SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức

Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích : Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả của giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức có vai trò hết sức quan trọng : Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển thao tác tuy duy và khả năng sáng tạo của học sinh.

Qua thời gian giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt phần Lịch Sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là một chặng đường gắn liền với 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc , tương ứng với hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng bài học .Tuy nhiên ,với một lượng kiến thức vô cùng quan trọng trong chương trình không chỉ xét về ý nghĩa của các sự kiện mà giai đoạn này còn tập trung khá nhiều các chiến dịch ,kế hoạch –âm mưu quân sự ,diễn biến chiến tranh .làm cho học sinh rất khó nhớ .Hơn nữa ,trong thực tiễn dạy học ,Tôi nhận thấy phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức đã đem lại kết quả rất tích cực .Bởi vậy, tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức ”

 

doc 20 trang thuychi01 10772
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1954 – 1975) BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG
HỆ THỐNG KIẾN THỨC ”
 Người thực hiện : Ngọ Thị Thuận
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn : Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích : Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả của giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức có vai trò hết sức quan trọng : Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển thao tác tuy duy và khả năng sáng tạo của học sinh.
Qua thời gian giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt phần Lịch Sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là một chặng đường gắn liền với 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc , tương ứng với hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng bài học .Tuy nhiên ,với một lượng kiến thức vô cùng quan trọng trong chương trình không chỉ xét về ý nghĩa của các sự kiện mà giai đoạn này còn tập trung khá nhiều các chiến dịch ,kế hoạch –âm mưu quân sự ,diễn biến chiến tranh ...làm cho học sinh rất khó nhớ .Hơn nữa ,trong thực tiễn dạy học ,Tôi nhận thấy phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức đã đem lại kết quả rất tích cực .Bởi vậy, tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức ” 
1.2.Mục đích nghiên cứu:
- Giúp bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy,năng lực chuyên môn.
- Chia sẻ thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp,tạo điều kiện học hỏi nhau trong quá trình dạy học.
- Giúp học sinh “ôn sâu,nhớ kĩ”trong quá trình học bài.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đề cập đến phương pháp nâng cao hiệu quả học và ôn thi môn lịch sử cho học sinh lớp 12 bằng việc lập và sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ 1945-1975.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Tôi sử dụng hai phương pháp chính là :Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
1.5.Điểm mới của sáng kiến :
Tập trung nghiên cứu về một phương pháp dạy học tuy không mới nhưng mang tính hệ thống trong quá trình dạy và học phần lịch sử việt nam từ 1945-1975 ở lớp 12.Phương pháp này vừa đảm bảo ghi nhớ kiến thức cơ bản ,vừa phát triển năng lực tư duy ,sáng tạo của học sinh,nhất là trong giai đoạn ôn tập ,chuẩn bị bước vào kì thi THPT sắp tới.
2 .NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận của việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch sử.
Thực chất lập bảng thống kê kiến thức lịch sử là lập bảng hệ thống kiến thức theo trình tự thời gian hoặc nêu các mối liên hệ giữa các nước hay nhiều nước trong một giai đoạn, thời kì. Hệ thống kiến thức không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau khi học mà qua đó, tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy, logic, thấy được mối liên hệ, bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Trên cơ sở đó, học sinh có thể rèn luyện them kĩ năng thực hành khi làm các bài tập mang tính chất tổng hợp kiến thức.
Chúng ta đều biết rằng : Lịch sử loài người là một quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy đã man mông nguội đến xã hội chủ nghĩa văn minh tiến bộ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh THPT không dừng lại ở cảm tính mà ở cấp độ nhận thức, lí tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành tư tưởng, tình cảm đúng đắn tốt đẹp trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Bởi vậy để khôi phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và để học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử, tránh “ hiện đại hóa ” lịch sử là một điều không hề dễ dàng. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên phải tìm mọi biện pháp giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được khả năng quy luật vận động phát triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn. Đương nhiên, phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức không phải là một phương pháp mới trong dạy học nhưng đây vẫn là biện pháp đơn giản, giúp học sinh nắm bắt và ôn tập kiến thức nhanh, sâu sắc, hiệu quả nhất.
2.2.Cơ sở thực tiễn của việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch sử.
Là giáo viên được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 12 nhiều năm liên tiếp, tôi đã luôn cố gắng tìm tòi những cách thức, phương pháp giúp học sinh ôn tập kiến thức nói chung và phần Lịch sử Việt Nam (1945 – 1975) nói riêng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Trong đó, hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lập niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là đối với chặng đường lịch sử có rất nhiều sự kiện đã diễn ra.
