SKKN Nâng cao thành tích môn đá cầu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng, thông qua việc tổ chức luyện tập tốt các bài tập bổ trợ

SKKN Nâng cao thành tích môn đá cầu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng, thông qua việc tổ chức luyện tập tốt các bài tập bổ trợ

 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “ Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học.”

Để đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng ta đã đề ra, ngành giáo dục phải trải qua nhiều khó khăn thách thức. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII (1996) chỉ rõ. “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”

Khi đất nước đi lên, càng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì song song với sự phát triển đó, TDTT cũng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và phát triển này làm cho chất lượng thể chất được nâng lên đòi hỏi các nhà ngiên cứu, các nhà chuyên môn và các giáo viên giảng dạy bộ môn TDTT phải có những phương pháp nghiên cứu, phương pháp huấn luyện, giảng dạy và áp dụng các bài tập mang tính khoa học phù hợp.

Trong môn học Thể dục, ngoài các nội dung về đội hình đội ngũ, Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập Thể dục phát triển chung, các trò chơi: Đá cầu là một môn thể thao đang phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác và được nhiều học sinh yêu thích. Những năm gần đây bên cạnh những môn TDTT khác nhau như: Cờ vua, bóng bàn, điền kinh, bơi lội Đá cầu được phát triển rộng rãi. Đặc biệt là phát triển mạnh mẽ trong trường học. Bộ Giáo dục đã đưa “Đá cầu” vào chương trình học từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông [4]. Bởi Đá cầu nhằm rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin quyết đoán.

 

doc 19 trang thuychi01 29384
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao thành tích môn đá cầu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng, thông qua việc tổ chức luyện tập tốt các bài tập bổ trợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
	 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “ Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học...”
Để đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng ta đã đề ra, ngành giáo dục phải trải qua nhiều khó khăn thách thức. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII (1996) chỉ rõ. “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” 
Khi đất nước đi lên, càng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì song song với sự phát triển đó, TDTT cũng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và phát triển này làm cho chất lượng thể chất được nâng lên đòi hỏi các nhà ngiên cứu, các nhà chuyên môn và các giáo viên giảng dạy bộ môn TDTT phải có những phương pháp nghiên cứu, phương pháp huấn luyện, giảng dạy và áp dụng các bài tập mang tính khoa học phù hợp.
Trong môn học Thể dục, ngoài các nội dung về đội hình đội ngũ, Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập Thể dục phát triển chung, các trò chơi: Đá cầu là một môn thể thao đang phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác và được nhiều học sinh yêu thích. Những năm gần đây bên cạnh những môn TDTT khác nhau như: Cờ vua, bóng bàn, điền kinh, bơi lội  Đá cầu được phát triển rộng rãi. Đặc biệt là phát triển mạnh mẽ trong trường học. Bộ Giáo dục đã đưa “Đá cầu” vào chương trình học từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông [4]. Bởi Đá cầu nhằm rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin quyết đoán. 
Vậy để dạy cho học sinh yêu thích môn đá cầu và đá cầu có kỹ thuật là vấn đề vô cùng có ý nghĩa trong việc rèn luyện sức khỏe, thể lực cũng như phát triển trí tuệ của học sinh. Hơn nữa đá cầu là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao mà tôi rất hâm mộ cho nên trong đề tài này tôi đã lựa chọn nội dung: “Nâng cao thành tích môn đá cầu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng, thông qua việc tổ chức luyện tập tốt các bài tập bổ trợ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Tạo cho học sinh kỹ năng rèn luyện sức nhanh, sự khéo léo cho học sinh trong kỹ thuật đá cầu.
	- Tạo hứng thú và say mê tập luyện môn đá cầu ở nhà trường, cũng như ngoài nhà trường cho học sinh.
- Nâng cao hiệu quả tập luyện kỹ thuật đá cầu của học sinh đội tuyển đá cầu của nhà trường, để tham gia thi HSG TDTT các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các bài tập kỹ thuật đá cầu, nâng cao thành tích đá cầu cho học sinh khối 5, cũng như học sinh giỏi TDTT trường Tiểu Học Vĩnh Hưng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. [5]
	+ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
+Phương pháp huấn luyện kỹ thuật.[7]
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp tập luyện.
