SKKN Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường THPT Tống Duy Tân

SKKN Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường THPT Tống Duy Tân

Trong báo cáo đánh giá tổng quan về các chương trình giáo dục kỹ năng sống, (UNICEF Regional Office for South, 2005) nhận định rằng các chương trình kỹ năng sống phát triển rất nhanh chóng ở các khu vực Nam Á. Một trong những lý do chính là tại khu vực này, trước đây người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kỹ năng sống, trong khi đó trẻ em phải đối mựt với rất nhiều nguy cơ và thách thức trong xã hội, đòi hỏi trẻ được trang bị những kiến thưc và kỹ năng sống để ứng phó hiệu quả. Báo cáo cũng nhận định rằng, các chương trình giáo dục kỹ năng sống ở khu vực này thường không dựa trên các bằng chứng thực tế về nguy cơ và khó khăn trẻ phải đối mặt. Báo cáo chỉ ra nhu cầu lớn về việc phát triển các khái niệm cơ bản, xây dựng các chương trình giáo dục kỹ năng sống dựa trên các khái niệm khoa học và đảm bảo các chương trình này được xây dựng theo đào tạo hành vi (UNICEF Regional Office for South, 2005).

doc 22 trang thuychi01 21063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường THPT Tống Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong báo cáo đánh giá tổng quan về các chương trình giáo dục kỹ năng sống, (UNICEF Regional Office for South, 2005) nhận định rằng các chương trình kỹ năng sống phát triển rất nhanh chóng ở các khu vực Nam Á. Một trong những lý do chính là tại khu vực này, trước đây người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kỹ năng sống, trong khi đó trẻ em phải đối mựt với rất nhiều nguy cơ và thách thức trong xã hội, đòi hỏi trẻ được trang bị những kiến thưc và kỹ năng sống để ứng phó hiệu quả. Báo cáo cũng nhận định rằng, các chương trình giáo dục kỹ năng sống ở khu vực này thường không dựa trên các bằng chứng thực tế về nguy cơ và khó khăn trẻ phải đối mặt. Báo cáo chỉ ra nhu cầu lớn về việc phát triển các khái niệm cơ bản, xây dựng các chương trình giáo dục kỹ năng sống dựa trên các khái niệm khoa học và đảm bảo các chương trình này được xây dựng theo đào tạo hành vi (UNICEF Regional Office for South, 2005).
Ở Việt Nam chưa có những đánh giá khoa học về các chương trình giáo dục kỹ năng sống, tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam khá giống với những nước trong khu vực Nam Á, Thuật ngữ “kỹ năng sống” bắt đầu xuất hiện ở nước ta vào những năm 1996 trong các chương trình can thiệp sức khỏe cho thanh thiếu niên. Từ đó đến nay, có rất nhiều chương trình kỹ năng sống ra đời. Các chương trình này được phụ huynh và nhà trường hưởng ứng, nó được phát triển một các mạnh mẽ trong trường học, nhưng chủ yếu là về số lượng. Sự phát triển này thiếu định hướng và có tính tự phát, chỉ tập trung ở khu vực thành phố, khu vực đô thị tập trung các gia đình có thu nhập cao.
Trường THPT Tống Duy Tân, Vĩnh Lộc nằm ở vùng đồng bằng trung du của tỉnh Thanh Hóa. Huyện Vĩnh Lộc với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt có Thành Nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhà trường với vùng tuyển chủ yếu là học sinh 5 xã miền xuôi của huyện Vĩnh Lộc gồm: Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An. Trong khu vực này có khu di tích lịch sử quốc gia Phủ Trịnh (Vĩnh Hùng), Danh thắng động Tiên Sơn (Vĩnh An), Chùa Báo Ân (Vĩnh Hùng), Học sinh của nhà trường đa phần là con em nông dân có điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc đầu tư cho con đi tham gia học các lớp, các chương trình giáo dục kỹ năng sống hầu như không có. 
Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan trên, tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài "Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường THPT Tống Duy Tân” nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cáo kỹ năng sống, tạo được sự phấn khởi trong học tập và rèn luyện.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ
- Nghiên cứu lý luận về việc giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT. 
