SKKN Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền

SKKN Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền

Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong các hoạt động và học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.

 Giáo dục thể chất trong trường phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục, là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Giáo dục thể chất còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mĩ. Giảng dạy và học tập môn thể dục trong nhà trường trung học phổ thông là một môn học quan trọng xuyên xuốt chương trình, đóng góp vào sự phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt và khéo léo. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng Dạy và Học, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của môn học là vấn đề cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ học sinh. [3]

 Với sự cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài :“Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền”. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng Dạy - Học, thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể học sinh trong nhà trường, phong trào bóng chuyền của địa phương.

 Đề tài này nhằm giúp học sinh khắc sâu những kiến thức lí thuyết, có một hệ thống phương pháp luyện tập, giúp các em có thể nắm được phương thức luyện tập từ đó chủ động vận dụng các phương pháp này trong thi đấu.

 

docx 21 trang thuychi01 7909
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài 
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
B. PHẦN NỘI DUNG
3
I. Cơ sở lí thuyết
3
II. Cơ sở thực tiễn
3
III. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
IV. Các giải pháp tổ chức thực hiện
4
C. PHẦN KẾT LUẬN
17
I. Kết luận
17
II. Kiến nghị, đề xuất
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài: 
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong các hoạt động và học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. 
 Giáo dục thể chất trong trường phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục, là một nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Giáo dục thể chất còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mĩ. Giảng dạy và học tập môn thể dục trong nhà trường trung học phổ thông là một môn học quan trọng xuyên xuốt chương trình, đóng góp vào sự phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt và khéo léo. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng Dạy và Học, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của môn học là vấn đề cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ học sinh. 	[3]
 Với sự cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài :“Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền”. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng Dạy - Học, thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể học sinh trong nhà trường, phong trào bóng chuyền của địa phương.
	Đề tài này nhằm giúp học sinh khắc sâu những kiến thức lí thuyết, có một hệ thống phương pháp luyện tập, giúp các em có thể nắm được phương thức luyện tập từ đó chủ động vận dụng các phương pháp này trong thi đấu.
II.Mục đích nghiên cứu.
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một tiết dạy chỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào, giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kỹ thuật động tác vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, hay nói cách khác trong một thời gian cực ngắn người giáo viên phải vừa giúp các em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiện động tác.
Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập. Hay phải tăng cường làm mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ngắn gọn, mấu chốt, đủ ý. Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.
	Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sử dụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích tư duy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người học. Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành động. Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết trình (giảng giải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại), đôi khi giáo viên còn kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan đóng vai trò minh họa lời nói giáo viên.
 	Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ là những động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ hơn động tác chính. Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp trò chơi, thi đấu và tổng hợp,vào giáo dục thể chất.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh các lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4 trường THPT Thạch Thành 3. 
IV.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp điều tra sư phạm, phương pháp toán học xử lí số liệu.
