SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn thanh niên thông qua các hoạt động cố vấn tại trường THPT Quan Sơn
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Đảng và chủ tịch HCM sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn là người kế tục trung thành, đội dự bị tin cậy của Đảng, là tổ chức chính trị của thanh niên. Đoàn có tính chính trị, là đội quân xung kích cách mạng, phân biệt giữa đoàn viên với thanh niên, là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên để giáo dục, rèn luyện tiến bộ và trưởng thành [10].
Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị (Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Mặt trận tổ quốc, Đoàn, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên hiệp nông dân, Hội cựu chiến binh) hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật:
- Với Đảng: là đội dự bị tin cậy dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng:
- Với nhà nước: là chỗ dựa vững chắc của nhà nước
- Làm nòng cốt chính trị Hội LHTN, Hội SVVN
- Người phụ trách xây dựng tổ chức Đội TNTP HCM
- Đội dự bị tin cậy cho Đảng.
- Trường học XHCN của thanh thiếu niên VN.
- Đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của tuổi trẻ.
- Đoàn kết tập hợp và giáo dục thanh niên
- Tổ chức hành động cách mạng
- Phụ trách thiếu niên nhi đồng, làm nòng cốt cho Hội LHTN, SVVN
- Tham gia xây dựng Đảng: bồi dưỡng đoàn viên ưu tú, bảo vệ Đảng, xét kết nạp các đoàn viên ưu tú vào hàng ngũ của Đảng [10].
Hoạt động Đoàn có vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường, góp phần giáo dục thanh niên có lối sống lành mạnh, trong sáng. Tham gia hoạt động đoàn sẽ học được, rèn luyện được kỹ năng sống, giúp con người năng động hơn, vui vẻ hơn trong môi trường lành mạnh, hạn chế được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1. Mở đầu 2 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Những điểm mới của SKKN 4 Phần 2. Nội dung 5 Cơ sở lí luận 5 Thực trạng vấn đề 6 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 Phần 3. Kết luận và kiển nghị 17 Kết luận 17 Kiến nghị 17 Danh mục đề tài đã được xếp loại cấp tỉnh 19 Mục lục 20 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Đảng và chủ tịch HCM sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn là người kế tục trung thành, đội dự bị tin cậy của Đảng, là tổ chức chính trị của thanh niên. Đoàn có tính chính trị, là đội quân xung kích cách mạng, phân biệt giữa đoàn viên với thanh niên, là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên để giáo dục, rèn luyện tiến bộ và trưởng thành [10]. Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị (Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Mặt trận tổ quốc, Đoàn, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên hiệp nông dân, Hội cựu chiến binh) hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật: - Với Đảng: là đội dự bị tin cậy dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng: - Với nhà nước: là chỗ dựa vững chắc của nhà nước - Làm nòng cốt chính trị Hội LHTN, Hội SVVN - Người phụ trách xây dựng tổ chức Đội TNTP HCM - Đội dự bị tin cậy cho Đảng. - Trường học XHCN của thanh thiếu niên VN. - Đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của tuổi trẻ. - Đoàn kết tập hợp và giáo dục thanh niên - Tổ chức hành động cách mạng - Phụ trách thiếu niên nhi đồng, làm nòng cốt cho Hội LHTN, SVVN - Tham gia xây dựng Đảng: bồi dưỡng đoàn viên ưu tú, bảo vệ Đảng, xét kết nạp các đoàn viên ưu tú vào hàng ngũ của Đảng [10]. Hoạt động Đoàn có vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường, góp phần giáo dục thanh niên có lối sống lành mạnh, trong sáng. Tham gia hoạt động đoàn sẽ học được, rèn luyện được kỹ năng sống, giúp con người năng động hơn, vui vẻ hơn trong môi trường lành mạnh, hạn chế được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một