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vào tiết sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ 2 hàng tuần trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh trong năm học 2018-2019 và những năm gần đây. 
- Đánh giá tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của việc nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
Từ đó tìm các chương trình ngoại khóa phù hợp và áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Tống Duy Tân.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình ngoại khóa vào giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Tống Duy Tân.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, cớ sở lý luận trong các tài liệu về giáo dục kỹ năng sống, về tổ chức các hoạt động ngoại khóa vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
+ Thu thập thông tin trong các tài liệu, trên các tập san khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Quan sát, điều tra, phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo kinh nghiệm của một số đồng nghiệp làm công tác đoàn ở các trường phổ thông trong tỉnh. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Có thể thấy, kỹ năng sống theo cách hiểu thông thường là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Cách hiểu này rất rộng, trải khắp các chủ đề từ kỹ năng sống còn như kỹ năng cần thiết trong những tình huống nguy hiểm, đến các kỹ năng giúp cá nhân sống độc lập. Cách hiểu này giúp tạo ra nhiều chương trình đa dạng và phong phú về đào tạo, có lợi cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
- Khái niệm về kỹ năng sống của một số tác giả Việt Nam. Các tác giả Việt Nam có vẻ đi chậm hốn với sự phát triển các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Nguyễn Quang Uẩn, một trong những tác giả đầu tiên, đưa ra khái niệm kỹ năng sống vào năm 2008. Tổng hợp quan điểm của UNICEF và WHO, Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia các hoạt động sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống” (Nguyễn Quang Uẩn, 2008, p.3).
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong của đối tác giao tiếp, đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp đạt hiệu quả.
- Thuyết trình đơn giản là nói trước đám đông. Bạn có thể nhìn thấy người ta thuyết trình ở khắp nơi và thậm chí chính bạn cũng thuyết trình nhưng đôi lúc bạn không nhận ra đó thôi. Bạn là sinh viên, bạn nói một đề tài, một đề án được giao trước lớp. Bạn là đội trưởng đội bóng đá, bạn trình bày về chiến thuật cho trận đấu sắp tới cho toàn đội. Bạn là anh chàng muốn rước một cô nàng về làm vợ, bạn phải nói gì đó với cả gia đình cô taNhững gì tôi vừa nêu trên chính là thuyết trình! 
Một vài khái niệm về thuyết trình: 
“Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo” 
Hay “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe” 
Hay “Thuyết trình là giao tiếp nói chuyện với đám đông”
2.1.2 Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT hiện nay trong các trường học
2.1.2.1 Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.
2.1.2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống.
Trong thời gian gần đây, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kỹ năng sống phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.
Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,  tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kỹ năng sống.
2.1.2.3 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh phổ thông
Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn nhiều khiếm khuyết.
Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, ....
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Một số đặc điểm về trường trung học phổ thông Tống Duy Tân
2.2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Lộc
Được quan tâm đầu tư của Nhà nước, đặc biệt 27 tháng 6 năm 2011 di tích lịch sử văn hóa Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tạo điều kiện để kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn rất nhiều di tích và danh thắng: Di tích Phủ Trịnh (Vĩnh Hùng), Danh thắng Chùa Thông (Vĩnh Ninh), Chùa Giáng (TT Vĩnh Lộc), Danh thắng Động Tiên Sơn (Vĩnh An), cũng đã tạo điều kiện cho huyện Vĩnh Lộc phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
Tuy nhiên, Vĩnh Lộc là huyện có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, phần lớn nhân dân trên địa bàn huyện làm nông nghiệp, thu nhập thấp, nhận thức của một bộ phận nhân dân và học sinh chưa bắt nhịp với những thay đổi tích cực chung của huyện nên nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.
2.2.1.2. Đặc điểm trường THPT Tống Duy Tân
Trường THPT Tống Duy Tân là một trong 2 trường THPT đóng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Trường có 749 học sinh của 19 lớp với 52 giáo viên và cán bộ, nhân viên.
Nhà trường nằm trên địa bàn của 5 xã miền xuôi, xa trung tâm huyện, đại bộ phận dân cư làm nghề nông, thu nhập thấp, hơn 70% học sinh của trường là học sinh các xã miền núi, một số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn.
