SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp bài “Thơ Hai cư của Ba sô” ở chương trình Ngữ văn 10 THPT

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp bài “Thơ Hai cư của Ba sô” ở chương trình Ngữ văn 10 THPT

Ngữ văn là môn học bản lề bởi đây là môn học không chỉ đưa học sinh đến việc cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm, hướng tới thế giới của Chân – Thiện – Mĩ, không ngừng hoàn thiện bản thân mà còn mở rộng tri thức hiểu biết khi đưa các em tiếp cận với nền văn học thế giới. chính vì vậy, phần văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy trong chương trình THPT chiếm một thời lượng không nhỏ - đây là sự kết tinh của tinh hoa văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của không gian, của thời gian và sự thẩm định của bạn đọc bao thế hệ. Ta bắt gặp ở đó những tên tuổi đỉnh cao như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Ba sô, Sếch-xpia, Sêkhôp, Puskin, Lỗ Tấn, Sô-Lô-Khốp, Hê-Minh-Uê với những tác phẩm nổi tiếng thuộc hàng kinh điển của văn học nhân loại. Việc tiếp cận giá trị của các nền văn hóa lớn qua văn học sẽ tạo điểm tựa để chúng ta xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới.

 - Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ”. Mục tiêu thứ 2 trong 9 mục tiêu của ngành giáo dục sau năm 2015 cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đặc biệt, cần xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ”. Đây đều là những định hướng chỉ đường để những người làm công tác giảng dạy như tôi mạnh dạn tìm tòi, đổi mới nâng cao hiệu quả trong từng tiết dạy, đặc biệt là khi giảng dạy về văn học nước ngoài.

 

docx 19 trang thuychi01 11925
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp bài “Thơ Hai cư của Ba sô” ở chương trình Ngữ văn 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2
2. Nội dung SKKN
2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
6 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7 
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
3
3. Kết luận – kiến nghị
10
3.1 Kết luận
10
3.2 Những kiến nghị
10 
4
Tài liệu tham khảo
12
5
Danh mục SKKN đã được xếp loại
13
6
Phụ lục
14 
Phụ lục 1: Sản phẩm thu thập của học sinh
14
Phụ lục 2: Ngữ liệu văn bản được sử dụng trong tiết dạy
17 
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
	- Ngữ văn là môn học bản lề bởi đây là môn học không chỉ đưa học sinh đến việc cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm, hướng tới thế giới của Chân – Thiện – Mĩ, không ngừng hoàn thiện bản thân mà còn mở rộng tri thức hiểu biết khi đưa các em tiếp cận với nền văn học thế giới. chính vì vậy, phần văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy trong chương trình THPT chiếm một thời lượng không nhỏ - đây là sự kết tinh của tinh hoa văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của không gian, của thời gian và sự thẩm định của bạn đọc bao thế hệ. Ta bắt gặp ở đó những tên tuổi đỉnh cao như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Ba sô, Sếch-xpia, Sêkhôp, Puskin, Lỗ Tấn, Sô-Lô-Khốp, Hê-Minh-Uêvới những tác phẩm nổi tiếng thuộc hàng kinh điển của văn học nhân loại. Việc tiếp cận giá trị của các nền văn hóa lớn qua văn học sẽ tạo điểm tựa để chúng ta xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới.
	- Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Mục tiêu thứ 2 trong 9 mục tiêu của ngành giáo dục sau năm 2015 cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đặc biệt, cần xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao”. Đây đều là những định hướng chỉ đường để những người làm công tác giảng dạy như tôi mạnh dạn tìm tòi, đổi mới nâng cao hiệu quả trong từng tiết dạy, đặc biệt là khi giảng dạy về văn học nước ngoài.
	- Học sinh THPT hiện nay dường như sao nhãng trong việc học văn. Các em thường phàn nàn đây là môn học phải học thuộc nhiều, ghi chép nhiềuSong thực tế, các em đã bị cuốn vào vòng xoáy của đời sống công nghệ, điều mà các em yêu thích bây giờ là: mạng xã hội facebook, Zalo, Live streaminh(phát trực tiếp), chụp ảnh 360 độKhiến quỹ thời gian quý báu của các em bị rút ngắn. Mà văn chương –thứ nghệ thuật chân chính, đích thực không cho phép chúng ta cảm nhận tác phẩm một cách hời hợt, qua quýt, nó cần thời gian, sự cảm thụ nghiêm túc để người đọc đồng điệu cùng nhà văn, để góp phần trả lời những câu hỏi mà nhà văn đặt ra, nhà văn đã gửi đi thông điệpĐó cũng là mong muốn của những người thầy: Làm thế nào để các em yêu thích môn ngữ văn, mỗi tiết học trôi qua không áp lực, tạo sự cuốn hút và hứng thú?