- Khảo sát kỹ thuật và số lần thực hiện được của học sinh thông qua kiểm tra chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt), chuyền bóng thấp tay, phát bóng thấp tay của các em học sinh mới vào lớp 10.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Để đất nước ta có nguồn lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt chuẩn về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và giáo dục thể chất nói riêng để xây dựng con người phát triển một cách cân đối và toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho môn học thể dục trở thành môn học yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy giáo dục thể chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì đã cũ kỉ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học sinh tự trang bị cho mình những thiết bị học tập, những khó khăn, thiếu thốn đó chủ yếu ở các trường xa trung tâm và các trường ở miền núi càng khó khăn hơn so với các trường ở thành phố. Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen hai hay ba nội dung học tập lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở học sinh và đa phần học sinh còn xem nhẹ môn học thể dục và coi thể dục là môn học phụ, còn e ngại và lười biếng trong tập luyện chính vì thế chất lượng của giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so với một số môn văn hoá khác. [3]
II. Cơ sở thực tiễn:
	Trường THPT Thạch Thành 3 đóng trên địa bàn nông thôn miền núi với đa số học sinh là con em dân tộc, nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ cho giảng dạy và học tập trong trường đang còn thiếu thốn. Từ thực trạng đó việc dạy và học môn thể dục trở nên rời rạc không liên tục làm hạn chế sự hình thành kỹ năng vận động của học sinh.
	Nội dung thể thao tự chọn bóng chuyền các em học sinh cấp dưới chỉ mới được tiếp xúc ít, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản. Nên khi lên lớp trên các em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tập luyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học không đảm bảo sẽ tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, không chú trọng và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ thuật và số lần thực hiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn định.
III. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng. 
 - Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.
 - Để giờ dạy đạt hiểu quả cao, sinh động, cuốn hút học sinh, giáo viên cần nắm vững về tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh.
 - Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp luyện tập phù hợp cho học sinh đạt kết quả tốt nhất.
 - Học sinh THPT đang ở thời kì phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này dinh dưỡng, thể dục thể thao có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể của các em 
2. Kết quả - Hiệu quả của thực trạng trên.
 Qua thời gian công tác tại trường THPT Thạch Thành 3 tôi nhận thấy học sinh nhận thức chưa sâu sắc về việc rèn luyện thể chất, chưa phát huy hết các tố chất vận động của bản thân. 
 - Học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người học. ý thức tổ chức kỹ luật chưa cao, chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học với sự phát triển của trí tuệ cho bản thân, coi môn học là môn phụ, do đó luyện tập với tinh thần chưa cao, thực hiện chưa tốt các yêu cầu của giáo viên đưa ra, học có tính chất đối phó. 
 - Các nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà trường chưa thực sự được quan tâm đầu tư, một số nội dung gặp khó khăn về dụng cụ, trang thiết bị dạy học.
 Ở lứa tuổi này cơ thể các em yêu cần một lượng vận động thích ứng, một yêu cầu mang tính chất sinh học: bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặc biệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính là cơ sở để các em phát triển.
 - Về trang thiết bị dụng cụ dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, một số trang thiết bị không đảm bảo chất lượng và số lượng. Do đó các hoạt động thể thao và trò chơi bị hạn chế, cho nên giờ học trở nên buồn tẻ và nhàm chán.
 - Một số nội dung học được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các khối học dẫn đến học sinh không luyện tập tích cực để nâng cao kỹ thuật và thành tích mà chỉ xem đó là đã biết, đã được học. 
 - Học sinh chưa chịu khó tự học, tự tập luyện thêm ở nhà, cha mẹ học sinh chưa quan tâm sát xao đến việc học tập, rèn luyện của các em. 
 - Môn học không đánh giá bằng điểm số mà chỉ đánh giá bằng nhận xét
IV. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Trong chương trình dạy học ở trường THPT đã đưa một số môn thể thao tự chọn vào quá trình giảng dạy và học tập của học sinh một phần dành cho việc bám sát, nâng cao kiến thức môn học, phần khác dành cho việc cung cấp một số nội dung mới theo yêu cầu của người học. Dạy môn thể thao tự chọn cần được nghiên cứu sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường để triển khai hợp lý cùng với các hình thức dạy học khác được quy định trong trường học. 
