SKKN Một số phương pháp trong huấn luyện tâm lý thi đấu cho đội tuyển học sinh giỏi môn vovinam trường THPT Triệu Sơn 2, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số phương pháp trong huấn luyện tâm lý thi đấu cho đội tuyển học sinh giỏi môn vovinam trường THPT Triệu Sơn 2, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã bắt đầu đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình học thể dục trong các trường phổ thông, thông qua nội dung học thể thao tự chọn. Để đạt được mục tiêu trên và tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” [1]. trong nhà trường phổ thông. Bộ GD & ĐT đã đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học trên địa bàn của tỉnh, đưa vào các cuộc thi học sinh giỏi môn thể dục hàng năm từ cấp tỉnh đến cấp Quốc Gia.

 Trong các môn Thể dục, thể thao mang tính chất thi đấu, bên cạnh việc luyện tập thể lực, kỹ thuật và những chiến thuật, thì yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng tới kết quả thi đấu. Có thể thấy thất bại vì tâm lý kém đáng tiếc ở chỗ, nếu đấy là thất bại về mặt chuyên môn, người ta dễ thấy đối phương hơn mình và tìm cách san lấp khoảng cách về mặt trình độ. Nhưng thất bại vì tâm lý không vững càng khiến cho người ta tiếc nuối ở chỗ đối phương không hơn mình nhưng họ vẫn thắng. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của công tác chuẩn bị tâm lý cho các vận động viên trước khi tham gia thi đấu Thể dục thể thao.

 

doc 24 trang thuychi01 7013
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp trong huấn luyện tâm lý thi đấu cho đội tuyển học sinh giỏi môn vovinam trường THPT Triệu Sơn 2, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
 ******************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG HUẤN LUYỆN TÂM LÝ THI ĐẤU CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI VOVINAM TRƯỜNG
THPT TRIỆU SƠN 2, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA”
 Người thực hiện:Nguyễn Văn Dương
 Tổ chuyên môn: Thể dục - Quốc Phòng- Tin học.
 	 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Thể dục
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Tên Mục
Trang
 I. MỞ ĐẦU 
1
 1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
2
1.3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm.
2
1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
6
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18. 
4
2.1.2. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 - 18.
7
2.1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18. 
7
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
3.1. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện huấn luyện tâm lý cho đội tuyển Vovinam. 
10
3.1.2.Những điểm thuận lợi:
10
3.2. Thực trạng về chương trình và các phương pháp huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh THPT.
11
3.3. Cơ sở để đưa ra các phương pháp huấn luyện .
12
4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
12
4.1. Các bước tiến hành huấn luyện huấn luyện .
12
4.1.1. Huấn luyện kỹ thuật tốt là yếu tố giúp học sinh có trạng thái tâm lý tốt trong thi đấu.
14
4.1.2. Huấn luyện tâm lý trong thi đấu Vovinam cho học sinh:
15
4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện vào trong huấn luyện giúp học sinh có tâm lý tốt trong thi đấu.
16
4.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình huấn luyện tâm lý.
17
 5. Hiệu quả của quá trình huấn luyện tâm lý Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2.
17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Bài học kinh nghiệm:
19
3.2.Kết luận. 
19
3. 3. Kiến nghị:
19
Tư liệu tham khảo
21
Danh mục các từ viết tắt
21
Danh mục các SKKN đã đạt xếp loại cấp tỉnh
22
I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã bắt đầu đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình học thể dục trong các trường phổ thông, thông qua nội dung học thể thao tự chọn. Để đạt được mục tiêu trên và tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” [1]. trong nhà trường phổ thông. Bộ GD & ĐT đã đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học trên địa bàn của tỉnh, đưa vào các cuộc thi học sinh giỏi môn thể dục hàng năm từ cấp tỉnh đến cấp Quốc Gia.
