SKKN Nâng cao hiểu biết về bệnh AIDS cho học sinh thông qua dạy học bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10 cơ bản
Trong thực tiễn giáo dục của gia đình bị buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các họat động của cơ chế đã ảnh hưởng đến phát triển lành mạnh của giới trẻ. Chính những lý do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về nhân cách của giới trẻ (học sinh) theo những chiều hướng không theo quy luật tự nhiên mà theo những chiều hướng không tốt đối với trẻ, học sinh dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng, phong phú theo phương châm “Lấy xây để chống”, “Lấy phòng ngừa là cơ bản”. Bên cạnh mặt tích cực của quá trình phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội, những căn bệnh nguy hiểm ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như ma túy, HIV/AIDS,. đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Trong đó HIV/AIDS và sự lây nhiễm HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc, bởi những tác động
xấu của nó đối với xã hội, gia đình và bản thân mỗi học sinh. [1]
Hiện tại các trường THPT tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS dưới hình thức một hai buổi mít tinh nên không cung cấp đủ kiến thức cho học sinh về HIV/AIDS và vấn đề này có trong một phần nội dung của bài “ Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ” nhưng kiến thức còn sơ sài đặc biệt chưa trang bị cho học sinh THPT một nền tảng kiến thức về HIV/AIDS, các con đường lây truyền, cách phòng tránh, những quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm,. để giúp các em có thể chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho mình, gia đình và cộng đồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao hiểu biết về bệnh AIDS cho học sinh thông qua dạy học bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10 cơ bản" trong tiết dạy ngoại khóa. Thông qua đề tài này tôi đã cung cấp thêm cho các em học sinh của trường tôi kiến thức sâu,rộng và đầy đủ để các em có khả năng nhìn toàn diện về bệnh AIDS.
M ỤC L ỤC Trang 1. Mở đầu -1- 1.1. Lí do chọn đề tài -1- 1.2. Mục đích nghiên cứu -1- 1.3. Đối tượng nghiên cứu -1- 1.4. Phương pháp nghiên cứu -1- 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm -2- 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm -2- 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm -2- 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện -3- 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. -19- 3. Kết luận và kiến nghị -20- 3.1. Kết luận -20- 3.2. Kiến nghị -20- Tài liệu tham khảo -21- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong thực tiễn giáo dục của gia đình bị buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các họat động của cơ chế đã ảnh hưởng đến phát triển lành mạnh của giới trẻ. Chính những lý do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về nhân cách của giới trẻ (học sinh) theo những chiều hướng không theo quy luật tự nhiên mà theo những chiều hướng không tốt đối với trẻ, học sinh dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng, phong phú theo phương châm “Lấy xây để chống”, “Lấy phòng ngừa là cơ bản”. Bên cạnh mặt tích cực của quá trình phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội, những căn bệnh nguy hiểm ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như ma túy, HIV/AIDS,... đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Trong đó HIV/AIDS và sự lây nhiễm HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc, bởi những tác động xấu của nó đối với xã hội, gia đình và bản thân mỗi học sinh. [1] Hiện tại các trường THPT tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS dưới hình thức một hai buổi mít tinh nên không cung cấp đủ kiến thức cho học sinh về HIV/AIDS và vấn đề này có trong một phần nội dung của bài “ Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ” nhưng kiến thức còn sơ sài đặc biệt chưa trang bị cho học sinh THPT một nền tảng kiến thức về HIV/AIDS, các con đường lây truyền, cách phòng tránh, những quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm,... để giúp các em có thể chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho mình, gia đình và cộng đồng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao hiểu biết về bệnh AIDS cho học sinh thông qua dạy học bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10 cơ bản" trong tiết dạy ngoại khóa. Thông qua đề tài này tôi đã cung cấp thêm cho các em học sinh của trường tôi kiến thức sâu,rộng và đầy đủ để các em có khả năng nhìn toàn diện về bệnh AIDS. 1.2. Mục đích nghiên cứu Bệnh AIDS là một vấn đề rất rộng, nhiều và khó. