SKKN Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh hoạt Tổ (nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và dạy học phát huy phẩm chất, năng lực học sinh tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân

SKKN Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh hoạt Tổ (nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và dạy học phát huy phẩm chất, năng lực học sinh tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” . Chính từ yêu cầu trên mà mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh (HS) những kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, dân tộc.

Luật giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” và “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” . Từ các chủ trương chính sách trên, ta thấy giáo dục phải chú trọng đến sự phát triển của cá nhân, khuyến khích ý thức tự lực của người học. Các chủ trương đó yêu cầu việc đổi mới phương pháp dạy học phải tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, tránh tình trạng dạy học theo kiểu “ thầy đọc trò chép”, học thuộc lòng, máy móc theo lối dạy truyền thống. Học sinh phải là chủ thể của nhận thức, phải là người chủ động tiếp thu và làm nên kiến thức cho mình. Không những thế, giáo viên cần phải dạy cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

 

docx 22 trang thuychi01 6491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh hoạt Tổ (nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và dạy học phát huy phẩm chất, năng lực học sinh tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Tham khảo tại tài liệu số 1.
. Chính từ yêu cầu trên mà mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh (HS) những kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, dân tộc.
Luật giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” và “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Tham khảo tại tài liệu số 2.
. Từ các chủ trương chính sách trên, ta thấy giáo dục phải chú trọng đến sự phát triển của cá nhân, khuyến khích ý thức tự lực của người học. Các chủ trương đó yêu cầu việc đổi mới phương pháp dạy học phải tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, tránh tình trạng dạy học theo kiểu “ thầy đọc trò chép”, học thuộc lòng, máy móc theo lối dạy truyền thống. Học sinh phải là chủ thể của nhận thức, phải là người chủ động tiếp thu và làm nên kiến thức cho mình. Không những thế, giáo viên cần phải dạy cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Từ xưa đến nay, chúng ta đều biết rằng: mọi hoạt động trong nhà trường THPT đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển, sự sống còn hay tên tuổi và danh tiếng của nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như trong công tác quản lý như: Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, theo đó HS là trung tâm. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK), đổi mới công tác quản lý, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành chỉ đạo của đơn vị. Trong đó  đổi mới cách thức quản lý cả về mặt hành chính và chuyên môn đối với các tổ chuyên môn cũng được coi trọng.
   	Ở trường trường trung học phổ thông (THPT) tổ chuyên môn là một đơn vị hành chính được biên chế một môn hoặc một số bộ môn  giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “bộ phận” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách, đánh giá cho điểm HS, đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên (CBGV), duy trì kỷ cương nề nếp đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học (CLDH)... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận giáo viên (GV) và HS, vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng. Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tham khảo tài liệu số 3.
.
   	Với cương vị hiện tại là hiệu trưởng nhà trường, bản thân luôn băn khoăn, trăn trở tìm tòi phương pháp hay, cách quản lý hiệu quả để góp phần nâng cao CLDH nhà trường. Đồng thời cũng đã từng kinh qua cương vị tổ trưởng trong một thời gian dài (11 năm), thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt chuyên môn của mỗi tổ cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường3. Hơn nữa năm học 2018 - 2019 là năm học tiếp tục  đẩy mạnh việc thực hiện chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” Tham khảo tài liệu số 4.
, tiếp tục thực hiện và tiến tới tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo”, gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Tham khảo tài liệu số 5.
. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tham khảo tài liệu số 6.
. Từ những vấn đề đó, tôi coi việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ (Nhóm) chuyên môn nhằm thực hiệu quả Chương trình giáo dục nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổ mới PPDH, phát huy phẩm chất, năng lực học sinh trong năm học 2018 - 2019 là một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (CLGD) của nhà trường. Bởi đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học mà còn đổi mới về tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên trong việc thay đổi cách làm việc. Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT: “triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá (KTĐG) chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh,...” Tham khảo tại TLTK số 7
.
