Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2

Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2

 Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể tách rời của nền giáo dục chung, là một phương tiện góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện để kế tiếp sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua thực hiện mục tiêu thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục, công tác giáo dục thể chất trường học cũng đã có nhiều thay đổi về nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hội nhập thể thao quốc tế.

 Sự đổi mới trong công tác giáo dục thể chất trong trường phổ thông được thể hiện ở nội dung chương trình, các môn thể thao như Bóng rổ, Bóng chuyền, Bóng đá, võ Vovinam, bơi. đã được đưa vào giảng dạy chính khóa, điều này đã mang lại sự thích thú với đại đa số học sinh khi tiếp xúc với các môn thể thao mới. Trong thực tế giảng dạy môn Bóng rổ, đây là môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Đại hội Olimpic. Ở Việt nam môn Bóng rổ được du nhập đầu những năm 60 của thế kỷ XX nhưng do điều kiện đất nước trải qua chiến tranh và do điều kiện kinh tế nên mãi đến đầu những năm 80 môn Bóng rổ mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở một số trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Tháng 11/1992 Liên đoàn Bóng rổ Việt nam chính thức được thành lập viết tắt là VBF. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất nên trên địa bàn tỉnh Thanh hóa đối với các trường phổ thông nói chung và trường THPT Hậu lộc 2 nói riêng từ năm học 2010 – 2011 mới đưa môn Bóng rổ vào giảng dạy chính khóa.

 

doc 22 trang thuychi01 10431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU:.........................................................................................................1
 1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................2
 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................3
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................3
 2.2. Thực trạng công tác GDTC trong trường học...........................................5
 2.3. Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10....................8 
 2.3.1. Đặc điểm của phương pháp trò chơi.......................................................8
 2.3.2. Lựa chọn các trò chơi trong giảng dạy môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2..................................................................................9
 2.3.2.1: Trò chơi “Chuyền bóng đuổi bắt”......................................................9
 2.3.2.2: Trò chơi “Dẫn bóng nhanh kết hợp với chuyền bắt bóng.”..............10
 2.3.2.3: Trò chơi “Chuyền bóng xa”..............................................................11
 2.3.2.4: Trò chơi “Khống chế bóng tốt”.........................................................11
 2.3.2.5: Trò chơi “Ném rổ nhanh trúng đích”............................................... 12
 2.3.2.6: Trò chơi “Dẫn bóng qua các chướng ngại vật, ném rổ trúng đích”.12
 2.3.3: Lựa chọn các trò chơi vào trong giảng dạy môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2...................................................................... 13
 2.4: Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2................................... 15
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................ 19
 3.1: Kết luận................................................................................................. 19
 3.2: Kiến nghị.............................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU:
1.1: Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể tách rời của nền giáo dục chung, là một phương tiện góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện để kế tiếp sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua thực hiện mục tiêu thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục, công tác giáo dục thể chất trường học cũng đã có nhiều thay đổi về nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hội nhập thể thao quốc tế.
 Sự đổi mới trong công tác giáo dục thể chất trong trường phổ thông được thể hiện ở nội dung chương trình, các môn thể thao như Bóng rổ, Bóng chuyền, Bóng đá, võ Vovinam, bơi... đã được đưa vào giảng dạy chính khóa, điều này đã mang lại sự thích thú với đại đa số học sinh khi tiếp xúc với các môn thể thao mới. Trong thực tế giảng dạy môn Bóng rổ, đây là môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Đại hội Olimpic. Ở Việt nam môn Bóng rổ được du nhập đầu những năm 60 của thế kỷ XX nhưng do điều kiện đất nước trải qua chiến tranh và do điều kiện kinh tế nên mãi đến đầu những năm 80 môn Bóng rổ mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở một số trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Tháng 11/1992 Liên đoàn Bóng rổ Việt nam chính thức được thành lập viết tắt là VBF. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất nên trên địa bàn tỉnh Thanh hóa đối với các trường phổ thông nói chung và trường THPT Hậu lộc 2 nói riêng từ năm học 2010 – 2011 mới đưa môn Bóng rổ vào giảng dạy chính khóa. 
