SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Như Thanh qua phương pháp sử dụng bảng biểu

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Như Thanh qua phương pháp sử dụng bảng biểu

Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, những đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kỳ vọng về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Riêng ở Việt Nam, Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định “ Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởngđộc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó, các môn học trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.

 Dạy như thế nào và học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu ổn định lớp đến cách kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố và dặn dò học sinh. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.

 

docx 28 trang thuychi01 6265
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Như Thanh qua phương pháp sử dụng bảng biểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, những đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kỳ vọng về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Riêng ở Việt Nam, Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định “ Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởngđộc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó, các môn học trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.
	Dạy như thế nào và học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu ổn định lớp đến cách kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố và dặn dò học sinh. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.
	Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Lịch sử? .Với câu hỏi đó đã có rất nhiều biện pháp được sử dụng như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử, hoặc tổ chức những buổi tham quan tại các di tích Lịch sử...... . Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung đã trở nên phổ biến thì việc ứng dụng CNTT vào giờ học lịch sử cũng trở nên thuận lợi hơn cho việc dạy và học. Trước hết đó là việc soạn – giảng bài trên phần mềm Power Point đã giúp cho giáo viên đỡ vất vả hơn trong việc soạn giáo án truyền thống, kẻ vẽ bảng biểu trên giấy rô ki mất nhiều thời gian và việc sử dụng còn chưa linh hoạt. Và sau đó là kích thích học sinh trong hoạt động nhóm cũng như làm việc độc lập, giúp các em nắm vững hơn những tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Đồng thời nhằm làm giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi.
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT Như Thanh tôi trình bày đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử lớp 12 ở trường THPT Như Thanh qua phương pháp sử dụng bảng biểu”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng đây sẽ là kênh tham khảo giúp các giáo viên trong nhà trường tiến hành một giờ dạy - học Lịch sử hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Vì thế tôi chọn đề tài này làm SKKN của mình.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
- Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy – học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm : “Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử lớp 12 ở trường THPT Như Thanh qua phương pháp sử dụng bảng biểu”, đối tượng mà tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài là học sinh Trường THPT Như Thanh.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu như sau: 
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học Lịch sử.
- Tham khảo các cuốn thiết kế bài giảng, dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh qua các tiết dạy học lịch sử.
Phần B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định trong Nhị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( 12-1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục ( 2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999).
Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là việc dạy- học phải hướng mục tiêu đến người học, phải “ lấy học sinh làm trung tâm” nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
II. Thực trạng của vấn đề.
Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt là việc sử dụng phần mềm Power Point trong việc soạn - giảng bài. Đây cũng là biện pháp đang được nhiều giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Việc sử dụng phần mềm Power Point trong việc soạn - giảng môn Lịch sử và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc khai thác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ...
Trong thực tế nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo án Power Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mới nội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức, đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hình chung, các em học sinh không thể xác định được kiến thứa cơ bản và nắm kiến thức một cách tràn lan không có hệ thống. Như vậy việc dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm”sẽ không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài, đôi khi còn chép không kịp.
Thực tế, trong năm học 2015 – 2016, bản thân tôi nhận thấy một trong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng môn giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảng trên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nội dung kiến thức, tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, năng động hơn, dễ nhớ và nắm được kiến thức bài học hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức, thời gian như soạn – giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn lịch sử đó là: Hướng dẫn học sinh lập và sử dụng Bảng biểu trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT. Trong nhiều bài học được soạn giảng trên Power Point, tôi đã lập và sử dụng Bảng biểu, sau đó hướng dẫn cho học sinh lập và sử dụng Bảng biểu tương đối có hiệu quả.
Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ đề ra một số cách, một số ví dụ cụ thể để học sinh có thể lập và sử dụng Bảng biểu trên phần mềm Power Point ( áp dụng cho khối lớp 12 ở trường THPT Như Thanh) nhằm trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào môn học Lịch sử. Khi lập Bảng biểu có thể sử dụng theo mục đích dạy học của giáo viên vào từng khâu trong quá trình dạy học như để kiểm tra bài cũ, khâu giảng bài mới và để củng cố và ra bài tập về nhà. Bản thân Bảng biểu lại được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: bảng niên biểu, bảng thống kê kiến thức, bảng thống kê số liệu, bảng hệ thống, bảng so sánh kiến hức, phiếu học tập,....
Việc sử dụng Bảng biểu trong dạy – học Lịch sử ở trường THPT, chúng ta có thể áp dụng ở hầu hết các bài học từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Các bước xây dựng Bảng biểu.
Để hướng dẫn học sinh lập và sử dụng Bảng biểu có hiệu quả trong dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung, giáo viên phải xây dựng được Bảng biểu theo mục đích và h́nh thức sử dụng. Tiến hành xây dựng bảng biểu gồm các bước như sau:
Bước 1, Giáo viên chọn những kiến thức cơ bản, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính chính xác và phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng ( Dựa vào SGK, SGV và đặc biệt là Chuẩn kiến thức và kĩ năng
Bước 2, Giáo viên kẻ bảng phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng ( Vào Table/InsIsrt/Table/ kẻ số cột và dòng tương ứng)
Bước 3, Giáo viên đưa nội dung kiến thức vào bảng và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng ( Đánh giá nội dung kiến thức cần đưa vào bảng).
Bước 4, Giáo viên trang trí, tạo hiệu ứng hoàn chỉnh cho bảng ( Vào Fill Color ( Font Color ) để tạo màu, nền cho bảng; vào Slide Show/Custom Animati on/Add Effect/ chọn hiệu ứng tùy ý để tạo hiệu ứng cho bảng).
2. Hướng dẫn học sinh lập và sử dụng Bảng biểu trong các khâu dạy học.
2.1. Lập và sử dụng Bảng biểu trong khâu kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên có thể sử dụng Bảng biểu ngay từ phần kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí cho cho những lần kiểm tra bài cũ chỉ đơn thuần là vấn đáp. Việc giáo viên sử dụng Bảng biểu trong khâu kiểm tra bài cũ cũng là một trong những biểu hiện của đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm cho bài học thêm sinh động hơn. Có thể thực hiện bằng cách: cho học sinh điền thời gian vào cột sự kiện tương ứng; xác định và nối cột thời gian với cột sự kiện tương ứng; cho bảng niên biểu, bảng so sánh yêu cầu học sinh xác định xem dữ liệu giữa hai cột đúng hay sai...
- Ưu điểm: 
+ Làm cho khâu kiểm tra bài cũ trở nên phong phú, đa dạng, sinh động hơn, khích lệ tinh thần học tập của học sinh, giảm việc học thuộc lòng nhiều chữ.
+ Rút ngắn thời gian, tránh trường hợp học sinh không thuộc bài, kéo dài thời gian trả lời làm mất thời gian của tiết học.
Ví dụ 1: Khi kiểm tra bài cũ Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 ( LS 12 – chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ phần 3 – Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc bằng cách: yêu cầu học sinh điền mốc thời gian hoặc sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1924 theo bảng biểu dưới đây.
Thời gian
Sự kiện
05-06-1911
...............................................................
...............................................................
............................................................
..............................................................
Nguyến Tất Thành trở lại Pháp
18-06-1919
................................................................
...............................................................
.............................................................
..............................................................
Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vecsxai.
07-1920
...................................................................
..................................................................
.............................................................
..............................................................
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội của Đảng xã hội Pháp tại Tua
Năm 1921
................................................................
..................................................................
...........................................................
.............................................................
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản
11-11-1924
..................................................................
..................................................................
Sau khi học sinh điền xong, giáo viên phản hồi lại bằng một bảng biểu hoàn chỉnh, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vấn đề sang bài mới.
Ví dụ 2: Sau khi kiểm tra bài cũ Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 ( LS12 – Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách: Yêu cầu ghi thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ở Cách mạng tháng Tám theo bảng dưới đây:
Thời gian
Sự kiện
.
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,......
.
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng,....
.
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “ Quân lệnh số 1”
.
Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
.
Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải dương, Quảng Nam giành chính quyền.
.
Giải phóng Huế.
.
Giải phóng Sài Gòn.
.
Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng.
.
Giải phóng thủ đô Hà Nội.
.
Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau
Thời gian
Sự kiện
14-15/8/1945
Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,......
16-17/8/1945
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng,....
13/8/1945
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “ Quân lệnh số 1”
16/8/1945
Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
18/8/1945
Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải dương, Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất.
23/8/1945
Giải phóng Huế.
25/8/1945
Giải phóng Sài Gòn.
28/8/1945
Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng.
19/8/1945
Giải phóng thủ đô Hà Nội.
30/8/1945
