SKKN Nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11

SKKN Nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn (Đại hội X – 2006). Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng hướng vào người học được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học hướng vào người học là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Để thực hiện được điều đó cần vận dụng khéo léo và có hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện đại, trong đó dạy học theo phương pháp nhóm tại lớp được xem là một trong những phương pháp dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

docx 23 trang thuychi01 9292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn (Đại hội X – 2006). Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng hướng vào người học được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học hướng vào người học là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Để thực hiện được điều đó cần vận dụng khéo léo và có hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện đại, trong đó dạy học theo phương pháp nhóm tại lớp được xem là một trong những phương pháp dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm hầu hết các trường học. Riêng ở nước ta, từ khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết Quốc hội khóa 10 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” [1], thì phương pháp hoạt động nhóm không những được khuyến khích, vận động áp dụng, mà còn coi đây là một tiêu trí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên khi lên lớp.
Môn Công nghệ 11 cũng như các môn học khác, đã góp phần tham gia vào việc thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người, tham gia vào việc thực hiện đào tạo con người phát triển toàn diện con người thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn học cung cấp kiến thức cơ sở cho các em về kỹ thuật tổng hợp và phát triển tư duy kỹ thuật, hướng nghiệp cho học sinh. Đó là nền tảng cho sự phát triển đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong thực tế, môn Công nghệ 11 đã được giảng dạy theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, tuy nhiên còn bị xem nhẹ ở các trường Phổ thông, chưa được quan tâm và cải tiến cách dạy và học. Trong quá trình dạy học, người giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới phương pháp và các phương tiện dạy học để phát triển óc sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với tính chất môn học. 
Do vậy, người học cũng chưa say mê hứng thú tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật đó nữa mà chỉ học theo kiểu “đối phó”. Để có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 11, cần có những biện pháp cải tiến phương tiện, phương pháp dạy và học để tạo hứng thú học tập cho cả thầy và trò. Một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh là phương pháp dạy học theo hoạt động nhóm.
Do đó, để góp phần nâng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 11 trong trường THPT, tôi quyết định lựa chọn đề tài SKKN “ Nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Kỹ năng dạy và học theo phương pháp hoạt động nhóm trong dạy Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết 
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
- Phương pháp trò chuyện
II – Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo nhóm
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [2].
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, phương pháp dạy học theo nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học, mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể tham gia trong quá trình học tập, kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học.
2.1.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là một bộ phận hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định được mục đích, nội dung dạy học thì phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò sẽ quyết định chất lượng của quá trình dạy học.
Phương pháp dạy học là phương pháp của hai chủ thể: phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh. 
Vậy phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh. Trong đó, phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học nhằm giúp học sinh tự giác, tự lực, tích cực, chủ động chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng hoạt động bao gồm kỹ năng nhận thức, kỹ năng sáng tạo, kỹ xảo thực hành. [4]
Xét theo mặt ngoài (hình thức tổ chức của phương pháp) thì dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học – phương pháp hoạt động nhóm.
2.1.2. Phương pháp hoạt động nhóm
- Về mặt nôi dung 
Mặt nội dung của PPDH theo nhóm đề cập đến việc huy động sự phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể học, sự cộng hưởng ý tưởng của nhiều người để tạo nên sức mạnh của trí tuệ. Về vấn đề này, một học giả đã nói: “ Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng” [5] .Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì PPDH theo nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích cực cao. Việc học của mỗi người không chỉ là việc thu nhận kiến thức cho cá nhân mà thể hiện tính chủ thể của bản thân người học trong mối quan hệ với các chủ thể khác, với xã hội, hoàn cảnh cụ thể diễn ra việc học. Việc thu nhận kiến thức thể hiện rõ tính chủ thể, bản sắc văn hóa, của mỗi người. Nó đòi hỏi con người phải nỗ lực đấu tranh để vươn lên. Tuy nhiên, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học. Tuy nhiên, để học được, học có hiệu quả, sự hợp tác, khích lệ của bạn học chính là những tác động tích cực thúc đẩy, tạo nên động lực học tập cho người học; Còn sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy, PPDH theo nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học. Để sử dụng có hiệu quả PPDH theo nhóm, GV cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho HS. 
	- Về mặt hình thức
Những kết quả nghiên cứu của Tâm lý học xã hội – lịch sử ngay từ thời Vưgôtxki đã chứng minh vai trò xã hội, thực chất là các mối quan hệ xã hội trong quá trình hình thành tâm lý người. Quá trình xã hội hóa con người diễn ra nhanh hay chậm, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội của chính con người đó. Mối quan hệ xã hội của con người càng đa dạng thì đời sống tinh thần càng phong phú, dấu ấn con người để lại càng sâu đậm, ảnh hưởng của người đó càng lớn. Mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể học vừa tạo ra những yếu tố kích thích, là động lực thúc đẩy động cơ học tập tích cực của mỗi cá nhân, vừa tạo ra môi trường học tập tích cực, hỗ trợ các cá thể học tập.