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một phần của căn bệnh nhằm giúp các em tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Để ngay bản thân các em có một ý thức phòng bệnh tốt nhất cũng như tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xung quanh mình. Vì thế hệ trẻ nhất là học sinh lớp 10 rất cần một vốn kiến thức toàn diện để vào đời mà để làm được điều đó thì phải có một ý thức học tập tốt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nâng cao hiểu biết về bệnh AIDS cho học sinh các lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 1 Triệu Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở vấn đề đạt ra tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung bài 30. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lí, đánh giá kết quả thu được. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Chủ trương của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS, công tác tuyên truyền được xem là yếu tố quan trọng. Nhất là đối với mỗi nhà trường, bởi đây chính là “pháo đài” quan trọng để nâng cao nhận thức cho mọi người về con đường dẫn đến các nguy cơ lây nhiễm HIV và làm thay đổi cách nhìn của toàn xã hội đối với dịch bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt là tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công văn số 5532/BGĐT-CTHSSV của Bộ GD&ĐT về việc triển khai tháng hành động quốc gia và ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 với chủ đề hưởng ứng: “Hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 để kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam ”. [2] Những năm qua, công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy tại trường Triệu Sơn 1 đã đạt được nhiều kết quả, góp phần vào sự ổn định và phát triển của địạ bàn Triệu Sơn; Tạo cho học sinh nhận thức tư tưởng tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS là nhiệm vụ toàn cầu, là trách nhiệm của mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh. Là giáo viên dạy Sinh trong chương trình Sinh lớp 10 có bài 30 đề cập tới HIV/AIDS nên tôi muốn qua bài dạy sẽ cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức nhất. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy bài 30 '' sự nhân lên của virut trong tế bào chủ " sinh học 10 đã đề cập một phần về HIV/ AIDS. Nhưng với nội dung còn đơn giản và ngắn gọn, chung chung. Cụ thể là bài học mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu từ khái niệm, phương thức lây truyền,các giai đoạn phát triển, hình ảnh minh họa còn đơn giản. Mặt khác với thời lượng 1 tiết dạy (45 phút) tôi không thể truyền tải được nhiều những kiến thức liên hệ vào cuộc sống và mở rộng kiến thức giáo dục cho cho các em học sinh những kỹ năng phòng tránh, dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS... Để khảo sát sự hiểu biết về căn bệnh này sau khi học bài 30 với nội dung sách giáo khoa như bây giờ. Tôi tổ chức kiểm tra trước thực nghiệm để kiểm tra khả năng học tập của học sinh về đơn vị kiến thức đang nghiên cứu thu được số liệu khi dạy ở 3 lớp A5, A7, A9 ( tổng số học sinh 125) như sau: TT Nội dung Số lượng HS Mức độ nhận thức Biết SL - % Không biết SL - % 1 HIV/AIDS là gì 125 37- 30% 88 - 70% 2 Nguyên nhân gây AIDS 125 50 - 40% 75 - 60% 3 Đối tượng nào bị AIDS 125 44 - 35% 81 - 75% 4 Phương thức lây truyền của virut HIV 125 37 - 30% 88 - 70% 5 Cơ chế nhân lên của virut HIV 125 25 - 20% 100 - 80% 6 Cơ chế xâm nhập của HIV 125 15 - 12% 110 - 88% 7 Các giai đoạn biểu hiện của bệnh AIDS 125 22- 18% 103 - 82% 8 Các biện pháp phòng bệnh HIV/AIDS 125 19 - 15% 106 - 85% Từ kết quả trên cho ta thấy được sự hiểu biết của học sinh đang còn thiếu, yếu và trong trường tôi bài này chưa tổ chức giảng dạy dưới dạng dạy ngoại khóa mà chỉ dạy ở buổi học chính khóa. Vì thế nên tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp học sinh lớp 10 tăng thêm kiến thức và để các em có khả năng nhìn toàn diện về bệnh AIDS, khả năng tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh về HIV/AIDS. 