SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trong chương trình chào cờ tự quản hàng tuần tại trường THPT Hậu Lộc 3

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trong chương trình chào cờ tự quản hàng tuần tại trường THPT Hậu Lộc 3

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng ta đã xác định rõ ràng một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nước ta là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.”; Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chủ yếu là truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, đến việc phát triển phẩm chất, năng lực của người học, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Đặc biệt theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

 

docx 37 trang thuychi01 6210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trong chương trình chào cờ tự quản hàng tuần tại trường THPT Hậu Lộc 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHÀO CỜ TỰ QUẢN HÀNG TUẦN TẠI TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thao
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công tác Đoàn- Đội
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................ .... 
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ ..... 
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................
1
1
2
2
2
NỘI DUNG..............................................................................................
1. Cơ sở lý luận..............................................................................................
1.1. Khái niệm kỹ năng sống................................................................................
1.2. Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay...........................................................................
2. Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT và thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần hiện nay.....................
2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông.........................
2.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT................................................
2.3. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần tại trường THPT hiện nay............................................................................................................................
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................
3.1. Thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức...............................................................
3.2 . Nội dung, hình thức và ý nghĩa của việc tổ chức chương trình.............
3.3. Các bước thực hiện..............................................................................
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...................................................................
3
3
3
4
4
4
5
5
6
7
7
9
12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................
1. Kết luận.......................................................................................................................
2. Kiến nghị ..................................................................................................................
13
14
14
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng ta đã xác định rõ ràng một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nước ta là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập...”; Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chủ yếu là truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, đến việc phát triển phẩm chất, năng lực của người học, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Đặc biệt theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
Hiện nay, tại các trường học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thực tế không còn là câu chuyện xa lạ nữa. Xong các hoạt động ngoại khoá, những sân chơi do nhà trường tổ chức hay được tích hợp vào các môn học trên lớp thường ít được thực hiện, nguyên nhân có thể là do các môn học nặng về kiến thức hàn lâm, thời lượng quá quá nhiều khiến nhà trường không thể tổ chức nhiều các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với đó ý tưởng, kiến thức, nghiệp vụ của đại đa số cán bộ, giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là thiếu và có thể nói là rất yếu. 
Từ thực tế trên, bản thân tôi với vai trò là một giáo viên, một cán bộ Đoàn lâu năm, đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhiều năm học tại trường THPT Hậu Lộc 3, với kinh nghiệm tích lũy được tôi xin đề xuất sáng kiến qua kinh nghiệm qua thực tế công tác của bản thân "Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trong chương trình chào cờ tự quản hàng tuần tại trường THPT Hậu Lộc 3" nhằm chia sẽ những kinh nghiệm quý báu cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ngành giao phó.
2. Mục đích của nghiên cứu.
