SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách vận dụng kiến thức hóa học THPT trong thực tiễn

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách vận dụng kiến thức hóa học THPT trong thực tiễn

 Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Đảng và nhà nước ta đã khẳng định:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.Giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới:

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp .Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.

 - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.

Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đó là lý do tôi chọn đề tài" Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách vận dụng kiến thức hóa học THPT trong thực tiễn." .

 

docx 25 trang thuychi01 7791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách vận dụng kiến thức hóa học THPT trong thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA BẰNG CÁCH VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC THPT 
TRONG THỰC TIỄN
 Người thực hiện: TRẦN THỊ HIỀN
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 2017
TT
MỤC LỤC
TRANG
1
I. Mở đầu
1
2
II.Nội dung
2
3
2.1Cơ sở lý luận
2
4
 2.2Thực trạng của vấn đề
3
5
 2.3Giải pháp tổ chức thực hiện
3
6
2.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
7
III. Kết luận và đề nghị
20
I.MỞ ĐẦU
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Đảng và nhà nước ta đã khẳng định:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.Giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới:
 - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp.Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
 - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đó là lý do tôi chọn đề tài" Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách vận dụng kiến thức hóa học THPT trong thực tiễn." . 
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
"Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" 
-Nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường sau khi đã kết thúc bài học.
-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười,câu ca dao tục ngữ có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa.
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tập trung chủ yếu ở các chương kiến thức hóa học gắn liền với thực tế gồm:
-Chương halogen, oxi-lưu huỳnh(lớp 10)
-Chương nitơ –photpho, cacbon-silic, Ancol (lớp 11)
-Chương kim loại kiềm- kiềm thổ -nhôm (lớp 12)
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình viết kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp sau :
	 - PP điều tra: Điều tra việc giảng dạy - học tập ở một số tiết dạy môn Hóa học.
	 - PP đối chứng: So sánh kết quả trước và sau khi dạy học.
	 - PP nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan 
	 - PP kiểm tra: Đưa một số bài tập yêu cầu học sinh làm để lấy kết quả.
 II.NỘI DUNG
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
a) Tác động của hóa học đến đời sống con người :
Môn Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng :
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất,
- Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất.
b) Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học : 
- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học,nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản hóa học.
- Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học thực nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng các thí nghiệm. Chính việc tiến hành các thí nghiệm sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và kĩ các kiến thức đã học, qua đó các em hiểu bài hơn.
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt, thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Liên hệ thực tế là một biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh :
-Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức hóa học sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học.
- Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành công. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ kiến thức và tất cả các yếu tố phục vụ cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn cung cấp cho học sinh lượng kiến thức : ĐỦ, ĐÚNG, MỚI, THIẾT THỰC.
2.3.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới.Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ 1 : Khi dạy về bài CLO (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau :
- GV : Mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy có mùi xốc rất khó chịu. Đó là vì tại nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có tác dụng diệt khuẩn. Các em có biết khí đó là khí gì không ?
- HS có thể biết sẽ trả lời đó là khí clo.
- GV : Đây cũng là tên bài học của chúng ta hôm nay.
	* Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao clo lại có tính chất như vậy. Và trong quá trình học về tính chất của khí Clo các em sẽ giải thích được như sau : 
 [1]
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước.[4]
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài “Clo”( Tiết 38 lớp 10 CB; tiết 48, 49 lớp 10NC).
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Tính chất hoá học của Cl2, ứng dụng của clo.[5]
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất. 
 - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống.[5]
Ví dụ 2: Khi học bài OZON (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau :
- GV : Sau mỗi trận mưa, các em cảm thấy bầu trời, khí hậu như thế nào ?
- HS : Bầu trời quang đãng hơn, khí hậu mát mẻ hơn.
- GV : Thật vậy, sau cơn mưa to sấm nổ đùng đùng, khi mưa tạnh, nắng lên, mọi người thường cảm thấy như căn phòng, đường xá, khu phố thậm chí cả bầu trời xanh kia mát mẻ trong lành hẳn lên. Hít thở cũng thật dễ chịu. Đó là nguyên nhân gì nhỉ ? Để hiểu được điều này, hôm nay chúng ta sẽ học bài : OXI – OZON.
