuật môn Bóng chuyền đòi hỏi các em học sinh phải có tố chất về sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéo léo mới thực hiện được kỷ thuật. Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệt các em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếp xúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với các động tác kỷ thuật không chính xác và linh hoạt. Là giáo viên giảng dạy môn thể dục trong trường THPT hơn 15 năm công tác giảng dạy tôi đã vận dụng “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10” nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng thực hiện được kỷ thuật từ đó phát huy được thành tích tối đa của bản thân và nâng cao hiệu quả của giờ học
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Ở trong phân phối chương trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy nếu giáo viên nào chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả.
	Thông qua các trò chơi, bài tập bổ trợ giúp học sinh trang bị cho mình một số kỹ thuật chuyền bóng, đệm bóng. Tạo sự hứng khởi trong tiết học và nâng cao sức khỏe.
	Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học nên tôi đã chú ý tìm tòi chọn lọc và tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy của mình. Trong mấy năm gần đây tôi nhận thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Học sinh khối 10 trường THPT Nông Cống 1
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu
	Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
	Phương pháp điều tra sư phạm.
	Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT. Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối với học sinh.
Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn.
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và làm hứng thú cho tiết học.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển trò chơi cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt, vừa có hứng thú cho tiết dạy. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn bóng chuyền khối 10.” 
Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
+ Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh chưa coi trọng chất lượng của tiết học thể dục:
- Tất cả đều cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội tuyển (một số em) để tham dự Đại hội TDTT hoặc HKPĐ có thành tích xếp hạng là được. Như vậy vô hình chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có năng khiếu.
- Do điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, đồ dùng học tập) còn nhiều hạn chế nên sự đánh giá chất lượng tiết dạy chưa đòi hỏi cao. Thể hiện ở chỗ: Số lượng giáo viên môn thể dục đăng ký tham gia thi giáo viên giỏi vòng tỉnh hàng năm còn rất hạn chế, có thi thì chất lượng cũng chư cao (theo đánh giá của chuyên môn).
Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp: Nhiều tiết dạy trong PPCT có ghi “TT tự chọn”, giáo viên có chọn và tổ chức trò chơi cho có lệ. Họ chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ yếu.
+ Qua 15 năm công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều. Đồng nghiệp dạy thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp ở các trường khác và đã nắm được tình hình chung như trên (Tất nhiên đây không phải giáo viên nào cũng thế, mà đây là đánh giá một cách tổng thể).
2.3 . VẬN DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC KỶ THUẬT CHUYỀN BÓNG VÀ ĐỆM BÓNG NỘI DUNG HỌC TỰ CHỌN MÔN BÓNG CHUYỀN KHỐI 10:
	Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giờ học thể dục nội dung chuyền bóng và đệm bóng môn bóng chuyền khối 10. Tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các bài tập và trò chơi bổ trợ như sau:
 a. Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học kỷ thuật chuyền bóng:
	Để nắm vững kỷ thuật chuyền bóng, học sinh phải chú ý các tư thế động tác ngay từ ban đầu: Tư thế chuẩn bị, vị trí của tay trên cao, hình tay tiếp xúc với bóng.
Các bài tập tay không:
Bài tập 1: Tại chổ làm động tác chuyền bóng, giáo viên chú ý sửa tư thế thân người, nhất là mức độ khuỵu ở khớp gối, hình tay và tầm cao khi tiếp xúc bóng.
* Mục đích:
	Nhằm hình thành động tác nhất là hình tay khi chuyền bóng.
* Đội hình tập luyện:
Vận dụng đội hình khởi động để tập luyện.
€ € € € € € € € 
 	€ € € € € € € €
 	 r GV
Bài tập 2: Tư thế như bài tập 1 làm động tác đạp đất, duỗi các khớp, vươn tay chuyền bóng(lặp lại nhiều lần)
* Mục đích:
	Nhằm kết hợp tư thế chuẩn bị và các động tác khi chuyền bóng.
* Đội hình tập luyện:
Vận dụng đội hình khởi động để tập luyện.
