SKKN Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp tích hợp trên nền kiến thức thống kê

SKKN Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp tích hợp trên nền kiến thức thống kê

 Trong những năm gần đây ngành giáo dục đang có những sự đổi mới mạnh mẽ. Mục tiêu đặt ra là gây được sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo ra được sự chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức của học sinh. Tăng khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh. Một trong những phương pháp để đạt được điều đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp này giúp học sinh gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và yêu cuộc sống hơn. Tạo cơ hội cho các em thể hiện mình và khả năng giao tiếp được nâng lên. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế chưa có nhiều tài liệu thể hiện nội dung này. Trong sách giáo khoa hiện hành có một số bài có thêm nội dung liên hệ với thực tế và các môn học khác nhưng còn ít. Vì vậy các giáo viên phải dựa trên kinh nghiệm của bản thân và việc tìm hiểu kiến thức của các môn học khác để xây dựng các bài học có nội dung tích hợp liên môn. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ khai thác việc tích hợp nội dung kiến thức phần thống kê toán học với các môn Địa lí, GDCD, Sinh học và giải quyết một số bài toán thực tế [1].

doc 20 trang thuychi01 6831
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp tích hợp trên nền kiến thức thống kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRÊN NỀN KIẾN THỨC THỐNG KÊ
 Người thực hiện: Nguyễn Sĩ Tam
 	Chức vụ: Tổ phó CM, TKHĐ
 	SKKN thuộc môn: Toán
THANH HÓA NĂM 2019
Mục lục
1. MỞ ĐẦU................... Trang 3
1.1. Lí do chọn đề tài...................................................................Trang 3
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................Trang 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................Trang 4
1.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................Trang 4 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trang 4
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.... .Trang 4
 2.2. Thực trạng của vấn đề: ................... Trang 5
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.....................Trang 6
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................Trang 16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. ...Trang 16
 3.1. Kết luận...............................................................................Trang 16
 3.2.Kiến nghị..............................................................................Trang 17
MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
 Trong những năm gần đây ngành giáo dục đang có những sự đổi mới mạnh mẽ. Mục tiêu đặt ra là gây được sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo ra được sự chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức của học sinh. Tăng khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh. Một trong những phương pháp để đạt được điều đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp này giúp học sinh gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và yêu cuộc sống hơn. Tạo cơ hội cho các em thể hiện mình và khả năng giao tiếp được nâng lên. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế chưa có nhiều tài liệu thể hiện nội dung này. Trong sách giáo khoa hiện hành có một số bài có thêm nội dung liên hệ với thực tế và các môn học khác nhưng còn ít. Vì vậy các giáo viên phải dựa trên kinh nghiệm của bản thân và việc tìm hiểu kiến thức của các môn học khác để xây dựng các bài học có nội dung tích hợp liên môn. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ khai thác việc tích hợp nội dung kiến thức phần thống kê toán học với các môn Địa lí, GDCD, Sinh học và giải quyết một số bài toán thực tế [1].
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy tính tư duy, sự sáng tạo, tăng khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là công tác đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Cốt lõi của phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động chủ động học tập của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương pháp dạy học tích hợp mà đặc trưng của nó là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Với mục đích nêu trên đề tài thể hiện nội dung khai thác vấn đề tích hợp một nội dung của toán học là kiến thức thống kê với các môn học khác và ứng dụng trong thực tế. [2].
