SKKN Nâng cao hiệu quả chấm bài trắc nghiệm có giá (khay) tự làm
Trong những năm gần đây việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục, của mỗi giáo viên và học sinh.
Đối với các môn học, khi người học chủ động, tích cực thì chất lượng sẽ được nâng cao. Việc này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp được những phương pháp dạy học để truyền hứng thú, đam mê cho người học, trong đó kiểm tra kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong dạy học, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dạy và học.
Ở các trường THPT hiện nay đã ứng dụng công nghệ thông tin để trộn đề, chấm điểm bài kiểm tra trắc nghiệm. Đối với bài kiểm tra thường xuyên bằng hình thức trắc nghiệm thì hầu hết quý thầy cô đã ứng dụng phần mềm trộn đề sau đó in ra giấy cho học sinh làm bài, thầy cô phải thực hiện công việc chấm bài. Việc chấm bài được thực hiện bằng nhiều phần mềm khác nhau được cài đặt trên điện thoại di động.
Việc chấm bài bằng phần mềm chấm trắc nghiệm giúp các thầy, cô giáo đỡ tốn nhiều công sức hơn khi chấm. Nhưng bên cạnh đó khi chấm bài không có giá(khay) chấm hoặc có mà giá chấm không linh hoạt vẫn còn một số hạn chế:
- Khi chấm bài mỗi phiếu thầy, cô lại phải căn chỉnh phiếu và điện thoại để phần mềm nhận biết các điểm nhận diện phiếu, việc làm này mất nhiều công sức và thời gian.
- Vẫn có khả năng sai sót khi chấm nếu phần mềm không nhận biết được các điểm nhận diện phiếu.
- Một số giá chấm hiện nay trên thị trường thường đi kèm dùng để chấm bằng một phần mềm cố định dẫn đến người dùng không thể lựa chọn phần mềm chấm trắc nghiệm theo thói quen, sở thích và hiệu quả của các phần mềm.
Để khắc phục những hạn chế trên ltôi chọn đề tài “Nâng cao
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2 2.2. Thực trạng của vấn đề 2 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3 a. Lựa chọn phần mềm chấm trắc nghiệm 3 b. Thiết kế làm giá(khay) đựng phiếu trắc nghiệm 4 c. Kết quả đạt được 8 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 3.1. Kết luận 9 3.2. Kiến nghị 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục, của mỗi giáo viên và học sinh. Đối với các môn học, khi người học chủ động, tích cực thì chất lượng sẽ được nâng cao. Việc này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp được những phương pháp dạy học để truyền hứng thú, đam mê cho người học, trong đó kiểm tra kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong dạy học, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dạy và học. Ở các trường THPT hiện nay đã ứng dụng công nghệ thông tin để trộn đề, chấm điểm bài kiểm tra trắc nghiệm. Đối với bài kiểm tra thường xuyên bằng hình thức trắc nghiệm thì hầu hết quý thầy cô đã ứng dụng phần mềm trộn đề sau đó in ra giấy cho học sinh làm bài, thầy cô phải thực hiện công việc chấm bài. Việc chấm bài được thực hiện bằng nhiều phần mềm khác nhau được cài đặt trên điện thoại di động. Việc chấm bài bằng phần mềm chấm trắc nghiệm giúp các thầy, cô giáo đỡ tốn nhiều công sức hơn khi chấm. Nhưng bên cạnh đó khi chấm bài không có giá(khay) chấm hoặc có mà giá chấm không linh hoạt vẫn còn một số hạn chế: - Khi chấm bài mỗi phiếu thầy, cô lại phải căn chỉnh phiếu và điện thoại để phần mềm nhận biết các điểm nhận diện phiếu, việc làm này mất nhiều công sức và thời gian. - Vẫn có khả năng sai sót khi chấm nếu phần mềm không nhận biết được các điểm nhận diện phiếu. - Một số giá chấm hiện nay trên thị trường thường đi kèm dùng để chấm bằng một phần mềm cố định dẫn đến người dùng không thể lựa chọn phần mềm chấm trắc nghiệm theo thói quen, sở thích và hiệu quả của các phần mềm. Để khắc phục những hạn chế trên ltôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả chấm bài trắc nghiệm có giá (khay) tự làm”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên chấm bài trắc nghiệm rút ngắn thời gian, độ chính xác nâng cao, giảm chi phí đầu tư (có thể tự làm), linh hoạt khi chấm với các phần mềm chấm và mẫu phiếu khác nhau. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên trường THPT Thường Xuân 3, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát tình hình thực tế bằng bài kiểm tra, hình thức kiểm tra trắc nghiệm, học sinh làm trên giấy. - Giáo viên các bộ môn, chấm bằng nhiều phần mềm và mẫu phiếu khác nhau. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Hiện nay gần như tất cả các môn học trong Nhà trường THPT đều sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá học sinh ở các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Việc soạn đề, trộn đề đa phần được thực hiện bằng các phần mềm việc này giúp các thầy cô tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Trong khi đó với việc có nhiều mã đề trong một bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được chính xác hơn kiến thức, sự hiểu biết về bài học của học sinh; hạn chế tình trạng quay cóp bài của học sinh. Việc kiểm tra bằng khách thức trắc nghiệm khách quan là rất cần thiết để đánh giá chính xác nhất nội dung kiến thức mà học sinh nắm bắt được, phù hợp với định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục hiện nay. Sau khi soạn, trộn đề, in cho học sinh làm bài trên phiếu trắc nghiệm giáo viên phải thực hiện việc chấm trả bài. Hiện tại tồn tại 2 hình thức chấm bài: - Chấm bai bằng hình thức thủ công: Cho học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc tạo bảng cho học sinh ghi đáp án vào bảng sau đó căn cứ vào đáp án đếm số câu đúng và cho điểm. Hình thức này có rất nhiều hạn chế: + Mất nhiều thời gian chấm bài của giáo viên. + Khi chấm có thể có sai sót. - Chấm bài bằng phần mềm thông qua phần mềm chấm trắc nghiệm, hình thức này hiện tại được sử dụng khá phổ biến. Trên thị trường có rất nhiều các phần mềm chấm trắc nghiệm bản quyền hoặc không bản quyền. Hạn chế của hình thức này là: + Các thầy, cô đa phần khi chấm không có giá(khay) đựng phiếu trắc nghiệm việc này dẫn đến khi chấm mất rất nhiều thời gian để phần mềm nhận diện được các điểm trên phiếu do điện thoại hoặc phiếu không cố định đúng vị trí. + Có sử dụng giá (khay) đựng phiếu trắc nghiệm nhưng sử dụng các bộ giá đang bán trên thị trường loại giá này chỉ sử dụng được cho một phần mềm chấm trắc nghiệm nào đó. Nếu thầy cô nào muốn sử dụng giá này phải cài đặt thay đổi phần mềm chấm đi kèm. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trường THPT Thường Xuân 3 đóng chân trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của cả nước. Trường mới được thành lập, đội ngũ giáo viên còn non về tuổi nghề; trường xa trung tâm huyện điều kiện kinh tế, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Năm học 2018-2019 Nhà trường có 16 lớp học, 625 học sinh với 37 giáo viên; 13 môn học. Trong đó có 11 môn học sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm trong các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên để đánh giá học lực học sinh. Đầu học kì I năm học 2018-2019 giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức chấm thủ công và chấm băng phần mềm thông qua điện thoai nhưng không có giá (khay) chấm. Tôi đã thực hiện khảo sát về thời gian và độ chính xác khi chấm bài kiểm tra 45 phút (40 câu) của giáo viên Toán, Hóa học tại lớp 10A1 trường THPT Thường Xuân 3 với kết quả như sau: - Môn Toán: Hình thức chấm Sỉ số HS Số bài TN Thời gian chấm xong (phút) Số bài chấm chính xác Tỷ lệ % Số bài chấm sai lệch so với đáp án Tỷ lệ % Thủ công 47 47 110 40 85,11 2 14,89 - Môn Hóa học: Hình thức chấm Sỉ số HS Số bài TN Thời gian chấm xong (phút) Số bài chấm chính xác Tỷ lệ % Số bài chấm sai lệch so với đáp án Tỷ lệ % Chấm bằng PM (không có giá) 47 47 70 43 91,45 4 8,55 Từ kết quả trên tôi trăn trở làm thế nào để có thể chấm được bài trắc nghiệm một cách nhanh nhất với tỷ lệ chính xác cao nhất có thể? Giải pháp thực hiện ở đây là tạo giá (khay) chấm trắc nghiệm với mục đích cố định smart phone nhưng phải linh động có thể dùng cho nhiều loại smart phone, thay đổi được độ cao, di chuyển được trên, dưới., trái, phải. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a. Lựa chọn phần mềm chấm trắc nghiệm: Phần mềm chấm trắc nghiệm chiếm một vai trò khá quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chấm bài trắc nghiệm, phần mềm phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: - Phần mềm dễ dàng sử dụng, có ngôn ngữ tiếng Việt, dễ dàng cài đặt trên thiết bị smart phone. - Phải có nhiều loại mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm khác nhau, mẫu phiếu phải đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, có tính mở cho người dùng, phiếu có thể tạo trên nhiều khổ giấy(A5, A4, ) tùy người dùng lựa chọn. - Việc nhập đáp án mã đề phải linh hoạt có thể nhập, scan(chụp) tùy người dùng lựa chọn. - Có khả năng lưu trữ, xuất kết quả từng số phiếu, thống kê, báo cáo - Có khả năng cho phép người dùng lựa chọn thời gian quét(chụp) phiếu khác nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất. - Có thể chấm bài offline(có mạng) hoặc online(không có mạng) - Giá thành bản quyền của phần mềm phải rẻ, có nhiều gói khác nhau cho người dùng lựa chọn. Từ những đòi hỏi trên qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các phần mềm trên thị trường tôi quyết định lựa chọn phần mềm chấm trắc nghiệm TNMaker, phần mềm đảm bảo được toàn bộ các yêu cầu trên. - Người dùng dễ dàng tải phần mềm và cài đặt thông qua ứng dụng trên smart phone qua đường link: https://tnmaker.wordpress.com - Người dùng có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua link: https://www.google.com/search?ei=AdbtXNHaK7XLmAX_7bSoDw&q=hướng+dẫn+sử+dụng+phần+mềm+tnmaker&oq=hướng+dẫn+sử+dụng+phần+mềm+tnmaker - Phần mềm có nhiều gói cước khác nhau để lựa chọn: Bản pro (bản vĩnh viễn) sẽ có giá 220.000đ; gói 1 năm giá 120.000đ; gói 6 tháng 80.000đ; gói 3 tháng 50.000đ; gói 1 tháng 22.000đ - Người dùng có thể đặt mua phần mềm thông qua facepage: https://www.facebook.com/phanmemchamtracnghiem/ b. Thiết kế và làm giá(khay) đựng phiếu trắc nghiệm: Đây là công việc khá quan trọng quyết định đến việc nâng cao hiệu quả chấm bài trắc nghiệm. Giá(khay) chấm trắc nghiệm phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Phải linh hoạt, gon nhẹ: Dễ dàng lắp đặt, di chuyển; có thể sử dụng cho nhiều loại smart phone khác nhau; Có thể di chuyển, thay đổi vị trí smart phone, đựng được nhiều khổ giấy khác nhau. - Phải bền, chắc chắn, vững chắc. - Giá thành thấp, tận dụng được nguyên liệu có sẵn. * Chuẩn bị: - Gỗ: Loại gỗ càng tốt càng bền. - Cưa cắt gỗ, bào, búa đóng đinh, thước đo, khoan gỗ, cà lê. - Đinh các loại, ốc, ốc núm, giấy ráp (giấy nhám) - Sơn quét gỗ. * Làm giá(khay) đựng phiếu trắc nghiệm: - Đế giá: Là nơi đựng phiếu cần thiết kế để có thể đựng được một số lượng phiếu nhất định, nhiều loại phiếu khác nhau. Có khe hở thuận tiện cho việc rút, đặt phiếu vào đế giá. Đế giá còn có nhiệm vụ cố định cần giữ smart phone nên phải chắc chắn. + Tấm sàn đế giá: Tấm gỗ bào nhẵn dài 35cm, rộng 27cm. dày 0,5cm. Mặt dưới tấm sàn đóng 4 chân đế ở 4 góc, nếu sử dụng chân cao thì nên sử dụng vít để vít chân việc này giúp chúng ta có thể tháo lắp chân khi di chuyển. Dọc theo chiều dài của tấm sàn sử dụng khoan để khoan các lỗ vừa ốc vặn dùng để cố định cần giữ smart phone, lỗ khoan càng dày thì việc di chuyển cần giữ dọc đế giá càng được nhiều vị trí.. Phía phải của tấm sàn cắt một hình chữ nhật kích thước rộng cỡ 5cm, dài 8cm đây là vị trí bỏ tay khi đặt, và rút phiếu. + 3 mặt của tấm sàn đế đóng các thanh gỗ: thanh dài 32cm, thanh rộng 21cm, dày 0,5cm. Trong trường hợp người dùng muốn sử dụng với các mẫu phiếu khác hãy sử dụng đinh vít và khoan để giữ các thanh này, giúp người dùng tháo lắp đổi vị trí. Hình ảnh: Đế giá - Cần giữ smart phone: Độ cao của cần 31cm, rộng 2,5cm, chân cần có lỗ để cố định vào tấm mặt sàn, đầu trên của cần có khe và lỗ để vít cần chứa giá đựng smart phone. Hình: Cần giữ Smart phone - Giá dựng smart phone sử dụng vít để có thể linh hoạt với các loại smart phone có kích cỡ khác nhau. Giá định được cố định trên trục có nhiều lỗ khoan để có thể thay đổi vị trí gắn