Nhằm cụ thể hóa công tác giáo dục kỹ năng sống bằng các giải pháp có hiệu quả cao, gắn liền với thực tiễn và phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của học sinh trường THPT.
Chi sẽ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm quý của bản thân và tập thể nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ tự quản hàng tuần nhiều năm qua tại trường THPT Hậu lộc 3.
3. Đối tượng của ngiên cứu.
Đề tài nhằm tổng kết và nghiên cứu các giải pháp giáo dục kỹ năng sống gắn liền với thực tiễn và phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của học sinh trường THPT thông qua việc tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ tự quản hàng tuần.
4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài thực hiện dựa trên một số các phương pháp cụ thể sau:
	+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về kỹ năng sống và thực trạng và các phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiện nay.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về sở thích, năng khiếu của học sinh, nhu cầu được tham gia các hoạt động ngoại khóa...
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Khái niệm kỹ năng sống
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống (KNS) như theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)" KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" hoặc theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì " KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng". Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân (learning to be), học để chung sống (learning to live together) và học để làm việc (learning to do).
Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc.
Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 	Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi nhận thấy có một số KNS cần thiết cần có ở học sinh THPT chính là :
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khoẻ
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
+ Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
+ Kỹ năng đánh giá người khác.
+ Kỹ năng lãnh đạo.
Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
1.2. Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (la main à la pâte), là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
2. Thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT và thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần hiện nay
2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống.
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động ngoại khóa khác. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.
Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,  tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS.
2.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, học sinh hôm nay phát triển sớm về tâm sinh lý cũng như các kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay ở các nhà trường phổ thông đang xuất hiện thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, dễ mắc các tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình Nguyên nhân của các hiện tượng trên là mặc dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết.
2.3. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần tại trường THPT hiện nay.
Đã từ lâu, chào cờ đầu tuần là một tiết sinh hoạt tập thể thường xuyên tại các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng. Dù không có sự thống nhất nhưng tiết chào cờ đầu tuần thường bao gồm các nội dung như; nghi lễ chào cờ, Quốc ca, Đội ca, đồng chí Bí thư Đoàn trường giới thiệu nội dung tiết chào cờ, giới thiệu GVCN lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét các hoạt động của toàn trường trong tuần; đồng chí Bí thư Đoàn đánh giá hoạt động của Chi đoàn, thông báo kết quả xếp loại thi đua của các lớp trong tuần và triển khai kế hoạch của Đoàn trường tuần tiếp theo; sau đó là phần tổng kết, phổ biến kế hoạch dưới cờ của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường; cuối cùng là phần nhận xét tiết chào cờ, rồi học sinh về lớp.
Một tháng bốn tuần, một năm học 37 tuần, tiết chào cờ hàng tuần cứ lặp đi lặp lại như vậy sẽ làm cho học sinh không thật sự hào hứng, mỗi giờ chào cờ có cảm giác như là những giờ để phê bình, nhắc nhở học sinh vi phạm , mặt khác đây lại là tiết sinh hoạt tập thể ngoài trời nên có thể có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dễ gây sự phân tán tư tưởng trong các em học sinh, lại thêm một số học sinh chưa ý thức được sự trang nghiêm và ý nghĩa của tiết học nên còn chưa thực sự hứng thú, dễ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng hoặc gây mất trật tự.... Từ thực tế đó cho thấy hầu hết các giờ chào cờ đều diễn ra nặng nề, khô cứng, nhàm chán với những mệnh lệnh giáo điều, áp đặt kỷ luật thiếu thuyết phục của ban giám hiệu. Không những thế, nó còn bao trùm nỗi sợ hãi của không ít học sinh khi bị “bêu dương” dưới cờ chỉ vì kết quả học tập thấp hoặc mắc sai phạm nào đó. Điều này dẫn những niềm vui, háo hức của học sinh đến trường vào những ngày đầu tuần có khi sẽ vụt tắt  mà thay vào đó là cảm giác sợ sệt, buồn chán mỗi khi phải tham dự.
