SKKN Nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước
Văn hóa ứng xử là chuẩn mực đánh giá đạo đức, lối sống, nếp sống, cách suy nghĩ, trình độ nhận thức của mỗi con người cũng như đề đánh giá giá trị phẩm chất con người. Xã hội càng văn mình thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Ngày nay, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ văn minh, nghệ thuật được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc và học tập. Nó thể hiện trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi của mỗi người.
Vì thế, vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử được coi là trọng tâm và quan trọng trong mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa ứng xử thì không thể thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng là truyền tải những giá trị, tri thức và rèn giũa nhân cách, đạo đức cho mỗi học sinh. Vì vậy, văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gần gũi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Nó là mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Văn hóa ứng xử là một bộ phận quan trọng của văn hóa giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy là việc tìm ra các biện pháp phù hợp để giáo dục nhân cách cho học sinh trong đó có văn hóa ứng xử.
Thế nhưng, chúng ta vẫn nghe thấy không ít những câu chuyện đáng buồn về văn hóa ứng xử của học sinh THPT hiện nay. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý khẳng định: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh và của cả giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Biết bao câu chuyện đau lòng về văn hóa ứng xử học đường đã diễn ra. Đó là học sinh sẵn sàng lăng mạ nhau, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hay nói dối, xúc phạm thầy cô
Trường THPT số Bá Thước là ngôi trường có bề dày truyền thống về dạy và học. Các thế hệ học trò tự hào về mái trường 52 năm tuổi đã thắp sáng bao ước mơ, đồng hành thắp lửa tri thức và rèn giũa nhân cách. Học sinh nhà trường tự hào được học tập và trưởng thành trong môi trường giáo dục có kỷ cương. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh là viên sạn nhỏ trong văn hóa ứng xử như: hiện tượng học sinh né tránh khi gặp khách đến trường, hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau Điều đó có ảnh hưởng gì đến thương hiệu nhà trường, nhân cách của học sinh không? Xuất phát từ thực tế đó, tôi đề ra ý tưởng của bản thân cũng như lời giải đáp cho hiện trạng này qua đề tài “Nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước”.
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Văn hóa ứng xử là chuẩn mực đánh giá đạo đức, lối sống, nếp sống, cách suy nghĩ, trình độ nhận thức của mỗi con người cũng như đề đánh giá giá trị phẩm chất con người. Xã hội càng văn mình thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Ngày nay, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ văn minh, nghệ thuật được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc và học tập. Nó thể hiện trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi của mỗi người. Vì thế, vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử được coi là trọng tâm và quan trọng trong mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa ứng xử thì không thể thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng là truyền tải những giá trị, tri thức và rèn giũa nhân cách, đạo đức cho mỗi học sinh. Vì vậy, văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gần gũi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Nó là mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Văn hóa ứng xử là một bộ phận quan trọng của văn hóa giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy là việc tìm ra các biện pháp phù hợp để giáo dục nhân cách cho học sinh trong đó có văn hóa ứng xử. Thế nhưng, chúng ta vẫn nghe thấy không ít những câu chuyện đáng buồn về văn hóa ứng xử của học sinh THPT hiện nay. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý khẳng định: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh và của cả giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Biết bao câu chuyện đau lòng về văn hóa ứng xử học đường đã diễn ra. Đó là học sinh sẵn sàng lăng mạ nhau, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hay nói dối, xúc phạm thầy cô Trường THPT số Bá Thước là ngôi trường có bề dày truyền thống về dạy và học. Các thế hệ học trò tự hào về mái trường 52 năm tuổi đã thắp sáng bao ước mơ, đồng hành thắp lửa tri thức và rèn giũa nhân cách. Học sinh nhà trường tự hào được học tập và trưởng thành trong môi trường giáo dục có kỷ cương. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh là viên sạn nhỏ trong văn hóa ứng xử như: hiện tượng học sinh né tránh khi gặp khách đến trường, hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau Điều đó có ảnh hưởng gì đến thương hiệu nhà trường, nhân cách của học sinh không? Xuất phát từ thực tế đó, tôi đề ra ý tưởng của bản thân cũng như lời giải đáp cho hiện trạng này qua đề tài “Nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước, đánh giá ưu điểm, tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp để nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh Trường THPT Bá Thước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi về thực trạng ứng xử của học sinh hiện nay thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Kỹ năng sống ở trường THPT Bá Thước. - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu qua hình thức khảo sát những thành viên tiêu biểu. - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động qua các tiêu chí đã đề ra. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: - Phương pháp nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới góc độ tâm lý- xã hội học: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Bộ môn Sinh học- GDCD- Ngữ văn- GD ngoài giờ trên lớp). PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm “văn hóa” Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu cách diễn đạt khác nhau tùy theo cách tiếp cận và tùy theo từng giai đoạn lịch sử của con người. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Từ điển triết học định nghĩa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Chúng ta có thể suy rộng ra: Văn hóa tập hợp một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, trải qua hoạt động thực tiễn. Những giá trị đó được các thế hệ thừa nhận một cách tự nguyện, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo nên những đặc trưng và bản sắc từng dân tộc. Văn hóa gắn còn gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động sản xuất tinh thần, hoạt động chính trị, văn học nghệ thuật, giáo dục... Văn hóa là sự ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và đối với bản thân mình. 2.1.1.2. Khái niệm vê “văn hóa ứng xử” Bàn về khái niệm ứng xử, các ngành nghiên cứu tâm lý, từ góc độ tâm lý học, chủ yếu tìm hiểu, khai thác khái niệm ứng xử ở khía cạnh những quan hệ giao tiêp. “Ứng xử là một từ ghép của hai từ ứng và xử. Mà ứng xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau như ứng phó, ứng đáp ứng biến và xử sự, xử thế... " Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thê hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kế quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau, xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh. Như vậy, ứng xử của con người (cá nhân hay cộng đồng) phản ánh các mối liên hệ cơ bản sau đây: Thứ nhất, nói đến ứng xử là nói đến cách xử trí trong quan hệ giữa người với người hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trước những sự kiện hoặc sự việc cụ thể. Thứ hai, ứng xử cũng là một phương diện cấu thành của văn hóa, là biểu hiện tổng hợp của văn hóa. Các kỹ năng ứng xử gồm: - Kỹ năng “chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu khi mới giao tiếp hạn chế những sai lệch trong cảm nhận về vẻ bên ngoài của đối tượng giao tiếp”. - Kỹ năng giao tiếp một cách không định kiến. - Kỹ năng tự rèn luyện, bồi dưỡng và thể hiện được tính cách tôn trọng người khác như: thiện chí, tế nhị, trung hậu và cân bằng hợp lý giữa tính nguyên tắc và tính nhượng bộ. Văn hóa ứng xử được thể hiện, thực hiện bằng những kỹ năng ứng xử. Các kỹ năng này chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng được bồi dưỡng bởi tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa. Các kỹ năng này hình thành chủ yếu thông qua con đường giáo dục. Từ quan niệm về văn hóa ứng xử, có thể hiểu văn hóa ứng xử của học sinh là hệ thống các khuôn mẫu về ứng xử của học sinh, là hệ thống thái độ, kỹ năng ứng xử, hành vi ứng xử, thái độ ứng xử, cử chỉ ứng xử, ngôn ngữ ứng xử trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên - chiều cao, quan hệ với xã hội - chiều rộng và quan hệ với bản thân - chiều sâu. Và chính là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của mỗi cá nhân học sinh. 2.1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường Mỗi một môi trường khác nhau