vào cần giữ. Hình ảnh giá đựng smart phone * Lắp ráp: - Lắp cần giữ Smart phone vào Đế giá, vị trí lắp ráp sẽ phụ thuộc vào từng phần mềm chấm mà người sử dụng có thể lựa chọn khi test để lựa chọn cho thích hợp Hình ảnh lắp càn giữ vào đế giá - Lắp giá đựng smart phone vào cần giữ: Đưa giá đựng smart phone vào khe giữa trên cần giữ và văn chặt ốc núm. Tùy thuộc vào phần mềm mà người dùng có thể thay đổi lỗ vặn ốc núm trên thanh giá đựng smart phone cho phù hợp để smart phone có thể nhận diện được điểm ảnh trên phiếu trắc nghiệm. Hình ảnh: Lắp giá đựng smart phone vào cần giữ - Đặt smart phone, phiếu trắc nghiệm vào giá đựng Hình ảnh: Đặt Smart phone vào giá * Tiến hành chấm thử và điều chỉnh cần giữ, giá đựng smart phone cho phù hợp. Hình ảnh:Chấm thử để xác định vị trí độ cao phụ hợp cho Smart phone c. Kết quả đạt được: Sau khi tiến hành cải tiến, thay đổi cách chấm trắc nghiệm bằng phần mềm có giá (khay) tự làm nhận thấy rất hiệu quả, tôi đã tiến hành chấm lại bài kiểm tra 45 phút (40 câu trắc nghiệm) môn Hóa học kết quả cụ thể như sau: Hình thức chấm Sỉ số HS Số bài TN Thời gian chấm xong (phút) Số bài chấm chính xác Tỷ lệ % Số bài chấm sai lệch so với đáp án Tỷ lệ % Chấm bằng PM có khay(giá) 47 47 4 47 100% 0 0 Với kết quả này tôi đã xin phép và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường được triển khai và sử dụng cho tất cả các môn học có sử dụng hình thức thi trắc nghiệm. Qua phản ánh các giáo viên đều nhận xét hiệu quả mang lại là rất lớn ngoài việc tiết kiệm được thời gian, công sức, độ chính xác của các bài chấm gần như là tuyệt đối. Đặc biệt trong các kỳ thi Khảo sát chất lượng lớp 12 (thi thử THPT Quốc gia 2019) và thi Tiến ích học kỳ I, II của trường Ban giám hiệu đều cho sử dụng sáng kiến này để chấm các bài thi có hình thức thi trắc nghiệm. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Việc áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm là phù hợp và rất quan trọng đối với thầy cô giáo trong việc đánh giá học sinh. Nó góp phần quyết định cho sự thành công, cho chất lượng giảng dạy của người thầy và thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy “chấm bài trắc nghiệm bằng giá (khay) tự làm” có nhiều ưu điểm như: - Đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. - Hạn chế được quay cóp bài của học sinh. - Kết quả khách quan. - Hạn chế được những sai sót trong quá trình chấm của giáo viên khi chấm trên giấy, tiết kiệm được thời gian chấm bài, giảm bớt công sức của thầy cô. 3.2. Kiến nghị Đối với trường THPT Thường Xuân 3: Ban Giám hiệu Nhà trường hãy cho áp dụng hình thức “Chấm bài trắc nghiệm bằng giá (khay) tự làm” ở các kỳ thi tập trung của những năm học tiếp theo. Đối với Sở giáo dục: Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cần có một phần mềm soạn, trộn đề, chấm bài trắc nghiệm cung cấp miễn phí cho giáo viên THPT nói riêng và toàn thể các cấp học nói chung để giáo viên không phải mất phí mua bản quyền. Đồng thời cũng bảo mật được thông tin của học sinh, giáo viên và của ngành. Trong tương lai tôi sẽ phát triển sáng kiến kinh nghiệm để khay giấy có thể thực hiện việc rút tự động phiếu trắc nghiệm theo phần mềm với các khoảng thời gian khác nhau 1 giây, 2 giây, 5 giây Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả chấm bài trắc nghiệm có giá (khay) tự làm” mà bản thân đã nghiên cứu, ứng dụng trong thời gian qua. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể trách khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và có hiệu quả tốt hơn trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá để chất lượng học sinh được nâng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lê Thế Duẫn TÀI LIỆU THAM KHẢO Có thể tài hướng dẫn sử dụng phần mềm TNMaker từ https://tnmaker.wordpress.com Có thể tìm hiểu cách sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm TNMaker qua facepage: https://www.facebook.com/phanmemchamtracnghiem/
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_cham_bai_trac_nghiem_co_gia_khay_tu_l.doc