Trước những thực trạng trên, trước khi thực hiện chương trình" Chào cờ tự quản như hiện nay tại trường THPT Hậu Lộc 3" bản thân tôi với vai trò là Bí thư Đoàn trường đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của giáo viên và học sinh trong toàn trường về lợi ích , hứng thú mỗi khi tham gia giờ chào cờ đầu tuần. Kết quả khảo sát đầu năm học 2013-2014 trên tổng số 800 học sinh mới thấy rõ một thực trạng như sau:
Với câu hỏi: “Em có thích giờ chào cờ không?” có 553 học sinh trả lời " Không" hoặc " Không quan tâm", 147 trả lời " thích", số còn lại không trả lời hoặc có hôm thích nhưng cũng có hôm không thích. Thậm chí khi trao đổi trực tiếp với một số các em bằng câu hỏi " Vì sao em không thích". Có một số học sinh đã mạnh dạn nói thằng “Sau nghi lễ chào cờ, tuần nào cũng vậy, ban giám hiệu nhận xét về các hoạt động của tuần trước, xếp hạng các lớp. Còn giám thị thì nêu những sai phạm về đồng phục, giờ giấc nên chỉ những bạn ngồi hàng đầu trật tự, không dám nói chuyện chứ những hàng cuối các bạn luôn nói chuyện, không chú ý đến thông tin thầy cô nói” và " hoạt động này cứ lặp đi lặp lại hàng tuần nên quá nhàm chán". 
Thực tế này cho thấy không những nó khiến HS chán nản mà còn làm nhiều học sinh có tâm lý sợ sệt, coi ngày thứ hai đầu tuần là nỗi ám ảnh. “Tiết học lớn” cứ như vậy biến thành giờ rao giảng đạo đức rất khô cứng và phản tác dụng, nhiều ý nghĩa răn đe mà thiếu sự động viên, khích lệ. Do đó học sinh tham gia buổi chào cờ đầu tuần miễn cưỡng, chán nản nên dẫn đến việc thiếu tập trung, không quan tâm đến những lời “rao giảng” của thầy cô. Điều này ai cũng nhận thấy rõ ràng và cần một sự thay đổi cấp thiết để đem lại niềm vui, niềm cảm hứng, động lực học tập cũng đồng thời qua các hoạt động đó để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả bản thân tôi đã xây dựng chương trình " Chào cờ tự quản hàng tuần" và cho đến nay chương trình này đã thực hiện có hiệu quả được 4 năm liên tục.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức.
    - Thời gian tổ chức: Mỗi chương trình chào cờ tự quản được thực hiện trong 1 hoặc 2 tuần tùy theo cơ cấu số chi đoàn lớp, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.
     - Địa điểm tổ chức, quy mô tổ chức:  Được tổ chức các hoạt động tại khuôn viên nhà trường
 3.2 . Nội dung, hình thức và ý nghĩa của việc tổ chức chương trình.
Chương trình chào cờ "tự quản" là chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động, trong đó những hoạt động đều được thực hiện trên tinh thần tự quản hoàn toàn, cụ thể:
- Đối với BCH Đoàn trường: Chỉ đóng vai trò, xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung công việc và giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn khi các chi đoàn tổ chức thực hiện.
- Đối với chi đoàn học sinh: Tự quản để tổ chức mọi hoạt động theo định hướng của Đoàn trường. 
Mỗi chương trình chào cờ tự quản đã được tổ chức thực hiện trong tuần với 2 hoạt động lớn gồm:
Hoạt động 1: Tự quản trong việc trực ban nền nếp, lao động dọn vệ sinh khu vực sân trường với những công việc cụ thể sau đây:
- Hoạt động lao động, dọn vệ sinh khu vực sân trường: Mỗi buổi trực trong tuần Chi đoàn tự xây dựng kế hoạch phân chia thành nhiều tổ(nhóm) tham gia lao động quét dọn dẹp vệ sinh toàn trường. Hoàn thành sớm trước giờ học.
(Có thể phối hợp với lao công, bảo vệ nhà trường cùng thực hiện)
- Hoạt động theo dõi nền nếp dạy và học: Mỗi buổi học phân công 2 ĐVTN có trách nhiệm cao, mặc áo xanh tình nguyện, đeo biển trực ban tham gia trực nền nếp(nhắc nhở, theo dõi, ghi chép học sinh vi phạm nền nếp khi đến trường).
+ Trước và sau buổi học: Đến sớm 15 phút trước buổi học và ra về muộn hơn 15 phút, căn cứ theo hiệu lệnh trống của nhà trường 
+ Trong buổi học: Kết hợp với giám thị trực, giám sát đoàn trường trực tiếp kiểm tra nền nếp dạy và học trên lớp theo hướng dẫn sổ trực, 1 lần ngẫu nhiên/ buổi.
- Hoạt động tổng hợp nền nếp: Chi đoàn cử đại diện tổng hợp nền nếp vào cuối mỗi tuần trực (đối với trường THPT Hậu lộc 3 là chiều thứ 5 hàng tuần) theo sự hướng dẫn của Đoàn trường.
- Hoạt động giám sát trực: Đoàn trường sẽ cử trực tiếp các đồng chí BCH theo dõi, giúp đỡ và đánh giá hiệu quả thực hiện các chi đoàn.
- Ý nghĩa của hoạt động đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hoạt động trên là một trong những hoạt động rất quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở các em những phẩm chất của người lao động mới: Yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp các em có được các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết trong tương lai. 
Qua những buổi sinh hoạt lao động ấy, giúp các em dần là

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_th.docx