Như vậy, sử dụng PPDH theo nhóm là phải tạo ra các mối quan hệ tương tác đa chiều giữa những người học, tương tác đa chiều và trực tiếp càng có hiệu quả; Cần sử dụng các mối quan hệ tương tác ấy như một phương tiện để tổ chức dạy học có hiệu quả.
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức 
Nhóm – dẫn đến sự hợp tác : Hợp tác là cùng chung sức để đạt mục tiêu chung, cùng chia sẻ, trao đổi, hỗ trợ, khuyến khích, ủng hộ để nhân lên sức mạnh của mỗi cá nhân. [4]
Nhóm – dẫn đến sự cạnh tranh lành mạnh: Sự cạnh tranh giữa các cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm với nhau là cơ sở thúc đẩy mâu thuẫn nhận thức xã hội, là động lực của sự phát triển theo như thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội của J. Piagie.Sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh vừa tạo ra, nhân lên các tương tác đa chiều, vừa có tính chất ràng buộc, chi phối giữa các cá nhân, các nhóm, đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác; đồng thời tạo ra sự kích thích, sự thi đua giữa họ. [4]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm
Qua khảo sát, điều tra cho thấy thực trạng sử dụng phương pháp hoạt động nhóm của giáo viên còn chưa thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do thói quen đã từ rất lâu của giáo viên thường sử dụng PPDH thuyết trình, thiếu thời gian (do nội dung các bài học của môn Công nghệ 11 tương đối dài), học sinh chưa có kỹ năng hoạt động nhóm, sĩ số lớp quá đông, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy. 
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Về kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động nhóm
a. Kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động nhóm
Xét về mặt nội dung, hoạt động nhóm là một hoạt động dạy học, vì vậy do mục đích khá phong phú nên nội dung cũng rất phong phú: hoạt động nhóm nêu vấn đề, hoạt động nhóm đặt vấn đề, hoạt động nhóm sửa bài tập, hoạt động nhóm mang tính chất ôn tập chương Tuy nhiên người giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau:
	- Nội dung của hoạt động nhóm không nên quá dễ, quá đơn giản – vì khi đó không cần huy động trí tuệ tập thể, một cá nhân cũng có thể làm được.
	- Nội dung của hoạt động nhóm thích hợp nhất cho các bài ôn tập chương hay những nội dung cần sự so sánh, đối chiếu các khái niệm hay các bài tập khó, dài hoặc nhiều câu độc lập
	- Cần chú ý tất cả các tình huống có thể xảy ra khi học sinh hoạt động như bài tập có nhiều hướng giải (để tìm hiểu sâu kiến thức trong giờ luyện tập), bài tập dễ gây nhầm lẫn (học sinh không hiểu thật sâu sẽ dễ mắc sai lầm qua đó sẽ củng cố được kiến thức), bài tập đặt vấn đề, bài tập gây tình huống nhằm phục vụ cho sự đa dạng trong dạy học ứng với từng bài dạy mà giáo viên thiết kế.
	- Độ khó trong bài tập, công việc được giao cũng phải tương thích với trình độ của học sinh, tùy vào trình độ của mỗi nhóm, của mỗi lớp mà giáo viên có thể bố trí nội dung bài tập khó, dễ khác nhau.
	- Hoạt động nhóm là một hoạt động dạy học nên cần bố trí thời gian, số lần tổ chức một cách hài hòa với các phương pháp dạy học khác, tránh gây nên sự nhàm chán cho học sinh.
b. Tổ chức và quản lý hoạt động nhóm
	- Phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để chia nhóm một cách hợp lý nhất, nghĩa là trong mỗi nhóm phải có học sinh yếu, học sinh khá. Nhìn chung phải chia đều sức học ở các nhóm để tránh sự ganh tỵ, so bì trong học sinh. Ngoài ra hợp lý còn được xem xét dưới góc độ số học sinh/ 1 nhóm, số học sinh phù hợp với nhiệm vụ hoạt động nhóm và đặc điểm, đặc trưng của từng lớp.