	- phương pháp giao mhiệm vụ.
	- Phương pháp sửa sai.
+ Phương pháp Huấn luyện thể thao nghiệp dư trường học.[7]
- Phương pháp huấn luyện liên tục.
- Phương pháp huấn luyện giãn cách.
- Phương pháp huấn luyện tổng hợp.
- Phương pháp trò chơi và thi đấu.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ của sở lí luận sáng kiến kinh nghiện.
Bác Hồ đã nói “ Tiểu học cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu”.[1] Sự phát triển toàn diện của trẻ em không có nghĩa là sự phát triển đồng đều như nhau ở tất cả các mặt giáo dục mà các em được hưởng, cũng không có nghĩa là học sinh phải đạt kết quả cao như nhau ở tất cả các môn học. Sự phát triển toàn diện được hiểu là sự phát triển không phiến diện. Sự phát triển của học sinh phải phù hợp với quy luật tự nhiên về sinh lý và tâm lý, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. 
Nhiệm vụ của thể dục sức khoẻ cho học sinh Tiểu học được coi là quan trọng đặc biệt, là tính đặc trưng của phát triển cơ thể. Trẻ từ 10-11 tuổi cũng có thể coi là thời kỳ tiền dạy thì. Sự tăng trưởng cơ thể tăng lên rõ rệt. Nhu cầu vận động ở lứa tuổi này cũng tăng lên như một đòi hỏi tâm lý tự nhiên. Các hoạt động dùng sức mạnh, khéo léo, tốc độ, đã dần dần thích ứng với năng lực cơ thể, hình thành các năng lực thể chất với yêu cầu cao hơn về trình độ và đa dạng hoá về các kỹ năng vận động cơ bản. Ở cuối độ tuổi này khả năng vận động của các em gần như đạt tới mức hoàn thiện, dùng sức mạnh phát huy tốc độ, tính chính xác và khéo léo để tiết kiệm sức, khả năng trí tuệ trong lựa chọn cách thức vận động hợp lý nhất. Những biểu hiện trên đây được chú ý theo hướng dẫn luyện tập nâng cao sức khoẻ bằng các bài tập có lượng vận động thích hợp trong tập luyện ngoại khoá trong ngày.[6]
Các bài tập có tính kỹ thuật được đưa vào chương trình học cũng cần nhiều hơn so với ở lứa tuổi 6- 9 tuổi, để sử dụng được khả năng phát triển ý thức và trí tuệ vận động đã tương đối phong phú. Chính ở lứa tuổi 10-11, khả năng về mặt hoạt động thể thao cũng được bộc lộ rõ nét thông qua đánh giá năng lực thể chất. Sự phân tích đầy đủ có tính khái quát về sức khoẻ nói chung và năng lực thể chất điển hình sẽ rất cần thiết để lựa chọn, phân biệt nội dung bài tập, hướng vận động thích hợp và phương pháp cá biệt hoá nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển sinh lý ở giai đoạn này. Để có sức khoẻ tốt, năng lực hoạt động phát triển và chất lượng vận động không ngừng được nâng cao thì việc đưa ra những phương pháp, biện pháp, phương tiện và bài tập phù hợp là rất cần thiết, nhất là trong quá trình huấn luyện đá cầu ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Đối với địa phương và nhà trường.
 Trường Tiểu học Vĩnh Hưng nằm trên địa bàn miền núi, thường xuyên gặp lũ lụt, thuộc xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Nhà trường cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Trường có 15 lớp học với 454 học sinh, giáo viên dạy thể dục có 2 đồng chí, đảm bảo được công tác giảng dạy Giáo dục thể chất ở Nhà trường. Nhất là công tác huấn luyện cho đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường. Qua nhiều năm vừa dạy và tập luyện cho học sinh tôi nhận ra rằng phương pháp tập luyện cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao, nhất là nội dung đá cầu. 
2.2.2. Đối với học sinh.
 Phần đông học sinh thuộc các lớp trong trường đều chăm ngoan và yêu thích môn học Thể dục, đặc biệt là môn thẻ thao tự chọn Đá cầu. Các em được làm quen với cầu chinh từ rất sớm. Ngay từ năm lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay hoạc bẳng gỗ nhỏ, sau đó chuyển sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng chân ở các lớp 4, lớp 5.
