SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông

SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông

 Ở trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh (HS). Song trong những năm gần đây, về lý luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra sự định hướng thống nhất cho công tác GVCN lớp ở trường phổ thông. Vì vậy hiệu quả hoạt động của GVCN lớp còn bị hạn chế. Cũng phải thừa nhận rằng dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực thì ảnh hưởng tiêu cực cũng đáng lo ngại như hệ thống giá trị có những thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội (vì sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh (PH) đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường). Hay chưa có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ thầy cô giáo, đặc biệt đối với GVCN bởi vì thu nhập của giáo viên còn thấp. Cho nên, thầy cô giáo chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ do còn nhiều điều phải lo lắng (đặc biệt lo về cơm áo gạo tiền). Chính vì thế mà ý thức, thái độ học tập của một bộ phận HS ngày càng đi xuống.

 Trong khi đó Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 27 – Mục 2 – Chương II Luật giáo dục).

 

doc 20 trang thuychi01 4184
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
 ***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC 
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
Người thực hiện: Lê Thị Hoàng Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề
4
2.3
Giải pháp
4
2.3.1
Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
4
2.3.2
Xây dựng Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn tự quản
5
2.3.3
Xây dựng thang điểm đánh giá thi đua của từng học sinh và từng tổ
6
2.3.4
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
7
2.3.5
Chỉ đạo lớp thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
8
2.3.6
Xây dựng công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
10
2.3.7
Một số biện pháp hỗ trợ
12
2.4
Hiệu quả
13
3
Kết luận và kiến nghị
15
3.1
Kết luận
15
3.2
Kiến nghị
15
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Ở trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh (HS). Song trong những năm gần đây, về lý luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra sự định hướng thống nhất cho công tác GVCN lớp ở trường phổ thông. Vì vậy hiệu quả hoạt động của GVCN lớp còn bị hạn chế. Cũng phải thừa nhận rằng dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực thì ảnh hưởng tiêu cực cũng đáng lo ngại như hệ thống giá trị có những thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội (vì sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh (PH) đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường). Hay chưa có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ thầy cô giáo, đặc biệt đối với GVCN bởi vì thu nhập của giáo viên còn thấp. Cho nên, thầy cô giáo chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ do còn nhiều điều phải lo lắng (đặc biệt lo về cơm áo gạo tiền). Chính vì thế mà ý thức, thái độ học tập của một bộ phận HS ngày càng đi xuống.
 Trong khi đó Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 27 – Mục 2 – Chương II Luật giáo dục).
 Người làm công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng học tập và rèn luyện của HS. Đồng thời GVCN cũng là linh hồn của lớp. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu nhà trường giao phó. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người GVCN hết sức quan trọng. GVCN thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho HS.
1
 Tôi là một giáo viên bộ môn Địa Lí, do đặc thù môn ít giờ, nên nhiều năm nay tôi đều được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm. Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11B6 (đây là lớp được coi là cứng đầu với nhiều học sinh chậm tiến, một số học sinh thuộc dạng cá biệt, các giáo viên bộ môn (GVBM) thường phản ánh về nề nếp và ý thức học tập không tốt của lớp này. Kết quả xếp loại nế nếp của lớp tính đến tháng 3/2015 khi tôi tiếp nhận chủ nhiệm là đứng thứ 27/29 lớp). Từ khi tiếp nhận lớp tôi luôn tự hỏi tại sao lớp lại có kết quả kém như vậy, phải chăng là do ảnh hưởng của việc PH lo làm kinh tế mà ít quan tâm tới con em mình, do phương pháp chủ nhiệm của giáo viên, do cách thức quản lí của giáo viên và gia đình  và đâu là nguyên nhân chính? Vừa tìm hiểu, vừa tiến hành thực hiện từng bước theo kế hoạch kèm theo đánh giá và bổ sung, tôi đã thành công với kết quả lớp xếp thứ 3/29 lớp kèm theo nhiều thành tích khác về học tập và phong trào (năm học 2015 – 2016) mà lớp và GVCN được trao thưởng. Với kết quả đạt được, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông” để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
 + Nâng cao ý thức về rèn luyện đạo đức và học tập ở HS.