	- Phân công trong mỗi nhóm phải thật hợp lý, bước đầu có thể chỉ định những em học khá, giỏi làm trưởng nhóm, thư ký, người thuyết trình Về sau, khi đã thực sự quen với hoạt động nhóm thì có thể cho các em tự phân công theo cách hoán vị
	- Đặc biệt chú ý cách quản lý trong hoạt động nhóm sao cho hiệu quả, mỗi học sinh dù giỏi, khá hay yếu, kém đều được nói và phải nói lên chính kiến của mình. Đây là điều rất khó, muốn vậy trước hết mỗi giáo viên phải gương mẫu thể hiện rõ quan điểm của mình: Tôn trọng, trân trọng ý kiến của mọi học sinh cho dù đó là ý kiến sai hay đúng, cho dù đó là học sinh khá hay yếu Từ đó, theo gương của giáo viên, các em sẽ biết lắng nghe lẫn nhau cho dù ý kiến đó có khác thường, đối lập với ý kiến, với cách làm, cách giải thông thường Trên cơ sở biết lắng nghe, các em sẽ đi đến tranh luận, sau khi tranh luận sẽ đi đến thống nhất để giải quyết yêu cầu của bài tập nhóm. Cũng chính vấn đề tranh luận và thảo luận nhóm mà giờ dạy theo phương pháp dạy học theo nhóm sẽ hơi ồn ào, vì vậy người giáo viên phải nhắc nhở các em ở mức độ không làm ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
c. Tiến trình hoạt động nhóm
Để học sinh hoạt động nhóm hiệu quả, ngoài việc phải được thực hiện hoạt động nhóm một cách thường xuyên, giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: 
	- Phải giải thích rõ yêu cầu của hoạt động, cách thể hiện các yêu cầu đó trên phim trong, phiếu giao bài tập hay máy chiếu
	- Phải có sự phân công hợp lý rõ ràng: trưởng nhóm, thư ký, thuyết trình viên (nếu học sinh chưa có thói quen và kỹ năng hoạt động nhóm), khi học sinh đã có thói quen, kỹ năng cơ bản hoạt động nhóm thì ngược lại hãy cho các em tự phân công, cao hơn nữa khi đã thành thạo hãy đề nghị các em hoán đổi vị trí, vai trò luân phiên trong nhóm.
	- Phải có quy định cụ thể một khoảng thời gian ứng với công việc được giao sao cho không thiếu cũng không thừa thời gian (nếu thừa thời gian dễ dẫn đến HS trao đổi việc riêng, gây mất trật tự không cần thiết).
Trong khi hoạt động nhóm giáo viên phải quán xuyến hoạt động của các nhóm, theo dõi các em trao đổi để hướng dẫn nếu cần, khuyến khích các em học sinh chậm, nhắc nhở các em cùng tham gia với nhóm. Chú ý rằng học sinh hoạt động nhóm không chỉ là góp ý vào công việc mà cũng có thể đặt câu hỏi: tại sao làm như vậy? tại sao lại có kết quả như thế?.... Và trách nhiệm của mỗi nhóm là giải thích cho các bạn, làm cho cả nhóm cùng hiểu bài – đó mới là ý nghĩa đích thực của hoạt động nhóm. Ở mức độ cao hơn, giáo viên có thể mời bất kỳ bạn nào trong nhóm lên thuyết trình để lấy điểm cho cả nhóm.[4]
	- Nên yêu cầu học sinh thuyết trình kết quả sau khi đã hoàn thành bài tập, việc này nhằm rèn luyện khả năng thuyết trình, huấn luyện kỹ năng tiếp xúc với tập thể
	- Nên cho các nhóm có ý kiến, hỏi những chỗ chưa hiểu, chất vấn những nội dung chưa rõ ràng, những sáng kiến chưa đem lại kết quả - tại sao làm cách đó mà không làm cách khác?....Đây là một ý rất hay trong việc cho học sinh kiểm tra học sinh, tăng cường tính tích cực của quan hệ trò – trò.
	- Người giáo viên nên có những nhận xét chung chio cả lớp và riêng với từng nhóm (nếu cần), tổng kết sau mỗi hoạt động, trong đó nêu rõ những điểm sai mà học sinh hay mắc phải, nêu rõ ưu, khuyết điểm sau khi thực hiện hoạt động đó
d. Tổng kết và kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra kết quả của từng nhóm trong hoạt động nhóm là hết sức quan trọng. Vì danh dự của nhóm, các em rất tích cực khi làm bài vì danh dự của bản thân được thể hiện trên cơ sở danh dự của cả nhóm. Vì vậy khi tiến hành phương pháp hoạt động nhóm thì người giáo viên luôn phải có cách để kiểm tra, so sánh, đối chiếu kết quả, cách làm bài của các nhóm với nhau, phải có khen – chê, thưởng – phạt phân minh. Đây chính là hình thức: “Dùng cạnh tranh thúc đẩy phát triển”. Khi hoạt động nhóm đã thực sự nhuần nhuyễn và đúng với ý nghĩa, giáo viên có thể lấy điểm bài làm của cả nhóm thành điểm cá nhân của từng học sinh. Nhưng nếu không tổ chức tốt, không làm đúng mục đích thì có thể xảy ra trường hợp học sinh yếu ngồi chơi mà lại đạt điểm cao.