 Trong các môn Thể dục, thể thao mang tính chất thi đấu, bên cạnh việc luyện tập thể lực, kỹ thuật và những chiến thuật, thì yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng tới kết quả thi đấu. Có thể thấy thất bại vì tâm lý kém đáng tiếc ở chỗ, nếu đấy là thất bại về mặt chuyên môn, người ta dễ thấy đối phương hơn mình và tìm cách san lấp khoảng cách về mặt trình độ. Nhưng thất bại vì tâm lý không vững càng khiến cho người ta tiếc nuối ở chỗ đối phương không hơn mình nhưng họ vẫn thắng. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của công tác chuẩn bị tâm lý cho các vận động viên trước khi tham gia thi đấu Thể dục thể thao.
 Giáo dục, huấn luyện phẩm chất, năng lực hoạt động tâm lý cho VĐV thể thao là tổ hợp của hệ thống tác động sư phạm về tâm lý- xã hôi, giáo dục- huấn luyện đối với nhân cách người VĐV nhằm mục đích chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết để hoạt động tập luyện thi đấu thể thao đạt thành tựu cao.
Như chúng ta đã biết việc huấn luyện đội tuyển hay bất kỳ huấn luyện một vấn đề gì về công việc nào cũng đều phải hướng tới thành tích đạt được. Chính vì vậy việc huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Vovinam của trương THPT triệu sơn 2 cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
 Trong nhiều năm huấn luyện và đưa đội tuyển đi thi đấu các giải học sinh giỏi môn Vovinam từ cấp tỉnh đến cấp Quốc Gia tôi liên tục trong nhiều năm đạt giải cao. Từ những lý do trên và những kết quả đã đạt được trong huấn luyện đội tuyển võ Vovinam ở Trường THPT Triệu Sơn 2 tôi mạnh dạn viết lại sáng kiến kinh nghiệm của mình: 

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG HUẤN LUYỆN TÂM LÝ THI ĐẤU CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN VOVINAM TRƯỜNG
THPT TRIỆU SƠN 2, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA”
1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.
 Mục đích chính của việc huấn luyện, đào tạo về mặt tâm lý thi đấu cho học sinh là góp phần nâng cao năng lực thi đấu mang lại kết quả cao. trên cơ sở đó phát triển các phẩm chất và năng lực hoạt động tâm lý cần thiết cho học sinh nhắm giành thắng lợi trong các cuộc thi đấu quan trọng bằng phương tiện tâm lý và ảnh hưởng tâm lý. 
 Mục đích chung nhất của công tác chuẩn bị tâm lý cho học sinh trước khi thi đấu là nâng cao trình độ tập luyện và năng lực thi đấu vovinam. Trang bị cho học sinh hiểu biết và kỹ năng điều khiển của ý thức tất cả các chức năng tâm lý để hoàn thiện kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn cũng như chiến thuật sử dụng kỹ thuật thi đấu Vovinam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là bao gồm học sinh nam và nữ đang học lớp 11 và lớp 12 của trường THPT Triệu Sơn 2.
1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
 1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng hợp, phân tích thông tin có liên quan đến vấn đề giảng dạy và huấn luyện môn võ Vovinam để rút ra những vấn đề có ý nghĩa khoa học làm tiền đề cho lựa chọn và đánh giá kết quả của những phương pháp đã được lựa chọn và sử dụng.
 1.4.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo SKKN mang tính khách quan, tính khoa học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tận dụng chất xám kinh nghiệm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chuyên môn, quý thầy cô giáo, huấn luyện viên, võ sư có kinh nghiệm. Qua đó tìm hiểu được những vấn đề thực tiễn, góp phần tìm ra được các phương pháp nâng cao hiệu quả học tập và luyện kỹ thuật Vovinam cho học sinh.
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát việc huấn luyện và tập luyện của học sinh học Vovinam tại câu lạc bộ Vovinam và quan sát học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 trong các giờ học và thi đấu Vovinam
Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng và đưa ra các phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh.