€ € € € € € € € 
 	€ € € € € € € €
 	 r GV
Bài tập 3: Cũng như tư thế bài tập trên thực hiện di chuyển sang phải, sang trái, tiến lên trước, lùi sau dừng lại làm động tác chuyền bóng.
* Mục đích:
	Nhằm hình thành nhịp điệu phối hợp các động tác khi chuyền bóng.
* Cách tập luyện:
	Giáo viên cho lớp tập luyện theo đội hình cả lớp sau đó cho từng hàng thực hiện
* Đội hình tập luyện:
€ € € € € € € € 
 	€ € € € € € € €
 	 r GV
Các bài tập với bóng:
Bài tập 1: Tại chổ hai tay cầm bóng làm động tác tiếp xúc bóng, người cùng tập kiểm tra hình tay và sửa động tác.
* Mục đích:
	Hình thành ổn định hình tay khi tiếp xúc với bóng.
* Cách tập:
Vận dụng đội hình khởi động để tập luyện, sau đó giáo viên cho từng hàng tập để chú ý sửa sai cho học sinh
	Học sinh cầm bóng bằng 2 tay ở phía trước bụng. Khi nghe hiệu lệnh thì đưa bóng lên đúng tư thế chuyền bóng.
* Đội hình tập luyện:
€ € € € € € € € 
 	€ € € € € € € €
 	 r GV
Bài tập 2: Hai người đứng đối diện nhau, cách 4-5m, một người tung bóng lên cao, người đối diện di chuyển đến thực hiện động tác đón bắt bóng ở tư thế chuyền. Sau đó đổi ngược lại.
* Mục đích:
	Nhằm hình thành kỷ năng di chuyển và hình tay khi chuyền bóng.
* Cách tập:
Lớp đứng thành 4 hàng ngang, hai hàng đứng đối diện nhau cách nhau 4- 5 m khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì hàng 1 và hành 3 tung bóng hàng 2 và hàng 4 thực hiện di chuyển đón bát bóng, sau đó giáo viên cho hai hàng tập để chú ý sửa sai cho học sinh
* Đội hình tập luyện:
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ	ƒ 
€ € € € € € € €
€ € € € € € € € 
 	 r GV
 Bài tập 3: Tự chuyền bóng trên đầu.
* Mục đích:
	Nhằm tập hình tay khi tiếp xúc bóng và hoãn sung khi chuyền bóng đi.
* Cách tập:
	Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh bắt đầu tập trong vòng 1-2 phút /1 lần
* Đội hình tập luyện theo từng hàng
Bài tập 4: chuyền bóng vào tường
* Mục đích:
Nhằm hình thành kỷ năng thực hiện hình tay khi tiếp xúc với bóng và hoãn sung với bóng khi chuyền.
* Cách tập: 
Học sinh đứng cách tường 1,5 – 2m, chuyền bóng liên tục vào ô quy định trên tường.
* Đội hình tập luyện:
r GV
Bài tập 5: Chuyền bóng dựng lên đầu một nhịp sau đó chuyền cho người đối diện.
* Mục đích: 
Nhằm hình thành kỷ năng thực hiện kỷ thuật chuyền bóng.
* Cách tập: 
Học sinh đứng cách nhau 4 – 5m, chuyền bóng dựng lên đầu một nhịp sau đó chuyền cho người đối diện, người đối diện thực hiện tương tự, 2 người thực hiện liên tục. 
* Đội hình tập luyện:
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ
 r GV
Bài tập 6: Phối hợp chuyền bóng liên tục giữa 2 người.
* Mục đích:
Nhằm hình thành kỷ năng thực hiện kỷ thuật chuyền bóng.
* Cách tập: 
Học sinh đứng cách nhau 4 – 5m, một người chủ động, người kia bị động. Người chủ động thay đổi tốc độ, tầm và hướng chuyền bóng, người cùng tập phán đoán di chuyển tới vị trí đón và chuyền bóng trả lai, 2 người thực hiện liên tục. 
r GV
* Đội hình tập luyện:
Bài tập 7: Phối hợp chuyền bóng tam giác giữa 3 người.
* Mục đích:
Nhằm hình thành kỷ năng thực hiện kỷ thuật chuyền bóng ở mọi tư thế.