Mục đích của việc giáo dục thể chất trong nhà trường là bổ xung và khai thác sâu nội dung chương trình bắt buộc của bộ GD - ĐT ban hành. Tạo điều kiện cho những học sinh có nhu cầu tập luyện phát triển năng khiếu về TDTT. 
Trên thực tế có rất nhiều các môn thể thao khác nhau nhưng do điều kiện cở sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, không thể đáp ứng được các yêu cầu và nguyện vọng của học sinh nên tôi đã xây dựng kế hoạch và chọn môn thể thao tự chọn là: Bóng Chuyền. 
Khảo sát kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyền bóng thấp tay, và phát bóng thấp tay chính diện thông qua kiểm tra các em học sinh mới vào lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 3 chưa áp dụng phương pháp gồm 4 lớp: 10C1, 10C2, 10C3, 10C4
Kết quả đạt như sau:
 v Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt
Lớp
Điểm
10C1
(42 HS)
10 C2
(42 HS)
10C3
(41 HS)
10C4
(42 HS)
Đạt
10
23,8%
8
19,04%
9
21,95%
15
35,71%
Chưa Đạt
32
76,2%
34
80,95%
32
78,04%
27
64,28%
vKĩ thuật chuyền bóng thấp tay
Lớp
Điểm
10C1
(42 HS)
10C2
(42 HS)
10C3
(41 HS)
10C4
(42 HS)
Đạt
15
35,72%
14
33,34%
16
39,03%
17
40,47%
Chưa Đạt
27
64,28%
28
66,66%
25
60,97%
25
59,53%
vKĩ thuật phát bóng thấp tay
 Lớp
Điểm	
10C1
(42 HS)
10C2
(42 HS)
10C3
(41 HS)
10C4
(42 HS)
Đạt
17
40,48%
18
42,85%
20
48,78%
23
54,76%
Chưa Đạt
25
59,52%
24
57,15%
21
51,22%
19
45,24%
Ghi chú: Điểm đạt (Đ) thực hiện tương đối đúng KT động tác. Điểm chưa đạt (CĐ) thực hiện chưa đúng KT động tác, hoặc chưa thực hiện được động tác 
v Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát ban đầu nhìn chung các em học sinh ở các lớp trên đạt kết quả rất thấp. Về kỹ thuật chỉ được một số em thực hiện tương đối tốt dẫn đến kết quả của những em đó có nổi trội hơn các em khác. Còn hầu hết các em khác do kỹ thuật chưa có nên kết quả không cao. Qua đó tôi nắm được các em đang còn yếu ở mặt nào, những kết quả trên là cơ sở để tôi đi sâu vào nghiên cứu 
“Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh thông qua học môn thể thao tự chọn Bóng Chuyền” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn giúp cho học sinh tập luyện tiến bộ và ngày càng yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa trong công tác rèn luyện sức khỏe cho học sinh, từ đó các em chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập.
Dưới đây là một số phương pháp tiến hành nghiên cứu được đưa vào đề tài này.
1. Phân loại đối tượng tập luyện.
Căn cứ vào kết quả điều tra, qua theo dõi trực tiếp học sinh tập luyện. Tôi phân loại đối tượng tập luyện như sau:
 - Đối tượng học sinh đã được tiếp xúc với bóng chuyền ở địa bàn sinh sống.
 - Đối tượng học sinh chưa được tiếp xúc với bóng chuyền bao giờ.
 - Đối tượng học sinh có chiều cao và thể lực tốt.
 - Đối tượng học sinh thấp nhưng có sức bật tốt, phản xạ nhanh. 
2. Các bài tập về tư thế chuẩn bị và di chuyển.
Tư thế chuẩn bị và di chuyển là những kỹ thuật cơ bản là cơ sở để thực hiện tốt các kỹ thuật đánh bóng trong tập luyện và thi đấu.
+ Tư thế chuẩn bị:
Là tư thế đứng của đấu thủ trên sân thuận lợi, hợp lý nhất để quan sát, phán đoán tốt, di động kịp thời theo mọi hướng tới các vị trí cần thiết trên sân.
Đứng hai chân rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chan sau, chân hơi kiễng, hai đầu gối hướng vào trong khuỵu gối vừa phải hợp lý. Thân người gập, hai tay co tự nhiên cẳng tay gần như song song với đùi, mắt theo dõi bóng và xác định điểm rơi của bóng, từ đó xác định nhiệm vụ trong những tình huống cụ thể.
+ Di chuyển: 
Là phương pháp của đấu thủ rời từ vị trí này đến vị trí khác. Là khâu trung gian nối giữa tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng. Có các động tác di chuyển như sau:
- Di chuyển bước thường.
- Di chuyển bước lướt.
- Di chuyển bước nhảy.
- Di chuyển bước chéo.
- Di chuyển bước xoạc.
- Động tác lăn ngã, bay cá nhảy đỡ bóng.
 Các bài tập này được thực hiện lặp lại nhiều lần vào đầu các buổi tập. Vận dụng một cách linh hoạt, bài bản, đúng phương pháp khoa học. 	[1]
3. Tập các kỹ thuật cơ bản về Bóng Chuyền.
a) Kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Là kỹ thuật chủ yếu dùng những ngón tay để chuyền bóng đi. Có rất nhiều kỹ thuật chuyền bóng cao tay như: 
+ Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.
+ Chuyền lật sau đầu.
+ Nhảy chuyền bóng.
+ Ngã chuyền bóng và chuyền bước 2.
Nhưng đối với học sinh THPT kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt được sử dụng chủ yếu vì một trong những kỹ thuật cơ bản nhất của bóng chuyền được sử dụng nhiều trong thi đấu.
*Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt:
+ Tư thế chuẩn bị:
Sau khi xác định được vị trí, điểm rơi của bóng cũng như đặc điểm tính năng của nó, người chuyền nhanh chóng ổn định tư thế chuyền bóng. Người chuyền ở tư thế trung bình, hai chân rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau, hơi khuỵu gối, thân trên thẳng, hóp bụng, mắt quan sát bóng, hai tay dơ cao trên đầu trước mặt ở tầm thích hợp để chuyền bóng.
