SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn thông qua các hoạt động xây dựng sự đoàn kết cao tại trường THPT Quan Sơn

SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn thông qua các hoạt động xây dựng sự đoàn kết cao tại trường THPT Quan Sơn

 Trong lời nói đầu của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội XI thông qua ngày 30/7/2013) có viết:

Công đoàn Việt Nam, tiền thân là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam Lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thông đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.

 Vì vậy vai trò của Công đoàn là rất quan trọng đối với người lao động nói chung và người lao động trong trường học nói riêng. Hoạt động Công đoàn có vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường, góp phần bảo vệ vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

 

doc 17 trang thuychi01 5540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn thông qua các hoạt động xây dựng sự đoàn kết cao tại trường THPT Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1. Mở đầu
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
4
Phần 2. Nội dung
6
Cơ sở lí luận
6
Thực trạng vấn đề
7
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
15
Kết luận
15
Kiến nghị
16
Danh mục đề tài đã được xếp loại cấp tỉnh
17
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Trong lời nói đầu của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội XI thông qua ngày 30/7/2013) có viết:
Công đoàn Việt Nam, tiền thân là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.
Tổng  Liên  đoàn  Lao  động  Việt  Nam  có tính  chất  giai  cấp của giai  cấp công  nhân  và  tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam Lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thông đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
	Vì vậy vai trò của Công đoàn là rất quan trọng đối với người lao động nói chung và người lao động trong trường học nói riêng. Hoạt động Công đoàn có vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường, góp phần bảo vệ vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
	Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một bộ phận cán công đoàn và đoàn viên công đoàn chưa thực sự nhiệt tình, một số đã không còn quan tâm đến hoạt động Công đoàn nữa. 
	Trường THPT Quan Sơn là một huyện vùng núi cao, biên giới, còn nhiều khó khăn. Học sinh đi lại chủ yếu là xa, nhiều học sinh phải ở lại khu bán trú và trọ lại ở các nhà dân, cuộc sống có nhiều khó khăn, nhiều nguy hiểm rình rập.
Bản thân tôi đã nhiều đã nhiều năm tham gia công tác Đoàn, công tác Công đoàn, công tác Đảng và làn trưởng khu tập thể. Nay đã được các đoàn viên công đoàn bầu tín nhiệm chức vụ Chủ tịch Công đoàn làm một niềm vinh dự nhưng cũng là một trọng trách nặng nề, nhất là trong thời điểm những năm gần đây tình trạng thiếu giáo viên liên tục, đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng biến động do thuyên chuyển, điều động và phải hợp đồng tạm thời. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường, cán bộ Công đoàn còn mới, trẻ có năng lực, nhiệt huyết song kinh nghiệm còn hạn chế.
	Trong bối cảnh như vậy vấn đề đoàn kết trong nội bộ là vô cùng quan trọng để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. 
Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn
thông qua các hoạt động xây dựng sự đoàn kết cao
tại trường THPT Quan Sơn”
Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm, những việc đã làm được thực tế của bản thân tự rút ra trong thực tế những năm qua cũng như hiện tại. Vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót, chủ quan cá nhân. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các quý thầy cô để tôi điều chỉnh cho hoàn thiện tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức hoạt động Công đoàn cho trường THPT Quan Sơn sao cho hiệu quả, thiết thực với các hoạt động chủ yếu
- Chăm lo, bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động
- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên cũng như người lao động.
Để người lao động được trang bị các kiến thức cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và xử lý các tình huống có thể nảy sinh trong cuộc sống và luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau từ nội bộ. Từ đó có bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc sống, cuộc sống ý nghĩa hơn dưới mái ấm công đoàn theo đúng nghĩa của nó.
Để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Đảm bảo sức khỏe, tổ chức được các hoạt động lành mạnh, tâm hồn luôn được trong sáng và tin tưởng vào tổ chức Công đoàn.