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Xây dựng và thử nghiệm, rút kinh nghiệm thông qua học sinh lớp 11 của trường THPT Hậu Lộc 4.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, nghiên cứu tài liệu trên mạng Internet. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp quan sát và kiểm tra đánh giá. Sau đó sử dụng thống kê để xử lí số liệu thu được và rút kinh nghiệm cho bài học sau. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Dạy học theo hướng tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wilber (Nhà triết học, nhà giáo người Mỹ) đề xuất. Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xưa – pre-modem, nay – modem, và mai sau - potsmodem”. Nó được hình dung như là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau (Esbjorn – Hargens, 2010). Điều quan trọng hơn, tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng. Quan điểm tích hợp cho phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó. Việc khai thác hợp lý và có ý nghĩa các mối liên hệ này dẫn nhà hoạt động lý luận cũng như thực tiễn đến những phát kiến mới, tránh những trùng lắp gây lãng phí thời gian, tài chính và nhân lực. Đặc biệt, quan điểm này dẫn người ta đến việc phát triển nhiều loại hình hoạt động, tạo môi trường áp dụng những điều mình lĩnh hội vào thực tiễn, nhờ vậy tác động và thay đổi thực tiễn. Do vậy tích hợp là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý/ nguyên lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. Hiện nay, lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (một trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học. Hội thảo quốc tế đón chào thế kỉ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia được tổ chức từ ngày 6 đến 8/12/2000 tại Manila (Philippines). Một trong những nội dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những con đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trong thời đại thông tin. Muốn đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập đòi hỏi tư duy liên hội được thiết kế ngay trong nội dung, phương pháp nghiên cứu và phương pháp giảng dạy. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục (GD) đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học (DH) trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. [3]
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh (HS) so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Chúng ta phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một  tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
 2.2. Thực trạng của vấn đề
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng  phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
 Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, tạo thói quen nghiên cứu bài học một cách sâu sắc hơn.
 Có nhiều hình thức tích hợp: Tích hợp nội môn, tích hợp liên môn. Hình thức tích hợp được các giáo viên (GV) vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn.  Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các  ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
 Tuy nhiên hiện nay, các tài liệu thể hiện các nội dung tích hợp còn rất ít. Chính vì vậy, cùng với sự nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục, mỗi giáo viên chúng ta cần phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng các bài học theo hướng tích hợp.
 Sau khi nghiên cứu chương trình một số môn học của học sinh ở lớp 10, 11, cụ thể là môn Địa lí, GDCD, Sinh học, tôi nhận thấy kiến thức bài Thống kê được sử dụng nhiều trong một số bài học của các môn học này, tuy nhiên bài Thống kê học sinh đã được tiếp cận trong chương trình toán học lớp 10. Đa số học sinh khi học đến các bài học có liên quan đến các kiến thức của thống kê thường có thói quen ghi nhớ công thức một cách máy móc, thụ động, không nghĩ rằng mình có thể xây dựng được các công thức đó dựa trên nội dung toán học đã được học. Do thụ động như vậy nên kết quả dễ quên. Vì vậy tôi đã tiến hành xây dựng một buổi ngoại khóa dạy học tích hợp liên môn nhằm “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp tích hợp trên nền kiến thức thống kê” với chủ đề: “Thống kê với dân số địa phương”.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Trên cở sở lý luận và thực trạng nêu trên tôi đã tiến hành xây dựng buổi ngoại khóa với nội dung tích hợp giữa toán học và một số bộ môn, có sử dụng công cụ PowerPoint cho bài giảng sinh động. Nội dung bài giảng như sau:
  Giáo án hoạt động ngoại khóa (Thời gian: 2 tiết)
TÊN BÀI: THỐNG KÊ VỚI DÂN SỐ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Trong dự án này Học sinh sẽ tìm hiểu các nội dung chính:
Thống kê toán học (Tính số trung bình, lập bảng phân bố tần số, vẽ biểu đồ).
Vấn đề dân số: Bùng nổ dân số, hậu quả của bùng nổ dân số, nguyên nhân và những giải pháp nhằm bình ổn sự gia tăng dân số ở địa phương.
2. Về kỹ năng:
Tính được số trung bình, lập bảng phân bố tần số ghép lớp, vẽ các loại biểu đồ
Nhận biết được nguyên nhân, hậu quả, giải pháp hạn chế sự bùng nổ dân số. 
Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
 + Làm việc theo nhóm.
 + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
 + Học tập tích cực và chủ đạo.
3. Về  thái độ:
- Hứng thú trong quá trình làm dự án. 
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Nâng cao ý thức trong việc tuyên truyền về hậu quả của gia tăng dân số, các biện pháp bình ổn gia tăng dân số ở địa phương.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1. Giáo viên: Bài soạn.
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ;
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiếu biết xã hội.
  2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, SGK.
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình của bài học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Ổn định lớp học. 
* Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
* Mời các đội tham gia thi vào vị trí.
* HS cả lớp nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và giữ trật tự.
* 5 đội thi đã được chọn lên sấu khấu lần lượt tự giới thiệu sơ qua về đội của mình và về vị trí mà ban tổ chức đã sắp xếp.