1.4.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Trong quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của các phương pháp được lựa chọn để huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thành tích chung của các học sinh trước và sau chương trình học và thi đấu theo các nội dung cụ thể để làm cơ sở phân tích, so sánh để rút ra các kết quả của quá trình nghiên cứu thông qua các test mà giáo viên lựa chọn.
1.4.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá mức độ tác động của các phương pháp huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 mà tôi đã lựa chọn xem có tác dụng tốt trong việc tiếp thu và nắm bắt được trong các buổi thi đấu. 
 Tôi tiến hành thực nghiệm các phương pháp được lựa chọn để đưa vào huấn luyện tâm lý thi đấu vovinam cho học sinh nam và nữ đội tuyển học sinh giỏi môn Vovinam THPT Triệu sơn 2.
1.4.7. Phương pháp thông kê .
 Tôi sử dụng phương pháp này chủ yểu để tính toán và thu thập các số liệu qua những lần kiểm tra nội dung thi Vovinam của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 để so sánh giữa các lần thi này với các lần thi khác giữa đối tượng thực nghiệm và đối chứng với nhau và được xử lí tính bằng phần trăm cho mỗi học sinh khi đem ra so sánh. Kết quả được đem ra so sánh để thấy được hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, phương tiện, dụng 
cụ vào huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Cũng như các môn thể thao khác việc giảng dạy hay huấn luyện tâm lý thi đấu cho đối tượng học sinh THPT là một quá trình sư phạm nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của cơ thể học sinh để hướng tới những kết quả tốt. “Đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự tác động của lượng vận động thông qua các động tác các bài tập kỹ thuật với những hình thức và phương tiện khác nhau để nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy huấn luyện” [2 ].
 Nhiệm vụ của người giảng dạy và huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam phải dựa trên đặc điểm, cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản của quá trình huấn luyện và phải đảo bảo được sự phát triển toàn diện của người học. Phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên kế hoạch đã được đề ra và thực hiện theo từng giáo án, phương pháp. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định kết quả huấn luyện và thi đấu của học sinh[8]. 
Vì vậy vai trò của người giáo viên giáo dục thể chất giảng dạy là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững chương trình tài liệu, tổ chức trao đổi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện, trên cơ sở đó mà mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy – huấn luyện, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18. 
Học sinh các trường THPT thường ở lứa tuổi 16 - 18. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các phương pháp huấn luyện phù hợp với đối tượng học sinh tôi đã tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 16-18 vì nó có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và việc huấn luyện Vovinam nói riêng.
2.1.2. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 - 18.
 Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 16 - 18 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1480 gam đến 1490 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Đó là điều kiện dễ dàng các em nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao.
 *Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. Cơ quan vận động của cơ thể chủ 
yếu gồm cơ bắp xương khớp, dây chằng, về hệ xương. Do quá trình cốc hoá của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi và đang còn phát triển xương.
 * Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. 
 Ở tuổi 16 - 18 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển
 tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn, làm cho cung lượng tim lớn hơn, tần số mạch 
đập thấp xuống mức 66 - 72 lần/phút, huyết áp khoảng 105/66 đến 109/69. Thành mạch vững chắc, mao mạch phát triển, từ đó góp phần nhanh chóng nâng cao được trình độ kỹ thuật, thể lực. 
 * Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp. 
 Ở tuổi 16 - 18 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành. Tần số hô hấp giảm còn 18 - 19 lần phút do dung tích sống tăng và VO2 max tăng. Chính nhờ sự tăng lớn của dung tích sống cũng như năng lực hấp thụ oxy tối đa và năng lực chịu đựng nợ oxy của các em 16 - 18 tuổi được nâng cao làm cho sức bền ưa khí tăng qua đó góp phần tăng sức mạnh tốc độ của VĐV. 
 Do các hoóc môn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có nhiều khác biệt giữa nam và nữ, như chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả huấn luyện phát triển sức bền và các tố chất thể lực khác ... 
