SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.” Quả thật, văn chương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc đời. Ấy vậy mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng biết trân trọng những giá trị to lớn của văn chương. Và còn nguy hại hơn nữa là có một bộ phận không nhỏ người trong xã hội luôn có ý kiến xa rời văn chương. Trong đó, đa số học sinh bây giờ không còn thích học văn và xem nhẹ bộ môn văn trong nhà trường.
Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS thì chương trình Ngữ văn lớp 7 kì II được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá là nội dung khó và khô nhất. Bởi lớp 7 các em đã bắt đầu được tiếp xúc và tạo lập về kiểu văn bản nghị luận. Bản thân là một giáo viên dạy văn mới về nhận công tác tại trường THCS Lý Thường Kiệt năm học 2013 – 2014 đến nay. Từ khi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy tôi luôn băn khoăn, lo lắng và trăn trở là làm thế nào để lôi cuốn học sinh có hứng thú với bộ môn này? Quan trọng hơn là làm cách nào để học sinh lớp 7 có hứng thú và tiếp thu dễ dàng những nội dung kiến thức vừa khó vừa khô của các văn bản nghị luận hiện đại này?
Những băn khoăn, trăn trở đó đã thôi thúc tôi ngày đêm suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá”.
MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng vấn đề 3 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề 5 3. Kết luận, kiến nghị 9 3.1. Kết luận 9 3.2. Kiến nghị 10 * Tài liệu tham khảo 12 * Phụ lục 13 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.” Quả thật, văn chương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc đời. Ấy vậy mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng biết trân trọng những giá trị to lớn của văn chương. Và còn nguy hại hơn nữa là có một bộ phận không nhỏ người trong xã hội luôn có ý kiến xa rời văn chương. Trong đó, đa số học sinh bây giờ không còn thích học văn và xem nhẹ bộ môn văn trong nhà trường. Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS thì chương trình Ngữ văn lớp 7 kì II được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá là nội dung khó và khô nhất. Bởi lớp 7 các em đã bắt đầu được tiếp xúc và tạo lập về kiểu văn bản nghị luận. Bản thân là một giáo viên dạy văn mới về nhận công tác tại trường THCS Lý Thường Kiệt năm học 2013 – 2014 đến nay. Từ khi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy tôi luôn băn khoăn, lo lắng và trăn trở là làm thế nào để lôi cuốn học sinh có hứng thú với bộ môn này? Quan trọng hơn là làm cách nào để học sinh lớp 7 có hứng thú và tiếp thu dễ dàng những nội dung kiến thức vừa khó vừa khô của các văn bản nghị luận hiện đại này? Những băn khoăn, trăn trở đó đã thôi thúc tôi ngày đêm suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng kiến thức đã học về kiểu văn bản nghị luận, về đặc trưng thể loại, đề xuất các phương pháp nghiên cụ thể của việc dạy các văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm nghị luận hiện đại và góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của phương thức nghị luận trong chương trình SGK THCS nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Khơi dậy hứng thú học tập trong các giờ học văn bản nghị luận hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 cho học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung bằng những giải pháp, biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình và tâm lí lứa tuổi của đối tượng học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong SKKN, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Tham khảo các tài liệu, giáo trình có liên quan. Phương pháp khảo sát thực nghiệm, thống kê, phân tích, xử lí số liệu. Phương pháp tích hợp, tích cực phù với đặc trưng bộ môn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận. Nghị luận là bàn bạc, tranh luận đúng sai về một vấn đề. Trong đời sống tư tưởng của mình, con người thường gặp những vấn đề cần tranh luận cho rằng đúng sai, cần phải nêu ý kiến bộc lộ quan điểm riêng của mình khi đó có nghị luận. Đối tượng nghị luận cụ thể là những vấn đề xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh), đạo đức (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng) hay văn học (Ý Nghĩa văn chương – Hoài Thanh). Phương thức nghị luận là một trong những phương thức biểu đạt thông dụng và quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Với phương thức này, người viết (người nói) dùng lí lẽ để phát biểu những nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra, nhằm thuyết phục sự tin tưởng của người đọc và người nghe. Văn bản nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức nghị luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở dạng nói và dạng viết, ở đây ta chỉ nói đến văn bản nghị luận tồn tại ở dạng viết - Văn bản nghị luận hiện đại. Văn bản nghị luận hiện đại là các bài văn của các tác giả hiện đại, được viết theo phương thức nghị luận đặt ra và giải quyết vấn đề quan trọng của mọi mặt đời sống con người và xã hội trong thời kì hiện đại. Trong SGK Ngữ văn 7 THCS gồm các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương. Chính vì lẽ đó văn bản nghị luận là một thể loại tương đối khó đối với giáo viên và học sinh. Qua một số giờ khảo sát, dự giờ một số đồng nghiệp và rút kinh nghiệm về quá trình giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy rằng việc dạy học Ngữ văn ở THCS đặc biệt là phần văn bản nghị luận hiện đại đó có nhiều biến đổi, sáng tạo song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: - Nhiều tiết chưa làm sáng tỏ luận điểm của văn bản mà cứ phân tích, bình giảng dàn trải. - Chưa thực sự đẩy mạnh được học sinh hoạt động tích cực, thảo luận nhóm cũng mang tính chất hình thức và chỉ đạt kết quả ở một số em học khá. Đứng trước thực tế giảng dạy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những hạn chế để giờ ngữ văn đạt hiệu quả như môn học đề ra đã là một thách thức đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, công phu soạn giảng và vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng khối lớp một cách cụ thể. Thực trạng vấn đề. 2.2.1. Thực trạng. Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Và mặc dù cũng có những em có năng khiếu văn và thực sự yêu thích bộ môn này. Nhưng do lối sống thực dụng cá nhân, đặc biệt là do định hướng của phụ huynh nên các em cũng phần nào giảm bớt hứng thú học văn. Môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 7 nói riêng là một môn học khá trừu tượng. Nó khác các môn khoa học khác như: Toán, Lý, Hóa là những môn khoa học có công thức rõ ràng, có tư duy lôgic. Trong khi đó dạy và học môn văn chủ yếu là bằng cảm xúc, suy nghĩ của người dạy và người học. Song với cuộc sống bộn bề, với sự phát triển như vũ bão về khoa học tự nhiên như ngày nay, cảm xúc của các em gần như bị chai sạn, sự yêu thích bộ môn văn cũng không còn nhiều. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì II được đánh giá là khó và khô nhất chương trình Ngữ văn THCS. Bởi hầu hết các văn bản đều là những bài nghị luận văn học khô cứng như: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương Trong khi đó, sách và tài liệu tham khảo trên thị trường thì có rất nhiều nhưng thực chất các tài liệu đó chỉ là sự sao chép giản đơn theo kiểu “Bình mới rượu cũ”, thiếu hệ thống, thiếu chọn lọc. Khi tham khảo các loại sách này giáo viên có thói quen ỷ lại, học sinh trở nên hoang mang. Bài viết của các em chỉ là sự chắt lọc từ các tài liệu mà đôi khi bản thân các em cũng không hiểu mình đang viết gì. 2.2.2. Kết quả thực trạng. Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 7. Sau khi điều tra học sinh và đối chiếu kết quả học tập giữa đối tượng học sinh lớp 7 khóa học này với học sinh lớp 7 khóa trước (2013 – 2014). Kết quả thu được như sau: Lớp Sỹ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7A 33 04 12,1 12 36,5 14 42,4 03 9 0 0 Từ kết quả trên có thể thấy tỷ học sinh khá giỏi còn hạn chế, tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn. Kết quả này chưa cao đối với một trường chuyên như Lý Thường Kiệt. Đây có lẽ là nỗi buồn lớn nhất của người thầy. Từ đó, trong tôi luôn nung nấu một ý chí quyết tâm phải tìm bằng được giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bằng tất cả lòng yêu nghề, lòng nhiệt huyết của một giáo viên trẻ mới