Hoạt động 2: Trò chơi nhìn hình đoán chữ (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
Nội dung
* GV thông qua thể lệ của vòng thi thứ nhất.
Luật chơi: Học sinh quan sát các nhóm hình ảnh và tìm ra chủ đề của nhóm hình ảnh đó.
Có 6 nhóm bức ảnh ẩn sau 6 ô số và 1 bức ảnh chủ đề của trò chơi. Mỗi đội chơi chọn một ô số và có 30 giây để trả lời từ chủ đề của nhóm bức ảnh đó. Mỗi câu trả lời đúng đội chơi được 5 điểm và sẽ mở ra 1 phần của bức ảnh chủ đề. Nếu trả lời sai phần trả lời thuộc về 4 đội chơi còn lại. Các đội còn lại có 30 giây để suy nghĩ trả lời, đội nào giơ tay nhanh hơn sẽ giành quyền trả lời. Các đội chỉ có quyền trả lời từ chủ đề của bức ảnh chủ đề khi đã mở 5 ô. Trả lời đúng đội chơi sẽ được 10 điểm và trò chơi sẽ dừng lại. Trả lời sai đội chơi sẽ bị loại.
	Chú ý: Nếu mỗi đội đã trả lời hết lượt chơi của mình, còn 1 ô ảnh GV sẽ đọc gợi ý và dành cho đội nào trả lời nhanh nhất. 
* GV lần lượt trình chiếu các nhóm hình ảnh và đọc hướng dẫn.
1. Gồm 4 từ. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hiện tượng như thiên tai, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng dần lên, dịch bệnh[6]
2. Gồm 2 từ. Đây là thực trạng chung ở các nước chậm phát triển khiến đời sống người dân vô cùng khổ cực?[7]
3. Gồm 4 từ. HIV/AIDS, mại dâm, ma túy, cướp giật, trộm cắp, cờ bạc.,.. được gọi chung là gì?[5]
4. Gồm 6 từ. Là thực trạng của hơn 1 triệu trẻ em hàng năm vì mưu sinh mà bị tước đi quyền học tập của mình? [7]
5. Gồm 2 từ. Hàng năm, hàng triệu người trên thế giới, nhất là lao động trẻ phải đối mặt với nguy cơ này?[7]
6. Gồm 2 từ. Ô nhiễm môi trường, ăn uống mất vệ sinh, sử dụng thực phẩm không an toàn là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
7. Từ khóa: Gồm 4 từ. Là tình trạng báo động về dân số thế giới?[8]
* Kết thúc mỗi hình ảnh GV bổ sung thêm kiến thức cho Học sinh về thực trạng của vấn đề đó.
* BGK công bố điểm mỗi đội đạt được trong vòng 1.
* 5 đội nắm được thể lệ vòng thi thứ nhất.
* Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận nhanh chóng đưa ra đáp án cho mỗi hình ảnh GV đưa ra.
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin về thực trạng các vấn đề mà giáo viên cung cấp
* HS ghi nhận điểm số đã đạt được.
* Nhóm hình 1: 
* Nhóm hình 2: 
* Nhóm hình 3:
* Nhóm hình 4:
* Nhóm hình 5: 
* Nhóm hình 6: 
* Hình từ khóa: 
Hoạt động 3: Phân tích tình hình dân số ở địa phương (20 phút)
HĐTP 1: Tính trung bình số con trên mỗi gia đình, thu nhập bình quân trên tháng theo xã. (7 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV đặt vấn đề: Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề bùng nổ dân số ở địa phương mình thầy đã cho các nhóm điều tra theo mẫu 20 gia đình ở mỗi xã. Ở đây thầy đã có kết quả tổng hợp điều tra của các nhóm. 
* Giáo viên phát cho mỗi đội chơi một mẫu điều tra và yêu cầu học sinh thống kê số con trung bình trên mỗi hộ gia đình, thu nhập bình quân trung bình.
* GV trình chiếu sản phẩm của từng đội chơi bằng máy chiếu đa vật thể và so sánh với kết quả chính xác từ GV trên màn hình máy chiếu Projector.
* GV tổng hợp kết quả vào một bảng.
* GV yêu cầu học sinh nêu mối liên hệ giữa trung bình số con và trung bình thu nhập bình quân theo các xã? 
* Giáo viên kết luận, chiếu Slide về thu nhập trung bình của các xã. 