	- Hiện nay Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển, nằm trong nhóm G8 - 8 nước có nền kinh tế giàu mạnh trên thế giới mặc dù đây là một đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, không có “rừng vàng biển bạc”, thậm chí họ thường xuyên phải đối đầu với nghịch cảnh( 2 quả bom nguyên tử của Mĩ dội xuống thành phố Nagashaki và Hiroshima năm 1945), thường xuyên phải hứng chịu thiên tai - động đất, sóng thần( gần nhất là ngày 11/03/2011, động đất kèm với sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật khiến 22 nghìn người chết, làm lệch trục trái đất gần 10cm). Dù vậy cả thế giới luôn ngưỡng mộ tinh thần của người Nhật: đó là một dân tộc đoàn kết, bản lĩnh và kiên cường, nghiêm túc trong công việc, trong giờ giấc, tôn trọng kỉ luậtĐây cũng là quốc gia có nền văn hóa cao cấp: văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trà đạo, văn hóa qua nghệ thuật cắm hoa, văn hóa qua từng bức họa, tinh thần thượng võ của những võ sĩ đạo SamuraiBởi thế tìm hiểu về văn học Nhật Bản chính là cơ hội để người dạy và người học lĩnh hội nhiều hơn bản sắc của một dân tộc cùng châu lục, từ đó soi chiếu, định hướng để trong xu thế hòa nhập chúng ta không hòa tan, không bị tụt hậu và còn góp phần không nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp, nuôi dưỡng ước mơ của học sinh(có thể học hết chương trình THPT sẽ đến Nhật Bản lao động, du học theo diện học bổng, du học theo diện tự túc, du học theo hình thức vừa học vừa làm).
	- Ở nước ta vào thời đại Lí -Trần dòng thơ thiền tông đã trở thành tinh hoa với những bài thơ tuyệt bút của Thiền Sư Mãn Giác,Trần Nhân Tông bởi nó hướng người đọc đến những chiêm nghiệm về cuộc đời trong cảm quan tiến bộ: coi thường những sân si tầm thường, những bon chen thế tục, giàu giá trị nhân sinh, trân quý thời gian hiện tại, đề cao ý thức công dân của con người. Và được tìm hiểu thơ thiền tông Nhật Bản dưới thể loại thơ Hai cư của Matsuo Bashô(1644-1694) là thêm một lần chúng ta được tiệm cận vẻ đẹp của sự tĩnh lặng, sự suy tư, của tình yêu chân thành tha thiết với thế giới muôn loài, là chúng ta được sống Tĩnh giữa nhịp sống Động, nhịp sống hối hả của thế giới hiện đại hôm nay.
	Vì những lí do này, tôi mạnh dạn tìm đến đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp bài “Thơ Hai cư của Ba sô” ở chương trình ngữ văn 10 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau:
- Qua khảo sát thực tế rút ra được tình hình dạy học văn học nước ngoài trong chương trình THPT hiện nay, từ đó có cái nhìn tổng thể về việc dạy và học, để có thể đề xuất đóng góp ý kiến.
- Giúp học sinh hứng thú với môn học, chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội tri thức.
- Giúp học sinh hiểu thể loại thơ Hai cư, trân trọng công lao, những thành quả của nhà thơ Ba sô khi đưa thể loại này đến đỉnh cao.
- Giúp học sinh thêm một cái nhìn về nền văn hóa, văn học Nhật Bản: sự sâu sắc, tính nhân văn
- Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, nuôi dưỡng ước mơ
- Rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
	Bài “Thơ Hai –cư của Ba –Sô”( chương trình SGK Ngữ văn 10 - chương trình chuẩn THPT, từ trang 155 – 157, NXB Giáo dục).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp trao đổi thực nghiệm
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Ngô Thì Nhậm cho rằng “phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần”. Quả thật, từ bao đời nay, thơ là tâm hồn là tình cảm. Nó có khả năng diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán trường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở băn khoăn, sự hồi hộp, phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới.