Nguyện vọng của phụ huynh học sinh đối với việc học tập rèn luyện của học sinh mới chỉ dừng ở việc học sinh được học kiến thức văn hóa, tập trung chủ yếu cho kết quả các kỳ thi, chưa có nhận thức đúng đắn về việc phát triển toàn diện học sinh, rèn luyện các kỹ năng. 
2.2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông ở trường THPT Tống Duy Tân.
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục nâng cao kỹ năng sống đặc biệt kỹ năng giao tiếp, năng thuyết trình trước đám đông tại trường THPT Tống Duy Tân hầu như chưa có chương trình cụ thể, tất cả chỉ là lồng ghép chưa mạng lại hiệu quả cao, chưa bắt kịp xu thế của xã hội hội, nên khi học sinh học xong đi ra đi làm, hoặc đi học tại các trường đại học các em mất thời gian đầu làm quen. 
Nắm bắt được vấn đề, mặc dù với điều kiện còn khó khăn nhưng từ năm học 2014-2015 nhà trường đã đưa thêm chương trình ngoại khóa hàng tuần vào giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần do lớp trực tuần phụ trách dưới sự hướng dẫn của Ban chấp hành Đoàn trường nhằm giúp học hiểu biết thêm kiến thức bổ ích, cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, giúp các em tự tin hơn, chương trình còn mang lại sự vui, sảng khoái qua các tiểu phẩm, bài hát giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo có một tuần làm việc mới tràn đầy năng lượng và hiệu quả.
2.2.2.1 Ý kiến của học sinh về hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường THPT Tống Duy Tân
- Kết quả khảo sát trong 450 học sinh toàn trường mỗi khối 150 học sinh năm học 2018-2019 như sau:
- Về sự yêu thích hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: 417/450 (= 92.67%)
- Đánh giá tác động của hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần đối với học tập và rèn luyện của học sinh:
Tác dụng tốt: 329/450 (= 73,1%); 
Không có tác dụng: 117/450 (= 26,0%)
Làm ảnh hưởng đến việc học: 4/450 (= 0,9%)
2.2.2.2 Về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ cho thấy:
- Các yếu tố thu hút học sinh gồm: Năng lực người tổ chức, hình thức và nội dung hoạt động, áp lực và lịch học tập, thi cử.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động gồm: quá trình xây dựng kịch bản cho chương trình và triển khai kịch bản, kinh phí tổ chức và phương tiện tổ chức.
Đặc biệt, nhận thức và mức độ tham gia của giáo viên chủ nhiệm, nhận thức các tổ chức, của toàn thể cán bộ giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động ngoại khóa của học sinh vào giờ sinh hoạt dưới cờ ở trường.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Một số nguyên tắc đề ra biện pháp.
Để đề ra các biện pháp pháp tổ chức, quản lý hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ tại trường THPT Tống Duy Tân, tôi dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục nâng cao kỹ năng cho học sinh THPT.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính giáo dục.
2.3.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ để nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, các nguyên tắc, phân tích kết quả khảo sát thực tế sự cần thiết về nâng cao các kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông, qua nhiều năm tổ chức, tôi đã đúc rút và áp dụng các biện pháp tổ chức, quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ trong năm học 2018-2019.
2.3.2.1 Hệ thống các biện pháp đồng bộ
2.3.2.1.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học về vai trò của hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ
- Mục tiêu: Giáo viên, học sinh hiểu rõ bản chất, vai trò, tác dụng, nội dung và các hình thức hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ.
- Nội dung và cách thực hiện: Thường xuyên trao đổi về nội dung các chương trình ngoại khóa, về những vấn đề cơ bản của công tác tổ chức, quản lý hoạt động ngoại khóa.
Đối với đội ngũ cán bộ Đoàn trong các chi đoàn cần tổ chức học tập đầy đủ về nhiệm vụ năm học, chương trình hoạt động đoàn và phong trào thanh niên của năm học, của học kỳ, chủ điểm của từng tháng, để hiểu rõ trách nhiệm, chức trách, vai trò và vị trí của mình trong việc thực hiện các chương trình ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ.