về trường, tôi miệt mài tìm tài liệu để đọc, đi dự giờ đồng nghiệp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các bậc tiền bối trong và ngoài nhà trường. Qua việc làm đó tôi mới thấm nhuần được kết quả giảng dạy không phải là cái gì cao xa mà đó là sự cố gắng hết mình trong chuyên môn, đó là lòng yêu nghề, tận tâm, tân lực với nghề sẽ làm nên thành công trong giảng dạy. Và khi đứng trên bục giảng thì kiến thức là nền tảng nhưng kiến thức chưa đủ để làm nên thành công mà cái quyết định phải là lòng quyết tâm, nhiệt tình say mê trong chuyên môn. Đặc biệt phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng kiểu bài cụ thể. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong một tiết học văn bản nghị luận hiện đại vốn đã khô khan, khó hiểu cần phải có sự kết hợp các phương pháp dạy học tích hợp, tích cực theo đặc trưng thể loại là một việc làm rất cần thiết của người giáo viên văn. Tôi thật sự bất ngờ vì việc làm đó của tôi đạt hiệu quả cao hơn sự mong đợi. Chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên rõ rệt. Công sức của người thầy được đền đáp. Kết quả là: Lớp Sỹ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7A 33 12 36,3 17 51,6 4 12,1 0 0 0 0 So với năm học 2013 – 2014, năm học 2015 – 2016 tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng 32,4%; không có học sinh yếu kém. Với kết quả này, tôi mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong sáng kiến kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp và bản thân tiếp tục ứng dụng nhằm nâng hiệu quả giảng dạy văn bản nghị luận hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Một số giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả dạy học các văn bản nghị luận hiện đại lớp 7. 2.3.1. Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản nghị luận hiện đại. Đọc hiểu một tác phẩm nghị luận không giống đọc hiểu một bài thơ hay một câu chuyện. Bài văn nghị luận có những đặc trưng riêng về phương pháp tư duy cũng như cách viết. Văn nghị luận được coi là những văn bản thuyết lí, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Nếu như văn biểu cảm hướng tới việc gây sự đồng cảm nơi người đọc thì văn nghị luận hướng tới làm cho người đọc hiểu, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó thuộc về tư tưởng, tình cảm, từ đó có thể đem ra thực hành. Một bài văn nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. Nó yêu cầu người viết “phải viết cho thật rõ, lại phải cho ý tứ dồi dào mà đừng có lời dư. Nó như là vẽ một cái địa đồ. Ông chưa biết đường sá trong thành phố Sài Gòn ra sao, ông nhờ tôi vẽ một bức địa đồ Sài Gòn cho ông, nếu ông nắm bức địa đồ ấy mà đi không lộn, tức là tôi vẽ được đó. Viết văn nghị luận cũng vậy, nếu đem ra thực hành được, ấy là văn hay” (Phan Khôi). Cái hay của văn bản nghị luận rõ ràng khác với cái hay của văn biểu cảm. Dạy học một văn bản nghị luận phải nắm được điều đó. Dạy học một văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại trước hết cần chú ý: - Trước hết phải xác định được luận điểm trung tâm của bài văn nghị luận đó. Luận điểm cũng giống như một cái trục mà tất cảc các luận điểm được triển khai trong bài châu tuần xung quanh. Vậy tìm luận điểm chính của bài ở đâu? Có thể ở ngay nhan đề của bàn văn (do tác giả đặt). Chẳng hạn như “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh luận điểm chính là bàn về ý nghĩa của văn chương. Cũng có khi luận điểm chính xuất hiện ngay trong những dòng mở đầu văn bản, chănge hạn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) - Sau khi tìm được luận điểm chính, bước tiếp theo là tìm xem luận điểm đó được triển khai như thế nào, có những luận điểm phụ nào, các luận điểm đó được triển khai theo trình tự nào, có hợp lí hay không. Chẳng hạn: Để triển khai luận điểm “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm phụ: + Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta; + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước; + Nhiệm vụ của Đảng ta là phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo để phát huy tinh thần yêu nước của tất cả mọi người dân. Tóm lại trình tự triển khai, sắp xếp các luận điểm