bộ phận cán đoàn chưa thực sự nhiệt tình, một số giáo viên sau khi hết tuổi đoàn đã không còn quan tâm đến hoạt động Đoàn nữa. Một bộ phận học sinh thờ ơ với công tác Đoàn, có lối sống thức dụng, buông thả, hưởng thụ, không có ước mơ, hoài bão rõ ràng. Trường THPT Quan Sơn là một huyện vùng núi cao, biên giới, còn nhiều khó khăn. Học sinh đi lại chủ yếu là xa, nhiều học sinh phải ở lại khu bán trú và trọ lại ở các nhà dân, cuộc sống có nhiều khó khăn, nguy hiểm. Bản thân tôi đã nhiều đã nhiều năm tham gia công tác Đoàn, là cán bộ Đoàn. Nay đã hết tuổi đoàn nhưng vẫn nỗ lực hỗ trợ các hoạt động Đoàn, góp phần không nhỏ cho Đoàn hoạt động tốt. Bởi đa số cán bộ Đoàn hiện nay tuổi còn trẻ, nhiệt tình, nhưng kinh nghiệm, nghiệp vụ công tác còn nhiều hạn chế, uy lực khi nói với học sinh chưa cao. Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn thanh niên thông qua các hoạt động cố vấn tại trường THPT Quan Sơn” Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm, những việc đã làm được thực tế của bản thân tự rút ra trong thực tế những năm qua. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để tìm ra cách hỗ trợ tổ chức hoạt động Đoàn cho Đoàn trường THPT Quan Sơn sao cho hiệu quả, thiết thực với các hoạt động chủ yếu - Hoạt động của đội Cờ đỏ - Mở lớp cảm tình Đoàn cho thanh niên ưu tú - Mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn các lớp học sinh - Tổ chức giải bóng đá nữ Hoa Tháng Mười cho học sinh nữ - Tổ chức giải bóng đá Hoa Ban Trắng cho học sinh nam - Tổ chức các gala truyền thông - Tổ chức hội thi học sinh tài năng thanh lịch - Tổ chức các hoạt động dưới cờ Để học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và xử lý các tình huống có thể nảy sinh trong cuộc sống. Từ đó học sinh có bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc sống. Để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Đảm bảo sức khỏe, tổ chức được các hoạt động lành mạnh, tâm hồn luôn được trong sáng của tuổi học trò. Các kỹ năng này cần được trang bị ngay từ khi các em mới vào cấp hoc THPT Quan Sơn. Một môi trường mới có nhiều điều mới lạ mà học sinh cần tiếp cận ngay. Chứ không để có hậu quả rồi mới rút kinh nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu Tôi chọn là các hoạt động Đoàn trường THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà tôi đã công tác nhiều năm, đã chứng kiến nhiều các sự kiện của nhà trường. Trong đó có vấn đề tổ chức hoạt động của Ban chấp hành Đoàn trường và các chi đoàn. Nhận thấy kỹ năng của các em còn nhiều hạn chế. Học sinh lớp 10 mới vào trường còn nhiều bỡ ngỡ, đa số xa gia đình, sống tại các nhà trọ đơn sơ, khu bán trú nhiều thiếu thốn. An ninh trật tự phức tạp, nhiều cái cám dỗ nên dễ bị tổn thương hơn cả. [2, 3, 4] Phương pháp tổ chức các hoạt động Đoàn là những nội dung gì và cách thức tổ chức như thế nào cho thiết thực, hiệu quả. Từ đó cán bộ Đoàn có được các kỹ năng tự tổ chức các hoạt động Đoàn cho tập thể mình. Đó là các kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống đời thường hằng ngày của mỗi cán bộ Đoàn trường THPT Quan Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với đối tượng cán bộ Đoàn của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra như sau (sử dụng phiếu cho cán bộ Đoàn thuộc Đoàn trường và các chi đoàn học sinh tự viết câu trả lời mà không cần ghi tên. Kiểm tra mức độ nhận thức của các em) Câu hỏi Câu trả lời Nêu các hoạt động Đoàn trong nhà trường Là cán bộ Đoàn em có vai trò như thế nào? Trong tổ chức hoạt động Đoàn cần các kỹ năng nào? Khó khăn trong hoạt động Đoàn của em là gì? Bản thân được những gì qua các hoạt động Đoàn Kết quả cho thấy đa số các em hiểu biết quá ít về các vấn đề này. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như sau: + Hoạt động Đoàn của nhà trường có nhiều thành tích nổi bật tuy nhiên cần nỗ lực rất nhiều của những người đã hết tuổi Đoàn, của giáo viên chủ nhiệm. + Hiệu quả họa động Đoàn của các chi đoàn phụ thuộc lớn vào năng lực và hoạt động của giáo viên chủ nhiệm + Năm nào không tổ chức lớp tập huấn cán bộ Đoàn thì năm đó có nhiều lỗi trong quá trình tổ chức Tổ chức hoạt động Đoàn là của cán bộ Đoàn thuộc Đoàn trường và các chi đoàn học sinh. Tuy nhiên những người đã hết tuổi Đoàn nhưng đóng góp vai trò quan trọng trong việc cố vấn tổ chức các hoạt động và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tổ chức. Những người đã hết tuổi Đoàn là những người có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức, có năng lực nghiệm vụ tổ chức các hoạt động Đoàn trong nhiều năm. Tuy họ đã hết tuổi Đoàn, không còn làm cán bộ Đoàn nhưng tâm huyết, lòng nhiệt tình của họ vẫn sôi sục và có nhiều đóng góp quan trọng cho các hoạt động Đoàn. Vì vậy cần được củng cố, biểu dương, ghi nhận họ để họ tiếp tục cố gắng. Chính họ tạo niềm tin tinh thần, củng cố khối đoàn kết cho tuổi trẻ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường đó là dạy tốt – học tốt. Phần 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Hiện nay giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal – 2000) đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục [1]. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu càu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông [1]. Việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cần được thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, phòng chống tai nạn thương tích... Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Trong quá trình dạy học, giáo dục bên cạnh việc hình thành các kỹ năng mang tính học tập, gắn với chuyên môn, như kỹ năng thực hành kỹ năng đọc sách, quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp... các kỹ năng đôi khi không chủ động vẫn được hình thành như diễn đạt trôi chảy, biểu lộ tình cảm, ứng xử nhanh nhẹn làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng... Những kỹ năn năng này được hiểu là mục tiêu tiềm ẩn trong quá trình giáo dục nhưng lại là những thứ mà người học càn có, cần sử dụng dụng trong cuộc sống hàng ngày để họ trở thành những công dân đích thực trong xã hội hiện đại. Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể. Nó gắn với nội dung nhất định. Các môn học trong trường THPT Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện giáo dục kỹ năng sống, trong đó Sinh học là một môn học có nhiều thuận lợi trong giáo dục kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong công tác hoạt động Đoàn. Nhiều cán bộ Đoàn thiếu kỹ năng nghiệp vụ công tác, kinh nghiệm còn hạn chế, mặt trái của công nghệ thông tin là nhiều người dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động mà ít vận động tập thể [1]. Trường THPT Quan Sơn là trường nằm ở vùng biên giới, núi cao, địa hình hiểm trở, ngăn cách. Vì vậy học sinh phải trọ lại trường hoặc nhà dân là nhiều. Như vậy tổ chức các sân chơi tạp thể cho học sinh là rất cần thiếu và có vai trò đặc biệt quan trọng. Bản thân tôi đã nhiều năm hoạt động công tác Đoàn, kinh qua nhiều nhiệm vụ trong ban chấp hành Đoàn trường: Phụ trách Thời gian Ghi chú Xung kích 2004 - 2007 Cờ đỏ 2004 - 2009 Thể thao 2004 - 2014 Cố vấn 2014 - nay Từ kết quả hoạt động nhiều năm qua thấy rằng hoạt động Đoàn có vai trò thiết thực, bổ ích cho trường THPT Quan Sơn. Để hoạt động Đoàn có hiệu quả thì vai trò của công tác cố vấn, hỗ trợ rất quan trọng. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, Mông và Kinh cùng chung sống. Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp. Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có gần một nghìn học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa, nhà nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó, dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt... vì vậy mà rất cần được giáo dục kỹ năng sống cho các em. Ban chấp hành Đoàn trường hiện nay gồm các đồng chí trẻ, khỏe, nhiệt tình trong mọi công việc, cập nhật nhiều cái mới của giới trẻ. Đoàn trường đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt Đoàn với nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng nhằm thu hút được đông đảo học sinh tham gia tích cực. Hoạt động Đoàn đã tạo ra các sân chơi bổ ích, tạo ra tiếng cười sảng khoái, cập nhật được nhiều kỹ năng sống cho tuổi trẻ còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm hạn chế của ban chấp hành. Nếu các hoạt động Đoàn chỉ do ban chấp hành đảm nhiệm thì hiệu quả sẽ khó có thể đạt được mong muốn, cụ thể: Hạn chế của BCH Ghi chú Kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế Kinh nghiệm còn ít Đa số chưa kinh qua cán bộ Đoàn Uy lực với học sinh chưa cao Số lượng còn ít Một số vướng bận con nhỏ 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Cố vấn trong hoạt động cho đội Cờ đỏ Hoạt động Cờ đỏ có vai trò rất quan trọng, khi đội Cờ đỏ hoạt động thì nền nếp sinh hoạt của các chi đoàn sẽ vào quy cũ Nội quy cho điểm khi đi trực cờ đỏ Để hoạt động học tập, nề nếp đi vào ổn định, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường. Căn cứ vào nội quy trường THPT Quan Sơn. BCH Đoàn trường khoá V đã họp và thống nhất đề ra một số nội quy, hướng dẫn về việc cho điểm xếp loại thi đua các lớp của cờ đỏ. Trên cơ sở đó để tính điểm thi đua, xét thi đua của các chi đoàn hàng tuần, học kỳ và cả năm học. I. Đối với các chi đoàn học sinh 1. Đi học đúng giờ: Điểm tối đa 50 điểm / buổi. Trừ 5 điểm/ 1 lượt học sinh đi chậm. 2. Đi học đầy đủ chuyên cần: Điểm tối đa 50 điểm/ buổi. Sĩ số phải ghi trên góc bảng ngay đầu buổi. Trừ 10 điểm nếu không ghi sĩ số trên góc bảng hoặc ghi sai. Trừ 5 điểm/ 1 lượt học sinh vắng học không có giấy phép. Giấy phép phải có chữ ký của GVCN hoặc phó chủ nhiệm (GVCN, phó chủ nhiệm được ký không quá 3 giấy phép). 3. Trang phục: Điểm tối đa 50 điểm/ buổi. Trang phục gồm: - Quần, áo có cổ - áo phải cài hết cúc - Thẻ học sinh đeo trước ngực - Giày dép phải có đầy đủ, tất cả các buổi học văn hoá trong tuần. - Đầu tóc gọn gàng, không nhuộm tóc. - Không đeo khuyên tai( đối với HS nam) - Thứ 2 mặc đồng phục nhà trường - Đồng phục áo đoàn thứ 6. - Phải sơ vin tất cả các buổi học trong tuần, khuyến khích các bạn nữ cũng sơ vin . Trừ 2 điểm/ 1 lỗi/ 1 học sinh. 4. Vệ sinh lớp: Điểm tối đa 50 điểm/ buổi. Đồ dùng bắt buộc: - Lọ hoa + khăn trải bàn. - Chậu nước sạch + giá đựng + khăn sạch lau tay. - Khăn lau bảng. - Đồng hồ. Trừ 10 điểm trên 1 đồ dùng thiếu. Trừ 30 điểm khi không làm vệ sinh. Trừ 20 điểm khi làm vệ sinh muộn. Lớp trực không quét 2 cầu thang trừ 50 điểm, nếu quét muộn trừ 20 điểm. 5. Sinh hoạt 15 phút: Điểm tối đa 150 điểm/Buổi. Thứ 2 : Cờ đỏ trực tiết chào cờ ( Nếu lớp không nghiêm túc, xếp hàng không thẳng, vắng học vô lí do, không tham gia chào cờ vẫn trừ điểm như các buổi học bình thường) sau tiết chào cờ lớp tự quản. Thứ 4, 6: Hát và tập hát những bài ca ngợi Đảng, Tổ quốc, quê hương, đoàn, cái đẹp, tuổi học trò, thầy, cô phù hợp với tuổi học sinh. Thứ 3, 5, 7: hoạt động bổ trợ học tập như đọc báo, chữa bài tập, trắc nghiệm, trò chơi, giao lưu. - Không sinh hoạt trừ hết điểm. - Sinh hoạt không nghiêm túc: trừ 15 - 20 điểm/ buổi - Không treo cờ: trừ 10 điểm/ buổi. - Bàn ghế không ngăn nắp, không thẳng hàng trừ 5 điểm/ngày. - Trừ 50 điểm/1 học sinh dùng điện thoại, mang điện thoại lên lớp. 6 Đồ dùng học tập: Điểm tối đa 50 điểm Đồ dùng học tập bao gồm: - Cặp hoặc túi , ba lô đựng sách vở , sách giáo khoa , vở ghi ,vở bài tập và các đồ dùng khác như bút viết thước kẻ .... Trừ 2 điểm với một đồ dùng thiếu Cờ đỏ kiểm tra lớp mình trực vào thứ 5 hàng tuần, BCH sẽ kiểm tra bất chợt các chi đoàn. 7. Sổ đầu bài buổi sáng và chiều=200điểm+ với điểm thưởng - điểm