 + Giáo dục cho các em kỹ năng sống.
 + Khẳng định việc giáo dục được các HS cá biệt, chậm tiến thành HS ngoan nếu phương pháp mình áp dụng là đúng và mình phải thực sự tâm huyết vì HS.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này nghiên cứu vấn đề về học tập và rèn luyện ý thức HS lớp chủ nhiệm mà rất nhiều GVCN đã, đang và sẽ không thích nhận trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận 
 Như tôi đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài là cơ sở lí luận và thực tế chưa có sự nghiên cứu, thống nhất cho công tác chủ nhiệm. Kể cả các tài liệu tìm hiểu cũng rất hiếm gặp, chủ yếu là do kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau của giáo viên mà thôi. Cho nên, theo tôi để làm công tác chủ nhiệm tốt, muốn đưa được thành tích học tập, nề nếp của lớp đi lên thì người GVCN cần phải biết được chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp là gì.
Về chức năng:
 Chức năng thứ nhất: Trước hết người GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp.
 Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, GVCN phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kĩ năng sư phạm như: kĩ năng tiếp cận đối tượng HS, kĩ năng tâm lý lứa tuổi, kĩ năng đánh giá, kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để HS tự hoàn thiện về mọi mặt.
 Chức năng thứ 2 của GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS.
 GVCN cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể HS.
 Chức năng thứ 3 của GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
 Chức năng thứ 4 của GVCN là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp.
 Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi HS vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện để giáo viên và HS điều chỉnh mục tiêu kế hoạch hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên.
Về nhiệm vụ:
 Để thực hiện tốt các chức năng trên, GVCN cần có những nhiệm vụ cụ thể, có những yêu cầu nhất định. Cần có chế độ chính sách hợp lí và những điều kiện tối thiểu để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vậy đó là những nhiệm vụ gì?
 Nhiệm vụ 1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của trường.
 Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.
 Nhiệm vụ 3. Tiếp nhận HS lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em.
 Nhiệm vụ 4. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.
 Nhiệm vụ 5. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.
 Nhiệm vụ 6. GVCN phát huy công tác xã hội hóa giáo dục, khi đó GVCN phải là người tham mưu, xây dựng kế hoạch, thực hiện,  để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất hoạt động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
2.2 Thực trạng vấn đề
 Có thể nói trong những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng để nhằm mục đích giảm tải, hòa nhập vào nền giáo dục Thế giới. Cho nên Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học, đến kĩ năng sống của các em. Chính vì thế, khi nhận công tác chủ nhiệm lớp tôi rất lo lắng không biết làm thế nào để giáo dục tốt các em. Để giáo dục HS có kết quả tốt, người GVCN phải hiểu các em một cách đúng đắn, tâm lí và gần gũi với các em, xem các em như là bạn của mình, con mình, em mình
 Lớp tôi, các em ở hầu hết các xã trường tuyển sinh mà gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập thấp nên hơn 60% PH đi làm ăn xa, thậm chí có tới 6 em cả bố mẹ đi làm ăn xa để các em ở nhà với ông bà. Cho nên, vấn đề quản lí các em tôi gặp rất nhiều khó khăn. Không những vậy tôi gặp phải 4 PH nói là bất lực trong cách giáo dục con mình – đây là điều không có lợi cho tôi khi phối hợp với gia đình để giáo dục HS – lúc nào cũng trăm sự nhờ cô.
 Các em HS lớp tôi về mặt kiến thức thì hơn 50% các em là trung bình - yếu, hơn 20% hạnh kiểm trung bình - yếu, các em học tập không có động cơ, mục đích (năm học 2014 – 2015). Điều này kéo theo ý thức chấp hành của các em cũng hạn chế. Trong khi đó trường tôi xếp thi đua, theo dõi hàng tuần thì không phân biệt lớp nào, lớp đầu và cuối cùng thang điểm đánh giá. Đặc biệt sang học kỳ 2 cách đánh giá thi đua có sự thay đổi (lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc phải nằm trong tốp 5 của khối về điểm nề nếp). Áp lực về lớp chủ nhiệm ngày càng đè nặng lên tôi bởi vì lớp chủ nhiệm ảnh hưởng đến xếp loại thi đua của giáo viên cuối năm. Khó khăn chồng chất khó khăn. Vậy làm thế nào để đưa thành tích học tập, nề nếp của lớp đi lên là câu hỏi luôn “nung nấu” ở trong tôi.