   	Tôi nhận thấy cần phải có sự  đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyên môn, phải tạo ra được bước đột phá lớn trong việc dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Đặc biệt đối với Trường THPT Cầm Bá Thước – ngôi trường thuộc huyện miền núi nghèo trong 63 huyện nghèo toàn quốc. Từ những lý do nêu trên cộng với xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh hoạt Tổ (nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và dạy học phát huy phẩm chất, năng lực học sinh tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý sinh hoạt các tổ (nhóm) chuyên môn tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân, Đề tài đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả sinh hoạt Tổ (nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và dạy học phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân trong thời kỳ đổi mới GD-ĐT hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tổ chuyên môn trong trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân.
- Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: quan sát thái độ, sự chú ý của giáo viên trong các buổi sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn tại trường. 
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: được sử dụng để thu thập ý kiến của các loại đối tượng cần thiết, liên quan đến đề tài, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục, tổ trưởng, nhóm trưởng và giáo viên, học sinh nhằm khảo sát thực trạng sinh hoạt, hoạt động của tổ (nhóm) chuyên môn tại trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá định tính từng buổi sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn tại trường. 
- Phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Đề tài kết hợp phân tích định tính và định lượng (kết quả khảo sát).
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đề tài đã làm sáng tỏ thêm quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đối mới toàn diện GD&ĐT. Đồng thời đưa ra lý luận việc đổi mới chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ (nhóm) CM tại đơn vị trong thời kỳ kinh tế - xã hội chuyển đổi hiện nay
- Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, đề tài đã chỉ ra được những bất cập trong sinh hoạt chuyên môn và quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THPT Cầm Bá Thước hiện nay, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. Đó là: thiếu sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, quyết liệt của Ban giám hiệu nhà trường (thể hiện qua thiếu kế hoạch, thiếu chỉ đạo sát sao công tác sinh hoạt chuyên môn; thiếu sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng (nhóm trưởng) và năng lực quản lý, năng lực tổ chức của đội ngũ cốt cán trong sinh hoạt chuyên môn. 
- Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo sinh hoạt Tổ (Nhóm) chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và tổ chức dạy học phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THPT Cầm Bá Thước trong thời kỳ đổi mới GD-ĐT và các nhà trường khu vực miền núi vận dụng. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
	2.1.1. Tổ chuyên môn Mục 2.1 và 2.2 tham khảo tại tài liệu số 8
(1) Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
(2) Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
(3) Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
2.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học7 
(1) Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: 
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên7
(1) Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên tiểu học; 
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.
(2) Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn.
(3) Giáo viên có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theo quy định của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.
2.2. Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn ở trường THPT Cầm Bá Thước trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Tổ chuyên môn trong năm học 2017 - 2018 Tham khảo tại TLTK số 9
- Căn cứ vào số lượng đội ngũ CBGV, cơ cấu bộ môn, tình hình hoạt động của nhà trường, tổ chuyên môn trường THPT Cầm Bá Thước được bố trí thành 7 tổ, cụ thể:
+ Tổ Toán gồm 10 CBGV (có 1 nhóm độc lập).
+ Tổ Lý - Tin - KTCN gồm 9 CBGV (có 2 nhóm: Lý – KTCN và nhóm Tin).
+ Tổ Hóa - Sinh - KTNN gồm 10 CBGV (có 2 nhóm: Hóa và Sinh - KTNN).
+ Tổ Ngữ Văn gồm 8 người (có 1 nhóm độc lập).
+ Tổ Sử - Địa - GDCD gồm 9 CBGV (có 3 nhóm độc lập: Sử, Địa và GDCD).
+ Tổ Tiếng Anh gồm 7 CBGV (có 1 nhóm độc lập).
+ Tổ Thể dục - QPAN gồm 6 người (có 2 nhóm độc lập: TD và QPAN).
Như vậy, trong số 7 tổ chuyên môn có 3 tổ có 1 môn, gồm: Tổ Toán, Tố Ngữ Văn và tổ Tiếng Anh; Các tổ còn lại từ 2 đến 3 môn. Các tổ chuyên môn đã có thay đổi so với năm học 2017 – 2018.