phạt. (đối với sổ đầu bài buổi chiều thực hiện điểm thưởng và điểm phạt như buổi sáng.Ngoài ra trừ 3 điểm/ 1 lượt HS nghỉ học không phép.) * Điểm phạt: * Điểm thưởng: - Có một tiết khá-: trừ 5 điểm. - Cộng 4 điểm với 1 điểm 8. - Có một tiết trung bình: trừ 10 điểm. - Cộng 6 điểm với 1 điểm 9. - Có một tiết yêú: trừ 20điểm. - Cộng 8 điểm với 10 điểm - Trừ 1 điểm với 1 điểm 4. - Trừ 2 điểm với 1 điểm 3. - Trừ 3 điểm với 1 điểm 2 - Trừ 4 điểm với 1 điểm 1. - Trừ 5 điểm với 1 điểm 0. Cách tính điểm cuối tuần của cờ đỏ với lớp trực {(Tổng điểm từ mục 1 đến mục 5): số buổi học trong tuần}+ Điểm mục 6 và 7 II- Đối với người trực Quyền lợi: Được miễn lao động hoặc miễn tiền lao động, không phải làm trực nhật. Nghĩa vụ: - Phải đeo băng cờ đỏ. - Đi trực đúng giờ, hết giờ mới về (có thể về sớm 1 - 2 phút để chuẩn bị học bài) - Gương mẫu về trang phục, lễ phép với thầy cô. - Thái độ nhẹ nhàng, nhắc nhở lớp trực thực hiện đúng nội quy. - Khi trực phải quan sát lớp sinh hoạt, không được nói chuyện và nhìn ra sân trường. - Đi họp đầy đủ, đúng giờ, nộp sổ, báo cáo điểm theo quy định. - Cuối tuần 2 cờ đỏ trực cùng 1 lớp tổng hợp điểm rồi lấy điểm trung bình của 2 người để đi báo cáo điểm. - Nộp cờ vào cuối buổi học cuối tuần theo quy định. Lớp của thành viên cờ đỏ sẽ bị trừ điểm với các lỗi sau đây: - Không đi họp: trừ 50 điểm. - Không báo điểm hoặc báo điểm sai theo quy định: trừ 50 điểm. - Không nộp cờ, vẽ bậy lên cờ, làm gẫy cán cờ: trừ 50 điểm. - Làm mất cờ: Trừ 50 điểm, phạt 10 000 đồng - Nếu nghỉ trực vô lí do hoặc tự ý trực thay: trừ 100 điểm. - Đi trực muộn hoặc về sớm không có lý do: trừ 100 điểm. - Không gương mẫu vi phạm về trang phục, thẻ học sinh, đầu tóc không gọn gàng, nói năng không lễ phép: trừ 100 điểm Ngoài ra lớp có học sinh tham gia đánh nhau hoặc vi phạm các tệ nạn xã hội tuỳ mức độ mà có thể bị trừ từ 200 điểm đến hết số điểm của lớp trong tuần đó. Xếp loại cờ: Cờ đỏ: Tổng điểm từ 550 trở lên. Cờ xanh: Tổng điểm từ 450 - 549 Cờ vàng: Tổng dưới 450. Bản thân tôi đã nhiều năm phụ trách Cờ đỏ nên đã tham gia việc: - Họp bàn thống nhất nội quy Cờ đỏ, - Triển khai, tuyên truyền cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, Đoàn và bình xét chọn đội cờ đỏ từ các lớp. - Giám sát việc cho điểm của đội Cờ đỏ, lắng nghe phản ánh của các giáo viên chủ nhiệm và học sinh các lớp. Trong hoạt động cờ đỏ là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến thi đua. Lớp nhất tuần sẽ được tuyên dương và thưởng 50.000 đồng, lớp cuối sẽ bị phê bình và phạt 1 buổi lao động tạo nên động lực cho các lớp phấn đấu. Tuy nhiên đã nảy sinh nhiều các tình huống phức tạp, như: Tình huống Biện pháp giải quyết Cộng sai điểm Cộng kiểm tra hàng tuần; Sổ trực phải để ở phòng chờ giáo viên; Lớp trưởng được biết điểm mỗi buổi GVCN cho lớp mình nhiều điểm cao, cho lớp khác nhiều điểm thấp Nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm, bộ môn Lớp trưởng, bí thư thân với Cờ đỏ hoặc có sự thù ghét Người phụ trách giám sát hằng buổi; phân công 2 cờ đỏ chấm độc lập, không trùng nhau Chấm điểm không đều tay Họp đội cờ đỏ 2 tuần 1 lần Cá nhân không làm tốt Thay cá nhân, bổ sung và tập huấn cho học sinh đó 3.2. Tham gia dạy lớp Cảm tình Đoàn cho thanh niên ưu tú, Tập huấn cán bộ lớp – cán bộ Đoàn Người thầy không chỉ là người thầy trên bục giảng mà còn là ở mọi lúc, mọi nơi. Người thầy ngoài xã hội không giảng bài nhưng một số việc làm có thể góp phần giáo dục học sinh bằng chính tư cách của người thầy từ ăn, nói, trang phục, đi đứng... trên lớp hay ngoài xã hội. Từ đó sẽ làm tấm gương cho học sinh noi theo, khi nói học sinh sẽ nghe hơn khi mà có thầy cô nào đó vẫn còn vi phạm, không gương mẫu... Đội ngũ ban chấp hành không đủ người có năng lực lên lớp cho đối tượng thanh niên ưu tú ph
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_doan_thanh_nien_thong_qua_c.doc