Các hoạt động phải hướng vào sự đoàn kết nhất trí cao, thông tư tưởng để hạn chế các thắc mắc khiếu nại. Nếu có những băn khoăn thắc mắc của nguwòi lao động cần được nắm bắt kịp thời, giải quyết ngay để tránh tính trạng kéo dài tạo dư luận không tốt trong nội bộ
3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn là các hoạt động Công đoàn trường THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà tôi đã công tác 15 năm gắn bó, đã chứng kiến nhiều các sự kiện của nhà trường. Trong đó có vấn đề tổ chức hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn trường và các đoàn viên công đoàn. Nhận thấy vẫn còn nhiều những thắc mắc khiếu nại, gây mất đoàn kết trong những năm qua. Thậm chí âm ỉ qua nhiều năm về tình trạng mất đoàn kết cục bộ.
Công đoàn có các cán bộ là người kiêm nhiệm, nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế. Đoàn viên công đoàn đa số từ miền xuôi lên công tác, chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập, giá cả thị trường đắt đỏ và thường xuyên biến động. Chính vì vậy mà một bộ phận không nhỏ không yên tâm công tác và thường muốn xin chuyển về miền xuôi nên làm cho độ ngũ không ổn định.
Phương pháp tổ chức các hoạt động Công đoàn là những nội dung gì và cách thức tổ chức như thế nào cho thiết thực, hiệu quả cho đúng nghĩa, tránh hình thức, “làm láo báo cáo hay” là một vấn đề lớn. 
Từ đó cán bộ Công đoàn có được các kỹ năng tự tổ chức các hoạt động cho tập thể mình. Đó là các kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống đời thường hằng ngày của mỗi cán bộ Công đoàn trường THPT Quan Sơn sao cho tạo được sự đoàn kết cao, không phụ vào niềm tin của Cấp ủy chi bộ nhà trường và Ban giám hiệu cũng như đoàn viên công đoàn. 
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với đối tượng cán bộ Công đoàn của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra như sau (sử dụng phiếu cho đoàn viên thuộc công đoàn trường. Kiểm tra mức độ nhận thức)
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT QUAN SƠN
Quan Sơn, ngày 06 tháng 9 năm 2017
PHIẾU THĂM DÒ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CÔNG ĐOÀN
Câu hỏi
Câu trả lời
Nêu các hoạt động Công đoàn trong nhà trường
Là đoàn viên công đoàn đ/c có vai trò như thế nào?
Trong tổ chức hoạt động Đoàn cần các kỹ năng nào?
Khó khăn trong hoạt động Đoàn của em là gì?
Bản thân được những gì qua các hoạt động Công đoàn
Đồng chí sẽ làm gì để Công đoàn trường phát triển vững mạnh
Các đề xuất, kiến nghị
Phiếu được phát 40/40 đoàn viên công đoàn. Các phiếu được BCH tổng hợp, nghiên cứu các câu trả lời để đưa ra nhận định và từ đó điều chỉnh hoạt động công đoàn cho phù hợp. Kết quả cho thấy đa số các đoàn viên công đoàn hiểu biết quá ít về các vấn đề này. Họ vào công tác trong Công đoàn nhưng không có các thủ tục kết nạp vào Công đoàn, chưa bao giờ viết đơn vào Công đoàn, chưa được làm lễ vào – ra. Đa số chưa có nhiều nghiệp vụ về hoạt động công đoàn. Lâu nay chủ yếu là Ban chấp hành tổ chức gì thì tham gia. Đôi khi không phân biệt được các hoạt động nào là của tổ chức nào. Một số chưa phân biệt được đau là hoạt động điển hình của công đoàn, chẳng hạn để làm cho hoạt động công đoàn phát triển vững mạnh thì dạy cho tốt
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như sau: 
+ Hoạt động Công đoàn của nhà trường có nhiều thành, tuy nhiên còn nhiều vụ khiếu nại, thắc mắc.
+ Hiệu quả hoạt động Công đoàn phụ thuộc lớn vào năng lực và hoạt động của Chủ tịch công đoàn, đa số ít hoạt động, không đều tay.
+ Một số không tin vào hoạt động của công đoàn, coi đó là thừa. 
	Tổ chức hoạt động Công đoàn là của cán bộ Công đoàn và các đoàn viên công đoàn. Tuy nhiên Cấp ủy và Ban giám hiệu đóng góp vai trò quan trọng trong việc lãnh chỉ đạo tổ chức các hoạt động và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tổ chức.