 Cũng như các môn thể thao khác tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các tố chất vận động cho người tập như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động. Ngoài ra việc tập luyện và thi đấu Bóng rổ môn thể thao có tính đối kháng rất lớn nó có tác dụng rèn luyện tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, tinh thần dũng cảm, khả năng phản ứng nhanh và tư duy chiến thuật cao. 
 Khi tiến hành giảng dạy những tiết đầu của môn Bóng rổ ở khối 10, vì đây là môn thể thao mới đối với học sinh, các em chỉ được nhìn thấy trên truyền hình nên không khí háo hức, nhiệt tình được thể hiện trong các giờ học, tuy nhiên vì là những môn thể thao mới nên quá trình giảng dạy phải bắt đầu từ những điều đầu tiên, từ nhận thức cho đến hình thành kỹ năng, kỹ sảo động tác rất khó khăn, sự tò mò, thích thú của học sinh trong tập luyện cũng đã dần mất đi sau từng tiết học. Sau nhiều năm giảng dạy Bóng rổ khối 10, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: 
“ Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2.”
1.2:Mục đích nghiên cứu:
 Qua nghiên cứu đề tài giúp tôi đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hứng thú tập luyện và chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh lớp 10 trường THPT Hậu Lộc 2, từ đó các em tự giác, tích cực tập luyện, thực hiện tốt các kỹ thuật chơi Bóng rổ cơ bản, nâng cao các tố chất thể lực.
1.3: Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2 năm học 2017 – 2018 trong khi học môn Bóng rổ.
 1.4: Phương pháp nghiên cứu:
 Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu:
 Phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu và tìm cứ liệu để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
 Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát việc giảng dạy và học tập môn Bóng rổ tại trường THPT Hậu lộc 2. Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng và việc sử dụng các bài tập theo phương pháp trò chơi được đưa vào trong các tiết học. Đồng thời dùng phương pháp này để quan sát quá trình thực nghiệm sư phạm giúp cho việc rút ra được các kết luận chính xác.
1.4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 
 Tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra các test đánh giá mức độ tích cực và khả năng thực hiện động tác cho đối tượng nghiên cứu ban đầu và sau thực nghiệm.	
 1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm mục đích đưa các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết quả học tập của đối tượng trong nghiên cứu. Đây chính là điều kiện cần thiết để giải quyết nhiệm vụ và mục đích cuối cùng của đề tài đặt ra.
1.4.5. Phương pháp thống kê toán học:
Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu được theo các công thức toán học thống kê với sự hỗ trợ của chương trình MS - Excel.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM:
2.1 : Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm : Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể tách rời của nền giáo dục Việt nam, một trong bốn yếu tố tạo nên sự phát triển con người toàn diện đó là Đức, Trí, Thể, Mỹ mà Đảng và Nhà nước ta luôn muốn hướng tới. Với mục tiêu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo mà nghị quyết số 29-NQ/TW, toàn nghành giáo dục đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới và trong thời kỳ hội nhập quốc tế như thay đổi về phương pháp giảng dạy, lộ trình thay đổi sách giáo khoa, đổi mới cách quản lý, đổi mới cách đánh giá
 Giáo dục thể chất trong trường học trong nhiều năm lại đây cũng đã có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần phát triển con người khỏe về thể chất để học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc. Trước đây chương trình giáo dục thể chất từ bậc Tiểu học đến hết Trung học phổ thông chỉ tập trung chính vào các môn điền kinh, sự lặp lại nội dung và bài tập qua các năm học đã tạo ra sự nhàm chán trong tập luyện, sự thay đổi nhằm tạo ra sự thích thú và ham muốn tập luyện cho học sinh khi đưa các môn thể thao vào giảng dạy chính khóa như : Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Đá cầu, Bơi, Võ thuậtlàm cho các giờ thể dục mang một mầu sắc tươi mới hơn. 
 Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn thể dục của bản thân tại trường THPT 
Hậu Lộc 2 tôi nhận thấy rằng các môn thể thao đã thu hút được học sinh hăng hái tập luyện hơn, mà điển hình là môn Bóng rổ. Sự phát triển của môn Bóng rổ trên thế giới đã có một lịch sử phát triển lâu dài còn ở Việt nam trong những năm gần đây môn Bóng rổ cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ, điều đó được thể hiện về số lượng người tham gia tập luyện, số lượng đội Bóng rổ tham gia giải chuyên nghiệp với chất lượng khá cao trong khu vực với những đội bóng nổi tiếng như : Sài gòn Heat, Hà nội Buffaloes, Danang Dragonstrong đó nhiều cầu thủ nổi tiếng đã trở thành thần tượng trong lòng giới trẻ. Đây chính cơ sở tạo nên sự thích thú, tò mò và khơi dậy những ước mơ trở thành những cầu thủ Bóng rổ nổi tiếng và được chơi cho những câu lạc bộ danh tiếng.
 Thực tiễn giảng dạy môn Bóng rổ, khi mới bắt đầu học học sinh hào hứng, muốn tiếp xúc với bóng ngay, nhưng chỉ vài tiết học sự nhiệt tình, tò mò của học sinh với môn học dần mất đi, học sinh tập luyện các bài tập với một sự gò bó, ép buộc, nhiều em còn trốn LVĐ mà giáo viên đề ra, bởi vậy cần phải đổi mới về phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm chủ thể của mọi hoạt động, tạo nên hứng thú tập luyện là mục tiêu quan trọng để hình thành nhận thức động tác kỹ thuật và kỹ năng, kỹ sảo động tác. 
 Như chúng ta đã biết giáo dục thể chất bao gồm nhiều phương pháp, trong đó có nhóm phương pháp tập luyện, nhóm phương pháp lời nói và phương pháp trực quan, nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu. Các phương pháp được lồng ghép trong một tiết học theo quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến nhận thức và tập luyện hình thành kỹ năng kỹ sảo động tác. Các bài tập hình thành động tác, kỹ năng, kỹ sảo được sắp xếp tạo nên LVĐ của một buổi học, sự lặp lại bài tập qua nhiều tiết học tạo ra sự nhàm chán vì thế chất lượng môn học thể dục phụ thuộc nhiều vào sự chủ động, tích cực của học sinh và khả năng thực hiện được bài tập. 
 Người giáo viên cần tìm ra biện pháp để tạo ra một giờ học thể dục sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực vận động thì hiệu quả giáo dục thể chất mới đạt kết quả cao. Nhóm phương pháp mà chúng ta không thể bỏ qua là nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu để giải quyết vấn đề vì tâm lý học sinh luôn muốn tự do, thoải mái, muốn được thể hiện mình. Thông qua phương pháp trò chơi giúp học sinh chống lại mệt mỏi, tăng khả năng chịu đựng LVĐ và là tiền đề cho khả năng phục hồi của cơ thể.
 Cùng với thự tiễn giảng dạy Bóng rổ là môn thể thao ưa thích của đa số học sinh, môn thể thao hội tụ phát triển được nhiều yếu tố thể lực và tâm lý cho học sinh và những luận chứng trên là cơ sở để tôi lựa chọ đề tài : “ Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2.”
2.2: Thực trạng công tác GDTC trong trường học:
 Giáo dục thể chất là một mặt trong sự phát triển toàn diện của học sinh, những chủ nhân của xã hội trong tương lai. “ Có sức khỏe là có tất cả” sức khỏe là nền tảng để con người lao động, học tập và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên thực trạng công tác giáo dục thể chất trong trường học nhìn chung chưa được quan tâm đúng như tầm quan trọng của nó.
 Về phía gia đình: Phụ huynh ai cũng muốn con mình có một sức khỏe và thể lực tốt nhưng trước mục tiêu, hoài bão về tương lai phía trước của con em mình nên tất cả đều dồn vào việc học các môn văn hóa để sau này thi vào các trường chuyên nghiệp. Chính vì vậy phần lớn học sinh không phải lao động phụ giúp gia đình, ngoài giờ học chính khóa học sinh học sinh học thêm buổi chiều, buổi tối...Vậy là vấn đề rèn luyện sức khỏe con em mình dù rất muốn nhưng đành gác lại và sự quan tâm đó bù lại bằng chế độ ăn uống cho con mình tốt nhất có thể.