	Giá trị của thơ chính là khi nó đơm hoa kết trái trong trái tim bạn đọc, có thể tên tác giả bị mờ đi, bị khuất lấp thì đó vẫn là hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính. Như trong bài thơ “Bài học nhỏ về nhà thơ lớn” Tế Hanh đã viết:
Bà cụ không nhớ tên Nguyễn Du có nghĩa gì đâu đáng trách
Một cái tên như bao cái tên thường
Nhưng cụ đã gửi lòng trong trang sách
Theo dõi đời Kiều từng đọa từng chương
Cuộc gặp gỡ tình cờ đem cho tôi bài học
Như thể 200 năm, nhà thơ gởi lại bây giờ
Hãy đi con đường vào trái tim bạn đọc
Người ta có thể quên tên người làm thơ, nhưng đừng để quên thơ.
	Đến với thơ Hai – cư, người đọc được đắm mình trong không khí thiền tông, được chiêm nghiệm về những được mất trong cuộc đời, được cảm nhận về sự tinh tế trong sự: mềm mại, cô tịch, u huyền.
	Theo Từ điển văn học định nghĩa: “Haikai là một thể thơ đặc biệt của Nhật Bản, về sau có biến đổi sắc thái chút ít và cũng gọi là Haikư. Mỗi bài Haikai chỉ có ba câu: câu thứ nhất có 5 âm, câu thứ hai có 7 âm, câu thứ 3 có 5 âm; tổng cộng là 17 âm. Vì tiếng Nhật đa âm nên 17 âm ấy thường chỉ gồm bảy hoặc tám chữ, không bao giờ quá 10 chữ”(Trang 568, sđd).
	Cũng theo các nhà nghiên cứu văn học, thơ Hai –cư còn được gọi là Haikai, Hài cú, Bài cú, nó được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo(1603 -1867), ban đầu nó mang sắc thái trào phúng sau đó mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền Tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra Hai – Cư và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể loại thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài Hai – cư, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác nhau, nhưng chỉ vẻn vẹn 17 âm tiết trong ba câu theo cấu trúc 5+7+5.
	Nội dung thơ Hai – cư có luật cơ bản sau: Không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ Hai – cư thường chỉ diễn ta một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết 2 ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc:
Ôi những hạt sương(sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt(ý nghĩa thứ 1)
Hiện hình cố hương(ý nghĩa thứ 2)
	Một bài thơ Hai- cư Nhật luôn tuân thủ 2 nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh. Trong thơ bắt buộc phải có “Quý ngữ” nghĩa là từ tả mùa( không rất khoát phải dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng có thể dùng các từ thay thế như hoa anh đào, cành khô, lá vàng, tuyết trắng) và diễn tả một hình ảnh lớn(vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ(đời thường):
Tiếng ve kêu râm ran(Tiếng ve kêu - là một quý ngữ, chỉ mùa hè)
Như tan vào trong than đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!
	Đọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện quan sát được:
Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!
	Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
	Trong thơ Hai – cư dấu ấn thiền tông để lại khá đậm nét trong cách nhìn và thể hiện của các nhà thơ. Theo quan niệm của Thiền tông, mọi sinh linh trên cõi đời đều bình đẳng như nhau. Vì thế thơ Hai – cư thường nói đến các sinh vật và hiện tượng tự nhiên(con sâu, con bọ, con chuột) với một sự ưu ái và tự nhiên. Chính Ba sô đã mô tả một cảnh ban mai có tuyết, có cánh quạ ô:
Con quạ ô
Sáng mai trong tuyết
Đẹp không ngờ
	Ở đây, “Con quạ” và “Tuyết” bình đẳng với nhau tạo nên một bức tranh “đẹp không ngờ”. Nhà thơ phát hiện ra tuyết trắng đẹp nhờ có chú quạ đen làm vật tương phản, ngược lại chú quạ lại được tôn thêm màu đen mượt mà óng ả nhờ tuyết trắng làm nền. Từ đây nhà thơ khái quát một quy luật của tạo hóa: sự phụ thuộc và bình đẳng với nhau của vạn vật, đó chính là chân lý của cuộc sống.
	Kĩ xảo của thơ Hai – cư là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng của người đọc. Không có người làm thơ, không có kẻ đọc thơ cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.