thì văn hóa ứng xử cũng có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Và với mỗi cá nhân mỗi con người khác nhau cũng có những khuôn mẫu ứng xử khác nhau như: Văn hóa ứng xử trong nhà trường với những đặc điểm và yêu cầu riêng khác biệt với văn hóa ứng xử trong các môi trường khác như: môi trường công sở, môi trường bệnh viện. Văn hóa ứng xử trong nhà trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. Văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng là mục tiêu phát triển luôn được đề cao hàng đầu từ phía nhà trường và từ phía giáo viên, sinh viên. Bao gồm các đặc điểm đó là những khuôn mẫu ứng xử, hành vi ứng xử, thái độ ứng xử. Cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử của học sinh cũng như của giáo viên. Gắn với mối quan hệ với thầy cô, với bạn bè, với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả chính với bản thân mình. Yêu cầu với mỗi học sinh phải luôn ứng xử đúng mực, luôn suy nghĩ kỹ trước mọi hành vi ứng xử, ngôn ngữ ứng xử để thực hiện được những khuôn mẫu ứng xử đó thì mỗi học sinh trong nhà trường phải hình thành được lối sống, nếp sống có chuẩn mực. Khuôn mẫu ứng xử phải được rèn luyện dần dần, thực hiện hàng ngày trở thành thói quen và trở thành nếp sống của mỗi cá nhân. Trong khuôn khổ giáo dục tại nhà trường, văn hóa ứng xử hay giao tiếp không thể tách rời với giáo dục và có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử của học sinh THPT trong nhà trường. Giao tiếp, ứng xử với bản thân. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với giáo viên. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với khách đến trường. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với các hoạt động chung của tập thể, cộng đồng. 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Đánh giá về văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước. 2.2.1.2. Những mặt tích cực Học sinh trường THPT Bá Thước được học tập và trưởng thành trên địa bàn tập trung dân cư có trình độ dân trí cao nhất huyện. Qua các biểu hiện văn hóa ứng xử, học sinh nhà trường luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, tự tin và thanh lịch. Biểu hiện văn hóa ứng xử của các em học sinh với bản thân, với các mối quan hệ, với cảnh quan nhà trường được bộc lộ thông qua hành vi ứng xử, thái độ ứng xử, các yếu tố phi ngôn ngữ và ngôn ngữ ứng xử. Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ với thiên nhiên, môi trường, học sinh trường THPT Bá Thước đã thể hiện được vai trò của mình trong phong trào bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Qua khảo sát, có tới 80,4% học sinh trong tổng số học sinh được khảo sát thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Học sinh nhà trường được tham gia một chuỗi các hoạt động bảo vệ môi trường như: Chăm sóc bảo vệ CTTN (Công trình Thanh niên) của nhà trường, tham gia câu lạc bộ Môi trường xanh nhằm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường Văn hóa ứng xử của các em học sinh với thầy giáo, cô giáo về cơ bản vẫn giữ vững truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Ứng xử của học sinh với các thầy giáo, cô giáo luôn chú trọng những khuôn mẫu chuẩn mực như lời chào, cách xưng hô của trò với thầy. Cách xưng hô với thầy giáo, cô giáo tương đối chuẩn mực. Văn hóa ứng xử với bạn bè thể hiện ở tấm gương giúp đỡ nhau cùng học tập bằng tinh thần tương thân, tương ái. Học sinh nhà trường được tham gia những hoạt động có ý nghĩa như chương trình “Thắp sáng ước mơ”, tự nguyện ủng hộ đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó. Học sinh nhà trường còn được tham gia hoạt động tập thể như: Câu lạc bộ văn nghệ xung kích, giải bóng đá mimi nữ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03, thi học sinh tài năng, thanh lịch, Rung chuông vàng cấp trường, Âm vang xứ Thanh... Văn hóa ứng xử của học sinh với chính bản thân mình thể hiện qua cách ăn mặc khi đến trường. Qua khảo sát có tới 91,7% học sinh trong tổng số học sinh được hỏi thường xuyên mặc đồng phục đến trường vì điều đó giúp các bạn thêm tự hào khi được trở thành học sinh trường THPT Bá Thước. 