Các em học sinh được phụ huynh quan tâm không chỉ ở việc học tập các môn học chính mà cả môn học thể dục, cho nên các em đều trang bị các thiết bị thể thao đảm bảo, có các đồ dùng học tập như: Bóng bàn, cầu chinh..
 Ban giám hiệu nhà trường thường quan tâm tới phong trào thể dục thể thao, trường có sân tập thể dục với khuôn viên rộng, đủ đảm bảo để các em tập luyện.
Đối với vấn đề nghiên cứu: 	
 Đá cầu là nội dung môn học tự chọn. Trong chương trình sách thể dục Tiểu học lớp 4, 5, cũng là nội dung thi đấu ở các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng các cấp. Đá cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân, toàn bộ cơ thể phải tham gia hoạt động như: di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, đá cầu, chuyền cầu, cứu cầu....hai chân phải nhanh nhẹn hoạt động tích cực, mắt phải tập trung quan sát phán đoán đường cầu, tập trung toàn thân.
Khi thực hiện các kỹ thuật đá cầu đòi hỏi sự chính xác rất cao, chơi cầu không chỉ sử dụng đôi chân mà còn phải sử dụng đầu ngực phối hợp một cách khéo léo với động tác đánh tay giữ độ thăng bằng ổn định cho cơ thể.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu đá cầu, người tập không ngừng được hình thành và củng cố để trở thành các phản xạ có điều kiện, sự phối hợp giữa hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận động và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, để biến các kỹ thuật động tác được học trở thành tự động hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu, trở thành các kỹ năng kỹ sảo khi thực hiện động tác. Để đạt được điều này người tập phải tập luyện thường xuyên, liên tục, có hệ thống, khoa học và hợp lý, với phương châm: luyện tập- thích ứng- phát triển.[4]
Trong tập luyện và thi đấu TDTT nói chung và đặc biệt là môn đá cầu nói riêng, thể hiện tính đối kháng rất cao. Nó đòi hỏi người tập phải có sự lực khổ luyện và quyết tâm cao thì mới mong có kết quả
 Một số học sinh do ham thích môn Đá cầu nên các em tổ chức chơi theo ý thích tự phát thành nhóm đông đảo trong giờ ra chơi và do không được hướng dẫn từ lúc nhỏ nên thành kỹ năng đá chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.
Cơ quan vận động của học sinh Tiểu học đang trong thời kỳ phát triển nên đôi chân đưa đi, đưa lại khi đá cầu còn ngượng nghịu, sức đá chưa mạnh.
Một số ít học sinh chưa biết đến trò chơi đá cầu. Hơn nữa đá cầu hiện nay đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều động tác như: Tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu theo nhóm 2 người. Do đó đòi hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến bộ. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy nhiều học sinh khối lớp 5 đá cầu không đảm bảo kỹ thuật. Cho nên ngay từ khi phân công giảng dạy thể dục khối 5, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng đá cầu của học sinh.
Có kết quả như sau:
Nội dung
Số học sinh tham gia khảo sát
Số học sinh đạt được kỹ thuật
Tỉ lệ %
Tâng cầu bằng đùi
        81
           24
          29%
Tâng cầu bằng mu bàn chân
        81
           18
          22%
Chuyền cầu theo nhóm 2 người
       81
            16
           19%
Quan sát học sinh tập luyện đá cầu từng động tác, tôi thấy:
Tâng cầu bằng đùi.	 
Học sinh thường mắc lỗi:
- Tâng quá xa hoặc quá thấp.
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc di chuyển chậm.
- Chân còn lóng ngóng khi tiếp xúc cầu.
   + Tâng cầu bằng mu bàn chân.
Học sinh thường mắc lỗi :
- Tung cầu lệch hướng. 
- Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá.
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.
- Chân còn lóng ngóng khi tiếp xúc cầu.
+ Chuyền cầu bằng mu bàn chân:
Học sinh thường mắc lỗi:
- Phán đoán cầu rơi không chính xác nên không đỡ được cầu.
- Dùng tay đỡ cầu.
- Chuyền cầu không chính xác (quá mạnh hay quá yếu).
