SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Lê Viết Thuật thông qua việc đổi mới cuộc họp phụ huynh học sinh
Nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu tố có những tác động đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Trong đó, yếu tố gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của đứa trẻ. Do vậy, trong công tác giáo dục luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, mà nơi gặp gỡ thuận lợi và đầy đủ nhất là cuộc họp phụ huynh.
Thế nhưng thực trạng của các cuộc họp phụ huynh hiện này ở các trường phổ thông đang làm việc theo hướng một chiều. Giáo viên chủ nhiệm( GVCN) thông báo những kết quả về học tập và rèn luyện của trường - lớp; xây dựng, sữa chữa và bổ sung cơ sở vật chất trong thời gian qua; những con số khô khan về các khoản đóng góp trong năm học. Vì vậy nên phụ huynh ít phát biểu, góp ý đã đành, còn có một số phụ huynh rất “cá biệt”. Họ quá nặng về tiền bạc, đóng góp. Nên hễ cứ nghe nhà trường mời họp là nghĩ ngay đến việc đóng tiền. Có đồng nghiệp tôi còn bảo: “Có một phụ huynh lớp em chủ nhiệm lạ lắm. Cả hai lần họp, phụ huynh này đều gặp riêng em rồi nói: cô cho tui biết đóng tiền bao nhiêu để tui đóng rồi tui xin về sớm vì bận công việc”.
Ngoài ra, có nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình đã lớn, nên nó tự quyết mọi việc học hành của nó. Ngược lại, có những người không chịu cho con trưởng thành, nhất nhất cái gì cũng làm thay cho con.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo(BGD&ĐT) và thực trạng của các cuộc họp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm ở các trường phổ thông, tôi trăn trở đã nhiều năm nhằm thay đổi nội dung và hình thức buổi họp:
- Tạo được một không khí vui vẻ thoải mái trong buổi họp.
- phụ huynh tương tác và thảo luận với nhau tìm ra các giải pháp để phối hợp với GVCN cùng đồng hành với con trong quá trình học tập.
- Phụ huynh hiểu được sở thích và nguyện vọng của con mình một cách toàn diện hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm nhìn thấy được sở trường của từng học sinh. Đồng thời tìm ra được giải pháp phối kết hợp với phụ huynh để phát huy thế mạnh của từng em học sinh (HS). Từ đó phụ tin tưởng gửi gắm con mình vào học ở trường THPT Lê Viết Thuật.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT THÔNG QUA VIỆC ĐỔI MỚI CUỘC HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM z MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 10 II. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT 14 Lê Viết Thuật thông qua đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh 1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể của cuộc 14 họp trước khi xây dựng nội dung 2. Nhóm giải pháp thứ hai: Tìm kiếm chủ đề, xây dựng nội dung của từng 15 kì họp 3. Nhóm giải pháp thứ ba: Linh hoạt trong hình thức tổ chức và thành phần 15 tham dự cuộc họp 4. Nhóm giải pháp thứ tư: Ứng dụng phương tiện dạy học và các phương 16 pháp dạy học hiện đại vào việc tổ chức họp phụ huynh 5. Những nguyên tắc cần chú ý trong quá trình thực hiện cuộc họp 17 III. Một số kế hoạch, chương trình minh họa nâng cao giáo dục toàn 17 diện học sinh ở trường THPT Lê Viết Thuật thông qua đổi mới cách tổ chức họp phụ huynh 1. Chương trình tổ chức cuộc họp đầu năm. 17 2. Chương trình tổ chức cuộc họp giữa năm. 26 3. Kế hoạch tổ chức cuộc họp 1:1 30 IV. Hiệu quả đạt được của đề tài 31 1. Ứng dụng 31 2. Đối tượng ứng dụng 32 3. Hiệu quả qua thực tế làm công tác chủ nhiệm 32 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu tố có những tác động đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Trong đó, yếu tố gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của đứa trẻ. Do vậy, trong công tác giáo dục luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, mà nơi gặp gỡ thuận lợi và đầy đủ nhất là cuộc họp phụ huynh. Thế nhưng thực trạng của các cuộc họp phụ huynh hiện này ở các trường phổ thông đang làm việc theo hướng một chiều. Giáo viên chủ nhiệm( GVCN) thông báo những kết quả về học tập và rèn luyện của trường - lớp; xây dựng, sữa chữa và bổ sung cơ sở vật chất trong thời gian qua; những con số khô khan về các khoản đóng góp trong năm học. Vì vậy nên phụ huynh ít phát biểu, góp ý đã đành, còn có một số phụ huynh rất “cá biệt”. Họ quá nặng về tiền bạc, đóng góp. Nên hễ cứ nghe nhà trường mời họp là nghĩ ngay đến việc đóng tiền. Có đồng nghiệp tôi còn bảo: “Có một phụ huynh lớp em chủ nhiệm lạ lắm. Cả hai lần họp, phụ huynh này đều gặp riêng em rồi nói: cô cho tui biết đóng tiền bao nhiêu để tui đóng rồi tui xin về sớm vì bận công việc”. Ngoài ra, có nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình đã lớn, nên nó tự quyết mọi việc học hành của nó. Ngược lại, có những người không chịu cho con trưởng thành, nhất nhất cái gì cũng làm thay cho con. Đứng trước yêu cầu đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo(BGD&ĐT) và thực trạng của các cuộc họp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm ở các trường phổ thông, tôi trăn trở đã nhiều năm nhằm thay đổi nội dung và hình thức buổi họp: - Tạo được một không khí vui vẻ thoải mái trong buổi họp. - phụ huynh tương tác và thảo luận với nhau tìm ra các giải pháp để phối hợp với GVCN cùng đồng hành với con trong quá trình học tập. - Phụ huynh hiểu được sở thích và nguyện vọng của con mình một cách toàn diện hơn. - Giáo viên chủ nhiệm nhìn thấy được sở trường của từng học sinh. Đồng thời tìm ra được giải pháp phối kết hợp với phụ huynh để phát huy thế mạnh của từng em học sinh (HS). Từ đó phụ tin tưởng gửi gắm con mình vào học ở trường THPT Lê Viết Thuật. Qua nhiều lần trải nghiệm, tôi đã đúc rút được “Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Lê Viết Thuật thông qua việc đổi mới cuộc họp phụ huynh học sinh”. 