50% học sinh mạnh dạn, tự tin, sẵn sàng, mong muốn được khẳng định mình khi tham gia các hoạt động tập thể. Ngoài ra, có nhiều học sinh sử dụng thời gian rỗi cho việc học tập, tham gia các hoạt động tình nguyện, tham gia câu lạc bộ thể thao... 2.2.1.2. Những mặt hạn chế. Văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước còn có những hạn chế. Trong mối quan hệ với môi trường vẫn có một bộ phận học sinh thực hiện chưa thật tốt việc giữ gìn về sinh môi trường 33,8 % học sinh được hỏi trả lời đã từng vứt rác bừa bãi ở lớp học và sân trường. Trong mối quan hệ với thầy cô, ngoài lời chào xuất phát từ sự kính trọng, chân thành vẫn còn tồn tại lời chào chưa phải đạo. Trong giờ học còn có hiện tượng học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ chiếm 37,1%. Hiện tượng này, hành vi ứng xử này cần loại bỏ, nó biểu hiện của việc thiếu tôn trọng thầy cô. Văn hóa ứng xử với khách đến trường cũng còn hạn chế 3,7 % học sinh thường xuyên thu mình vào một góc, không tiếp xúc với khách đến trường, hiếu tự tin, lảng tránh, không chào hỏi khi gặp khách lạ đến trường. Văn hóa ứng xử với bạn bè cũng còn tồn tại hạn chế như thường chơi tụ tập theo nhóm, 40% học sinh được phỏng vấn thường xuyên sử dụng điện thoại trong trường, không có nhu cầu giao tiếp với bạn bè trong giờ ra chơi. Ngôn ngữ ứng xử cũng còn tồn tại một số hạn chế. Đó là học sinh nhà trường còn sử dụng từ “lóng”. Nhất là ngôn ngữ với bạn bè còn chưa đúng mực. Qua khảo sát cho thấy 30% học sinh có nói tục, chửi bậy. Đây là một mức độ cao nên học sinh cần điều chỉnh để có “lời hay ý đẹp”. Một hạn chế đáng buồn nữa là có tới 76,6% sử dụng thời gian cho việc truy cập internet vào các trang như Facebook, nhạc Hàn và chơi game online 2.2.2. Nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước. 2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan Do tính cách con người: Mỗi người sinh ra đều có tính cách riêng. Đây là cơ sở hình thành phong cách ứng xử, văn hóa ứng xử. 90,22% học sinh khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố này tới văn hóa ứng xử học sinh. Người hoạt bát, sôi nổi sẽ dễ dàng thiết lập các mối quan hệ, có cơ hội tham gia nhiều hoạt động tập thể vì thế được rèn luyện trong nhiều tình huống ứng xử, có nhiều kinh nghiệm. Người có tính cách trầm tư thì phạm vi giao tiếp sẽ hẹp hơn, sẽ khó ứng xử tốt, phản xạ chưa nhanh ở những tình huống phức tạp, bất ngờ. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố tiền đề chứ không thể là yếu tố quyết định đến kỹ năng ứng xử của con người. Vốn sống: Học sinh trường THPT Bá Thước nói riêng hầu hết chưa năng động, sáng tạo, vốn hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống còn khá nghèo nàn, chưa biết cách phát huy tài năng, năng lực và phẩm chất của bản thân. 69,1% HS được hỏi khẳng định vốn sống bản thân có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của họ. Tính tích cực của cá nhân. Theo số liệu điều tra, 96,89% học sinh được hỏi cho rằng tính tích cực của cá nhân là yếu tố quyết định ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng ứng xử của học sinh. Cùng là một môi trường học tập, rèn luyện là mái trường THPT Bá Thước với 52 năm truyền thống, học sinh nhà trường có nhiều cơ hội ngang nhau, có các mối quan hệ ngang nhau để trau dồi kĩ năng ứng xử song song cùng con đường học tập, giao tiếp. Tuy nhiên, kết quả chỉ tốt nếu học sinh tích cực và tự giác. Nếu cá nhân tích cực hình thành cho bản thân lối sống, nếp sống lành mạnh, tham gia đầy đủ các hoạt động và rèn kỹ năng ứng xử sẽ trở thành học sinh văn minh, thanh lịch. 2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan Tác động của xã hội: 57,11% HS được hỏi cho rằng sự phát triển của các dịch vụ giải trí sẽ ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh. Xã hội ngày càng phát triển, các giá trị văn hóa trong cuộc sống có những biến đổi sâu sắc. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như sự bùng nổ công nghệ thông tin với hệ thống mạng internet dẫn đến sự “xâm lăng” văn hóa ngày càng phức tạp. Trong nhà trường, học sinh được học bao điều hay lẽ phải nhưng khi bước ra khỏi cổng trường, học sinh đã phải đối mặt với biết bao tệ nạn xã hội như tình trạng đánh nhau, chửi thề, nói tục Truyền thông đại chúng: 51,78 % học sinh cho rằng thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh. Trong đời sống, truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, thực tế cuộc sống nhằm nâng cao nhận thức. Từ đó, có thể tác động tới việc hình thành nhân cách và xây dựng hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh. Thế kỷ 21 là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Điều đó tác động tới con người cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Điều đáng nói ở đây là sự bùng nổ của hệ thống thông tin ấy cùng với xu hướng thương mại hóa như: phim ảnh, sách báo đã tác động đến