2.1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18. 
Về mặt tâm lý, xã hội: Đặc biệt trong xã hội thì cá nhân đó từ một đứa trẻ đã trở thành một công dân trưởng thành, có đầy đủ mọi quyển hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân; là đội ngũ trí thức, nhân lực có trình độ cao, họ sẽ có những đóng góp lớn và phục vụ cho xã hội.
Đặc điểm phát triển nhân cách
– Tự ý thức: là khả năng cá nhân tự nhận thức về đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội. Đặc biệt trong đó là sự đánh giá hình ảnh cơ thể một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc theo những phẩm chất giới tính. à ý thức và mong muốn khám phá về giới tính.
+ Đặc điểm phát triển nhân cách
– Tự đánh giá: biểu hiện ở việc cá nhân tự nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hoàn thành nó nhưng do hạn chế về kinh nghiệm sống nên đôi lúc dẫn đến sự bướng bỉnh, ngang tang đôi khi gây ra ngộ nhận. Mắt khác là việc cá nhân ngầm so sánh mình với những người xung quanh, đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của người khác, muốn biết đánh giá của người khác về mình.
– Tính tự trọng: yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào tính cách cá nhân, hoàn cảnh sống cũng như sự đánh giá của những người xung quanh. Nhưng nhìn chung là có long tự trọng cao song tính phê phán và sự phản tỉnh chưa cao.
– Nghề nghiệp và cuộc sống tương lai: là một mối bận tâm đối với lứa tuổi này. Tuy nhiên do kinh nghiệm xã hội còn hạn chế, chưa có định hướng rõ ràng và chịu sự chi phối của nền kinh tế nhiều thành phần, tâm lý đám đông,  khiến ý thức về nghề nhiệp và cuộc sống tương lai không cố định, bất biến mà lại rất năng động phong phú.
– Tính tích cực xã hội: lứa tuổi này có sự thay đổi và tang cường vị thế trong gia đình, xã hội. Thanh niên quan tầm nhiều hơn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thể hiện sự đánh giá, trao đổi với nhau và tỏ thái độ của mình về vấn đề đó. Họ sẵn sàng tham gia hoạt động xã hôi (những công việc lớn lão, thử sức với khó khan, ) để chứng mình bản thân. Khẳng định mình đã trưởng thành.
– Hình thành thế giới quan của thanh niên: Sau một quá trình tích lũy hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi,  trong nhiều năm tạo ra cách nhìn nhận và lý giải vấn đề của riêng mỗi cá nhân. Song thực tế lại có nhiều câu hỏi vượt qua khả năng của họ, gặp trường hợp này thanh niên thường hoang mang, lúng túng, thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.
– Đời sống xúc cảm, tình cảm: của lứa tuổi này rất phong phú và đa dạng được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp được mở rộng cả về phạm vi và chất lượng. Sự bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn. Tình bạn bền vững hơn, có cơ sở và lý trí (nổi bật là tình bạn cùng độ tuổi và cùng giới, nhu cầu chọn được một người bạn thân). Tình cảm đạo đức như sự khâm phục, kính trọng những người dũng cảm, kiên cường,  thần tượng. Một đặc trưng khác ở độ tuổi này là tình yêu nam nữ thường thấy như sự phải lòng hay xuất hiện tình yêu đầu đời đầy lãng mạn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào yếu tố phát dục, tính cách, sự giáo dục của gia đình khiến biểu hiện của loại tình cảm nhìn chung rất phúc tạp và không đồng đều.
Ở độ tuổi này, cá nhân có rất nhiều mối quan tâm dẫn đến những chuyển biến khác nhau trong tâm lý. Cá nhân đã có những phẩm chất và năng lực gần như một người trưởng thành, tuy nhiên kinh nghiệm xã hội lại là yếu tố gây cản chở phát triển ở lứa tuổi này. [3].