 Về phía nhà trường: Trong giai đoạn mà áp lực về chất lượng và kết quả học tập, rèn luyện, thi Quốc gia, thi Đại học, Cao đẳng, thi học sinh giỏi...đã ảnh hưởng đến việc giảm các hoạt động thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Hệ thống cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện và học tập thể dục thể thao của trường THPT Hậu Lộc 2 so với nhiều trường THPT trong tỉnh là tốt hơn rất nhiều, nhưng vẫn chưa đảm bảo phục vụ cho quá trình giảng dạy. Quá trình thời gian sử dụng nhưng ít được mua sắm và sửa chữa nên chất lượng học tập và tập luyện cũng bị ảnh hưởng nhiều.
 Về phía đội ngũ giáo viên thể dục: Là một môn “phụ” từ mà gần như mọi người thường gọi dù biết rằng theo cách đánh giá xếp loại mới môn thể dục ảnh hưởng rất lớn đến xếp loại chung của học sinh. Nhưng trước chỉ tiêu của môn học mà nhà trường đề ra và tình hình thể lực chung của học sinh còn yếu nên hầu hết giáo viên đều hạ thấp tiêu chí đánh giá môn học nhằm cho số lượng học sinh đạt cao lên. Đâu biết rằng chính vì điều này phần nào đã làm cho tầm quan trọng của bộ môn dần mất đi qua từng năm giảng dạy. Mặt khác một bộ phận không nhỏ giáo viên giảm dần tâm huyết trong giảng dạy, không trau dồi về chuyên môn, ít tư duy trong soạn giáo án có chất lượng, điều này dẫn đến các giờ dạy thể dục chưa sinh động, chưa thu hút học sinh tích cực trong học tập.
 Đối với học sinh: Chủ thể của hoạt động học tập, tập luyện, do được sự cưng chiều của gia đình nên phần đa ít phải lao động chân tay, ngay đến việc đến trường gần như còn không nhiều các em ngồi trên chiếc xe đạp, một vật gắn bó với học sinh trong ký ức đến trường trước đây. Sự phát triển của công nghệ thông tin và điện thoại thông minh nên những thời gian rỗi trên tay học sinh là những chiếc điện thoại để lướt Wed, facbook, chơi game...ý thức rèn luyện và học tập môn thể dục nhằm phát triển thể chất nâng cao sức khỏe của các em hầu như là chưa có.
 Giai đoạn học sinh THPT là giai đoạn triển hoàn thiện thể chất, thể lực. Tuy nhiên từ những lý do trên nên hiện nay thể lực của học sinh là rất yếu, cần có sự quan tâm để nâng cao thể lực chung cho học sinh. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục thể chất mà cụ thể là chất lượng trong từng tiết học thể dục trong nhà trường phổ thông là hết sức quan trọng góp phần năng cao hiểu biết về tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao, hoàn thiện thể chất và thể lự cho học sinh. 
 Trong những năm gần đây việc học tập môn thể dục của học sinh trường THPT Hậu Lộc 2 còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và giới hạn của đề tài nghiên cứu trong giảng dạy môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2 
tôi nhận thấy:
 - Không khí tập luyện trong các giờ học tập, tập luyện chưa sôi nổi. Học sinh chưa tích cực, chủ động tập luyện.
 - Nội dung trong tiết học chủ yếu sử dụng phương pháp tập luyện động tác, lượng vận động đưa ra nhằm hình thành kỹ năng, kỹ sảo động tác là cao và có sự lập lại, đã tạo ra sự mệt mỏi và nhàm chán trong tập luyện.
 - Khả năng thực hiện kỹ năng kỹ sảo động tác trong môn Bóng rổ của học sinh còn hạn chế thông qua đánh giá kết thúc môn học.
 Từ những thực trạng trên, bản thân nhận thấy cần phải tìm ra những biện pháp và giải pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2.
2.3: Phương pháp trò chơi, một biện pháp nhằm kích thích hứng thú tập luyện và nâng cao chất lượng học tập môn Bóng rổ của học sinh khối 10: 2.3.1: Đặc điểm và tác dụng của phương pháp trò chơi:
 Qua nhiều năm giảng dạy môn Bóng rổ tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng giờ học thì điều quan trọng là hứng thú tập luyện của học sinh được thể hiện ở tính chủ động, tự giác, tích sực của học sinh trong tập luyện. Người giáo viên cần phải đưa ra kế hoạch tập luyện dựa trên yêu cầu của tiết học, nắm được tình trạng thể lực chung, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT. Ở lứa tuổi này các em luôn có mong muốn được thể hiện bản thân. 