	Có thể nói băng qua hàng vặn dặm không gian, hàng thế kỉ thời gian, Hai – cư ngày nay không chỉ là “Quốc hồn” “Quốc túy” của Nhật Bản mà còn là một thể thơ mang tính quốc tế. Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, Hai – cư đã chạm đến vỉa tầng sâu kín nhất trong tâm hồn con người, bởi cuộc sống hiện đại dù ồn ào, náo nhiệt đến đâu đi chăng nữa con người ta cũng cần những khoảng lặng, những thời khắc bình yên. Và thơ Hai cư “Gợi nhắc ta nhớ lại nhịp rung của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường lãng quên”(Hoa đạo, G.Ohsawa).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Nghiên cứu về văn hóa, văn học Nhật Bản, nghiên cứu về thơ Hai Cư, dịch thơ Hai cư có rất nhiều những công trình, có thể kể đến: Lối lên miền Oku(Vĩnh Sính – Giáo sư lịch sử văn hóa Nhật Bản, giảng dạy tại Đại học Alberta - Canada); Nhật Chiêu, Basho và thơ Haiku, NXB Văn nghệ TP HCM, 1997); H.G. Henderson, Hài cú nhập môn, Lê Thiện Dũng dịch, NXB Trẻ, 2002; Bắt đầu từ năm 2007 cuộc thi sáng tác thơ Hai cư do Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với trường Đại học KHXH&NV tổ chứ 2 năm một lần, tính đến năm 2018 đã qua 6 lần phát động góp phần đưa “thơ Hai cư trở thành người truyền dẫn văn hóa Nhật, tâm hồn Nhật vào Việt Nam, và ngược lại đưa văn hóa Việt Nam, tâm hồn Việt Nam đến với Nhật Bản”; đã có nhiều tập thơ Hai cư Việt ra đời như: Chuồn chuồn nghiêng cánh(Thiên Bảo), Bài ca đom đóm(Trần Nguyên Thạch), Cúc rộ mùa hoa(Đông Tùng)Thì một thực tế là chưa có những chuyên luận đề xướng cách giảng dạy một bài thơ Hai – Cư trong chương trình THPT để người học cảm thấy dễ tiếp cận, hứng thú.
	Ngoài ra, trong chương trình biên soạn SGK bài “Thơ Hai cư của Ba sô” lại được đưa vào phần đọc thêm, ít nhiều nó cũng giảm đi tầm quan trọng của tác phẩm, vai trò của nhà thơ.
	Bên cạnh đó, vì đây là thể loại thơ nước ngoài nên dịch thơ bao giờ cũng rất khó khăn, nhất là với thể loại thơ Hai Cư nó đòi hỏi tính cô đọng và hàm súc, nhưng lại cũng không mất đi được hồn cốt của tinh thần văn hóa Nhật Bản và lại cũng không được xa cách với văn hóa cảm nhận thơ của người Việt.
	Xuất phát từ những thực trạng đó tôi mạnh dạn đề xướng một cách tiếp cận mới thơ Hai cư của Ba sô qua 2 tiết dạy 52, 53(chỉ dạy bài 1,2,3 và 6) theo Phân phối chương trình nơi tôi công tác – Trường THPT Hoàng Lệ Kha.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
	Định hướng tích hợp: Thực tế trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo cách thức sau:
- Tích hợp thông qua kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra đây là hoạt động có tính kết nối giữa bài đã học và bài chuẩn bị học(bài mới). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi. Có thể tích hợp Ngữ Văn – Lịch sử khi hỏi các em về dòng thơ Thiền Tông: Em hãy cho cô biết trong những bài học trước, có bài thơ nào em thấy mang đậm dấu ấn của trường phái thơ Thiền Tông thời đại Lý – Trần? Vậy theo em thơ thiền tông thường mang những đặc điểm gì?
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới:
	Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy, nhưng nó lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học. Vì vậy giáo viên có thể vận dụng thao tác này để thể hiện tích hợp. Có thể tích hợp Ngữ văn – Địa lý- Lịch sử- Hiểu biết xã hội. Bằng việc trình chiếu 1 số hình ảnh chọn lọc về nước Nhật( Cờ nước Nhật, hoa anh đào, quần áo Kimono, lễ nghi uống trà, 2 quả bom nguyên tử trút xuống 2 thành phố là Nagashaki và Hiroshima, các võ sĩ Sumô, những người kĩ sư tình nguyện vào khắc phục rò rỉ ở nhà máy điện hạt nhân Fufushima), sau đó đặt câu hỏi: những hình ảnh trên giúp em hiểu biết gì về đất nước, con người Nhật Bản?