Ở bài này GV có thể giúp HS tìm hiểu và giải thích 2 vấn đề sau:
Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
[4]
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát. [3]Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh. Một số học sinh cho rằng đây là điều hiển nhiên vì “ sau cơn mưa trời lại sáng”. Tuy nhiên nhìn dưới góc độ hóa học thì ta có thể giải thích được rõ ràng vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài “Oxi - Ozon” ( Tiết 49 lớp 10 CB); bài “Ozon – Hiđropeoxit” (tiết 63 10NC).
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
* Chuẩn kiến thức:
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.[5]
* Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của Ozon.
- Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.[5]
 Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng:
[4]
Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, v.v..Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác hại của ozon không thể kể hết được.[1]
 Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy.[2]
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi nói về tác hại của ozon trong bài “Oxi - Ozon” ( Tiết 49 lớp 10 CB); bài “Ozon – Hiđropeoxit” (tiết 63 10NC).
 Sau bài học học sinh sẽ biết được sự nguy hiểm khi photocopy tài liệu và biết cách tránh được sự nguy hại này.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
* Chuẩn kiến thức:
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.[5]
* Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của Ozon.
- Vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.[5]
Ví dụ 3 : Khi học về bài IOT (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau :
- GV : Hằng ngày, các em thường ăn muối gì ?
- HS : Đó là muối iot ?
- GV : Tại sao phải ăn muối có iot ?
- HS : Để trị bệnh bướu cổ.
- GV : 	Ăn muối iot để bổ sung hàm lượng iot cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 - 50mg iot chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu iot trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh : Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iot dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sanh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể hấp thụ với < 150 microgam iot. [1]
 Vậy iot có những tính chất như thế nào ? Bài IOT hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tính chất của nguyên tố này.
 Bệnh nhân bướu cổ
 Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg.
Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác. [3]
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng phần “Iot” - bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Iot” (tiết 57 lớp 10NC) nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Ứng dụng của Iot và hợp chất của Iot.[5]
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống.[5]
Ví dụ 4 : Khi dạy về bài PHOTPHO (ở lớp 11), giáo viên có thể liên hệ thực tế khi mở bài như sau : 
- GV : Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết : 
“Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương”
 Thế “ma trơi” là cái gì vậy ? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng ? Không phải, “ma trơi” quả là có thật. Nếu các em có dịp đi qua các nghĩa trang vào ban đêm thì các em sẽ thấy tại một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lãng đãng lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hiện tượng này. Đó là bài PHOT PHO.
Ở bài này GV có thể giúp HS tìm hiểu và giải thích vấn đề sau:
 “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4. 
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. [2]
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Áp dụng: Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài “Photpho” (Tiết 17 lớp 11CB; tiết 22 lớp 11NC) để giải thích hiện tượng “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Tính chất hóa học của hợp chất của photpho[5]
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Viết PTHH minh hoạ tính chất.
 - Ứng dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên[5]
2. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh.
VÍ DỤ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
 [1] 
 Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối.
 Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.[1]
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 [4]
 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
 Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca),magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O [3]
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric - bài “Axit sunfuric. Muối sunfat”(lớp 10 CB), bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh” (lớp 10NC) hoặc áp dụng trong bài : “Axit nitric và muối nitrat” (lớp 11NC); bài “Hóa học và vấn đề môi trường” (lớp 12)
 Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:	
* Chuẩn kiến thức:
 - Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
 - Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.[5]
* Chuẩn kỹ năng:
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn[5]
VÍ DỤ 2: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
 [1]
 Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc vào lớp sáp trên bề mặt, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi [2]
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O [4]
 Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp. 
 CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O [1]
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển ở nước ta. Sau bài học, học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon_hoa_bang_cach_van_dung.docx