2.3 Giải pháp
 Rút kinh nghiệm từ năm học trước, ngay từ đầu năm học này tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm, cụ thể là:
2.3.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
 Tuần đầu tiên nhận lớp tôi đề nghị mỗi em viết cho tôi một lá thư với những nội dung sau:
 + Hoàn cảnh gia đình (giới thiệu về bố mẹ, anh chị em trong gia đình, em ở với ai, thu nhập chính của gia đình từ đâu)
 + Học lực, hạnh kiểm của em năm lớp 11.
 + Ước mơ của em là gì?
 + Em có những điểm mạnh, điểm yếu nào. Những môn học em yêu thích.
 + Em mong muốn gì ở GVCN.
 + Em mong muốn đội ngũ cán bộ lớp là những ai...
 Tôi đã nhận đủ 39 lá thư của các em, phải mất hai tối tôi mới đọc hết thư của các em. Có những bức thư viết dài, tâm huyết bày tỏ cả nỗi niềm, mong muốn sự trân trọng đối với cô giáo chủ nhiệm. Có bức thư viết sơ sài. Tôi đọc tất cả với sự chiêm nghiệm sâu sắc và có những bức thư của các em đã làm tôi khóc với một ước mơ thật giản dị: “Em mong lớp 12 trôi đi thật nhanh, em đậu tốt nghiệp để em đi làm công ty Sam sung kiếm tiền chữa bệnh cho bố em...” hay “ em ước Tết này mẹ em về ăn Tết với em vì đã 9 năm em chưa được gặp mẹ...”. Chính những bức thư này phần nào đã giúp tôi tìm hiểu được hoàn cảnh gia đình các em từ đó tôi phân loại được HS, đồng thời giúp tôi làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
2.3.2. Xây dựng Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn tự quản
 Tôi vẫn để nguyên ban cán sự lớp cũ, nhưng khi đọc thư của các em thì các em mong muốn xây dựng một ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động có trách nhiệm. Do đây mới chỉ là đầu năm nên tôi mong muốn xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản lý các công việc của tập thể. Nhân dịp Đại hội chi đoàn – lớp, tôi đã tư vấn và định hướng cho các em bầu lại ban cán sự lớp như điều các em gửi gắm niềm tin vào ban cán sự lớp mới. Sau đó tôi quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho Ban cán sự và Ban chấp hành của lớp – chi đoàn:
 + Lớp trưởng: tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn của GVCN) như các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt 15 phút...) các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp. Kết hợp với Ban chấp hành chi đoàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng.
 + Lớp phó học tập: Xây dựng thành viên cốt cán từng môn, đặc biệt 3 bộ môn Văn, Toán và Ngoại ngữ. Đôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, làm bài tập trước khi đến lớp. Tổ chức các câu lạc bộ học tập theo chủ đề, kiểm tra chéo vở bài tập lẫn nhau. Đề xuất với GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM) về kế hoạch, nội dung học tập. Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học kém. Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ.
 + Lớp phó lao động: nhận nhiệm vụ, tổ chức phân công, điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp. Nhận xét, đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng.
 + Lớp phó văn nghệ: điều khiển và theo dõi các hoạt động văn nghệ của lớp. Nhận xét, đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng.
 + Tổ trưởng: theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể về học tập, kỷ luật của từng tổ viên. Tổng hợp kết quả từng tuần, nhắc nhở động viên các thành viên của tổ và báo cáo kết quả với GVCN, lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Về các tổ trưởng tôi phân công chứ không qua bầu cử. Tôi chia lớp thành 4 tổ trong đó 2 tổ tôi lấy tổ trưởng là nam (2 em này thuộc vào đối tượng nghịch của năm học trước của lớp). Trước khi phân công làm tổ trưởng tôi có gặp riêng và trao đổi với các em lí do tại sao cô chọn 2 em làm tổ trưởng. Ban đầu các em từ chối nhưng khi tôi phân tích và khẳng định cô nhìn không nhầm người, các em có khả năng quản lí tổ nhóm và quan trọng hơn tôi muốn các em tự khẳng định năng lực bản thân (sự chăm chỉ, chuyên cần, đoàn kết, động viên cùng tiến bộ). Đúng như nhận định của tôi, 2 em đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, được các bạn ủng hộ, ngoan và học tập tiến bộ rõ rệt so với năm học trước. Thỉnh thoảng tôi có gặp riêng trao đổi, hỏi thăm các em có gặp khó khăn gì tôi sẽ giúp đỡ.