* Cách tập: 
Ba học sinh liên tục chuyền bóng cho nhau theo trật tự số 1 chuyền cho số 2, số 2 chuyền cho số 3, số 3 chuyền cho số 1. 
* Đội hình tập luyện:
1	1
3	2	 3 2
b. Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học kỷ thuật đệm bóng:
Các bài tập tay không:
Bài tập 1: Mô phỏng kỷ thuật đệm bóng.
* Mục đích:
	Nhằm bước đầu hình thành tư thế chuẩn bị và hình tay khi đệm bóng
* Cách tập:
	TTCB: Đứng tư thế chuẩn bị chân trước chân sau hoặc 2 chân rộng bằng vai khuỵu gối 2 tay buông để ở trước 2 chân 
Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước thực hiện hình tay.
Nhịp 2: Duỗi gối nâng 2 tay thực hiện đệm bóng
Nhịp 3: Về tư thế chuẩn bị.
* Đội hình tập luyện: 
Tập luyện với đội hình cả lớp sau đó từng hàng thực hiện, giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.
 ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ	ƒ 
€ € € € € € € €
 	 r GV
Bài tập 2: Di chuyển mô phỏng kỷ thuật đệm bóng.
* Mục đích:
	Nhằm bước đầu hình thành tư thế chuẩn bị và hình tay khi di chuyển đệm bóng
* Cách tập:
	TTCB: Đứng tư thế chuẩn bị chân trước chân sau hoặc 2 chân rộng bằng vai khuỵu gối 2 tay buông để ở trước 2 chân
Nhịp 1: Di chuyển sang trái, sang phải, tiến, lùi
Nhịp 2: Đưa 2 tay ra trước thực hiện hình tay.
Nhịp 3: Duỗi gối nâng 2 tay thực hiện đệm bóng
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
* Đội hình tập luyện: Tập luyện với đội hình cả lớp sau đó từng hàng thực hiện, giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.
 ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ	ƒ
€ € € € € € € €
 	 r GV
Các bài tập với bóng:
Bài tập 1: Tập tiếp xúc với bóng.
* Mục đích: 
	Nhằm tạo cảm giác và vị trí tiếp xúc giữa tay và bóng khi đẹm bóng.
* Cách tập: 
Mỗi nhóm 2 người, một người giữa bóng đưa ra trước ngang tầm thắt lưng. Người đối diện tại chổ thực hiện động tác tiếp xúc đệm bóng. Tập sau một số lần thì đổi cho nhau.
* Đội hình tập luyện:
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ
r GV
Bài tập 2: Di chuyển tập tiếp xúc với bóng.
* Mục đích: 
	Nhằm tạo cảm giác kết hợp nhịp điệu các động tác khi di chuyển đệm bóng
* Cách tập: 
Mỗi nhóm 2 người, một người giữ bóng đưa ra trước ngang tầm thắt lưng. Người đối diện thực hiện di chuyển 1-2 bước, sau đó thực hiện hình tay để đệm bóng. Tập sau một số lần thì đổi cho nhau.
* Đội hình tập luyện:
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng di chuyển tập 	
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng cầm bóng
Bài tập 3: Tung bóng thực hiện đệm bóng giữa 2 người.
* Mục đích: 
	Nhằm hình thành kỷ năng đệm bóng cho học sinh.
* Cách tập: 
Mỗi nhóm 2 người đứng cách nhau 4-5m, một người tung bóng người đối diện thực hiện động tác đệm bóng trả lại. Tập sau một số lần thì đổi cho nhau.
* Đội hình tập luyện:
* Đội hình tập luyện: 
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng tung bóng
 4-5m
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng tập
Bài tập 4: Tung bóng thực hiện di chuyển đệm bóng giữa 2 người.
* Mục đích: 
	Nhằm tạo cho học sinh biết kết hợp các tư thế khi đệm bóng và biết phối hợp lực toàn thân nhịp nhàng khi đệm bóng..
* Cách tập: 
Mỗi nhóm 2 người đứng cách nhau 4-5m, một người tung bóng thay đổi cự ly, hướng bóng sang phải, sang trái, trước sau, người đối diện thực hiện di chuyển đón đệm bóng trả lại. Tập sau một số lần thì đổi cho nhau.