1 vi phạm vào chuẩn mực đạo đức. Đổi mới tổ chức cuộc họp phụ huynh là việc làm cấp thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách của HS. Chính vì vậy, việc tổ chức cuộc họp phụ huynh một cách hiệu quả là việc làm vô cùng quan trọng trong hướng tiếp cận và giáo dục toàn diện HS hiện nay. Nếu GVCN có phương pháp tổ chức tốt sẽ giúp cho HS phát huy mọi năng lực và phẩm chất của bản thân. Do vậy, đề tài đã đưa ra một số giải pháp thiết thực và áp dụng thành công tại đơn vị trong nhiều năm qua. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân loại, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thiết kế phiếu điều tra khảo sát đối với GV và HS, thống kê, phân tích số liệu. 3 thẩm mĩ, năng lực thể chất. Với những yêu cầu trên, giáo dục nước ta đang tập trung cho mục tiêu là tăngcường tiếp cận theo hướng xác định chuẩn đầu ra trong giáo dục, nghĩa là hướngtới kết quả giáo dục thực sự. Chú trọng thực học, chống bệnh thành tích trong giáo dục. Tăng cường khảo sát nhu cầu thực tế, ứng dụng vào trong giáo dục nhà trường đối với từng ngành học, với từng học sinh cụ thể để xác định chuẩn đầu ra phù hợp,đáp ứng mọi nhu cầu xã hội về con người. 1. 2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp a. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên chủ nhiệm phải có nguyên tắc làm việc để đạt được hiệu quả nhất định trong công tác giáo dục học sinh. - Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hóa, cụ thể hóa; cần phải có sự chuyên nghiệp và có một nguyên tắc nhất định. - Người giáo viên chủ nhiệm cần có các phẩm chất cơ bản: nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lý giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh, có khả năng vận dụng các nguồn lực khác nhau từ các lực lượng phối hợp. b. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện toàn diện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là người nắm được: Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động từ gia đình, xã hội đến học sinh của lớp chủ nhiệm. Quản lý toàn diện đặc điểm từng học sinh của lớp (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè). Nắm vững mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp và của từng học sinh cụ thể. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh trong lớp. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giác dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Tóm lại, trong các nhà trường phổ thông giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quản lí, tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạt 5 1. 4. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong nhà trường phổ thông Lớp học là đơn vị tổ chức giáo dục cơ bản của trường học. Hầu hết các bậc phụ huynh học sinh trong lớp đều cho rằng “Người có tác dụng tốt nhất đối với con em mình, chính là Giáo viên chủ nhiệm”. Giáo viên chủ nhiệm là đầu mối liên kết các lực lượng giáo dục khác như nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoànthể ... Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với chamẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này được thiết lập thường xuyên thông qua các phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc... Các phụ huynh trong lớp thành lập chi hội phụ huynh theo điều lệ trường phổ thông, trực tiếp theo dõi tình hình của lớp và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm bàn bạc cácbiện pháp giáo dục học sinh. Lúc đó, giáo viên chủ nhiệm trở thành người thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của nhà trường đến với gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo cáo lại lãnh đạo nhà trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Tổchức họp phụ huynh học sinh định kỳ theo qui định của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm (thay mặt hiệu trưởng nhà trường) cũng mang đến cho phụ huynh cơ hội kết nối với các phụ huynh khác có con học tại trường và trong cộng đồng địa phương. Mối quan hệ tích cực giữa phụ huynh của học sinh cùng lớp sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học sinh. Các buổi họp phụ huynh vừa là các buổi họp mặt để giáo viên chủ nhiệm chia sẻ với phụ huynh về sự giáodục mà học sinh nhận được, sự tham gia của phụ huynh và các thủ tục của nhà trường. Đồng thời các buổi họp phụ huynh cũng là nơi để các phụ huynh tương tác và thảo luận với nhau, thể hiện quan điểm của phụ huynh về nhà trường. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm thường diễn ra theo chiều hướng tích cực và phát triển hài hòa. Những cuộc gặp gỡ phối hợp thường tìm ra vấn đề để tháo gỡ, khắc phục theo hướng phát triển các điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. Sự tin cậy, hết lòng vì con em sẽ là điểm tựa vững chắc nhất cho mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh ngày càng tích cực hơn. Giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy trong khi cha mẹ là chuyên gia về con cái của họ. Học sinh có một nửa thời gian tại trường và một nửa thời gian tại nhà. Do đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa hai bên phụ huynh - giáo viên là yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình. Giáo viên sẽ không thể đạt được mục tiêu giảng dạy của mình nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh, và đương nhiên, phụ huynh cũng không thể giúp con họ trưởng thành nếu không có công việc giảng dạy của các thầy cô giáo. Giáo viên và phụ huynh đều cần có sự chủ động trong giao tiếp với nhau 7
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_toan_dien_hoc_sinh_o_truong.docx
- Phạm Thị Hải Yến - Trường THPT Lê Viết Thuật - Chủ Nhiệm.pdf