  Do vậy, các bậc cha mẹ và người làm công tác giáo dục cần cung cấp hệ thống kiến thức đúng đắn, một chiều suy nghĩ, tư duy khách quan để cá nhân đối chiếu, so sánh. Tuy nhiên cũng lưu ý không nên bắt ép hay kiểm soát thái quá xâm phạm vào sự phát triển cá nhân gây ức chế hoặc phản ứng ngược.
 Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 – 18 Về hoạt động TDTT 
 * Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. 
 Ở tuổi 16 - 18 về tình cảm do các em thích làm người lớn vì vậy mà các biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia xẻ thường đan xen nhau. Chính vì vậy, trong quá trình huấn luyện thể thao cho các em HLV phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy huấn luyện. 
 * Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 16 - 18 tuổi.
 Tóm lại để nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 
2.2. Đặc điểm huấn luyện tâm lý của môn Vovinam.
 Cũng như các môn thể thao khác huấn luyện quyền Vovinam là một quá trình sư phạm nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của cơ thể vận động viên để hướng tới thành tích thể thao cao nhất. Đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự tác động của lượng vận động thông qua các bài tập với các hình thức và phương tiện khác nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện. Bên cạnh đó việc sử dụng các các phương pháp, phương tiện huấn luyện
để tạo nên những tác động quan trọng góp phần thúc đẩy, rút ngắn thời gian huấn luyện và nâng cao thành tích thể thao. Nhiệm vụ của huấn luyện Vovinam dựa trên đặc điểm và cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản cua quá trình huấn
 luyện phải đảo bảo được sự phát triển toàn diện của VĐV. Phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên kế hoạch đã được đề ra. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là nhân tố cơ bản quyết định kết quả huấn luyện. Huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cũng là một quá trình sư phạm nên cần quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy cơ bản.
2.2.1. Đặc trưng của phương phương pháp huấn luyện quyền Vovinam.
 Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu) nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy.
Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
3.1. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện huấn luyện tâm lý cho đội tuyển Vovinam. 
3.1.1. Những điểm khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Chỉ có một giáo viên tham gia giảng dạy huấn luyện Vovinam
- Không có người trợ giúp trong quá trình thị phạm động tác và trợ giản, thời gian huấn luyện đội tuyển ngắn.
 - Các tài liệu, tư liệu về giảng dạy Vovinam có ít đặc biệt các phương pháp huấn luyện tâm lý thi đấu Vovinam cho học sinh THPT hầu như là không có.
 - Có ít giáo viên tham gia huấn luyện đội tuyển.
+ Vế phía học sinh
 - Các nội dung luyện tập Vovinam để đi thi đấu là rất khó và cao so với trình độ của học sinh mới học vì các nội dung thi Vovinam trong đại hội toàn là những nội dung trong chương trình học Vovinam phong trào của người đã tập từ hơn 2, đến 3 năm, thậm chí cho đến từ 5 năm trở lên mới có thể thực hiện được như : Bài song luyện 3, Quyền kiếm, Tứ tượng côn pháp, Ngủ môn quyền.
 - Học sinh ở trường THPT triệu sơn 2 đa số là con nhà thuần nông ngoài công việc học tập các em còn phải phụ giúp gia đình công việc nhà và hầu như các em ít có điều kiện và thời gian để chơi các môn thể thao nhất là các môn võ thuật thì còn mới lạ đối với các em. Việc học sinh học tập văn hóa cả ngày nên không có thời gian nhiều và thích hợp cho việc luyện tập, thể lực cơ bản của các em còn yếu.
 + Về phía nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh
 - Chưa được sự quan tâm, sâu sắc của ban giam hiệu nhà trường.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập và huấn luyện của nhà trường chưa có hoặc đáp ứng được cho quá trình huấn luyện.
 - Nhận thức và ủng hộ của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_trong_huan_luyen_tam_ly_thi_dau_cho.doc