 Căn cứ vào nội dung lịch sử của quá trình, giáo viên có thể phân chia làm 3 loại niên biểu để hệ thống hóa kiến thức, đó là:
Niên biểu tổng hợp: Loại niên biểu này giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện chính và các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Niên biểu chuyên đề: Là loai niên biểu đi sâu vào một vấn đề quan trọng của một thời kì nhất định. Qua đó, học sinh hiểu đầy đủ toàn diện bản chất sự kiện.
Niên biểu so sánh: Đây là niên biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lí. Ngoài ra bảng so sánh cũng là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại.
Về cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức.
- Thứ nhất : Căn cứ vào nôi dung bài học, giáo viên tìm những vấn đề, nội dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực Nhưng chú ý chỉ nên chọn những vấn đề tiêu biểu giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt nhất.
- Thứ hai : Biết lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
- Thứ ba : Lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn. Có rất nhiều sự kiện cùng diễn ra trong một thời điểm. Vì vậy, phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng. Không nên ôm đồm nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên rườm rà, mất đi tính hệ thống logic. Nếu điều kiện lập bảng càng cụ thể, phong phú thì kết quả giáo dục, giáo dưỡng và phát triển càng cao.
2.3.Các sáng kiến và giải pháp trước đó đã sử dụng
Việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức lich sử qua lâp niên biểu không phải là đề tài mới .Bởi trước đó,các tác phẩm khoa học của GS Phan Liên,Trần Văn Trị và một số sáng kiến khác đã nêu ra.Tuy nhiên,ở góc độ nào đó,các công trình trên mới chỉ đưa ra phương pháp chung chung hoặc được cụ thể ở các dạng đề thi.
 	Cách đây không lâu ,Tôi cũng đã tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm theo đề tài này ,nhưng mới chỉ áp dụng một phần của chương trình lớp 10.Năm học 2016-2017,sau nhiều trăn trở ,dù hình thức bài thi có sự thay đổi sang dạng trăc nghiệm khách quan,song thiết nghĩ ,trong quá trình dạy học ,phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức vẫn phát huy tối ưu tác dụng của nó .Vì vậy ,Tôi tiếp tục nghiên cứu thêm vấn đề này và áp dụng trong dạy học lịch sử việt nam 1945-1975 đối với chương trình lớp 12 .
2.4.Căn cứ vào nội dung bài học,đối tượng ,phạm vi nghiên cứu ,Tôi có thể chia thành hai giai đoạn lịch sử ,với một số bảng kiến thức và cách sử dụng sau đây:
 *GIAI ĐOẠN : 1945-1954
Bảng 1: Liệt kê các chiến dịch : Việt Bắc, Biên Giới, Hòa Bình, Điện Biên Phủ theo các nội dung sau :thời gian ,mục đích ,kết quả,ý nghĩa .
STT
Tên chiến dịch
Thời gian
Mục đích
Kết quả
Ý nghĩa
1
 Việt Bắc
7-10 -> 19-12-1947
Phá kế hoạch tấn công chiến lược thu đông 1947 của Thực dân Pháp.
Bảo vệ an toàn căn cứ kháng chiến, cơ quản đầu não.
Bộ đội chủ lực trưởng thành.
Diệt 6000 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh hoàn toàn bị phá sản. Địch buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
2
Biên Giới
16-9 -> 20-10-1950
Phá kế hoạch Rơ ve: khai thong biên giới Việt – Trung, mở đường giao lưu quốc tế. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
Diệt 8300 tên địch, thu trên 3000 tấn vũ khí
Khai thong 750 km đường biên giới. Giải phóng 4000 km2, 40 vạn dân.
Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
3
Hòa Bình
20-12-1951 -> 23-02-1952
Phá kế hoạch Đờ Lát đơ Tát xi nhi: Nối lại hành lang Đông – Tây, cô lập Việt Bắc, giành quyền chủ động trên chiến trường chính.
Làm thất bại mọi âm mưu quân sự, chính trị của địch. Diệt 22 ngàn tên, mở rộng các căn cứ du
Kích ở đồng bằng Bắc Bộ thành thế liên hoàn vững chắc.
Ta phát triển quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
4
Điện Biên Phủ
13-03 -> 7-5-1954
Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch làm phá sản kế hoạch Na va, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc 1953 – 1954.
Diệt, bắt 16.200 tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại.
Giải phóng hoàn toàn Tây Bắc.
Làm phá sản kế hoạch Na va, thay đổi cục diện chiến tranh.
Góp phần quyết định thắng lợi hội nghị Giơ ne vơ. Có ý nghĩa quốc tế to lớn.
 + Với bảng này,Tôi sẽ sử dụng khi ôn tập những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1954).Mỗi chiến dịch của ta giành thắng lợi đều gắn liền với một âm mưu-kế hoạch quân sự của Pháp bị phá sản :Từ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thất bại ở Việt Bắc ,Pháp chuyển sang kế hoạch Rove ,cho đến kế hoạch Đowlat đtatxinhi.Cuối cùng cả với kế hoạch quân sự mang tên Nava rất quy mô lại được sự hậu thuẫn đắc lực của Mĩ ...song chúng cũng không thể thực hiện được tham vọng của mình.