	 Có nhiều hình thức kiểm tra: nếu cả lớp cùng làm một bài tập thì có thể kiểm tra đồng bộ, kiểm tra hết tất cả các nhóm, nếu chia nhóm làm nhiều bài tập thì có thể kiểm tra xác suấtChọn hình thức kiểm tra còn phụ thuộc vào quỹ thời gian dành cho tiết đó, bài đó, tùy thuộc vào cách làm, cách sử dụng phương tiện của mỗi giáo viên sao cho hiệu quả nhất nhưng lại tốn ít thời gian nhất, nhằm dung hòa được quan hệ giữa thời lượng học và nội dung học.
Để bài dạy theo phương pháp hoạt động nhóm được tiến hành thành công người giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thành thạo các đồ dùng dạy học cơ bản phục vụ cho nhóm như máy tính, máy in, đèn chiếu Overhead, phim trong, bút lông Thông qua các dụng cụ này, giáo viên thể hiện được nội dung phần bài tập, công việc để giao cho các nhóm với số lượng phong phú, đa dạng mà không tốn nhiều thời gian trên lớp (nhưng người giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian ở nhà).
Hệ thống thư viện nhà trường cần phải được phát huy tối đa nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh tài liệu tham khảo, các tài liệu cần thiết cho phương pháp mới. Cần phát triển các nhà chức năng hơn nữa để phục vụ cho việc dạy và học theo phương pháp mới.
2.3.3. Giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học
Đảng và Nhà Nước đã có những qui định tạo nên một hành lang pháp lý để mỗi giáo viên mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với học sinh, ngày càng cải tiến, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.(Trích chỉ thị số 40 CT/TW năm 2004 của Ban bí thư khóa IX). Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học phát huy rất tốt tính tích cực của học sinh là dạy học theo nhóm. Trong nhóm học tập, HS có cơ hội thể hiện bản thân và vừa có cơ hội hợp tác, trao đổi ý kiến với bạn bè – tính xã hội của phương pháp cũng được thể hiện khi một nhóm HS cùng nhau hợp sức cùng giải quyết một vấn đề chung, khi thảo luận cũng là dịp các thành viên trong nhóm thể hiện tinh thần đoàn kết với nhau, cùng hợp sức vì một mục tiêu chung và kết quả chung.
2.3.4. Giải pháp nhằm khắc phục thói quen của người giáo viên
	- Khắc phục tâm lý sợ mất vai trò: Có không ít giáo viên cho rằng hoạt động nhóm sẽ làm giảm ảnh hưởng, vai trò của người thầy trong lớp học. Khi áp dụng các phương pháp truyền thống người giáo viên thuần túy là người truyền đạt kiến thức – người giáo viên là trung tâm của buổi học, trong khi hoạt động nhóm, giáo viên sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng, cách giải hay, sáng tạo của học sinh, và sự thay đổi tâm thế như vậy sẽ gây cho người dạy sự hụt hẫng về vai trò trong quá trình dạy học mà người giáo viên cần khắc phục nhằm góp phần đưa phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phổ thông.
	- Tâm lý ngại khó, sợ sai là nết tâm lý hầu như tồn tại trong mỗi con người nói chung và người giáo viên nói riêng. Việc áp dụng những cái mới hơn không dêc dàng được chấp nhận về mặt tâm lý, mà khi áp dụng phương pháp dạy học mới- theo nhóm người giáo viên buộc phải biết sử dụng vi tính đèn chiếu overhead phim trong, khâu in ấn.Tâm lý sợ sai sót vẫn còn tồn tại trong người giáo viên cần phải thay đổi để phương pháp dạy học tích cực – theo nhóm nhanh được nhân rộng trong thục tế dạy học nói chung và dạy môn Công nghệ 11 nói riêng.
	- Giảm bớt áp lực về việc hoàn thành chương trình, hoàn thành bài dạy: Bản thân người giáo viên cũng rất muốn áp dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy tuy nhiên mâu thuẫn xảy ra khi yêu cầu người giáo viên vừa phải hoàn thành bài dạy lại vừa phải thay đổi phương pháp mới trong giảng dạy trong khi nội dung môn học lại dài quá để áp dụng PPDH mới. Và để làm được điều này cần ở mỗi người giáo viên một “nghệ thuật”, người giáo viên phải cố gắng suy nghĩ, tìm tòi cách dạy, phương pháp dạy học sáng tạo hơn nữa để dung hòa được cả hai yêu cầu đó. Và phương pháp hoạt động nhóm đã có cơ hội để chúng tỏ tính ưu việt của mình trong nhu cầu đổi mới phương pháp của ngành Giáo dục.
2.3.5. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học
	Sự phát triển nhanh chóng của Khoa h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_ky_nang_hoat_dong_nhom_trong_day_ve_ki_thuat_c.docx