SKKN Nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với số phận của người phụ nữ

SKKN Nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với số phận của người phụ nữ

 Nghiên cứu cái nhìn của một nhà thơ thông qua tác phẩm của họ bao giờ cũng là một vấn đề được quan tâm. Thái độ đối với con người nói chung, người phụ nữ nói riêng luôn là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm, một tác giả văn học. Hồ Xuân Hương và thơ của bà là một hiện tượng văn học đặc biệt đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khác nhau thậm chí đối lập nhau.

 Tìm hiểu, nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với số phận của người phụ nữ , một nhà thơ nữ nói, viết, cảm về người phụ nữ trong tình hình nghiên cứu phê bình có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược nhau là một việc làm lí thú, hấp dẫn góp phần khẳng định tài năng và vị trí của nữ thi sĩ trong nền văn học dân tộc Việt Nam. Điều lí thú rất có ý nghĩa nữa là bài viết sẽ góp thêm tiếng nói trân trọng, yêu mến nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc, đề cao vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam trong cuộc đổi mới đất nước.

 

doc 27 trang thuychi01 145661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với số phận của người phụ nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Nghiên cứu cái nhìn của một nhà thơ thông qua tác phẩm của họ bao giờ cũng là một vấn đề được quan tâm. Thái độ đối với con người nói chung, người phụ nữ nói riêng luôn là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm, một tác giả văn học. Hồ Xuân Hương và thơ của bà là một hiện tượng văn học đặc biệt đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khác nhau thậm chí đối lập nhau.
 Tìm hiểu, nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với số phận của người phụ nữ , một nhà thơ nữ nói, viết, cảm về người phụ nữ trong tình hình nghiên cứu phê bình có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược nhau là một việc làm lí thú, hấp dẫn góp phần khẳng định tài năng và vị trí của nữ thi sĩ trong nền văn học dân tộc Việt Nam. Điều lí thú rất có ý nghĩa nữa là bài viết sẽ góp thêm tiếng nói trân trọng, yêu mến nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc, đề cao vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam trong cuộc đổi mới đất nước.
1. 2- Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
 Với đề tài này, người viết muốn chuyển đến mọi người cái nhìn trân trọng, cảm thông về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung, nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói riêng; đồng thời cho mọi người thấy được vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện đại- thế kỉ XXI.
 2. Tổng quan
 2.1. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu
 - Không gian nghiên cứu: thơ Hồ Xuân Hương dưới cái nhìn thân phận, đặc biệt là một số bài thơ được học trong chương trình nhà trường THPT
 - Thời gian: Từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
 - Thực trạng: Vấn đề nghiên cứu đang gặp nhiều khó khăn khi có những ý kiến đánh giá trái chiều về nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương; các nhà nghiên cứu, phê bình có cái nhìn khác nhau về nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bên cạnh đó đây là đề tài không mới nên người viết cố gắng khám phá để đem lại nét mới lạ, hấp dẫn về thơ Hồ Xuân Hương nhằm cho người đọc thấy được thêm các khía cạnh khác.
2.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 - Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng vào giảng dạy cho HS khối 11 và nội dung trong ca dao than thân ở khối 10 
 - Đối tượng nghiên cứu: Sự nghiệp thơ văn của Hồ Xuân Hương đặc biệt là mảng thơ nói về thân phận người phụ nữ
 3. Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 	- Phương pháp điều tra giáo dục.
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
 - Phương pháp mô tả.
4. Phần nội dung
4.1- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
 Phương pháp dạy - học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói quen và kỷ năng hiểu biết, vận dụng kiến thức vào thực tế, đẩy mạnh sự phát triển tư duy lôgic, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường PT.
 Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy cuả giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy - học. Xác định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triễn bộ môn một cách nhịp nhàng và khoa học, cụ thể hóa nhiệm vụ dạy học dưa trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với phương pháp sư phạm theo dự định.