	- Phân tích chất lượng đội ngũ của các tổ chuyên môn năm học 2017 - 2018
Tổ
Số thành viên
Độ tuổi trung bình
Trình độ
Giáo viên giỏi
ĐH
Thạc sỹ
Cấp trường
Cấp tỉnh
Toán
10
9
1
5
2
Lý-Tin-KCN
9
8
1
4
2
Hóa-Sinh-KNN
10
8
2
5
2
Ngữ Văn
8
6
2
5
2
Sử-Địa-GDCD
9
9
6
4
Tiếng Anh
7
7
3
1
Thể dục - QPAN
6
6
3
1
2.2.2. Chất lượng giáo dục trong năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 Tham khảo tại TLTK số 10
Năm học
Hạnh kiểm
(%)
Văn hóa đại trà
(%)
Số HS giỏi
HS
TN
HS Đỗ ĐH, CĐ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Trường
Tỉnh
%
SL
2016 -2017
53.7
34.1
10.1
2.1
4.8
36.3
50.5
8.4
214
19
98.2
145
2017 -2018
53.8
35.5
8.4
1.6
5.0
40.8
46.7
7.5
230
20
So sánh
Tăng (+) Giảm (-)
+ 
0.1
+ 1.4
- 1.5
-
0.5
+
0.2
+
4.5
-
3.8
- 0.9
+ 
16
+ 
1
(43.7%)
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt tổ (nhóm) CM tại trường THPT Cầm Bá Thước Phần thực trạng công tác quản lý sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn: Tác giả điều tra qua phiếu hỏi và phỏng vấn
Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường đối với công tác sinh hoạt tổ (nhóm) CM trương thời gian qua: Qua kết quả khảo sát cho thấy: 
(1) Nhận thức của GV về công tác CM: 
+ Về xây dựng và tổ chức kế hoạch hoạt động của tổ (nhóm) CM: có 15% đánh giá tốt, 32% đánh giá khá, 45% đánh giá TB và 8% đánh giá yếu
+ Đánh giá thực trạng sinh hoạt Tổ chuyên môn ở trường: có 53% đánh giá chưa đúng quy định; 28% đánh giá đúng quy định; 13% đánh giá đúng thời gian nhưng chưa có chất lượng; có 9% đánh giá đúng thời gian, có chất lượng; 
+ Đánh giá công tác phối hợp giữa các thành viên trong tổ (nhóm) để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ (nhóm) trong thời gian qua: Có 43% cho là bình thường; 29% cho là chưa thường xuyên; 31% cho là chưa thường xuyên.
+ Đánh giá sự năng động, sáng tạo của tổ trưởng (nhóm trưởng) trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của Tổ (nhóm) CM thới gian qua: 35% đánh giá chưa sáng tạo; 37% đánh giá bình thường; 19% đánh giá mức khá và 9% mức tốt.
+ Đánh giá công tác đôn đốc, kiểm tra của BGH đối với sinh hoạt và hoạt động của Tổ CM trong thời gian qua: 27% đánh giá chưa thường xuyên; 34% đánh giá thường xuyên; 29% đánh giá bình thường và 10% đánh giá có chất lượng.
Qua kết quả khảo sát thấy rằng: việc đánh giá công tác xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ CM ở mức độ bình thường, còn nhiều hạn chế. Trên 50% tổ trưởng được đánh giá chưa năng động; công tác kiểm tra đôn đốc của BGH ở mức bình thường và chưa thường xuyên.
 (2) - Nhận thức của BGH và giáo viên về thực trạng sinh hoạt tổ (nhóm) và kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ (nhóm) CM tại trường:
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
SHCM giúp GV thực hiện hiệu quả Chương trình GD nhà trường
17%
32%
40%
10%
SHCM góp phần bổ sung chuyên môn, nghiệp vụ cho GV
11%
37%
45%
7%
SHCM góp phần đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá HS
9%
34%
43%
14%
SHCM giúp GV tổ chức dạy phát huy phẩm chất, năng lực cho HS 
9%
35%
41%
15%
Qua kết quả khảo sát thấy rằng: Nhận thức của BGH và giáo viên về thực trạng sinh hoạt tổ (nhóm) ở mức độ bình thường, còn nhiều hạn chế. Trên 50% CBGV cho rằng sinh hoạt tổ (nhóm) CM chưa có tác dụng trong đổi mới PPDH và tổ chức dạy học phát huy phẩm chất, năng lực cho HS.