	Bài học về sự đoàn kết theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh nay vẫn còn nguyên giá trị. Không chỉ thế mà còn rất quan trọng đối với bối cảnh trường THPT Quan Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn lẫn chủ quan. Nhưng sự đoàn kết đã tạo sức mạnh to lớn tạo nên nhiều thắng lợi trong nhà trường.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Hiện nay nhà trường có 18 lớp, cần 42 giáo viên theo định mức, nhưng nhà trường chỉ có 22 giáo viên biên chế và phải hợp đồng thêm 10 giáo viên. Như vậy là thiếu giáo viên trầm trọng. Đồng chí Hà Thu Dung – Hiệu trưởng nhà trường chuyển xuống THPT DTNT làm Hiệu trưởng và đồng chí Ngô Thị Thu Khuyên – Phó chủ tịch Công đoàn cũng chuyển theo.
Nhà trường phải kiện toàn lại đội ngũ ban chấp hành Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Minh Đạo – Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn có Quyết định bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng. Vì vậy lại phải bổ sung nhân sự BCH thêm lần nữa và bầu chức danh Chủ tịch công đoàn mới, Phó chủ tịch công đoàn mới.
Với 2 đồng chí trong Ban giám hiệu, 22 giáo viên (trong đó có 2 giáo viên thẻ dục được điều động từ trường THPT Vĩnh Lộc và THPT Lê Văn Linh, 1 kế toán, 4 nhân viên hợp đồng và 10 giáo viên hợp đồng mới.
Trong bối cảnh này ván đề đoàn kết cần phải được nêu thật cao để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Trường THPT Quan Sơn là trường nằm ở vùng biên giới, núi cao, địa hình hiểm trở, ngăn cách. Vì vậy học sinh phải trọ lại trường hoặc nhà dân là nhiều. Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế. Đoàn viên công đoàn đa số xa quê, một số còn độc thân và 1 số đồng chí xa vợ con. Như vậy tổ chức các sân chơi tập thể cho học sinh và đoàn viên công đoàn là rất cần thiếu và có vai trò đặc biệt quan trọng.
Bản thân tôi đã nhiều năm hoạt động công tác:
Thời sinh viên: 4 năm làm lớp trưởng; UVBCH liên chi đoàn 3 năm, Phó chủ tịch hội sinh viên 2 năm rồi Chủ tịch hội sinh viên khoa 2 năm, Trưởng ban kiểm tra hội sinh viên đại học sư phạm Hà Nội 2 năm
Từ năm 2003 đến nay: Giáo viên trường THPT Quan Sơn
Tổ phó chuyên môn từ năm 2005 – 2007
Tổ trưởng chuyên môn từ 2007 – 2010
Thư ký hội đồng từ 2009 – nay
Chi ủy viên chi bộ từ 2010 – nay
UV BCH Công đoàn từ 2007 – 2017
Phó chủ tịch Công đoàn tháng 10 – 12/2017
Chủ tịch Công đoàn 12/2017 – nay
Phó chủ tịch Hội khuyến học từ 2010 – nay
Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ từ 2010 – nay
Phó bí thư chi bộ trường từ 15/5/2018 - nay
Từ kết quả hoạt động nhiều năm qua thấy rằng hoạt động Công đoàn có vai trò thiết thực, bổ ích cho trường THPT Quan Sơn. Để hoạt động Công đoàn có hiệu quả thì vai trò của công tác xây dựng sự đoàn kết cao rất quan trọng và quyết định sự thành công.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, Mông và Kinh cùng chung sống. Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp. 
Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có gần bảy trăm học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa, nhà nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó, dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt... 
Nhà trường có nhiều giáo viên từ miền xuôi lên công tác, nhiều đồng chí ở trong các khu tập thể giáo viên, điều kiện sống có nhiều khó khăn. Một số đồng chí tách ra xây dựng nhà riêng ở gần trường. 
Nhà trường chưa có đủ hệ thống tường rào bảo vệ, có khu tập thể, khu gia đình, khu bán trú dân nuôi, khu căng tin và các hàng quán khu vực gần trường. Xung quanh trường có sông nước, khu trồng trọt và chăn thả rông của người dân nên rất phức tạp.
Tình trạng an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Có đánh nhau, uống rượu bia say xỉn, có đối tượng vào tiêm chích vào buổi trưa và ban đêm. 