chính là cách lập luận của bài văn nghị luận. Lập luận có chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, bài văn mới thuyết phục dần dần và thuyết phục hoàn toàn người đọc. - Tìm luận cứ: bao gồm lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả đưa ra để giải thích, chứng minh cho luận điểm của mình. Lí lẽ phải sắc sảo, chân thực, chính xác, tiêu biểu thì mới làm cho người đọc tin và bị thuyết phục. Các văn bản nghị luận mẫu mực chúng ta được học thường không quá nhiều dẫn chứng. Bàn về công dụng của văn chương, Hoài Thanh chỉ đưa ra một dẫn chứng: “Một con người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là cái chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”. Thiết nghĩ một dẫn chứng như vậy là đủ sức khái quát cho luận điểm nêu ra. Đọc – hiểu trên các dấu hiệu cách thức biểu đạt nổi bật của mỗi văn bản như: bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, đặc sắc của lời văn trong sự sáng tạo của tác giả. Từ đó hiểu mục đích biểu đạt và mục đích giao tiếp của văn bản . 2.3.2. Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp. Trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại, kiến thức tích hợp cần chú ý là bố cục bài văn quan hệ với luận điểm trong văn bản. Nếu bố cục văn bản là hình thức tổ chức nội dung thì đọc hiểu văn bản sẽ bắt đầu từ việc xác định các thành phần nội dung trong văn bản. Nếu bản chất văn nghị luận là trình bày quan điểm thì bố cục của văn bản nghị luận là tổ chức triển khai quan điểm bằng các luận điểm, luận cứ nên tiến hành dạy cũng theo trình tự từng luận điểm. Ví dụ trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả nêu hai luận cứ: bữa cơm đơn giản của Bác và cái nhà sàn nơi Bác ở. Mỗi luận cứ đều được cụ thể hoá bằng các chi tiết. Dẫn chứng là các bằng chứng đời thường, gần gũi với mọi người nên mọi người dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuyết phục bạn đọc. - Tích hợp với lí luận về thể loại văn học chính là gắn kết đọc hiểu với thể loại văn nghị luận cùng các dấu hiệu đặc sắc về thể loại nghệ thuật ngôn từ và quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, tác phẩm với hiện thực đời sống, tác phẩm với người đọc. Tích hợp với mĩ học và xã hội trong dạy học văn nghị luận hiện đại để học sinh thấy được tác phẩm không xa rời đời sống hiện thực và đời sống thẩm mĩ, ví dụ (câu hỏi trong bài ý nghĩa văn chương): ? Hãy tóm một số tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh ? ? Tác phẩm văn chương nào tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em ? ? Hãy nêu tác động đó để xác nhận quan điểm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương? - Tích hợp với phân môn Tập làm văn: Với đối tượng học sinh lớp 7, các em bước đầu làm quen với văn nghị luận. Vì vậy ngay trong tiết đọc - hiểu văn bản, giáo viên phải định hướng cho các em thấy được đặc điểm của văn bản nghị luận khác với các văn bản khác, các em nắm được được mục đích của văn nghị luận và những yếu tố quan trọng trong văn nghị luận. Để rồi khi học tiết Tập làm văn, các em không cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn trong việc tiếp cận kiểu bài nghị luận. Từ đó, bước đầu các em làm quen với việc tạo lập văn bản nghị luận đúng hướng. Các địa chỉ có thể tích hợp ở phân môn Tập làm văn: + Tiết 75,76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. + Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị nghị luận. + Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. ... Như vậy học các văn bản nghị luận mẫu mực ngoài việc tiếp thu những nội dung tư tưởng sâu sắc qua những áng văn ấy còn cần chú ý tìm hiểu về cách viết văn nghị luận, để học tập rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận của chính mình. Do đó cần chú ý các phong cách viết văn nghị luận khác nhau của các tác giả để vận dụng vào bài viết một cách hợp lí. Nói tóm lại, dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích hợp phải gắn kết dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận với các tri thức làm văn nghị luận dạy ở khối lớp 7; gắn với lí luận về thể loại văn nghị luận; gắn với hoạt động thực tiễn của tác giả bài văn, với những vấn