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài:
	Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi- đáp đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của giáo viên. Hình thức được thể hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy- học. Nếu giáo viên biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú, hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất nhiều.
	+ Bài thơ 1: Em hãy tìm quý ngữ trong bài thơ? Vì sao Ba sô lại có hành trình tha hương dài dằng dặc như vậy? Quê Ba sô ở đâu? Ê Đô có vai trò gì trong hành trình tha hương của nhà thơ? Em có liên hệ với bài thơ nào thể hiện tình yêu quê hương của các nhà thơ Việt Nam.
	+ Bài thơ thứ 2: Em hãy tìm quý ngữ trong bài thơ ?Chim Đỗ Quyên là loại chim như thế nào, có biểu tượng gì trong quan niệm ? bài thơ của Ba sô khiến em có liên hệ gì với câu thơ của Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
	+ Bài thơ thứ 3: Em hãy tìm quỹ ngữ trong bài thơ? theo em người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc đời của mỗi chúng ta? Vì sao cầm trên tay di vật là nắm tóc của mẹ, Ba sô lại cảm nhận sâu sắc nỗi mất mát? em có liên hệ gì với lời tâm sự của Trịnh Công Sơn vào mùa Vu Lan báo hiếu: “Ai đeo bên ngực một bông hồng hồng thì thêm lần tôi nhận thấy mình là người mồ côi”.
	+ Bài thơ thứ 6: Em hãy tìm quỹ ngữ trong bài thơ? cảnh sắc bài thơ rất đẹp: cánh hoa hồng đẹp mong manh rụng xuống mặt hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng theo em tác giả ngầm gửi gắm đến một quan niệm gì?
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh, ảnh,âm nhạc...
	Khi dạy bài “Thơ Hai cư của Ba sô” có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, đầu tư trí tuệ, công sức, vật chất. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. GV có thể tích hợp Ngữ văn – âm nhạc(Nhạc Nhật Bản) - hình ảnh khi chiếu về kinh đô Ê Đô, Về cánh hoa đào lả tả, về hồ Bi oa gợn sóng
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội
	Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Đối với cả 4 bài thơ Hai – cư được giảng dạy(bài 1,2,3 và 6) bài nào cũng có thể tích hợp gắn với đời sống xã hội:
 	Bài số 1: Quê hương đâu chỉ là nơi ta chôn rau cắt rốn, nó có thể là mảnh đất nơi ta đã để lại những năm tháng thanh xuân hay những năm tháng bôn ba vất vả của đời người. Yêu thương, nhớ nhung một miền quê nơi ta đã đi qua, đó cũng là biểu hiện của lòng biết ơn, của sự tri ân, của văn hóa sốngMai này khi các em tung cánh bay đi khỏi miền quê, trên bước đường trưởng thành cũng hãy ghi nhớ thái độ sống này của Ba sô
	Bài số 2: Thương tiếc thời gian, nhớ về một dấu tích xa xưa, nhớ một giai đoạn lịch sử đã đi qua. Đó cũng chính là một biểu hiện nhân văn đẹp đẽ. Sống giữa vô thường vẫn có những nỗi buồn hoài niệm. Nhớ tới quá khứ, ngẫm về hiện tại để soi mình về tương lai. Chúng ta sống giữ xã hội hiện đại vẫn không quên lịch sử dân tộc: lịch sử có những trang bi, có những khúc tráng ca, lúc thịnh khi suyNhưng nó cần được gìn giữ
	Bài số 3: Ba sô về thăm quê, nhưng mẹ đã về tận cuối trời, nỗi mất mát này không gì có thể bù đắp đượcĐúng như câu ngạn ngữ “Khi còn mẹ thấy có cả bầu trời, khi mất mẹ thấy mất cả bầu trời” và cũng đúng như giáo lý nhà Phật, ngọn nguồn của thơ thiền tông “Những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”. Trong xã hội hôm nay, các em có thể cập nhật thông tin ở mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một cái clik trên internet, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc trước đây là không tưởng như: khám phá ngoài vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng, tạo ra những robot chăm sóc sức khỏe con ngườinhưng có 1 điều mãi mãi không thể thay đổi đó là tình mẹ thương con vô điều kiện, đó là lòng hiếu thảo của mỗi đứa con đối với đấng sinh thành. Giá trị đó ngàn đời bất biến.
	Bài số 6: Cái đẹp của thế giới này không phải được tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_theo_huong_tich_hop_bai_tho_h.docx