Ban chấp hành Công đoàn trường hiện nay gồm các đồng chí trẻ, khỏe, nhiệt tình trong mọi công việc, cập nhật nhiều cái mới của giới trẻ. Công đoàn trường đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt với nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng nhằm thu hút được đông đảo học sinh và án bộ giáo viên, nhân viên tham gia tích cực. Hoạt động Công đoàn đã tạo ra các sân chơi bổ ích, tạo ra tiếng cười sảng khoái, cập nhật được nhiều kỹ năng sống cho tuổi trẻ còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm tồn tại, hạn chế và thậm chế là yếu kém của Ban chấp hành, của đoàn viên công đoàn nhà trường. Nếu các hoạt động Đoàn chỉ do ban chấp hành đảm nhiệm thì hiệu quả sẽ khó có thể đạt được mong muốn, cụ thể:
Hạn chế của BCH
Ghi chú
Kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế
Kinh nghiệm còn ít 
Đa số chưa kinh qua cán bộ Công đoàn
Uy lực với học sinh chưa cao
Tài chính hạn chế, tuổi trẻ
Số lượng còn ít
Một số vướng bận con nhỏ
Nhiều những vấn đề cuộc sống
Vấn đề tệ nạn xã hội
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng đoàn kết cao trong Ban chấp hành
	Các đồng chí trong ban chấp hành đều còn trẻ, mới đảm nhận công tác mới, vị trí mới nên hạn chế về kinh nghiệp, nghiệp vụ kỹ năng công tác khó tổ chức các sự kiện lớn.
	Để xây dựng được sự đoàn kết cao ngay trong Ban chấp hành thì đã tổ chức các nội dung như sau:
Nội dung
Ghi chú
Gửi cho từng đồng chí về Điều lệ Công đoàn, Quy định về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, UBKT yêu cầu phải đọc trước để khi họp sẽ hỏi nhận thức mỗi người
Xây dựng quy chế làm việc, phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi cá nhân ban chấp và thông qua trong cuộc họp, niêm yết bảng tin.
Xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức trong nhà trường.
Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học và kế hoạch toàn khóa
Thường xuyên nhóm họp để trao đổi thông tin, thảo luận và ra Nghị quyết thực hiện
Như vậy các đồng chí trong ban chấp hành sẽ có thông tin kịp thời, được dân chủ trong thực hiện công việc. Mỗi người sẽ ý thức, trách nhiệm hơn và thấy mình được coi trọng hơn.
Mọi kế hoạch hoạt động đều được xin ý kiến của Cấp ủy, Ban giám hiệu để tạo sự đồng thuận, ủng hộ về chủ trương, kinh phí thực hiện để hoạt động được quy mô hơn.
Để hoạt động công đoàn được trôi chảy trong hoạt động của nhà trường thì BCH phải làn những người gương mẫu, năng động, có tâm trong công việc thì mới thu hút được đoàn viên công đoàn tham gia.
Bên cạnh quyền lợi và nghĩa vụ thì phải xác định hoạt động công đoàn vì tập thể, vì mọi người và được niềm vui. Chứ về chế độ ban chấp hành thì không thể áp dụng chi trả phụ cấp giống như quy định trong Quyết định 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 về chi trả phụ cấp cho cán bộ công đoàn. Bởi mỗi tháng thu phí công đoàn được hơn 1 triệu để thăm hỏi ốm đau, thai sản nếu phụ cấp cho 5 người BCH và 5 người tổ trưởng công đoàn thì coi như hết luôn tiền quỹ công đoàn đó. 
Nên ở THPT Quan Sơn là làm công đoàn kiểu vô tư, không tính toán.
3.2. Tổ chức các cuộc họp công đoàn tạo sự đoàn kết cao
	Do đặc thù là công tác dạy và học chiếm nhiều thời gian trong trong nhà trường nên Công đoàn chủ trương hạn chế các cuộc họp, chủ yếu thông báo qua mail hoặc nhắn tin qua mạng để thông tin hoặc xin ý kiến đóng góp, nếu đ/c nào có vấn đề gì thì gặp trực tiếp những người có trách nhiệm để giải quyết cho thảo đáng.
	Khi cần thiết sẽ triệu tập họp nhanh vào thời điểm thích hợp như cuối tiết buổi chiều để lấy biểu quyết toàn thể, hạn chế mọi người phải đi lại nhiều nhiều vì còn bận việc riêng gia đình.