+ Động tác chuyền bóng:
Khi chuyền bóng, hai chân đạp đất, duỗi khớp gối để tạo lực, trọng tâm cơ thể được nâng lên cao. Lúc này duỗi các khớp khuỷu tay, gập cổ tay nhanh các ngón tay bật đẩy bóng đi. Trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Quá trình chuyển động của cơ thể để chuyền bóng là sự phối hợp nhịp nhàng, liên tục giữa các bộ phận cơ thể có tính kế tiếp và liên tục. 
Hình tay khi chuyền là một hình túi bao quanh ở phía sau và dưới bóng, các ngón tay dàn tương đối đều trên bề mặt của bóng. Trong một bàn tay điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và bóng không giống nhau:
 - Ngón cái tiếp xúc bằng bề mặt phần trong đốt 2 và 1.
 - Ngón trỏ tiếp xúc nhiều nhất, gần như hết bề mặt phần trong của 3 đốt và phần trai tay.
 - Ngón giữa tiếp xúc bằng bề mặt phần trong của hai đốt và một phần của đốt 1.
 - Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bằng bề mặt phần trong của đốt 3 và một phần của đốt 2.
 - Ngón út tiếp xúc một phần nhỏ bề mặt trong của đốt 3.
Khi chuyền bóng chân đạp đất, duỗi các khớp để tạo lực đồng thời trọng tâm cơ thể cũng nâng lên, gập cổ tay nhanh, các ngón tay bật đẩy tích cực vào bóng, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước.	
Ví dụ: Tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.
Giáo viên đưa ra những câu hỏi về giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chuyền bóng (vị trí các ngón tay tiếp xúc bóng, tư thế thân người, trọng tâm cơ thể), giai đoạn kết thúc.
Học sinh ghi vào vở học tập những kiến thức đã tiếp thu được, sau đó giáo viên đưa ra những bài tập thực hành cho cá nhân, bài tập cho nhóm và bài tập cho cả lớp.
b) Kỹ thuật đệm bóng.
Là kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền. Trong thi đấu đệm bóng chủ yếu để phòng thủ. Đệm bóng có các kỹ thuật cơ bản sau:
- Đệm bóng bằng hai tay.
- Đệm bóng bằng một tay.
- Đệm lật qua đầu.
- Lăn ngã cứu bóng.
Đối với học sinh THPT kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay được sử dụng chủ yếu.
*Kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay:
+ Tư thế chuẩn bị:
 Đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau, hai tay co tự nhiên ở bên sườn, mắt quan sát bóng, thân người hơi gập. Khi xác định được điểm rơi của bóng và tầm thích hợp thì đưa tay ra đón bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề sát nhau.
+ Động tác đánh bóng:
Bóng đến ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đệm bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối đưa trọng tâm cơ thể lên cao. Hai tay chuyển động từ dưới lên để đánh bóng, khi chạm bóng thì gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay. Yêu cầu hai tay thẳng, chắc, bằng, thân người hơi lao về trước.
+ Kết thúc:
 Khi bóng rời khỏi tay, hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện động tác tiếp theo.	[1]
 Ví dụ: Tập đệm bóng bằng hai tay.
Sau khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc và nghiên cứu về kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay. Học sinh ghi vào vở học tập những kiến thức đã tiếp thu được. Sau đó giáo viên đưa ra các bài tập cho học sinh tập luyện:
- Tập mô phỏng tư thế đệm bóng.
- Tại chỗ thực hiện kỹ thuật đệm bóng( không có bóng)
- Di chuyển sang trái, sang phải đệm bóng( không có bóng)
- Di chuyển tiến, lùi đệm bóng( không có bóng)
- Một bạn tung bạn kia đệm trả lại
- Hai bạn cùng di chuyển đệm bóng cho nhau
- Một bạn gõ bóng nhẹ bạn kia đệm trả lại, sau đó đỏi vị trí cho nhau.
- Tập trong sân bóng chuyền, bạn ở vị trí số 3 tung bóng đến các vị trí số 1, số 5, số 6. Bóng đến vị trí nào thì người đó đệm bóng trả lại vị trí số 3 (hình vẽ). 
	3
	 6
 5 1
Sau khi học sinh tập những bài tập trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tập luyện thêm ở nhà để hoàn thành tốt mục tiêu của bài tập. Đến buổi tập sau trước khi học bài mới giáo viên kiểm tra một số học sinh kiến thức về những kỹ thuật đã học để nắm bắt được mức độ tiếp thu của học sinh.
Kỹ thuật phát bóng: Phát bóng không chỉ đơn thuần là đưa bóng sang sân đối phương, mà còn mang tính tấn công, phát bóng có uy lực sẽ gây khó khăn cho đối phương hoặc dành điểm trực tiếp. Phát bóng có các kỹ thuật cơ bản sau:
- Phát bóng thấp tay chính diện.
- Phát bóng thấp tay nghiêng mình.
- Phát bóng cao tay chính diện.
- Phát bóng cao tay nghiêng mình.
Đối với học sinh lớp 8 chủ yếu học kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình.
* Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình :
+ Tư thế chuẩn bị:
 Người phát bóng đứng sau đường biên ngang, hai chân rộng bằng vai, vai hướng về lưới, hai gối hơi khuỵu, trọng tâm hơi thấp và dồn vào hai chân. Tay cầm bóng co ở khuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_tu_giac_tich_cuc_cua_hoc_sinh_thong_qua_h.docx