* Đội hình tập luyện: 
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng tung bóng
 4-5m
€ € € € ƒ ƒ ƒ ƒ hàng tập
Bài tập 5: Tự đệm bóng .
* Mục đích:
	Nhằm tập hình tay khi tiếp xúc bóng và hoãn sung khi đệm bóng đi.
* Cách tập:
	Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh bắt đầu tập trong vòng 1-2 phút /1 lần. Chú ý hạn chế bóng rơi.
* Đội hình tập luyện: 
Tập luyện theo từng hàng. Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh	 
Bài tập 6: Đệm bóng vào tường .
* Mục đích:
	Nhằm tập hình tay khi tiếp xúc bóng và hoãn sung khi đệm bóng đi.
* Cách tập:
	Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh bắt đầu tập trong vòng 1-2 phút /1 lần. Chú ý hạn chế bóng rơi.
* Đội hình tập luyện: 
c. Các trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng:
	Trong quá trình giảng dạy nội dung tự chọn môn bóng chuyền để tăng thể lực, tăng tính hưng phấn củng như tăng tính tích cực tự giác tập luyện cho học sinh, làm cho giờ học không bị nhàm chán, giúp các em tiếp thu nhanh chóng kỷ thuật. Tôi đã vận dụng các trò chơi sau đây:
Trò chơi 1: Chuyền nhận bóng.
* Mục đích:
	Nhằm bổ trợ kỷ thuật chuyền bóng cho học sinh.
* Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 hàng dọc có số lượng nam, nữ bằng nhau, người trước cách người sau 60- 80cm.
* Cách chơi:
	Em số 1 của 4 hàng cầm bóng ngang trán với hình tay gần giống với hình tay chuyền bóng. Theo lệnh của người chỉ huy em số 1 của 4 hàng làm động tác quay sau trao bóng cho số 2, số 2 nhận bóng cũng với hình tay và tầm nhận bóng như trên. Trò chơi cứ như thế cho đến hết. Tổ nào kết thúc chuyền bóng trước tổ đó thắng cuộc. Tổ nào làm rơi bóng hoặc trao nhận bóng không đúng yêu cầu thì bị phạm luật.
* Đội hình trò chơi:
	* T.Tài
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
 r GV
Trò chơi 2: Di chuyển tiếp sức.
* Mục đích:
	Nhằm bổ trợ kỷ thuật di chuyển cho học sinh.
* Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 hàng dọc có số lượng nam, nữ bằng nhau, người trước cách người sau 60- 80cm.
* Cách chơi:
	Theo hiệu lệnh của giáo viên, em số 1 của 4 hàng thực hiện di chuyển bước lướt phải từ vạch xuất phát tới cờ đích chạm tay vào cờ sau đó di chuyển bước lướt trái về vạch xuất phát. Khi về vạch xuất phát chạm tay vào người số 2, người số 2 tiếp tục di chuyển như người số 1. Trò chơi thực hiện cho đến người cuối cùng. Tổ nào xong trước xem như thăng cuộc. Tổ nào di chuyển không đúng thì bị phạm luật.
Giáo viên qui định di chuyển từng lần chơi cho học sinh
	 * T.Tài
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
	r GV
	Trên đây là vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật chuyền bóng và đệm bóng nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10 mà tôi đã vận dụng vào các tiết dạy kỷ thuật chuyền và đệm bóng. Trong quá trình giảng dạy để đánh giá hiệu quả của giờ dạy tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả sau khi đã vận dụn các bài tập trên với 2 nhóm học sinh
Nhóm 1: Nhóm tập luyện đơn thuần gồm các bài tập đơn thuần hàng ngày có số học sinh
	Gồm các lớp: 10B1: 39 Hs, 10B2: 37 Hs, 10B3: 39 Hs, 10B4: 40 Hs
Nhóm 2: Nhóm tập luyện theo phương pháp thực nghiệm. Áp dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_bai_tap_va_tro_choi_bo_tro_nham_nang_cao_h.doc