 + Bí thư chi đoàn: tiếp thu những thông báo của Đoàn trường để triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ. Thực hiện các phong trào thi đua, ủng hộ, ... do Đoàn trường phát động nhằm tạo không khí vui, là cơ hội phát huy tính đoàn kết, gương mẫu trên cơ sở động viên là chính.
 + Phó bí thư chi đoàn, Ủy viên: nhận nhiệm vụ từ Bí thư chi đoàn cùng xây dựng phương án hợp lí nhất để triển khai tới đoàn viên.
 Có thể nói tôi đã xây dựng được “bộ máy tự quản” của lớp làm việc rất có trách nhiệm, tự giác và hiệu quả. Bởi các em bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt. Với tôi, tôi làm tấm gương cho các em học tập, chẳng hạn như tôi không sử dụng điện thoại khi đang có mặt tại lớp vì nếu sử dụng trong giờ thì làm sao tôi giáo dục được các em. Trong năm học này lớp tôi không có em nào bị vi phạm về sử dụng điện thoại trong giờ (ở học kì 1 năm học 2014 – 2015 lớp có tới 3m sử dụng điện thoại trong giờ). Hay xu thế bây giờ hầu như đều nhuộm tóc nhưng tôi không nhuộm bới một lí do rất đơn giản cô nhuộm thì làm sao nói được HS. Chỉ cần HS không nói trước mặt mình mà các em nói với nhau là cô cũng sử dụng điện thoại mà bắt bọn mình, cô cũng nhuộm tóc tại sao cô không cho các em nhuộm tóc khác màu đen thì mọi công sức sẽ trở thành vô nghĩa.
2.3.3. Xây dựng thang điểm đánh giá thi đua của từng học sinh, của tổ
 Thang điểm thi đua xếp theo tiêu chí đánh giá của Thông tư 58 và Đoàn trường, lưu ý thường xuyên các nội dung sau:
Cá nhân: 
 + Hạnh kiểm tốt: không vi phạm nội quy, quy định của trường lớp.
 + Hạnh kiểm khá: vi phạm một trong những lỗi sau: bị điểm kém, không đồng phục, không sơ vin, không phù hiệu, để tóc tốt, nghỉ học có phép, nói chuyện riêng, bị nhắc nhở, vào lớp chậm sau giáo viên, đổi chỗ ngồi, đi học chậm.
 + Hạnh kiểm trung bình: Đi xe đạp trong trường, nghỉ học không có lí do, ngủ trong giờ, bị ghi sổ đầu bài.
 + Hạnh kiểm yếu: Đánh nhau, hút thuốc, trèo tường, bỏ giờ, sử dụng điện thoại, ăn cắp, ăn quà trong lớp.
Tổ:
+ Cứ 1 tháng (4 tuần) các tổ thi đua với nhau. Cụ thể tổ nào có nhiều em đạt hạnh kiểm Tốt nhất thì được thưởng mỗi em 2 chiếc bút bi, nhì tháng được 1 chiếc bút (kinh phí lấy từ quỹ lớp). Với phần thưởng nhỏ này cũng đã tạo cho các em một sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau rất tốt.
+ Khi đã có thang điểm đánh giá cụ thể, ở buổi Đại hội chi đoàn – lớp tôi đưa ra cho các em thảo luận để đi đến thống nhất. Không những vậy, buổi họp PH đầu năm tôi cũng thông qua cho PH năm bắt và được sự ủng hộ, nhất trí 100% của PH.