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện Thiết kế giáo án ngoại khóa: "Nâng cao hiểu biết về bệnh AIDS cho học sinh thông qua dạy học bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10 cơ bản" (Thiết kế giáo án điện tử và trình chiếu bài giảng bằng máy chiếu đa năng). Tiế 31 Bài 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Về kiến thức: + Học sinh hiểu biết rõ về HIV/AIDS: khái niệm HIV, AIDS, cơ chế gây bệnh, con đường lây nhiễm, tác hại đối với cơ thể + Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của công cuộc phòng chống HIV/AIDS. + Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia đẩy lùi đại dịch AIDS. + Hiểu được trách nhiệm đạo đức của công dân trong mối quan hệ với cộng đồng. Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, chống lại sự kỳ thị phân, biệt đối xử + Làm phép tính để thấy được tình hình, tốc độ lây lan nhanh của đại dịch AIDS trong từng giờ, từng ngày, từng năm + Biết cách vẽ tranh tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS. - Về kĩ năng: +Rèn luyện kỹ năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. + Kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể. + Rèn luyện kỹ năng vẽ tranh tuyên truyền. - Về thái độ: +Học sinh có ý thức phòng chống và biết cách phòng chống HIV/AIDS bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống HIV/AIDS. + Không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người bị AIDS. + Có ý thức phòng tránh bệnh tật cho bản thân, gia đình và xã hội. + Có thái độ và việc làm phù hợp để góp phần tham gia đẩy lùi đại dịch. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: - Máy chiếu đa năng. - Sách giáo khoa sinh 10, sách chuẩn kiến thức kỹ năng sinh 10. - Các nguồn thông tin, tài liệu về HIV/AIDS... - Hình ảnh về bệnh nhân AIDS - Clip về sự kỳ thị đối với bệnh nhân AIDS, ước mơ của trẻ em bị AIDS. - Một số tranh và hình ảnh về vi rút HIV, bệnh AIDS - Một số thông tin về bệnh dịch HIV/AIDS và thuốc điều trị. Học sinh: - Cá nhân: Sách giáo khoa, bút dạ, giấy khổ A4, các tranh ảnh sưu tầm liên quan đến bài học đã được giáo viên và nhóm giao. - Nhóm: Giấy khổ A0, bút dạ, băng dính hai mặt, tranh ảnh tư liệu liên quan đã được phân công khi thực hiện dự án. - Nhóm trực nhật kê bàn theo hình thức học nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề. - Thuyết trình. - Dạy học tích cực: Hoạt động cặp đôi, kĩ thuật động não,hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC * Cách tổ chức buổi dạy học ngoại khóa: GV chia các lớp thành 6 nhóm lớn mỗi nhóm chia thành các nhóm nhỏ cách phân chia nhóm nhỏ theo địa bàn các em gần nhà nhau để tiện trao đổi kiến thức Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí ghi chép kiến thức để báo cáo. A. Hoạt động khởi động Khởi động, tạo tình huống học tập để giới thiệu bài học 1. Mục tiêu: Khởi động bài học bằng hình ảnh tư liệu có liên quan, sau đó dẫn dắt vào bài, xác định trọng tâm, yêu cầu của bài học. 2. Phương thức: - Tạo tình huống giới thiệu bài học và chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến bệnh AIDS sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi. Những hình ảnh dưới đây cho biết: a. Chúng ta đang nói đến căn bệnh nào? b. Các con đường lây nhiễm HIV? c. Để phòng tránh được căn bệnh này chúng ta cần làm gì ? Hình 1 [3] Hình 2 [3] Hình 3 [3] Hình 4 [3] - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập. - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chốt ý. 3. Gợi ý sản phẩm: Những hình ảnh dưới đây cho biết chúng ta đang nói đến a. Căn bệnh AIDS do virut HIV gây ra: hình 1. b. Các con đường lây nhiễm qua: đường tình dục, máu hoặc truyền từ mẹ sang con: hình 2. c. Biện phòng tránh: hình 3, hình 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Bệnh AIDS là một trong những căn bệnh hiểm nghèo hàng ngày cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Để hiểu về rõ căn bệnh nguy hiểm này cũng như cách phòng tránh nó như thế nào để chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm HIV/ AIDS. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm và hiểu được: Các khái niệm: HIV, AIDS, vi sinh vật cơ hội, bệnh cơ hội: 2. Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến khái niệm HIV, AIDS sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi dưới đây: Hình vi-rút HIV [3] Lao phổi giai đoạn cuối của AIDS[3] a. HIV là gì? b. AIDS là gì? c. Vi sinh vật cơ hội là gì? d. Bệnh cơ hội là gì? e. Nguyên nhân bệnh AIDS? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập. - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức. I- KHÁI NIỆM HIV/ AIDS. 1.2. Khái niệm: - HIV : - AIDS: - Vi sinh vật cơ hội: - Bệnh cơ hội: 1.2. Nguyên nhân bệnh AIDS. Dự kiến sản phẩm I. Khái niệm về HIV/ AIDS. - HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immunodeficiency Virus (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. - AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV. (AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno-deficience Syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. + AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. - Vi sinh vật cơ hội là vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công. - Bệnh cơ hội là bệnh do vi sinh vật cơ hội gây nên. - Nguyên nhân: Do người nhiễm virut HIV. Hoạt động 2: Cấu tạo virut HIV. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. Mục tiêu: Yêu cầu HS trình bày được: + Cấu tạo virut HIV. 2. Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu hình ảnh virut HIV, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thảo luận trình bày cấu tạo virut HIV [3]. - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập. - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức. II. CẤU TẠO VIRUT HIV. Dự kiến sản phẩm II. Cấu tạo virut HIV. - Cấu tạo HIV. HIV được xếp vào phân nhóm Lenti vi rút thuộc họ Retro vi rút. Người ta đã phân lập về cấu trúc, HIV có dạng hình cầu, đường kính 100-120 nm gồm 3 lớp: - Lớp vỏ ngoài: Là một màng lipid kép, cùng gắn trên màng này là các gai nhú, bản chất là các phân tử glycoprotein, các phân tử này có ái tính gắn rất cao với các phân tử CD4. - Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp prôtêin - Lớp lõi: Gồm bộ gen có 2 chuỗi ARN gắn enzym phiên mã ngược RT (reverse transcriptase), enzym này sẽ biến đổi mã gen của HIV là ARN thành ADN. Enzym intergrase (men tích hợp) giúp cho ADN của HIV được gắn vào trong ADN của tế bào bị nhiễm. Ngoài ra còn có enzym protease (men thủy phân prôtêin) có tác dụng cắt các polyprôtêin được mã hóa thành các prôtêin cấu trúc hoặc chức năng, tổng hợp thành một vi rút đầy đủ. [4] Cấu trúc virut [3] Hoạt động 3. Tìm hiểu về ba con đường lây nhiễm HIV. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. Mục tiêu: + Học sinh phân biệt được các con đường lây nhiễm HIV. 2. Phương thức: làm việc cặp đôi, nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ : GV đã chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm hoàn thành nội dung các câu hỏi ở nhà như sau: Nhóm 1,2: Tìm hiểu đường lây nhiễm HIV qua đường máu dẫn đến bệnh AIDS HIV có thể lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virut. [3] a. Hãy kể con đường truyền máu, tiêm chích ma túy, xăm hình? Nhóm 3,4: Tìm hiểu đường lây nhiễm HIV qua đường tình dục không an toàn dẫn đến bệnh AIDS. a. Như thế nào là quan hệ tình dục không an toàn? b. Những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn? Nhóm 5,6: Tìm hiểu đường lây nhiễm HIV do mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. a. Giải thích mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. - Sau khi chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Cung cấp các tài liệu, các trang web liên quan cho các em tìm hiểu, hướng dẫn các em tìm kiếm, xử lí thông tin. - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị tốt