con người, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ lệch lạc về văn hóa. Từ đó dẫn đến hành vi sai lệch, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và xã hội. Mạng internet phát triển mạnh mẽ tạo tiện ích cho cuộc sống. Nhưng cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là xu hướng “lai căng”, “Tây hóa” xuất hiện. Hệ thống phim ảnh, trang web đen dễ xâm nhập vào cuộc sống, trò chơi trực tuyến bạo lực, ca sĩ ăn mặc lố lăngđã tác động tới hành vi văn hóa của học sinh. Hiện nay trên khắp các trang mạng, các tờ báo hay ở ngay ngoài cuộc sống, thật không khó để ta bắt gặp những hành vi giao tiếp ứng xử không đẹp của giới trẻ. Tình trạng học sinh đánh nhau, văng tục chửi bậy, có những hành động không phù hợp với lứa tuổi, không phù hợp với văn hóa nhất là trong cách ăn mặc và lời nói đang có nguy cơ báo động. Những dòng tít “nữ sinh đánh nhau”, cách “ăn mặc phản cảm” của giới trẻ khiến cả xã hội phải suy ngẫm. Đáng buồn là việc quản lí các phương tiện thông tin đại chúng còn lỏng lẻo. Rất nhiều trang mạng đen có thể tự do công khai nội dung thiếu lành mạnh, video phản cảm, ngôn ngữ thiếu trong sáng lành mạnh được tự do “phát truyền”, vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản lí. Ảnh hưởng cách ứng xử của người lớn trong gia đình và nhà trường, nơi công cộng: 73,11% học sinh được hỏi cho rằng truyền thống gia đình, dòng họ và 61.11% học sinh cho rằng ảnh hưởng điều kiện kinh tế gia đình chi phối tới văn hóa ứng xử của học sinh. Chính vì biểu hiện ứng xử của người lớn chưa làm gương, sự thiếu quan tâm của gia đình đã dẫn đến hiện trạng hành vi giao tiếp ứng xử của giới trẻ (đặc biệt lứa tuổi học sinh THPT) chưa đúng chuẩn. Về phía nhà trường, các yếu tố như nền nếp, kỷ cương nhà trường, thầy cô và lối sống cũng sẽ chi phối tới văn hóa ứng xử của học sinh 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước. 2.3.1. Phát huy năng lực làm chủ của mỗi học sinh Vai trò của chính bản thân học sinh rất quan trọng, là yếu tố quyết định hàng đầu đến văn hóa ứng xử của mỗi học sinh. Vì nếu các chuẩn mực văn hóa, các nội qui, chương trình hành động nhà trường đưa ra nhưng học sinh không hưởng ứng, không tự giác thì không thể xây dựng nếp ứng xử có văn hóa. Để trở thành học sinh toàn diện, phát triển về mọi mặt, một người có trình độ học vấn, có văn hóa, có hành vi ứng xử đẹp thì tự bản thân mỗi học sinh phải tự ý thức, tự nhận thức, tự trau dồi nét đẹp văn hóa cho bản thân. Cần học cách ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và đối tượng giao tiếp, ứng xử. Có ý thức bảo lưu, giữ gìn, bảo vệ nét đẹp trong ứng xử truyền thống để phân biệt đúng-sai, phù hợp-không phù hợp khi giao tiếp. Để chỉnh sửa hoàn thiện hơn, biến hành vi ứng xử chuẩn mực đó thành thói quen và dần trở thành tính cách, lối sống cho bản thân. Phải luôn tôn kính, có thái độ đúng mực với thầy giáo, cô giáo. Hòa đồng, bình đẳng, thân thiện với bạn bè mà không vụ lợi. Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, của lớp, các hoạt động xã hội để thấy mình sống có ích hơn. Đó cũng là cách ứng xử đẹp bởi các em cần cống hiến sức lực, tuổi trẻ của mình cho sự phát triển của đất nước. Hơn thế nữa, học sinh cần nỗ lực học hỏi từ thực tế cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, có ý thức làm việc tập thể với bạn bè. Nỗ lực hoàn thiện bản thân về mọi mặt, có lối sống, nếp sống, đạo đức và văn hóa ứng xử cao đẹp để trở thành công dân năng động, sáng tạo, công dân ứng cử có văn hóa, văn minh. 2.3.2. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng về hành vi giao tiếp ứng xử văn hóa, văn minh. Trên địa bàn huyện, mỗi tổ chức, đơn vị cần phải xây dựng Bộ Qui tắc ứng xử văn hóa, những nội qui- qui định riêng, phù hợp với đặc thù và tố chất công việc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tác động đến nhận thức, từ nhận thức góp phần thay đổi hành vi của mỗi người. - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền Hình ảnh về ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông. - Ban hành Bộ Qui tắc văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước. Hiện tại, có rất nhiều bộ qui tắc ứng xử đã được ban hành hợp nhằm tác động trực tiếp đến mỗi cá nhân trong việc nâng cao ý thức tự giác, tự điều chỉnh hành vi và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy qui tắc văn hóa ứng xử sẽ thật sự có ích hơn khi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_net_dep_van_hoa_ung_xu_cho_hoc_sinh_truong_thp.doc