+ Phát cầu bằng mu bàn chân.
Học sinh thường mắc lỗi:
- Tung cầu không chính xác.
- Chạm cầu không đúng mu bàn chân.
Từ thực tế trên cho thấy kỹ năng đá cầu của học sinh còn hạn chế. Vì biết môn thể thao Đá cầu là môn tự chọn được đưa vào chương trình lớp 5 ở tuần 28 nên ngay từ đầu năm học giáo viên có kế hoạch huấn luyện cho học sinh chơi đá cầu. Để việc tập luyện cho học sinh có hiệu quả tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh đá cầu chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ yếu là:
- Nguyên nhân thứ nhất: Một số học sinh cho rằng môn đá cầu không phải thi nên không cần học.
- Nguyên nhân thứ hai: Các em chưa được tập luyện thường xuyên.
- Nguyên nhân thứ ba: Các em chưa nắm chắc được kỹ thuật của từng động tác. Có lẽ những nguyên nhân đó cũng là nguyên nhân chung ở các em học sinh tiểu học khi mới tham gia tập luyện đá cầu.
Xét cho cùng những nguyên nhân trên phần lớn thuộc về trách nhiệm của giáo viên. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên Thể dục cũng cho rằng Thể dục không phải là môn học chính, đá cầu chỉ là môn tự chọn nên không coi trọng việc tập luyện cho học sinh. Nhiều giáo viên chỉ để cho học sinh tự do đá cầu mà không chú ý hướng dẫn kỹ thuật đá cầu. Hoặc có những nguyên nhân khách quan đó là do đội ngũ giáo viên dạy Thể dục còn thiếu về nhân sự, yếu về chuyên môn, chưa tâm huyết với nghề. Như vậy qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bị hạn chế về năng lực đá cầu nêu trên, bản thân tôi rất trăn trở khi mình là một giáo viên trẻ nên trong quá trình công tác, giảng dạy bộ môn, tôi đã áp dụng một số việc làm cụ thể  sau để góp phần nâng cao chất lượng môn thể thao tự chọn Đá cầu.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Qua quá trình giảng dạy, huấn luyện và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi đã lựa chọn một số bài tập bổ trợ thực nghiệm sau:
+ Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn đá cầu.
Để nhiều học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn này, ngoài việc nói cho học sinh nghe về lợi ích của môn đá cầu, giáo viên nên cho các em theo dõi qua màn hình một số trận thi đấu về đá cầu ở một số cuộc thi. Giáo viên nên chọn những học sinh có năng khiếu đá cầu biểu diễn. Khi xem xong, giáo viên nên phỏng vấn học sinh để biết cảm xúc, sự ham muốn được chơi của các em. Giáo viên có thể tặng cho các em một số quả cầu tự làm để khơi gợi các em sự yêu thích. Để làm được việc này, mỗi giáo viên chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp mình đã chọn: Dạy Thể dục ở Tiểu học giáo viên cần xác định được nhiệm vụ của môn học tự chọn Đá cầu để từ đó có trách nhiệm hơn trong việc giảng dạy.
+ Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh đá cầu.
2.1: Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu:.[2],[3],[4]
Tay cầm cầu: (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên.
2.2: Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu:
* Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.[2],[3],[4]
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối nâng đùi lên vuông góc với thân người tâng cầu lên, rồi nhanh chóng thu chân về vị trí, chuẩn bị tâng nhịp cầu tiếp theo.
* Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:.[2],[3],[4]
Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.
2.3.Hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:.[2],[3],[4]
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.
2.4: Hướng dẫn học sinh kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân (chuyền cầu theo nhóm).[2],[3],[4]
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại).
+ Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh dung sợi dây buộc vào cánh của quả cầu để học sinh tập tâng cầu.
3.1. Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân..
Dùng một sợi dây dài khoảng 50cm đến 70cm tuỳ vào chiều cao của người tập, buộc dây vào lông cầu và cầm sợi dây buộc cầu ở tay thuận.
Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tay cầm dây đưa ra trước ngang hông, làm sao cho quả câu cách mặt đất 30cm đến 40 vừa tầm với chân tâng cầu, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Bài tập đạt hiệu quả cao khi học sinh tập tâng cầu bằng mu bàn chân luân phiên bằng cả hai chân.