Vua Bảo Đai thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Ví dụ 3: Sau khi dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (LS 12- Chuẩn) giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách: yêu cầu nối cột thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ở Cách mạng tháng Tám theo bảng dưới đây:
Thời gian
Sự kiện
13/8/1945
1.Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,..
14-15/8/1945
2.Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng,....
16-17/7/1945
3.Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố“Quân lệnh số1”
30/8/1945
4.Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
28/8/1945
5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải dương, Quảng Nam giành chính quyền.
16/8/1945
6.Giải phóng Huế.
18/8/1945
7. Giải phóng Sài Gòn.
19/8/1945
8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng.
23/8/1945
9. Giải phóng thủ đô Hà Nội.
25/8/1945
10.Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
1. 13/8/1945
a.Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,..
2. 14-15/8/1945
b. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng,....
3. 16-17/7/1945
c.Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố“Quân lệnh số1”
4. 30/08/1945
d. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
5. 28/08/1945
e. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải dương, Quảng Nam giành chính quyền.
6. 16/08/1945
f. Giải phóng Huế.
7. 18/08/1945
g. Giải phóng Sài Gòn.
8. 19/08/1945
h. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng.
9. 23/08/1945
i. Giải phóng thủ đô Hà Nội.
10. 25/08/1945
k.Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
2.2. Lập và sử dụng Bảng biểu trong khâu giảng bài mới:
2.2.1 Sử dụng Bảng biểu dưới dạng phiếu học tập:
- Nhiều bài dạy, giáo viên có thể đưa ra 1, 2 hoặc nhiều Bảng biểu trống và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh đựa vào sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các đơn vị kiến thức theo nhóm tại lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
- Ưu điểm: 
+ Học sinh được làm việc nhóm và phát huy khả năng tư duy sáng tạo để tìm ra đáp án chung.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được những kiến thức chuẩn, ngắn gọn, súc tích nhất dựa trên những gợi ý của giáo viên.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Nước Mỹ, mục III – Nước Mỹ từ năm 1991 đến năm 2000 (LS12 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn
Nội dung
1973 – 1991
Kinh tế
.
Đối ngoại
.
1991 – 2000
Kinh tế
.
Đối ngoại
.
+ Nhóm 1: Trình bày về kinh tế Mỹ từ 1973 – 1991
+ Nhóm 2: Trình bày về chính sách đối ngoại 1973 – 1991
+ Nhóm 3: Trình bày về kinh tế Mỹ từ 1991 – 2000
+ Nhóm 4: Trình bày về chính sách đối ngoại từ 1991 – 2000
Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng một Bảng biểu hoàn thiện như dưới đây:
Giai đoạn
Nội dung
1973 – 1991
Kinh tế
+ 1973 – 1982, nền kinh tế Mỹ bị suy thoái: Hệ thống tài chính – tiền tệ bị rối loạn, dự trữ vàng và ngoại tệ đều giảm sút.
+ Từ năm 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Mỹ vấn đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng đã giảm sút.
Đối ngoại
+ 1973 – 1991, Mỹ tiếp tục theo đuổi “Chiến lược toàn cầu”, nhưng không đạt được mục đích. Kinh tế và chính trị của Mỹ bị suy giảm -> tháng 12/1989, Liên Xô và Mỹ ký kết chấm dứt chiến tranh lạnh.
1991 – 2000
Kinh tế
+ Trong suốt thập niên 90, kinh tế Mỹ trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vấn đứng đầu thế giới, chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính như WTO, IMF...
Đối ngoại
+ Trong thập niên 90, Mỹ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng”
+ Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự hai cực Ianta tan ra, Mỹ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới
+ Sau vụ khủng bố ngày 11/0/2001, Mỹ dần dần điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại.
 Ví dụ 2: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), mục II: Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 ( LS 12 – chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành bảng kiến thức để thấy được quá trình phân tán lực lượng của Pháp và bước đầu phá sản của kế hoạch NAVA:
Hướng tiến công chiến hược của ta trong đông-xuân 1953-1954
Thời gian
Kết quả
Hoạt động đối phó của Pháp
Ý nghĩa
ở Lai Châu
..
.
...
..
..
..
..
..
..
ở Trung Lào
..
..
.
ở Thượng Lào
..
..
..
ở Tây Nguyên
..
..
..
	+ Nhóm 1: Hướng tiến công của ta ở Lai Châu?
	+ Nhóm 2: Hướng tiến công của ta ở Trung Lào?
+ Nhóm 3: Hướng tiến công của ta ở Thượng Lào?
+ Nhóm 4: Hướng tiến công của ta ở Tây Nguyên?
+ Phần chung: Ý nghĩa của những thắng lợi ở các chiến dịch trên?
Sau khi đại diện của các nhóm trình bày phần trả lời, giáo viên có thể kết hợp sử dụng Lược đồ để trình bày nét chính về cuộc tiến công chiến lược đông- xuân 1953 – 1954 và kết hợp trình chiếu Bảng biểu hoàn chỉnh cho học sinh.
Hướng tiến công chiến lược của ta
Thời gian
Kết quả
Hoạt động đối phó của Pháp
Ý nghĩa
ở 
Lai Châu
10/12/1953
Loại 24 đại đội địch, giải phóng Lai Châu
Pháp điều 6 tiểu đoàn lên Điện Biên Phủ à nơi tập trung quân lớn thứ hai
Buộc Pháp phân tán lực lượng đối phó với ta, làm cho kế hoạch NAVA bước đầu phá sản.
ở 
Trung Lào
12/1953
Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Sê nô
Pháp tăng cường lực lượng cho Sê nô à Nơi tập trung quân lớn thứ ba
ở Thượng Lào
1/1954
Giải phóng khu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì 
Pháp tăng cường cho Luông Pha Băng và Mường Sài à Nơi tập trung quân lớn thứ tư
ở 
Tây Nguyên
2/1954
Giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, uy hiếp Plâycu
Pháp tăng cường lực lượng cho Plâycu à Nơi tập trung quân lớn thứ năm
2.2.2. Sử dụng Bảng biểu dưới dạng bảng phụ:
- Đối với những bài có nội dung diễn biến của cuộc đấu tranh, cuộc chiến tranh, những thành tựu đạt được... giáo viên xây dựng sẵn Bảng biểu hoàn chỉnh về nội dung (ngắn gọn, cơ bản). Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ đi sâu khai thác, nhấn mạnh một số nội dung, sự kiện chính và kết hợp trình chiếu bảng cho học sinh nắm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_lich_su_lop_12_o_truong_thpt.docx
  • docBia_SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTài liệu tham khảo.doc