 Phương pháp trò chơi với những đặc điểm, tác dụng của nó rất phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT nhằm kích thích hứng thú tập luyện góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Phương pháp trò chơi là một phương tiện của giáo dục thể chất, học sinh sẽ có cảm giác ít mệt mỏi, nâng cao khả năng chịu đựng LVĐ, ngoài ra phương pháp trò chơi cũng là tiền đề cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các LVĐ lớn.
 Bản thân khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giảng dạy bộ môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2 thì cần phải tìm hiểu kỹ nội dung, kiến thức, yêu cầu, thời gian, LVĐ... của từng tiết học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Muốn như vậy phải hiểu rõ về phân loại trò chơi:
* Phân loại theo tính vận động: Có dạng trò chơi động và tĩnh.
 - Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi.
 - Trò chơi tĩnh: Là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể và không thay đổi vị trí của người chơi.
* Phân loại theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có mục đích chung là giúp người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng:
 - Là bài tập khởi động làm nóng các bộ phận cơ thể với những động tác có biên độ rộng, tốc độ nhanh, mạnh giúp cho cơ thể thích ứng với bài tập có cường độ cao trong phần cơ bản và nhằm tránh những chấn thương trong tập luyện.
 - Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới học hoặc ôn tập những kiến thức đã học hay là một bài tập phát triển một tố chất thể lực nào đó.
 - Là bài tập củng cố, thả lỏng: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã học và hồi phục cơ thể sau các LVĐ trong phần cơ bản của bài học.
2.3.2: Lựa chọn các trò chơi trong giảng dạy môn Bóng rổ cho học sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc 2:
 Dựa trên những hiểu biết của bản thân về phương pháp trò chơi, và căn cứ vào nội dung, yêu cầu kỹ thuật và phân phối chương trình môn Bóng rổ cho học sinh khối 10, tôi đã lựa chọn ra những trò chơi trong các tiết học tạo ra hứng thú tập luyện của học sinh, giờ học sôi nổi nhưng đảm bảo tốt mục đích, yêu cầu đạt được của bài học:
2.3.2.1: Trò chơi “Chuyền bóng đuổi bắt”
 - Mục đích: Tạo không khí sôi nổi, mang lại niềm vui trong học tập. Ngoài ra nó còn phát huy cho học sinh các kỹ thuật như: Cách bắt bóng nhanh, chính xác, cách chuyền bóng đến đồng đội tránh đối phương cản phá, tập trung cao độ khi chơi, khả năng phán đoán đường bóng và hoàn thiện đa dạng các kỹ thuật chuyền bóng.
 - Tổ chức: Giáo viên cho mỗi nhóm 10 học sinh tạo thành 1 vòng tròn, chọn ngẫu nhiên một người để tranh bóng.
 - Cách chơi: Những em đứng thành vòng tròn sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng, dẫn bóng, che bóng để không cho em tranh bóng chạm tay vào bóng. Nếu em tranh bóng chạm tay vào bóng thì người bị chạm bóng phải thay thế vị trí người tranh bóng.
* Chú ý: Khi tranh bóng phải tuân theo những quy định của luật Bóng rổ để tránh những va chạm gây chấn thương.
(Hình ảnh trò chơi “Chuyền bóng đuổi bắt”)
2.3.2.2: Trò chơi “Dẫn bóng nhanh kết hợp với chuyền bắt bóng.”
 - Mục đích: Là một trò chơi có tính ganh đua cao, tạo ra sự phấn khích cho người chơi, góp phần tăng khả năng kiểm soát bóng khi dẫn bóng và chuyền bắt bóng, tăng khả năng di chuyển của người chơi.
 - Tổ chức: Chọn 2 nhóm với số lượng 10 học sinh bằng nhau về nam, nữ. Khoảng cách dẫn bóng là 10m và giới hạn bằng vạch xuất phát và cờ đích.
 - Cách chơi: Hai nhóm xếp thành hai hàng dọc trước vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh thì người đầu tiên của mỗi hàng nhanh chóng dẫn bóng vòng qua bên p

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_tro_choi_mot_bien_phap_nham_kich_thich_hung_thu.doc