+ Để theo dõi thi đua của lớp được tốt hơn, tôi xếp chéo theo dõi. Tổ trưởng tổ 1 theo dõi tổ 2, tổ 2 theo dõi tổ 3, tổ 3 theo dõi tổ 4, tổ 4 theo dõi tổ 1. Hết 1 tháng tôi lại đổi nhẩy cóc lên. Tôi yêu cầu lớp trưởng theo dõi chung. 
Một vài tiêu chí được đưa ra để đánh giá như:
 Nếu 1 tuần xếp hạnh kiểm Khá, Trung bình thì làm bản tự kiểm điểm đọc trước lớp và hứa cam kết không tái phạm. 
 Nếu các em bị xếp hạnh kiểm Yếu trong tuần, hoặc 2 tuần trong tháng đều có hạnh kiểm Khá hay Trung bình thì viết bản tường trình đồng thời mời PH đến trường để trao đổi, tìm giải pháp và cam kết với GVCN (thậm chí cam kết trước khả năng HS đó tiếp tục vi phạm). 
 Nếu trong tuần em nào vi phạm 2 điều trở lên (trừ hạnh kiểm yếu) thì bị hạ một bậc hạnh kiểm. Ví dụ cụ thể: em Đ thứ 2 đi học chậm nhưng đến thứ 5 bị ghi sổ đầu bài thì hạnh kiểm tuần của em là Yếu.
 + Để khuyến khích động viên các em tôi cũng đưa ra điểm thưởng cho các em. Ví dụ: tuần này HS B bị xếp hạnh kiểm Trung bình hoặc Khá, tuần sau được 1 con điểm tốt (9,10) thì hạnh kiểm của HS B được nâng lên một bậc. Khi đưa ra tiêu chí này các em rất phấn khởi, một số em hay vi phạm lo học bài cũ để được điểm tốt nhằm nâng cao thành tích học tập, lớp được cộng điểm, không bị trừ. Đặc biệt tôi biết các em rất sợ tâm lí phải mời PH đến gặp GVCN nên biện pháp này đã tạo động lực cho các em tự học rất tốt.
 + Không những vậy, tôi còn phô tô cho mỗi em văn bản quy định nhiệm vụ HS THCS và THPT (Điều 38, 39, 40, 41, 42) và Thông tư 58 về cách xếp loại hạnh kiểm. Thỉnh thoảng ở buổi sinh hoạt cuối tuần tôi kiểm tra các em về những điều văn bản, thông tư quy định. 
2.3.4. Xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm
 Kế hoạch công tác của GVCN là chương trình hoạt động của GVCN trong việc chỉ đạo lớp chủ nhiệm thực hiện các mục tiêu giáo dục HS. 
 Hiệu quả giáo dục HS của lớp phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của kế hoạch giáo dục HS của GVCN. Cho nên tôi xác định để làm có hiệu quả thì mình phải xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh và có sự điều chỉnh từng thời điểm, từng học kì dựa trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ năm học, đặc điểm tình hình của lớp, những mặt mạnh và thuận lợi của lớp về mọi mặt, những mặt yếu và hạn chế của lớp. Từ đó tôi lập kế hoạch thực hiện về những nội dung: hạnh kiểm, học lực, giáo dục lao động hướng nghiệp, giáo dục thẩm mỹ. Tôi đã đưa ra mục đích yêu cầu, các chỉ tiêu cụ thể và biện pháp chính (các biện pháp mà tôi đã ứng dụng trong sáng kiến kinh nghiệm này).
2.3.5. Chỉ đạo lớp thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
 Khác với GVBM, GVCN lớp phải tổ chức, quản lý, giáo dục HS trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, trong các buổi lao động hàng tháng và tham gia các hoạt động chung của toàn trường. Nói đúng hơn là GVCN là người cố vấn, giúp đội ngũ cán bộ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lí các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Tôi luôn giáo dục các em cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới nâng cao kết quả học tập, lao động và hướng nghiệp, giáo dục thẩm mỹ, vui chơi giải trí và phòng chống các tệ nạn xã hội.
 Khi làm công tác chủ nhiệm lớp B6, tôi đặt hàng đầu về giáo dục đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống cho học sinh. Ý thức đạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ve_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao_ch.doc