Qua bảng kiến thức trên ,với một ý nghĩa riêng của mỗi chiến dịch ,và sự thất bại có tính liên hoàn về phía Pháp càng cho thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Pháp gây ra .Đồng thời ,với thắng lợi to lớn qua các chiến dịch không chỉ cho thấy bước phát triển của cuộc kháng chiến của ta mà còn phản ánh rất đầy đủ ,sâu sắc cục diện trên chiến trường giữa Ta với Pháp.Từ đó các em sẽ rút ra được quy luật: sự thất bại của kế hoạch trước sẽ chuẩn bị cho kế hoạch quân sự tiếp theo của Pháp cho đến khi sự cố gắng cuối cùng cao nhất có thể của chúng rơi vào bế tắc .Ngược lại đối với ta ,thắng lợi sau luôn vẻ vang hơn thắng lợi trước ,bởi thắng lợi sau được kế thừa từ những thắng lợi trước đó .Trong đó, vang dội nhất là thắng lợi ở Điện Biên Phủ dẫn đến việc ký Hiệp định Giơ nevo kết thúc chiến tranh ,lập lại hòa bình ở Đông Dương.
+ Từ bảng các chiến dịch ,Tôi có thể thiết kế dạng câu hỏi –bài tập như: Qua bảng các chiến dịch tiêu biểu trên,anh(chị)hãy là rõ bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 1946-1954?
Bảng 2 : Lập bảng so sánh về hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) và hiệp định sơ bộ ( 6-1946) với các nội dung: hoàn cảnh, nội dung cơ bản, ý nghĩa.
Nội dung
Hiệp định sơ bộ ( 6-3-1946)
Hiệp định Giơ-ne-vơ 
( 21-7-1954)
Hoàn cảnh quốc tế
Ta ở thế bị bao vây, cô lập :các nước xã hội chủ nghĩa chưa công nhận nước ta, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào – Campuchia chưa phát triển. Dư luận thế giới chưa ủng hộ.
Các nước xã hội chủ nghĩa chính thức công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào – Campuchia phát triển. Trung Quốc ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Dư luận thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Hoàn cảnh trong nước
Ta phải đương đầu với nhiều kẻ thù: Pháp, Trung Hoa dân quốc Pháp chuẩn bị xâm lược miền Bắc. Chính quyền nhân dân còn non trẻ. Lực lượng vũ trang của nhân dân còn non yếu, giặc đói, giặc dốt khó khăn về tài chính.
Thực dân Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường, chiến thắng Điện Biên Phủ làm phá sản ý đồ chiến lược của đế quốc Pháp – Mỹ. Chính quyền nhân dân vững mạnh. Lực lượng vũ trang trưởng thành, Tiền lực kinh tế, văn hóa tăng cường.
Nội dung
cơ bản
Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân đội Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm .
Quân Pháp rút hết khỏi miền Bắc Việt Nam, tập kết ở Vĩ tuyến 17 và 2 năm sau khi kí Hiệp đi định sẽ rút hết quân khỏi nước ta.
Ngừng bắn ở Nam Bộ.
Ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Vấn đề thống nhất 3 Kì được chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.
Tổ chức tổng tiễn cữ để thống nhất đất nước dưới sự giám sát của một uỷ ban quốc tế
Ý nghĩa
Đập tan âm mưu câu kết của Pháp với quân Trung Hoa Dân quốc chống phá Cách mạng Việt Nam
Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, quét sạch bọn phản động tay sai, chính quyền ta trở nên trong sạch.
Dùng bạo lực buộc một cường quốc thực dân phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp – Mỹ. Pháp phải rút hết quân về nước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào giai đoạn cách mạng mới.
 + Bảng kiến thức trên ,tôi sử dụng để ôn tập hoặc phân tích cho học sinh thấy được bước phát triển trên con đường đấu tranh ngoại giao của Đảng ta với chính phủ Pháp từ 1946-1954.