3.2. Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi..
Dùng một sợi dây dài khoảng 40cm đến 50cm tuỳ vào chiều cao của người tập, buộc dây vào lông cầu và cầm sợi dây buộc cầu ở tay thuận.
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tay cầm dây buộc cầu đưa ra trước ngang vai, câu được được thả xuống ngang hông, người tập co gối nâng đùi lên vuông góc với thân người tâng cầu lên cao 40cm đến, rồi nhanh chóng thu chân về vị trí, chuẩn bị tâng nhịp cầu tiếp theo.
Bài tập này cầu không cầu rơi xa vị trí đứng nên học sinh có thể nâng cao cảm giác chạm cầu, cũng như sửa được cảm giác ngượng khi tập.
+ Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh các kỹ thuật nâng cao để học sinh phát triển năng khiếu cá nhân.
4.1. Kỹ thuật đở cầu bằng ngực.[4]
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, hai tay để tự nhiên, thân người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi người tập quan sát cầu bay tới cách người khoảng 0,5m đến 0,6m, nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể ra chân sau hơi gập gối, chân trước duổi thẳng. Thân người hơi ngả ra sau và hơi nghiêng sang một bên, hai tay để thả lỏng tự nhiên. Khi cầu bay tới gần ngực, thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía bên chân đá cách người khoảng 0,4- 0,5m. Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, người tập chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và nhanh chóng sử dụng kỹ thuật đá tiếp theo.
+ Giải pháp 5: Sử dụng hệ thống bài tập luyện.
Sau khi củng cố kĩ năng đá cầu, cung cấp kĩ thuật đá cầu như  trên, nếu học sinh còn mắc những sai lầm trong từng kĩ thuật, tùy từng lỗi học sin mắc phải, giáo viên có thể áp dụng biện pháp khắc phục với những bài tập như sau:
Bài tập 1: Với những học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không đúng hướng cầu rơi, di chuyển chậm) giáo viên nên cho học sinh tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như:
- Xoạc ngang, dọc.
- Chạy nhẹ kết hợp với đá má trong, má ngoài.
- Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc.
- Tập các bài tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng.
Bài tập 2: Với những học sinh không dự đoán được điểm rơi của cầu, tốc độ bay của cầu, giáo viên nên phân tích cho học sinh tầm quan trọng chú ý theo điểm rơi của cầu, phân tích tầm quan trọng tốc độ bay của cầu. Giáo viên nên cho học sinh tập:
- Tập tung cầu, đúng động tác.
- Tự tung bắt cầu.
- Tập co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu.
- Tập đón cầu do người khác tung cho.
+ Giải pháp 6: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho bản thân.
- Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, học tập ở đồng nghiệp.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục để có thể thị phạm tốt các kỹ thuật, động tác.
- Ngoài những kĩ thuật cơ bản trên, để nâng cao chất lượng đá cầu cho học sinh giáo viên cần quan tâm những học sinh có năng khiếu đá cầu. Tập luyện thêm cho học sinh những kĩ năng đá cầu như đỡ cầu bằng ngực, bằng đùi, móc cầu bằng mu bàn chân ...
+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức cho học sinh đá cầu trong các giờ ra chơi.
- Tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hội thi, hay các buổi ngoại khoá trong các dịp lễ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thời gian áp dụng những biện pháp trên, tôi thấy rằng học sinh luôn yêu thích, ham đá cầu hơn, các em tự giác tập luyện, luyện tập thường xuyên để rèn luyện sức khỏe. Cho nên kĩ thuật đá cầu của học sinh các lớp tôi dạy được nâng lên rõ rệt. Đó là nhiều em biết tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, chuyền cầu hai người, phát cầu bằng mu bàn chân  kết quả này góp phần nâng cao chất lượng môn Thể dục của các lớp. Cụ thể, khi theo dõi kết quả học tập của học sinh tôi thu được kết quả như sau: 
Kết quả trước thực nghiệm. (Khảo sát học sinh từ bài 51 đến bài 60)
Nội dung
Số học sinh tham gia khảo sát
Số học sinh đạt được kỹ thuật
Tỉ lệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_thanh_tich_mon_da_cau_cho_hoc_sinh_lop_5_truon.doc