đề đời sống trong hoạt động thưc tiễn của con người trong thời kì hiện đại; gắn với các tri thức về xã hội, thẩm mĩ có liên quan. 2.3.3. Dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực. Đọc diễn cảm văn bản nghị luận hiện đại để thể hiện giọng điệu chung trong các biểu hiện cụ thể của mỗi văn bản. Ví dụ: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng chân thành và trong sáng vì văn bản là những lời lẽ về gương sáng của một con người cao quý, được viết bởi tinh thần hiểu biết và tôn vinh của tác giả. Đọc văn bản nghị luận hiện đại trước hết để nắm được nhận định, quan điểm được thể hiện trong văn bản, do vậy câu hỏi dạy học tích cực chủ yếu sẽ ở cấp độ từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, ví dụ trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ có thể sử dụng câu hỏi như sau: ? Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đó sử dụng kết hợp những phép lập luận nào? Phép lập luận nào là chính? Vì sao? ? Mục đích chứng minh của văn bản này là gì? ? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tổ chức lập luận theo trình tự từ khái quát đến trình bày những biểu hiện cụ thể. Từ đây, hãy xác định bố cục của văn bản này ? Khi dạy văn bản nghị luận hiện đại, không cần đến biện pháp bình giảng. Nếu có, đó là những lời bình luận nhằm vào quan điểm nổi bật của bài văn, từ đó làm sáng rõ sự sâu sắc trong tư tưởng và tình cảm của tác giả, ví dụ như lời bình luận về quan điểm văn chương của Hoài Thanh trong phần tổng kết bài học Ý nghĩa văn chương cụ thể là : Gốc của văn chương là tình cảm nhân văn. Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp cho cuộc sống. Hoài Thanh đã đem lại cho người đọc những hiểu biết sâu sắc đó bằng lối văn nghị luận dồi dào lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh, và nhất là bằng tình yêu văn chương, trân trọng và đề cao văn chương như một giá trị không thể thấy thế trong đời sống tình cảm của con người. Dạy học văn bản nghị luận để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học cũng cần chú ý đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ phục vụ mục đích nghị luận và hiệu quả tác động đến người đọc của văn bản nghị luận. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh chẳng hạn, thường rất giản dị, dễ hiểu, không cầu kì, hoa mĩ. Nhưng đôi chỗ, Bác vẫn sử dụng cách diễn đạt rất hình ảnh để tạo hiệu quả lập luận. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những câu văn, đoạn văn sử dụng yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Chẳng hạn, trong đoạn đầu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Bác so sánh tinh thần yêu nước với hình ảnh nào? Tác dụng của cách so sánh ấy? Tương tự như vậy, ở đoạn cuối văn bản này, Bác còn so sánh tinhthần yêu nước với hình ảnh nào? Từ đó hướng học sinh cảm nhận được thái độ trân trọng của Bác đối với những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước trong nhân dân. Khi dạy học văn bản nghị luận hiện đại bằng các phương tiện hiện đại, giáo viên cần huy động tất cả các tri thức có thể tích hợp được để đáp ứng nhu cầu tích cực như các tri thức về lịch sử, âm nhạc, điện ảnh như khi dạy văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo viên cần huy động vốn hiểu biết của học sinh vế phong cách sống và viết của Bác Hồ kết hợp với phim ảnh giới thiệu nhà sàn của Bác cùng các vật dụng sinh hoạt của Người ở khu bảo tàng Hồ Chí Minh, bài hát ca ngợi đạo đức giản dị trong sáng trong khi dạy bài Đức tính giản dị của Bác Hồ... Hình thức dạy học bằng trò chơi khó vận dụng trong dạy học văn bản nghị luận hiện đại nhưng vẫn có thể vận dụng dưới hai hình thức: thi mô hình học nhanh cấu trúc bài văn theo hệ thống luận điểm, luận cứ hoặc thi viết một đoạn văn nghị luận ngắn thể hiện nhận thức của bản thân về quan điểm của tác giả trong bài văn nghị luận vừa học. Như vậy, có thể tóm tắt phương pháp dạy học văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực như sau: Kết hợp đọc diễn cảm với đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu văn bản, đan xen lời bình l
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_van_ban_nghi_luan_hien_dai_lo.doc