SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử

SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử

 Trong những năm gần đây chúng ta đang đổi mới nội dung và phương Pháp

dạy học theo chương trình cải cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đó là hình thức học rất hay và thông minh tạo cho các em hứng thú học tập cao hơn so với chương trình học trước đây.

 Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường nằm trong hệ Giáo dục thường xuyên, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

 Ở bài viết này tôi xin giới thiệu mộtvài kinh nghiệm trong việc dạy và học. Đó là “ Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử lớp11, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử ”, để nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử hiện nay. Đặc biệt trong hệ thống các trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay.

 

docx 19 trang thuychi01 9081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
 Trong những năm gần đây chúng ta đang đổi mới nội dung và phương Pháp 
dạy học theo chương trình cải cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đó là hình thức học rất hay và thông minh tạo cho các em hứng thú học tập cao hơn so với chương trình học trước đây. 
 Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường nằm trong hệ Giáo dục thường xuyên, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
 Ở bài viết này tôi xin giới thiệu mộtvài kinh nghiệm trong việc dạy và học. Đó là “ Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử lớp11, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử ”, để nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử hiện nay. Đặc biệt trong hệ thống các trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY.
 Trong hệ thống các trường trung học phổ thông hầu như học sinh không còn ham thích học bộ môn lịch sử, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy cô giáo cũng bắt buộc. Đặc biệt với khối giáo dục thường xuyên học sinh đầu vào đã thấp,ý thức học lại không cao, giáo viên vừa dạy kiến thức văn hoá lại vừa dạy cho học sinh cách ứng sử trong giao tiếp.Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể nắm kiến thức môn học này tốt nhất là điều làm tôi phải suy nghĩ. 
 Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác là 
giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử.
 Mặc dù đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến cách dạy khi nêu kiến thức bài học nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không có gì mới, không có gì phải suy nghĩ, phải nghiên cứu. 
 Trong khi đó một số thầy cô giáo khi lên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, nên các em phải ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán học. 
 Bên cạnh đó giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không thông qua chân dung đó để giới thiệu tổng quát về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò... của nhân vật lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc gây hứng thú học tập. Hơn nữa, khi kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học các nhân vật lịch sử đó đóng vai trò trung tâm trong nội dung bài giảng.
 Lý do khác nữa dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Lịch sử là do 
chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, trong sử dụng phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn nên chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như: băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử, tư liệu tranh ảnh về các nhân vật lịch sử...
 B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
 Với thực trạng trên, là cô giáo dạy lịch sử tôi luôn tìm tòi đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Trong bài viết này bản thân tôi trình bày một kinh nghiệm nhỏ được rút ra sau nhiều năm dạy học chương trình Lịch sử 11 với đề tài: “Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử lớp 11 qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử”.
 Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử thế giới lớp 11 hiện nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 11 phần lịch sử thế giới tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, so với sách cũ thì sách cải cách lần này nhà biên soạn đã đưa rất nhiều các kiến thức mới để làm tư liệu cho giáo viên và học sinh, nếu thầy cô giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp thì kết quả đạt được rất cao. Để làm được điều đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp như: hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị tài liệu tham khảo, các câu hỏi mở rộng, có sự liên hệ thực tế với cuộc sống...Giáo viên chuẩn bị được tất cả những điều kiện trên thì khâu lên lớp sẽ là một quá trình hoàn hảo, làm chủ của giáo viên, nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp “ Phương pháp gây hứng thú học tập lịch sử lớp 11 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử” là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử hiện nay.