(3) Nhận thức của BGH và giáo viên về tác dụng của một số giải pháp chỉ đạo CM:
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Ổn định nhân sự tổ chuyên môn từ đầu năm học
100%
Xây dựng và thực hiện Chương trình giáo dục nhà trường ngay từ đầu năm học
100%
Phối hợp giữa các thành viên trong tổ (nhóm) để xây dựng chương trình giáo dục nhà trường
80%
17%
3%
Vai trò của Tổ trưởng (nhóm trưởng) trong việc tổ chức xây dựng chương trình nhà trường
62%
31%
4%
3%
Vai trò của Tổ trưởng (nhóm trưởng) trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động tổ (nhóm) CM
66%
28%
3%
3%
Vai trò của BGH trong việc chỉ đạo tổ (nhóm) CM xây dựng chương trình nhà trường
38%
57%
3%
2%
Công tác kiểm tra, đôn đốc của BGH trong việc chỉ đạo tổ (nhóm) CM xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ (nhóm) CM
41%
56%
7%
6%
CSVC, trang thiết bị có vai trò như thế nào trong công tác thực hiện Chương trình nhà trường và kế hoạch hoạt động tổ (nhóm) CM
31%
46%
20%
3%
Tổ chức SHCM theo hướng NCBH của Tổ (nhóm) CM
11%
25%
46%
18%
Tổ chức SHCM qua mạng của Tổ (nhóm) CM
5%
27%
36%
32%
Qua kết quả khảo sát thấy rằng: áp dụng các giải pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ (nhóm) CM đều quan trọng, có tác dụng tốt đạt từ 77% - 100%. Tuy nhiên CBGV chưa coi trọng các giải pháp vè tổ chức SHCM theo hướng NCBH và SHCM qua mạng.
2.2.4. Một số tồn tại trong công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ (nhóm) CM. 
 - Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của Ban giám hiệu có lúc chưa thường xuyên, liên tục (các thời điểm đầu năm học, thời gian tổ chức các đợt thi cử, do công tác chuyên môn cuốn hút) và việc kiểm tra, đôn đốc chưa kịp thời. Một số năm học việc biên chế tổ CM, bổ nhiệm tổ trưởng (nhóm) trường còn chậm.
	- Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưa chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt. Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần tập thể, không mang trách nhiệm xây dựng cái chung. Biết nhưng không chịu có ý kiến. Mạnh ai người nấy làm dẫn tới mỗi người một ý, không thống nhất, không tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giảng dạy, trong cách thức ra đề kiểm tra, trong cách đánh giá xếp loại giờ dạy của CBGV trong tổ. 
- Công tác tổ chức thực hiện quy định về sinh hoạt tổ (nhóm) chưa thường xuyên, ít nội dung về chuyên môn. Thời lượng tổ chức sinh hoạt chưa đảm bảo.
- Nội dung các buổi sinh hoạt CM còn nặng tính sự vụ, hành chính, ít có các nội dung chuyên môn, nếu có vẫn còn mờ nhạt. CBGV đi họp chủ yếu để đánh giá ngày công, chưa có sự chuẩn bị nội dung để trao đổi hay thảo luận những  bài hay, khó hoặc thống nhất nội dung chương trình hoặc nội dung ra các đề kiểm tra hoặc trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy. Đúng như kết luận của Đoàn thanh tra chuyên môn Sở GD&ĐT Thanh Hóa về kiểm tra hồ sơ nhà trường ngày 12/12/2018: “Kế hoạch các tổ còn chưa bám vào kế hoạch chung của nhà trường. Biên bản còn sơ sài, ghi chép các cuộc họp không đầy đủ, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là triển khai công việc của nhà trường...”.
- Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ dạy học nói chung, SHCM theo hướng NCBH, SHCM qua mạng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu 
- Tỷ lệ học lực yếu cao, ảnh hưởng tới đổ mới PPHD và dạy học ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_sinh_hoat_to_nhom_ch.docx
  • docQLGD-Lê Khả Long-THPT Cầm Bá Thước_2018-2019_Phụ lục.doc