	Tranh thủ họp cùng buổi họp với họp HĐSP hoặc chuyên môn nhà trường hay chi bộ nhà trường. Xin một khoảng thời gian nhất định triển khai cho công tác công đoàn kết hợp với thông báo trên bảng tin công đoàn.
	Trong cuộc họp quán triệt không có phần điểm danh (vừa họp vừa kiểm diện), không có các bài phát biểu dài dòng (kể các với đ/c Chủ tịch), trùng lặp ý kiến rồi thì thôi. Mọi thắc mắc phải được trả lời rõ ràng, cụ thể, trực tiếp hoặc báo cáo ngay với cấp trên tránh thắc mắc kéo dài tạo dư luận không tốt. 
	Đặc thù đa số đoàn viên công đoàn sống trong khu tập thể nhà trường và khu gia đình ngay sát nhà trường nên có thể trao đổi công việc ở mọi nơi để giải quyết kịp thời, giúp đỡ các đồng chí khi có công có việc để tạo tình cảm thân thiết hơn.
3.3. Tổ chức các hoạt động giao lưu tạo sự đoàn kết cao
	Thể thao và văn nghệ có vai trò rất quan trọng, đặc biệt với những người xa quê, xa gia đình. Nó có vsai trò nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể lực và ý trí đồng thời vơi đi nỗi buồn, tránh các tệ nạn xã hội. 
Môn thể thao bóng đá là môn thể thao vua, thu hút được đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. 
Đặc biệt, trường THPT Quan Sơn là trường có nhiều giáo viên khu tập thể, có nhiều học sinh ở khu bán trú hoặc trọ ở nhà dân gần trường. Nên một sân chơi giải trí như bóng đá được sự yêu thích đặc biệt.
Tuy nhiên, tổ chức giải bóng này có nhiều phức tạp. Đó là vấn đề an ninh, trong sân, ngoài sân; trọng tài “vườn” dễ gây tranh cãi; áp lực từ các cổ động viên; chấn thương có thể xảy ra ảnh hưởng đến học tập của các em.
	Công đoàn nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động:
- Phối hợp với đoàn trường tham gia công tác tổ chức, làm trọng tài, chỉ đạo các đội bóng, cổ vũ các đội thi đấu.
- Giao lưu bóng đá với các rể nhà trường 2 lần/năm tạo sân chơi cười vỡ bụng vì các cầu thủ không đều về tuổi tác, thể trạng, sức khỏe, kỹ thuật. Trong khi các đ/c nữ cổ vũ bên ngoài và công tác hậu cần. Đây là điều mà các trường khác khó thực hiện được.
- Giao lưu đá bóng với học sinh
+ Với học sinh lớp vô địch giải bóng đá Hoa Ban Trắng tổ chức thường niên giữa các chi đoàn toàn trương.
+ Với liên quân học sinh khối 12
+ Với liên quân học sinh khối 11
+ Với liên quân học sinh khối 10
- Giao lưu bóng đá với nhà xe: Đây là đặc thù của trường THPT Quan Sơn. Với số lượng lớn học sinh đi học bằng xe ô tô đưa đón hằng ngày. Công đoàn trường tổ chức giao lưu nam công – nhà xe (cac lái xe + các học sinh ngồi xe) mỗi năm 2 lần đã rất thành công tốt đẹp. Khi có việc gì thì phối hợp với nhà xe rất thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả.
- Giao lưu đá bóng kết hợp với cầu lông, bóng bàn với đơn vị Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn: Đây cũng là đặc thù của Quan Sơn vì nhà trường THPT Quan Sơn kết nghĩa với Bệnh viện đa khoa Quan Sơn từ năm 2000. Đến nay hai đơn vị vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết, gắn bó. Công đoàn tổ chức giao lưu 2 lần mỗi năm vào dịp 20/11 (Ngày Nhà giáo việt Nam) và 27/02 (ngày Thầy thuốc Việt Nam) góp phần to lớn cho 2 người thầy này gắn bó với nhau.
- Giao lưu bóng đá nam + bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ với các xã lân cận nhà trường tạo sự đoàn kết, gần gũi gắn bó với 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cong_doan_thong_qua_cac_hoa.doc