 Như chúng ta đã biết, sử học Mác-xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người là chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử, còn các vị Thần linh, Đức phật, Chúa trời...qua các câu chuyện kể chỉ là do con người nghĩ ra mà thôi. Vì vậy, sử học Mác-xít cũng khẳng định chân lý rằng, quần chúng là người làm nên lịch sử, là động lực quyết định sự phát triển của lịch sử là sức mạnh của lịch sử, đó là qui luật. Nhưng sử học Mác-xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Các-Mác khẳng định: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó và nếu không có những con người như thế thì...thời đại sáng tạo ra con người ”.Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 11 có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cả thế giới và Việt Nam. Vậy nên, khi lên lớp giáo viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử bấy giờ để rút ra được bài học cho bản thân của các em trong cuộc sống cũng như khi vào đời. 
 Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (phần lịch sử thế giới) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật lịch sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những “vĩ nhân” lịch sử như: Lê-nin (Vị lãnh tụ vĩ đại Cách mạng tháng Mười Nga); V.A.Mô-Za; Bét-thô-ven; Sô-panh (các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII) ;Giêm-oát; Niu-tơn; Đác-uyn...(các nhà phát minh khoa học). Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á như: Ti-Lắc (Ấn Độ); Áp-đun-ra-man (Mã Lai); A.Xu-các-nô (In-đô-nê-xi-a)... và một số nhân vật lịch sử khác. 
 Phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vât lịch sử nổi tiếng gắn với quá trình đấu tranh xâm lược,đặc biệt phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, ội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, vua Duy Tân...và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp nhiều đau thương khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đây là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên SGK có phần bài riêng nói về nhân vật này. Vì vậy, giáo viêncần lưu ý chú trọng vì nó còn liên quan tới lịch sử 12 sau này.
 Như vậy, toàn bộ chương trình lịch sử thế giới lớp 11 hiện hành học sinh phải nhớ trên 15 nhân vật lịch sử, cùng với hơn 15 nhân vật chính trong phần lịch sử Việt Nam, do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này . 
 Vì vậy muốn các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì giáo viên phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em bằng cách nêu những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì các em th
ấy được tư liệu thầy cô cung cấp kiến thức ngoài hấp dẫn, tạo cho các em sự hào hứng học tập. Từ các nhân vật lịch sử đó các em biết rút ra những bài học quý báu cho bản thân vừa để học tập, vừa phấn đấu. 
2. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.1 Khắc sâu hình dáng nhân vật Lịch Sử.
 Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng của mình. Nếu thầy giáo chỉ giới 
thiệu sơ lược qua loa cho HS nắm được hình dáng nhân vật qua hình ảnh giơ lên 
trong SGK thì các em không có cảm nhận về nhân vật đó và không có tác dụng 
giáo dục nào cả, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch sử, giáo 
viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng nhân vật lịch sử, khắc sâu hình dáng 
riêng, đặc điểm riêng để các em dể làm quen, dể hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật 
đó. 
 Qua áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý như sau: 
a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm 
mục đích giúp học sinh biết kỹ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó. 
 Ví dụ khi dạy bài “cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917 1921” chân dung của Lê Nin hiện lên rất rõ. Giáo viên phải tạo biểu tượng nhân vật Lê Nin: Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki,Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết.
Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới[1][2].
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva cho tới nay. Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga (tỉnh Leningrad, nằm sát cố đô Sankt Peterburg, nơi Lenin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười)[3], thành phố quê hương của Lenin thì được đặt tên là Ulyanovsk để tưởng nhớ ông (Lenin có họ là Ulyanov).
enin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm[4] của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lenin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lenin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.
Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân túy" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàngAleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phéphành nghề luật.
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4[16]. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập, những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả của nào của việc áp dụng những chính sách của họ[17].