* GV yêu cầu học sinh dùng kiến thức các môn học hãy nêu hậu quả của việc bùng nổ dân số?
* GV kết luận và chiếu Video Clip về hậu quả của bùng nổ dân số.
* Các thành viên trong nhóm thảo luận để tính trung bình số con, trung bình thu nhập bình quân theo mẫu tổng hợp điều tra.
* Mỗi nhóm cử đại diện lên chiếu kết quả qua máy chiếu đa vật thể, so sánh với kết quả của GV.
* Nhóm thảo luận tìm mối liên hệ giữa trung bình số con và trung bình thu nhập.
* Thảo luận nhóm xác định những hậu quả của bùng nổ dân số.
* Xem Video, tiếp nhận kiến thức.
* Kết quả tổng hợp:
* Nhận xét: Trung bình số con tỷ lệ nghịch với trung bình bình quân thu nhập.
* Hậu quả của bùng nổ dân số: 
- Mất cân bằng tự nhiên và xã hội
- Cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Dịch bệnh lây lan
- Vấn đề việc làm, dân trí thấp
-  Kinh tế chậm phát triển (nghèo nàn, lạc hậu, đói, thiếu nước..)
- Tệ nạn xã hội gia tăng.
- An sinh xã  hội, y tế
HĐTP 2: Tính tỷ lệ nam, nữ; vẽ biểu đồ hình quạt (7 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV đặt vấn đề: Hãy nêu nguyên nhân của thực trạng tăng dân số nhanh? 
* GV dẫn dắt: Như vậy một trong những nguyên nhân của việc bùng nổ dân số là do trình độ dân trí thấp, tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ Các em hãy dựa vào bảng số liệu đang có so sánh tỉ lệ nam, nữ của mỗi xã để tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng dân số nhanh.
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào mẫu số liệu đang có của mỗi nhóm hãy vẽ biểu đồ hình quạt so sánh tỉ lệ nam, nữ của các xã?
* GV trình chiếu sản phẩm của từng đội chơi bằng máy chiếu đa vật thể và so sánh với kết quả chính xác từ GV trên màn hình máy chiếu Projector.
* Giáo viên kết luận, chiếu Slide về biểu đồ hình quạt về tỷ lệ nam, nữ của 5 xã. 
* GV tổng hợp kết quả vào một bảng gồm tỷ lệ nam, nữ, trung bình số con, trung bình thu nhập để khắc sâu một lần nữa về mối liên hệ.
* Tiếp nhận nhiệm vụ. Nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ để tính nhanh tỷ lệ Nam/Nữ và vẽ biểu đồ minh họa.
* Cử đại diện lên báo cáo kết quả qua máy chiếu đa vật thể. So sánh với kết quả của giáo viên.
* Tỷ lệ Nam/nữ của các mẫu điều tra của 5 xã bãi ngang ven biển Hậu Lộc:
* Nhận xét: Do có sự tác động của thành tựu khoa học kỹ thuật, y học nên con người có thể lựa chọn giới tính của con cái.[4]
* Bảng tổng hợp tỷ lệ nam/ nữ, trung bình số con, trung bình thu nhập bình quân:
* Nhận xét: Tỷ lệ nam/nữ cao à trung bình số con cao à thu nhập bình quân thấp.
HĐTP 3: Lập bảng phân bố tần số, ghép lớp về thu nhập bình quân đầu người theo tháng của các xã (6 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV đặt vấn đề: Để tìm hiểu sâu hơn về hậu quả kinh tế của việc bùng nổ dân số ta sang hoạt động sau:
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào mẫu số liệu đang có của mỗi nhóm hãy lập bảng phân bố tần số ghép lớp về thu nhập bình quân theo các lớp như sau: (0,3 ; 1,3], 
(1,3 ; 2,3], (2,3 ; 3,3]?
* GV trình chiếu sản phẩm của từng đội chơi bằng máy chiếu đa vật thể và so sánh với kết quả chính xác từ GV trên màn hình máy chiếu Projector.
* GV chiếu bảng tổng hợp.
* Giáo viên kết luận, chiếu Slide về biểu đồ hình cột về thu nhập bình quân theo lớp của tất cả các xã.
*GV kết luận: Số con nhiều 
à bùng nổ dân số à thu nhập thấp (Thấp hơn cả bình quân cả nước là 3,3 triê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_bang_phuong_phap.doc