 Qua bảng so sánh này ,giáo viên có thể cho học sinh thấy được,cùng với thắng lợi trên mặt trận đấu tranh quân sự ,chính trị ,cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cũng giành thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao .Học sinh sẽ hiểu rõ trong từng điều kiện ,hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà ta ký với Pháp hai bản Hiệp định khác nhau với mức độ thắng lợi không giống nhau.Bản hiệp định sơ bộ ta ký trong hoàn cảnh cùng một lúc đối phó với rất nhiều kẻ thù ,trong khi chính quyến cách mạng non trẻ ...Khó khăn chồng chất khó khăn ...Trong khi đó ,điều kiện khách quan từ Hiệp ước Hoa-Pháp ,đặt nước ta trước khả năng có thể nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước ...nên ta đã chọn con đường hòa hoãn với Pháp thông qua việc ký hiệp định sơ bộ .Tất nhiên, hiệp định có nhiều hạn chế ,bởi lúc này Pháp chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do,có chính phủ ,nghị viện quân đội nhưng lại nằm trong khối Liên hiệp Pháp .Hành trình để chính phủ Pháp phải tôn trọng quyền độc lập ,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ phải đến hiệp định Giownevo năm 1954 mới thực hiện được về mặt văn bản pháp lí quốc tế .Như vậy ,để thấy rằng thắng lợi ngoại giao,dù từng bước nhỏ và trải qua quá trình lâu dài nhưng đó là cả một nghệ thuật :kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao,nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”.Thắng lợi của mặt trân ngoại giao phụ thuộc vào thắng lợi trên chiến trường .Đó là mối liên hệ ,là quy luật của chiến tranh giải phóng dân tộc.
+ Với bảng hệ thống kiến thức đã lập ,Tôi có thể thiết kế câu hỏi –bài tập như: Từ bảng kiến thức về Hiệp định sơ bộ (3/1946) và Hiệp định Giơ –ne -vơ (7/1954),anh(chị)hãy phân tích thắng lợi ngoại giao của Ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
*GIAI ĐOẠN 1954-1975
Bảng 1: Lập bảng về cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc (5/8/1964 ->1/11/1968)và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (6/4/1972->15/1/1973): mục đích, thủ đoạn ,đánh giá hậu qủa.
Nội dung
Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ( 5/8/1964 – 1/11/1968)
Chiến tranh phá hoại lần
 thứ hai
( 6/4/1972 -15/1/1973 )
Mục đích
-Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
-Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.
-Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Có 3 mục tiêu như lần I. Ngoài ra còn nhằm:
-Cứu nguy cho chiến lược “ Việt Nam hóa” chiến tranh.
-Tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.
Thủ đoạn
-Huy động lực lượng không quân, hải quân, bom đạn
-Mục tiêu đánh phá
-Đánh mọi nơi, mọi lúc, mọi thời tiết với cường độ ngày càng tăng.
Thủ đoạn như lần I, sự khác biệt:
-Sử dụng phổ biến các loại máy bay hiện đại : B52, F111
-Đánh ồ ạt toàn bộ miền Bắc, bao gồm cả thủ đô Hà Nội.
-Thả thủy lôi, bom từ trường, mìn phong tỏa các cảng, cửa song, cửa biển, luồng lạch miền Bắc.
Hậu quả
-Tàn phá cơ sở vật chất
-Gây chết chóc, tàn phế cho dân thường
-Mức độ tàn phá vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
Tổn thất của Mỹ
-3243 máy bay (6-B52, 3-F111).143 tàu chiến, tàu biệt kích.
-Diệt, bắt sống hàng nghìn giặc lái.
-735 máy bay (61-B52, 10-F111).
125 tàu chiến, tàu biệt kích.
-Diệt, bắt sống hàng trăm giặc lái.
 + Bảng thống kê này giúp học sinh khái quát về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều có chung mục đích giống nhau ,tổn thất của cuộc chiến cũng vô cùng nghiêm trọng.Những số liệu của bảng thống kê trên đã tố cáo thêm tội ác của Mĩ ,thái độ phê phán gay gắt về một cuộc chiến phi nghĩa .Tổn thất của Mĩ là hệ quả tất yếu mà chúng đx gây nên .
 +Từ bảng trên,Tôi cũng có thể thiết kế thành dạng câu hỏi –bài tập như:
Qua bảng thống kê về hai lần Mĩ ném bom đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân ,anh(chị) có suy nghĩ như thế nào về chiến tranh? Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong vấn đề bảo vệ hòa bình ,an ninh hiện nay?
Bảng 2:Lập bảng về khái niệm các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Nội dung
Chiến tranh đặc biệt
(1961 – 1965)
Chiến tranh cục bộ
(1965 – 1968)
Việt Nam hóa chiến tranh ( 1969 – 1975)
Định nghĩa
Là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
Là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
Là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
Lực lượng, phương tiện
Quân đội Sài Gòn 
( chủ yếu ) + quân Mĩ ( cố vấn) + vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Quân đội Sài Gòn 
( chủ yếu) +quân Mĩ (cố vấn trực tiếp chiến đấu), quân chư hầu, vai trò quan trọng với số lượng ngày càng tăng + vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Quân đối Sài Gòn 
( chủ yếu ) +quân Mĩ ( cố vấn, trực tiếp chiến đấu), quân chư hầu, vai trò quan trọng,số lượng giảm dần + vũ khí phương tiện chiến tranh của Mí.
Mục đích
Chống lại lực lượng cách m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_lich_su_viet_nam_1954_1975_ba.doc