Tuyên truyền cho học sinh vai trò của hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ đối với sự trưởng thành, phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tổ chức tập huấn việc thực hiện chương trình hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ cho cán sự lớp, cán bộ Đoàn của các chi đoàn từ đầu năm học.
2.3.2.1.2 Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ của ban chấp hành Đoàn trường
- Mục tiêu: Quản lý kế hoạch ngoại khóa của ban chấp hành Đoàn trường vào giờ sinh hoạt dưới cờ khoa học, cụ thể, tránh chồng chéo, đảm bảo xây dựng kế hoạch đầy đủ, hoàn chỉnh.
- Nội dung và cách thực hiện: Xây dựng toàn bộ chương trình căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trong năm học, các chủ điểm tháng phù hợp với thực tế các hoạt động tổ chức của nhà trường và của đoàn thanh niên.
2.3.2.1.3 Thực hiện lập kế hoạch chương trình hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ
- Mục tiêu: Kế hoạch phải đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính khoa học, đảm bảo việc nâng cao hiệu quả giáo dục đối với học sinh, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, Thu hút được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo tập thể giáo viên và học sinh trong toàn trường.
- Nội dung và cách thực hiện: 
Ban chấp hành Đoàn trường thực hiện lên kế hoạch chương trình cho toàn bộ năm học, báo cáo chi Bộ, Ban giám hiệu nhà trường sau khi được được sự đồng ý của chi Bộ, Ban giám hiệu. Ban chấp hành Đoàn trường sẽ tiến hành tổ chức họp triển khai kế hoạch đến các đồng chí cán bộ đoàn trong các chi đoàn học sinh và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc thực hiện kế hoạch về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ chất đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí. 
Kế hoạch chương trình ngoại khóa vào giờ sinh hoạt dưới cờ thứ 2 hàng tuần năm học 2018-2019, BCH Đoàn trường xây dựng:
 HUYỆN ĐOÀN VĨNH LỘC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG THPT TỐNG DUY TÂN
 Số: 02/ĐTN-NK Vĩnh Lộc, ngày 01 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VÀO CÁC TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Năm học 2018 - 2019
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của Đoàn cấp trên.
 - Căn cứ sự chỉ đạo của Cấp uỷ, BGH và kế hoạch năm học của trường THPT Tống Duy Tân.
- Căn cứ Kế hoạch hoạt động ngoại khóa của Nhà trường năm học 2018 - 2019.
 - Căn cứ vào tình hình thực tế của trường. 
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 Các hoạt động hoạt ngoại khóa được tổ chức nhằm giúp học sinh: 
1. Giáo dục lập trường tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống cho ĐVTN, thực hiện theo chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Nâng cao hiểu hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu các gía trị văn minh nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức các môn học.
3. Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ THPT, từ đó phát triển các năng lực tự hoàn thiện; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực thích ứng; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực tổ chức quản lý; năng lực hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. 
4. Tạo sân chơi lành mạnh, các hoạt động hấp dẫn, thu hút tập hợp thanh niên. 
III. CHỈ TIÊU
 - 100% các chi đều thực hiện chương trình ngoại khóa dưới cờ, theo các chủ đề tháng mà BCH Đoàn trường và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp lên kế hoạch.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1. Cụ thể hoá các nội dung hoạt động, nêu rõ hình thức triển khai sao cho hoạt động đi vào chiều sâu, gắn với các hoạt động của các chi đoàn. 
2. Mỗi chủ đề hoặc hoạt động sẽ chọn 1 chi đoàn làm điểm để chỉ đạo. 
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chi đoàn. 
4. Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh để tạo động lực cho các phong trào Đoàn.
 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành phần tham gia
Các chi đoàn được giao có nhiệm vụ tham gia chương trình ngoại khoá theo kế hoạch của Đoàn trường vào các tiết chào cờ. (trừ tiết có làm các công việc đột xuất có thông báo trước cho các chi đoàn).
2. Xây dựng kịch bản theo chủ đề
- Hình thức ngoại khoá: Toạ đàm, kịc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_giao_tiep_va_ky_nang_thuyet_trinh_truo.doc