	Đối với bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông, những kiến thức vận dụng để giải quyết những vấn đề tổng hợp giữ một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng vào đề văn cụ thể là một hoạt động dạy học, một công việc hết sức khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ và tư duy lôgíc của học sinh, vì thế đòi hỏi người thầy và học trò cần phải học tập, tìm tòi và lao động không ngừng. Bài tập sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản và cách vận dụng kiến thức đó vào một trường hợp cụ thể. Thông qua đề tài nghiên cứu này sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về giá trị thơ văn Hồ Xuân Hương đặc biệt là cái nhìn trân trọng của bà đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự mình giải quyết tốt những tình huống cụ thể, thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng, tạo tiền đề cho tư duy độc lập giúp phát triển tư duy của mỗi học sinh trong việc làm một số đề bài có liên quan đến nội dung đề tài đề cập.
4. 2 Cơ sở thực tiễn và thực trạng của đề tài:
4.2.1. Thực trạng tình hình vấn đề:
 - Đề tài “Cách tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ góc nhìn về số phận người phụ nữ” đã được đề cập, tuy nhiên chưa có một cái nhìn tổng quát về vấn đề đó. Với đề tài này, người viết mong muốn sẽ giúp HS có cái nhìn tổng quát về vấn đề và có thể vận dụng kiến thức tổng hợp đó vào những bài học cụ thể. 
 - Học sinh chỉ có cái nhìn tổng thể về con người Hồ Xuân Hương qua những kiến thức trong sách giáo khoa và những kiến thức cơ bản được hiểu qua bài giảng; nên phải có cái nhìn tổng thể về thơ văn của bà đặc biệt là những bài thơ trong chương trình.
4.2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
 Biện pháp: nhận định tổng quát về cách xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu về một số bài thơ trong chương trình phổ thông.
4.2.3. Tổ chức thực hiện
4.2.3.1. Cái nhìn tổng quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ văn Hồ Xuân Hương
4.2.3.1.1 Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại nói chung
4.2.3.1.1.1 Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học
 “Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính”. Hình tượng văn học trong các tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc. Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình. 
 Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp... mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định. Như vậy: hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện.
 4. 3.2.1.1.2 Hình  tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
           Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, ở nước ta do điều kiện xã hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm; Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc; Nguyễn Du có Thúy Kiều trong Truyện Kiều; trong những truyện Nôm của những nhà thơ khác như Hoa Tiên, Sơ kính tân trangcũng có những cô gái như Dao Tiên, Quỳnh ThưNhưng điểm lại những nhân vật phụ nữ trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý phái, ngay cả Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng được nhà thơ giới thiệu là: “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”(Truyện Kiều).
          Trong dòng chảy quan niệm Việt Nam, người phụ nữ đẹp trong văn học trung đại cũng hiện diện trong một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là một sự kết hợp hài hoà giữa sắc – tài – tâm, giữa nhan sắc và đức hạnh với “tam tòng, tứ đức”. Như vậy, ngay trong cái nền chung trong quan niệm về người phụ nữ đẹp của người Việt đã có một sự “dị biệt” qua từng thời kì văn học. Đó là vì quan niệm thẩm mỹ vốn là một phạm trù “phụ thuộc vào chủ thể thẩm mỹ” (Chủ nghĩa Mác – Lênin). Cho nên, mỗi một thời đại, tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà có những quan niệm khác nhau. Thời trung đại, với sự tiếp biến văn hoá đặc biệt là văn hoá Trung Hoa, tư tưởng của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã chi phối đến quan niệm thẩm mỹ của thời đại. Người phụ nữ có đức hạnh theo quan niệm của Nho gia (lễ giáo phong kiến) là người phải hội tụ đủ “tam tòng, tứ đức” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và công, dung, ngôn hạnh.
 Tuỳ theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà vẻ đẹp mỗi nhân vật nữ lại được biểu hiện không giống nhau. 
 + Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều), người được xem là người đàn bà đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Nếu đặt Kiều vào trong lễ giáo phong kiến thì Kiều không phải là người phụ nữ đức hạnh, nhưng không vì thế mà dân tộc ta phủ nhận vẻ đẹp của Kiều từ ngoại hình đến tài năng, tâm hồn, tính cách. Như vậy, Kiều đẹp còn bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà Nguyễn Du đã kế thừa. 
 + Nguyễn Đình Chiểu thì đưa ra một quan niệm về nguời phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến: “Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”(Lục Vân Tiên). 
 + Những người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm  hay Cung oán ngâm cũng là những đại diện tiêu biểu cho quan niệm về người phụ nữ đẹp trong thời đại họ. 
 Nhưng với Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại, thì bà lại có cái nhìn mới về vẻ đẹp người phụ nữ, đứng ở vị trí là người phát ngôn cho vẻ đẹp của giới mình. Xuân Hương là người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quý tộc mà đích thực là những cô gái bình dân.  Bà tìm thấy vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ (Bánh trôi nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong các cô gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi tiết của vẻ đẹp cơ thể (Thiếu nữ ngủ ngày)
          Tuy nhiên, trong quan niệm của dân tộc ta thời kì này thì người phụ nữ đẹp thường gắn liền với số phận bất hạnh. Điểm lại gương mặt nhân vật nữ thời kì này ta thấy một điểm chung ở họ là có một cuộc đời đầy sóng gió, bẽ bàng, không mấy người có được hạnh phúc thật sự. Đặc điểm này phải chăng là do quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”.
4. 3.2.1.1.3 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương 
4. 3.2.1.1.3.1 Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
       Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương có những bài thơ bày tỏ niềm kiêu hãnh của mình về vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ của người  phụ nữ.
4. 3.2.1.1.3.1.1 Vẻ đẹp hình thức.
  Người phụ nữ trong văn học giai đoạn này xuất hiện không còn cái khép nép trong cái mô thức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong cuộc tao ngộ các giai nhân của văn học giai đoạn này, người ta thấy thường là những cô gái trẻ đẹp, thanh lịch, với nụ cười trên môi và chan chứa tình yêu đời, yêu người trong lòng. Hồ Xuân Hương sáng tác trong bối cảnh ấy, với tính cách và cảnh ngộ riêng của mình, nhà thơ  viết rất nhiều về phụ nữ, nữ thi sĩ xứng đáng là nhà thơ của phụ nữ. Điều này càng được làm rõ hơn qua  bài thơ “Đề tranh tố nữ”:
                                 Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
                                 Chị cũng xinh mà em cũng xinh
                                 Đôi lứa như in tờ giấy trắng.
                                 Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
                                 Xiếu mai chi dám tình trăng gió,
                                 Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh,
                                 Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
                                 Trách người thợ vẽ khéo vô tình
        Trong văn học ta có lời thơ nào ca ngợi các cô gái và tuổi trẻ của các cô gái đẹp hơn thế nữa. Nhưng độc đáo hơn cả là bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” của nhà thơ. Đây là một bài không phải ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ nói chung, hay ca ngợi tuổi trẻ, mà ca ngợi vẻ đẹp trên cơ thể của một cô gái trẻ tuổi. Văn học giai đoạn này, ta bắt gặp nhiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của giai nhân như Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều. Hay trong tác phẩm Hoa tiên tác giả cũng miêu tả vẻ đẹp của Dao Tiên, hay trong Truyện Tây sương miêu tả vẻ đẹp của Thôi Oanh OanhĐó là cái vẻ đẹp trên khuôn mặt với đôi mắt và nụ vười, cái đẹp của đôi mắt và làn da.cách miêu tả của các nhà thơ nói chung là ước lệ tượng trưng. Riêng với Hồ Xuân Hương thì công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được giấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ nhạt:
                                   Lược trúc chải dài trên mái tóc,
                                   Yếm đào trễ xuống dưới nương long
                                   Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
                                   Một lạch đào nguyên suối chửa thông
                                                                         (Thiếu nữ ngủ ngày)
         Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân trọng. Trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bị giày xéo, nhiều giá trị bị đảo lộn, bị nghi ngờ, nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt trong veo để nhìn người, nhìn đời, để thấy hết mọi giá trị đẹp của con người.  Cũng vì thế mà thơ Xuân Hương có giá trị nhân đạo sâu sắc.
