SKKN Nâng cao một số công tác nghiệp vụ trong thư viện trường tiểu học
Việt Nam ta nói riêng và tất cả các nước khác trên thế giới nói chung đang bước vào một thời đại mới. Đó là thời đại của trí tuệ, của khoa học kỹ thuật và của công nghệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Những thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành GD – ĐT phải không ngừng đổi mới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Hiện nay tất cả các cấp học, bậc học trong cả nước đều chú trọng quan tâm phát triển theo xu hướng hòa nhập với giáo dục quốc tế. Để các trường phát triển đúng hướng, đạt chất lượng hiệu quả cao thì phải có sự đầu tư và phát triển đồng bộ các yếu tố cấu thành trường học. Đứng sau nhân tố con người (người dạy – người học), yếu tố cơ sở vật chất (trường - lớp) thì thư viện nhà trường là một nhân tố quan trọng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Nó là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy – học, là linh hồn của một nhà trường, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. Nó không chỉ giúp cho thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hóa cá nhân. Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện đã nêu rõ: “Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường ” (Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông – Bộ GD & ĐT).
I. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Việt Nam ta nói riêng và tất cả các nước khác trên thế giới nói chung đang bước vào một thời đại mới. Đó là thời đại của trí tuệ, của khoa học kỹ thuật và của công nghệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành GD – ĐT phải không ngừng đổi mới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Hiện nay tất cả các cấp học, bậc học trong cả nước đều chú trọng quan tâm phát triển theo xu hướng hòa nhập với giáo dục quốc tế. Để các trường phát triển đúng hướng, đạt chất lượng hiệu quả cao thì phải có sự đầu tư và phát triển đồng bộ các yếu tố cấu thành trường học. Đứng sau nhân tố con người (người dạy – người học), yếu tố cơ sở vật chất (trường - lớp) thì thư viện nhà trường là một nhân tố quan trọng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Nó là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy – học, là linh hồn của một nhà trường, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. Nó không chỉ giúp cho thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hóa cá nhân. Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện đã nêu rõ: “Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường” (Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông – Bộ GD & ĐT). Trong thư viện vốn tài liệu chủ yếu là sách. Như mọi người đã biết từ khi con người phát minh ra chữ viết thì quá trình tiến hóa của nhân loại phát triển vượt bậc. Nhờ vào chữ viết con người có thể lưu trữ lại những kiến thức về văn hóa, lao động, khoa học kỹ thuật, lưu trữ lại các giá trị đạo đức xã hội mà ngày nay chúng ta vẫn học tập và làm theo. Do đó sách có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội cũng như trong lao động sản xuất. Nó là nguồn tri thức vô tận, nhờ có sách mà con người càng ngày càng tiếp cận với thế giới hiện đại, cuộc sống không thể thiếu sách. Nhà lãnh tụ VI.LÊ-NIN đã từng nói “ Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có cộng sản”. Hơn tất cả là trong trường học sách đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì nó là người bạn gần gủi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí, ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Để thực hiện tốt được nhiệm vụ đó thì các công tác nghiệp vụ thư viện phải làm tốt. Nhất là công tác phục vụ bạn đọc phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và luôn luôn thay đổi hình thức phục vụ để thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách trong thư viện ngày càng đông hơn. Ngay từ khi mới về làm việc tại trường Tiểu học Hoằng Quang (Thành phố Thanh Hóa), nhận thấy thư viện trường mình rất được ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm. Đặc biệt là sự quan tâm đầu tư của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly – Một người con thành đạt, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của quê hương. Bản thân là một cán bộ thư viện tôi luôn nghiêm túc suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để phát huy được hiệu quả tối đa nguồn tài liệu vô giá đó? Hầu hết, thư viện các trường đã hoạt động có chiều sâu nhưng mới thu hút được số ít cán bộ giáo viên và nhân viên. Số lượng bạn đọc đông đảo là học sinh không phải thư viện nào cũng thu hút được. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là các trò chơi games, các loại online bạo lực, chat, phim hoạt hình, phim truyện đủ các thể loại , với nhiều trò chơi ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ đặc biệt là các bạn học sinh nhỏ tuổi đang học ở bậc tiểu học lệ thuộc vào thế giới ảo rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, báo, tạp chí của các em ngày càng hạn chế. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, với vai trò là người cán bộ thư viện chuyên trách có tâm huyết với nghề, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều ý tưởng và được sự ủng hộ, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao một số công tác nghiệp vụ trong thư viện trường tiểu học” nhằm thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách trong thư viện mỗi ngày đông hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Để thư viện thực sự là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường thì người cán bộ thư viện phải không ngừng nâng cao công tác nghiệp vụ của mình để thu hút bạn đọc. Nghiệp vụ thư viện không phải chỉ là một việc đơn thuần mà nó bao gồm rất nhiều công tác khác nhau như: phát triển vốn tài liệu, xử lý nghiệp vụ trên sách, sắp xếp trang trí trong thư viện, tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện, công tác tuyên truyền giới thiệu sách, công tác biên soạn thư mục Đó là các nghiệp vụ trọng tâm của công tác thư viện. Tài liệu của thư viện có được sử dụng nhiều hay không, các nguồn thông tin của thư viện có được bạn đọc biết đến hay không Tất cả phụ thuộc vào nghiệp vụ của người làm công tác thư viện. Nhiệm vụ này làm tốt sẽ thu hút được bạn đọc đến với phong trào đọc sách ở thư viện của mình ngày một nhiều hơn, tạo môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp các em đến với một sân chơi bổ ích, lí thú mang lại hiệu quả cao trong học tập. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá nhiều điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Là một người cán bộ thư viện có tâm huyết tôi luôn phấn đấu làm sao để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình, để phục vụ bạn đọc được tốt nhất, thu hút ngày càng nhiều bạn đọc đến với thư viện của mình. Đó cũng là niềm vui lớn của tôi. Vì vậy trong nhiều năm làm công tác thư viện, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ và áp dụng vào ba năm học gần đây đạt hiệu quả cao. Tôi xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho sáng kiến của mình được hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài: “Nâng cao một số công tác nghiệp vụ trong thư viện trường tiểu học”. - Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và tất cả học sinh của trường Tiểu học Hoằng Quang – Thành phố Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh trong trường. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các hình thức phục vụ, tuyên truyền giới thiệu sách cho học sinh bằng các phương pháp khác nhau. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: * Các công văn, quyết định và kế hoạch: - Cán bộ thư viện nhà trường luôn bám sát các tiêu chuẩn theo quy định QĐ 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 02/01/2003 để xây dựng thư viện ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn. - Bám sát và thực hiện theo công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. - Bám sát theo chương trình hoạt động năm học của trường Tiểu học Hoằng Quang để xây dựng và duy trì thư viện đạt chuẩn. Đó là các cơ sở ban đầu của sáng kiến. * Một số khái niệm: Thư viện là chiếc cầu nối, là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc. Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc. Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường. Công tác này là chiếc cầu nối giữa nguồn tài liệu, nguồn thông tin của thư viện với bạn đọc thông qua vai trò của người cán bộ thư viện. Một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện đó chính là bạn đọc. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng nhiều. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ bạn đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu của người tìm tin. Phục vụ tốt bạn đọc là công tác trung tâm của mỗi thư viện nhằm dùng mọi hình thức, nhanh chóng luân chuyển sách báo, tạp chí để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh. Những công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại tài liệuđều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc. Thu hút được bạn đọc là để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc sách ra sao. Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo nâng cao một số công tác nghiệp vụ như: - Công tác xử lý nghiệp vụ sách và sắp xếp trang trí phòng thư viện. - Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc của người dùng tin để xây dựng vốn tài liệu. - Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, cách tra cứu tài liệu và phương pháp đọc sách - Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện. - Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu. - Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường Tiểu học Hoằng Quang đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên có đủ phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, thư viện nhà trường được công nhận đạt chuẩn. Khuôn viên thư viện sạch đẹp, thoáng mát có diện tích khoảng 120m2 và được trang bị đầy đủ tủ giá, bàn ghế một cách hợp lý khoa học. Vốn tài liệu nhiều được bổ sung hàng năm đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đời sống kinh tế chưa phát triển mạnh nên hầu như học sinh chưa có thói quen đọc sách, số lượng giáo viên và học sinh vào thư viện đọc sách còn chưa cao, lượt đọc của học sinh trên thư viện còn rải rác, chưa có tính hệ thống, có lớp còn chưa có học sinh tham gia. Mặc dù ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu và cơ sở vật chất nhằm thu hút bạn đọc. Nhưng học sinh của trường đa số là con em gia đình lao động tự do, ít được sự quan tâm của cha mẹ hơn nữa các em còn nhỏ tuổi, ham chơi, chưa có ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. Chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh giỏi có nhu cầu thực sự về tài liệu, một số thích đọc các loại truyện ngắn mang tính hài hước, giải trí hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Trăn trở trước thực trạng đó, tôi tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu, tâm lý lứa tuổi và tìm hiểu những hoạt động truyền thống của thư viện nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục bổ sung những điểm yếu. Được sự ủng hộ, quan tâm của nhà trường và tập thể giáo viên tôi đã đưa ra sáng kiến nâng cao một số công tác nghiệp vụ thư viện nhằm để thu hút phần lớn số lượng giáo viên và học sinh trong trường đến đọc sách, giúp học sinh có thói quen đến thư viện, phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên liên tục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện và nâng cao chất lượng học tập. Đây cũng là vấn đề quan trọng gắn liền với nhiệm vụ được phân công. 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 3.1 Công tác xử lý nghiệp vụ sách và sắp xếp trang trí phòng thư viện: Để phục vụ bạn đọc được tốt việc đầu tiên thư viện cần phải lưu ý một số điểm quan trọng trong công tác xử lý nghiệp vụ thư viện như sau: Bố trí kho sách và phòng đọc thế nào để phòng đọc rộng rãi thoáng đãng hơn. Phòng đọc sách phải có nhiều cửa sổ cho thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng. Vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học Hoằng Quang đã chia thành các bộ phận như sau: + Sách giáo khoa. + Sách nghiệp vụ. + Sách tham khảo. + Sách thiếu nhi. + Báo - Tạp chí. Hệ thống tủ sách gồm: 01 tủ sách tham khảo, 01 tủ sách truyện thiếu niên, 01 tủ sách nghiệp vụ, 01 tủ sách giáo khoa dùng chung, 01 tủ báo - tạp chí. Mỗi bộ phận trên được đăng kí một sổ đăng kí cá biệt riêng. Ngoài ra, thư viện còn chọn lọc vốn tài liệu và sắp xếp được 01 tủ sách giáo dục đạo đức, 01 tủ sách giáo dục pháp luật. Cấu trúc mỗi tủ sách: Để phù hợp với tính chất, đặc điểm của trường học, tủ sách được xếp theo khối lớp - môn học tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện trong việc bổ sung sách, bạn đọc lấy sách, chọn sách trực tiếp trên giá. Sách tham khảo: Xếp theo môn học, ở các môn học xếp theo lớp. Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ: xếp theo khối lớp, ở các khối xếp theo môn học. Tủ sách truyện thiếu nhi, tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật: xếp theo số đăng kí cá biệt để thuận tiện cho việc tra tìm sách qua hệ thống mục lục chữ cái và công tác kiểm kê. Tủ báo - tạp chí: Phân theo chủng loại báo đã được đóng thành tập theo đúng nghiệp vụ. Nhãn chỉ dẫn trên giá (ví dụ: giá sách giáo khoa, giá sách tham khảo) được làm bằng các tấm nhựa có in hình hoa hoặc hình các chú hề ngộ nghĩnh nhằm thu hút sự chú ý của các bạn học sinh. Hệ thống phiếu tra cứu: Mô tả tài liệu theo quy tắc ISBD gồm: + Phiếu chính: Mỗi cuốn sách, một tập báo - tạp chí được lập một phiếu chính. + Phiếu bổ sung: Mỗi cuốn sách đều có phiếu bổ sung cho tác giả thứ 2 trở đi và phiếu bổ sung cho tên sách. Hệ thống tra cứu: Sử dụng khung phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia Việt Nam và dựa vào tính chất phân môn học của nhà trường học để phân loại sách bằng hệ thống kí hiệu cơ bản sau: 0. Tổng loại 3K5H. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin - Hồ Chủ Tịch 3. Chính trị, xã hội 5. Khoa học tự nhiên 6. Kĩ thuật 7. Nghệ thuật 7A. Thể dục 8. Văn học 9. Lịch sử, địa lí Vốn tài liệu được xử lý đúng nghiệp vụ thư viện, bố trí sắp xếp khoa học mang tính chất thẩm mỹ cao tạo sự thuận lợi, thu hút lớn đối với người tìm tin. Nhất là các bạn học sinh nhỏ tuổi. 3.2 Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của giáo viên và học sinh để xây dựng vốn tài liệu: Trong những năm gần đây ngay từ đầu năm học, cán bộ thư viện trường Tiểu học Hoằng Quang đã đến từng lớp trao đổi với các em, kết hợp theo dõi các hoạt động của Đội, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt ngoại khóa với nhà trường để tìm hiểu tâm lý và nhu cầu đọc của từng đối tượng bạn đọc trong trường. Nắm bắt được điều đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu đọc của bạn đọc trong toàn trường. Cũng xuất phát từ thực tế thư viện trường, tôi thấy đối tượng mà thư viện phục vụ chủ yếu là học sinh nhỏ tuổi, nhất là học sinh khối lớp 1-2. Các em còn chưa ý thức được việc đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng lại rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại mà ông bà, bố mẹ thường kể. Vì vậy để thu hút các em lên thư viện tôi đã tiến hành một số bước sau: + Làm các thư mục tranh treo, dán tranh có hình ảnh ngộ nghĩnh, vẽ hình các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích nổi tiếng, tạo cho học sinh có cảm giác khi lên thư viện như là đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên. + Gần gũi, hướng dẫn tận tình cho các em có thể lựa chọn được những cuốn sách hợp lứa tuổi khi vào thư viện. + Học sinh được đi lại, trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện. Tạo sự tìm tòi và ham mê cho các em. Từ những nhu cầu của bạn đọc, hàng năm thư viện có kế hoạch cụ thể xin với nhà trường đầu tư, tổ chức phát động các phong trào để tăng thêm nguồn sách báo, tài liệu cho thư viện như: + Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng sách. Ví dụ như kết hợp với đội thiếu niên tiền phong và nhất là giáo viên chủ nhiệm để xây dựng phong trào: “ Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách” + Phát động học sinh góp sách, tiến hành phân loại sách do học sinh góp, đưa những sách tốt nhất phục vụ cho học sinh, loại trừ những sách có nội dung xấu. + Đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với lứa tuổi học sinh. Những hoạt động đó đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng được vốn tài liệu phong phú cho thư viện nhằm thu hút đông đảo lượng bạn đọc đến với thư viện mỗi ngày. 3.3 Xây dựng kế hoạch đọc sách cho bạn đọc: Thư viện phải có kế hoạch mở cửa phục vụ bạn đọc thường xuyên. Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch hoạt động của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. Chúng tôi đã nghiên cứu kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh. Đến trước các kỳ thi chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu tới các thầy cô và các em mượn các loại sách như: câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra, các đề thi Kết quả việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ đầu năm học. 3.4 Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc: Phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc mới đạt hiệu quả như: + Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện vào những buổi ngoại khóa, giờ ra chơi, sinh hoạt Đội Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy hoặc cán bộ thư viện có thể đọc to nghe chung các cuốn truyện cổ tích, truyện cười cho các em nghe tạo hứng thú, khích lệ niềm đam mê của các em, nó còn phù hợp với thực tế các thư viện là số lượng bản sách ít nhưng sử dụng hình thức này nhiều bạn đọc được nghe đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc. + Kết hợp với tổ cộng tác viên cứ đầu tuần cán bộ thư viện chọn lọc sách theo kế hoạch đưa xuống từng lớp cho các em mượn về nhà và như thế sách được luân hồi từ lớp này sang lớp khác để các em có thời gian đọc thêm. Ví dụ: Sáng thứ 2 tuần I của tháng cán bộ thư viện cho cộng tác viên lớp 3A, 3B lên nhận sách phát cho lớp, hết tuần thu nộp lại. Sang tuần thứ II sách của lớp 3A chuyển qua lớp 3B và ngược lại. Cứ như thế sách luôn luôn được luân hồi. + Sử dụng giỏ sách mini để bàn: Theo phương pháp truyền thống, trường tổ chức phòng đọc theo hình thức kho đóng và kho mở. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều không có mấy tác dụng tích cực với việc tìm tài liệu của học sinh. Chọn sách ở kho đóng: học sinh không được chọn sách trực tiếp mà phải thông qua hệ thống mục lục, các em còn nhỏ tuổi nên rất khó khăn, gây nhiều lúng túng, mất thời gian. Còn chọn sách ở kho mở: Vì kho quá nhiều sách nên học sinh khó tìm được cuốn sách sát đúng yêu cầu mà mình cần. Việc lựa chọn sách gây lãng phí thời gian. Vì vậy, dẫn đến sự chán nản và cứ thế học sinh đến thư viện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_mot_so_cong_tac_nghiep_vu_trong_thu_vien_truon.doc