 Khi dạy bài “Liên Xô xây dựng chủ nghĩa Xã hội 1929 1941” chân dung Lê Nin hiện lên với vai trò khác trong sứ mệnh lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga 
Năm 1918, Lenin đã nhận lấy một đất nước bao la, gần như kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với một nền công nghiệp yếu ớt và tình trạng vô chính phủ, chiến tranh hỗn loạn lan tràn khắp nơi, 14 nước ngoại quốc cũng tranh thủ đem quân đánh chiếm nhiều nơi tại Nga nhằm bóp chết nhà nước Xô viết non trẻ. Trong bối cảnh đó, Lenin đã thể hiện là nhà quản lý quốc gia xuất sắc trong lịch sử nước Nga. Chỉ trong vòng 5 năm lãnh đạo, ông đã thi hành tới 4 chính sách quốc gia lớn và đều thành công: "chính sách cộng sản thời chiến" và "xây dựng Hồng quân Xô viết" đã giúp đánh bại quân Bạch Vệ và can thiệp ngoại quốc, "chính sách kinh tế mới" và "kế hoạch điện khí hoá toàn Nga" đã đặt nền tảng cho một nước Nga hiện đại.
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) hay còn gợi là cộng sản thời bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.
Sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của chính sách "cộng sản thời chiến"), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu những lĩnh vực mà Lenin cho là "chỉ đạo tối cao" nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế. Sự "chỉ đạo tối cao" đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị.
Những quan niệm mới mẻ của NEP đã được thực tiễn xác nhận. Nước Nga Xô-viết chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ trong vòng 2 năm, kinh tế Nga khôi phục nhanh chóng. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87%; công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm 1913 (năm cao nhất của Đế quốc Nga). Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng Bolshevik lãnh đạo từ 1917-1921 là Liên bang Xô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Lenin đề ra chính sách đưa điện khí hóa đến các vùng khó khăn cho công nhân và nông dân, cải cách nền giáo dục, xóa nạn mù chữ, xóa bỏ một số loại thuế đối với người lao động. Chính sách này được tiếp tục bởi những người kế nhiệm ông. Chỉ trong 20 năm, nước Nga từ một xã hội phong kiến lạc hậu đã chuyển mình thành một xã hội hiện đại, nạn mù chữ được thanh toán, người dân được phổ cập giáo dục và y tế miễn phí.
Dù thời gian lãnh đạo của Lenin chỉ có 6 năm (ông mất năm 1924), nhưng Lenin đã kịp để lại một đất nước tràn đầy khí thế đi lên, làm nền tảng cho việc Liên Xô vươn lên trở thành siêu cường trong 20 năm sau đó.
 Khi dạy bài “Phong trào cách mạng và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” 
(SGK). Ở mục II: Sự ra đời chủ nghĩa Mác - mục I: Mác và Ăng ghen SGK đã giới 
thiệu vài nét về Các-mác(năm sinh 1818, nơi ở Đức ); đặc điểm là thông minh, 
năm 23 tuổi đỏ tiến sĩ triết học, song SGK không tả hình dáng Mác, nếu giáo viên 
chỉ đưa ảnh trong SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên 
cần phải vừa cho các em xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa giới thiệu cho học sinh 
thấy rõ C.Mác :có “đôi mắt đen lay láy”, “cái nhìn sắc sảo dưới đôi lông mày đen 
sẫm, “vơí cái miệng đường nét gẫy gọn hơi nghiêm”. Chứng tỏ rằng Mác là một 
con người nghiêm trang, cương nghị cứng rắng nhưng táo bạo. Với cách tả hình 
dáng như vậy nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc hình ảnh của Mác trong đầu học 
sinh và làm cho các em mau chóng hiểu biết về nhân vật Mác và qua đó giáo dục 
cho các em có lòng kính trọng yêu quí Các Mác một bậc thầy vĩ đại của giai cấp 
công nhân thế giới, cũng từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động 
của Mác trong bài học cũng như tài liệu khác ngoài SGK . 
Trên cơ sở đó, đối với Ăng-ghen giáo viên cũng lần lược mô tả hình dáng của 
ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong sách giáo khoa , 
gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ đó . 
b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung 
Giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết tùng nhân vật lịch sử, nhưng cũng 
không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua . Do đó giáo viên có thể lược tả chung 
chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu 
là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy 
được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó.
 Bên cạnh việc đặt tả về phong thái của từng nhân vật, ngoài ra giáo viên có 
thể giới thiệu những đặc điểm đặc biệt như năng khiếu, năng lực, tính cách đạo 
đức, hoàn cảnh bản thân  của nhân vật lịch sử có được để làm nỗi bật nhân vật 
lịch sử đó, giúp cho học sinh có ấn tượng sâu sắc, hoặc cảm thông với từng nhân 
vật, làm cho các em mong hiểu và nhớ lâu các sự kiện lịch sử đã xảy ra có liên 
quan đến nhân vật lịch sử. 
Ví dụ 3 : Khi dạy bài : “ Sự phát triển của kỹ thuật , khoa học , văn học và 
nghệ thuật thế kỹ XVIII – XIX ”. mục 3(II) Sự phát triển văn học nghệ thuật . 
Trong nội dung bài dạy có nói sự phát triển âm nhạc n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon_lich_su_lop_11_qua_khac_h.docx