 4. 3.2.1.1.3.1.2 Vẻ đẹp tâm hồn.
  Trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà. Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ.
         Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi họ, tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy “vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”. Trong bài Bánh trôi nước, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của người phụ nữ. Dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được tấm lòng son sắt:
                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
                                  Mà em vẫn giữ tấm lòng son
                                                            ( Bánh trôi nước)
         Mặc dù, số phận người phụ nữ không tự định đoạt, lênh đênh giữa cuộc đời nhưng họ không cam chịu, họ vẫn giữ sự thủy chung, son sắt, bất biến với tình yêu. Một lời nói thể hiện niềm tự hào về phẩm chất thủy chung của người phụ nữ.
         Trong bài thơ Ðề tranh tố nữ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp bất diệt của tuổi xuân, sự trinh trắng, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan:
                                 Ðôi lứa như in tờ giấy trắng
                                 Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
         Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc.
                                 Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
                                 Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
                                 Có phải duyên nhau thì thắm lại,
                                 Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.
         Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền chặt, nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ dần dần nhận ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận. “Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng mà có cái gì như đanh đá, thách thức”
 4. 3.2.1.1.3.1.3 Vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ
           Trong các nhà thơ nữ ở nước ta, Hồ Xuân Hương và thơ ca của bà là một hiện tượng khá đặc biệt được rất nhiều người đàm luận từ xưa đến nay. Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học, một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một cái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:
                                     Giơ tay với thử trời cao thấp
                                     Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài.
          Lại có chuyện, một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ Tây, bỗng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau rồi trêu ghẹo nàng, có người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:
                                    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
                                    Lại đây cho chị dạy làm thơ
         Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy, Xuân Hương vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.
         Hay trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình, thể hiện được tài năng của người phụ nữ.
                                 Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
                                 Kìa đền thái thú đứng cheo leo
                                 Ví đây đổi phận làm trai được.
                                 Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
          Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ nữ này đã không chịu cất nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều táo bạo: Nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ không xoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.
        Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về hình thể mà họ còn là những con người có đầy tài năng, trí tuệ khác người.
4. 3.2.1.1.4 Thơ Hồ Xuân Hương –lời tự bạch về thân phận của người phụ nữ.
 Cùng với Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Anh, Hồ Xuân Hương là chân dung cuối cùng của tứ kỳ nữ trong thi đàn Việt Nam thời trung đại. Bằng lâu đài thơ khá đồ sộ, nữ sĩ đã khẳng định được tài năng,  bày tỏ nỗi niềm thân phận trong xã hội nam quyền. Đằng sau những nỗi niềm riêng tư của một cá thể, thơ của bà là tiếng lòng của bao thân phận người phụ nữ phải nếm trải một cuộc sống đắng cay.
 Trước hết, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thở than về thân phận. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải chịu những nghịch cảnh trớ trêu, chua xót trăm bề. Điều này từng được cất lên đầy thống thiết trong chùm ca dao than thân. Thân phận phụ thuộc, bị rẻ rúng giá trị hay nỗi buồn vì phận hẩm duyên ôi của người phụ nữ xưa như đang ngả bóng, trĩu nặng trong thơ Hồ Xuân Hương. Từ nỗi niềm riêng của một cá thể, tiếng thơ chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận con người, nhất là người phụ nữ.
 Đọc bài thơ Tự tình 2, ta nghe rõ tiếng lòng thở than, ngao ngán không thể kìm giữ mà trực tiếp lên tiếng:
 Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
 (Tự tình 2)
 Với n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_cai_nhin_cua_ho_xuan_huong_doi_voi_so_phan_c.doc