nội dung các bài thuyết trình của nhóm mình trên Pown point. * Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần: - Thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của các em và trợ giúp các em khi cần thiết. - Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint. - Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy để các em chủ động tìm kiếm thông tin: - Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm, từng các nhân. CÁC NHÓM TRÌNH BÀY SẢN PHẨM 1. Mục tiêu : Các nhóm báo cáo sản phẩm đã được GV giao nhiệm vụ. 2. Phương thức: - Mỗi nhóm báo cáo tối đa trong 3 phút. - Các nhóm khác lắng nghe, sau đó các nhóm sẽ thảo luận, nhận xét, bổ sung cho mỗi sản phẩm. - Giáo viên nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho từng nhóm. - Giáo viên cho điểm từng nhóm và cho điểm cá nhân theo các tiêu chí đã công bố từ trước. III. Ba con đường lây nhiễm HIV. Dự kiến sản phẩm .III. Ba con đường lây truyền HIV: - Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm hình... đã bị nhiễm HIV. + Sử dụng chung kim tiêm, trang bị tiêm chích ma túy đã nhiễm HIV + Dùng chung đồ vật xăm mình và xỏ lỗ thân thể mà không được tiệt trùng có nguy cơ cao nhiễm HIV nếu người sử dụng trước bị nhiễm bệnh HIV. + Nếu tiếp xúc với máu, tinh khí, dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV tại vết thương hở hoặc lỏ loét cũng có thể bị lây nhiễm bệnh HIV. + Có thể bị lây nhiễm HIV qua việc ghép tạng hoặc mô hoặc qua dụng cụ nha khoa, dụng cụ mổ chưa được tiệt trùng - Qua đường tình dục không an toàn: Truyền từ người bị nhiễm HIV sang người không bị HIV. Việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su bằng bất cứ hình thức nào qua đường âm đạo, miệng, hậu môn với người bị nhiễm bệnh HIV đều có thể khiến bạn bị lây nhiễm. Đặc biệt là những người bị các vết rách trong mô âm đạo, hậu môn, vết thương hoặc lây qua con đường tình dục khác. - Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ Nếu người mẹ bị truyền nhiễm bệnh HIV trước hoặc sau khi sinh thì khoảng 20-30% người bệnh truyền bệnh sang con nếu không được điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể truyền bệnh cho con qua việc cho con bú sữa. Hoạt động 4. Tìm hiểu về cơ chế xâm nhập của virut HIV vào cơ thể: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. Mục tiêu: Yêu cầu HS trình bày được: Cơ chế nhân lên của virut HIV, xâm nhập của virut HIV vào cơ thể: 2. Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu cho HS xem đoạn phim cơ chế nhân lên của virut HIV Quan sát hình ảnh liên quan đến cơ chế gây bệnh AIDS sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận nhóm một số câu hỏi dưới đây: a. Nhóm 1, 2, 3 quan sát hình ảnh và kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa cho biết cơ chế nhân lên của virut HIV? b. Nhóm 4, 5,6 quan sát hình ảnh và kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa cho biết cơ chế của AIDS? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập,trao đổi nhóm. - Báo cáo sản phẩm: HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức. IV. Cơ chế xâm nhập của virut HIV vào cơ thể: Dự kiến sản phẩm IV. Cơ chế xâm nhập của virut HIV. 4.1 Cơ chế nhân lên của virut HIV: Tóm tắt bằng sơ đồ. Cơ chế nhân lên của virut HIV [3] 4.2 Cơ chế xâm nhập của virut HIV vào cơ thể: Tóm tắt bằng sơ đồ. Cơ chế gây bệnh [3] - Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T- CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ. - HIV phá hủy bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hoá” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội này gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ...và cuối cùng dẫn đến tử vong. - Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí ...hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da ...gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng, phức tạp và khó chẩn đoán. [5] Hoạt động 5. Tìm hiểu về ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. Mục tiêu: Yêu cầu HS trình bày được: Cơ chế nhân lên của virut HIV,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_biet_ve_benh_aids_cho_hoc_sinh_thong_qua.doc