SKKN Nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với Toán

SKKN Nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với Toán

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội, của gia đình và của mỗi con người chúng ta. Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết. Trẻ ở tuổi mầm non như tờ giấy trắng, thơ ngây, hồn nhiên thật đáng yêu. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, mới mẻ, trẻ được trải nghiệm, khám phá, học hỏi kinh nghiệm để làm vốn sống cho mình. Vì vậy mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay nhằm phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới, đòi hỏi phải giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng. là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên.

 Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên - xã hội thông qua các bộ môn khác như: Môi trường xung quanh, âm nhạc, thể dục, tạo hình trong đó Toán là một bộ môn không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có vốn hiểu biết về toán học nhất định.

 

doc 21 trang thuychi01 14014
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Yên Thọ
SKKN thuộc lĩnh vực: 	Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội, của gia đình và của mỗi con người chúng ta. Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết. Trẻ ở tuổi mầm non như tờ giấy trắng, thơ ngây, hồn nhiên thật đáng yêu. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, mới mẻ, trẻ được trải nghiệm, khám phá, học hỏi kinh nghiệm để làm vốn sống cho mình. Vì vậy mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay nhằm phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới, đòi hỏi phải giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng. là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên.
	Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên - xã hội thông qua các bộ môn khác như: Môi trường xung quanh, âm nhạc, thể dục, tạo hìnhtrong đó Toán là một bộ môn không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có vốn hiểu biết về toán học nhất định.
Hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, phát triển ngôn ngữ và tư duy lô gíc, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Song để phát huy được khả năng đó thì không thể thiếu được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm cơ bản ban đầu về kiến thức toán học phải xuất phát từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng... khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui học để góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Là người giáo viên mầm non có nhiều năm kinh nghiện, ngoài việc quan tâm, nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ nắm được một số kỹ năng cơ bản về toán học một cách chính xác, có hệ thống nhưng phải tạo cho trẻ được sự thoải mái, vui vẻ để trẻ tích cực tham gia hoạt động, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán.
Qua quá trình dạy trẻ làm quen với toán học theo phương pháp và hình thức tổ chức như trước đây tôi thấy mục tiêu yêu cầu đặt ra cứng nhắc, không dựa vào khả năng nhận thức của trẻ cho nên trẻ không hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. Đặc biệt hình thức tổ chức chưa phong phú, không tạo cảm giác thoải mái mà gây căng thẳng, gò bó đối với trẻ nên kết quả giờ học chưa cao. Chính vì lý do đó mà bao năm nay tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất để tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Toán đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với Toán ” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sẽ còn có nhiều vướng mắc, rất mong các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng, Sơ Giáo dục bổ sung, góp ý.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Thọ học toán đạt được hiệu quả cao
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này, là giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi nâng cao chất lượng làm quen với toán.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: Nhằm rèn cho trẻ có nề nếp thói quen ngồi ngay ngắn tập trung chú ý khi học bài.
- Phương pháp trực quan: Thông qua tranh ảnh, vật thật để gây sự chú ý tò mò và hấp dẫn đối với trẻ.
- Phương pháp sử dụng trò chơi: Mang lại sự phong phú thoải mái trong tiết học để trẻ không bị gò bó khi học cùng cô.
- Phương pháp lồng ghép các tiết học khác vào bài dạy để tạo nên sư phong phú cho bài dạy.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Đảng và nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non. Mà đặc biệt là bộ môn dạy trẻ làm quen với toán giúp trẻ hiểu sâu sắc và có được những kiến thức mà mình mong muốn. thì vấn đề không thể thiếu được là phải truyền thụ những kiến thức cơ bản về toán học cho trẻ, làm sao để trẻ cảm thấy đơn giản dể hiểu như vậy giờ học mới đạt kết quả cao.
Thông qua việc hình thành các biểu tượng ban đầu về tập hợp số lượng, hình dạng, kích thước định hướng trong không gian bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát triển tư duy và một số thói quen cẩn thận chính xác.
Qua các giờ dạy hình thành các biểu tượng toán ban đầu đã chính xác hoá các biểu tượng, những tri thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ, rèn luyện và củng cố các tri thức, kỹ năng về tập hợp số đếm do đó trong giờ dạy cô đã cung cấp chính xác hoá tri thức mà trẻ đã có, toán học là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Vì trong giờ học toán trẻ phải trả lời câu hỏi cô đặt ra, trẻ còn được nêu câu hỏi thắc mắc của mình, ngoài ra trẻ sử dụng ngôn ngữ toán thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được chính xác không sợ nhầm lẫn.
Toán học còn góp phần phát triển khả năng chú ý lâu bền của trẻ và chú ý có chủ định của trẻ, rèn luyện và phát triển thao tác tư duy như: so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát hoá góp phần hoàn thiện phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ, trong quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ phải có sự tham gia tích cực của giác quan mà chủ yếu là thị giác, xúc giác sau đó dùng ngôn ngữ để khái quát những nhận biết đó.
Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó . Nhận biết các số, dãy số tự nhiên từ 1 đến 10 thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, trẻ còn biết thêm, bớt thành thạo trong phạm vi 10, mỗi số lớn hơn số liền trước là một đơn vị. Ở lứa tuổi này trẻ còn có khả năng đo các số đo khác nhau nghĩa là trẻ hiểu rằng đơn vị đo số nguyên như thế nào? chứ không nhất thiết là phép đo đó mấy cách.
Nhờ có môn làm quen với toán giúp trẻ dễ dàng trong quá trình nhận biết các đồ dùng trong thực tế...qua đó các cháu đã phát triển được trí thông minh ngay từ tuổi ấu thơ tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp lớn được dễ dàng hơn.
2.2. Thực trạng của trường mầm non xã Yên Thọ. 
2.2.1. Thuận lợi.
* Đối với nhà trường:
Năm 2013, trường mầm non Yên Thọ được công nhận trường chuẩn quốc gia. Hiện nay nhà trường đang xây dựng thêm các phòng học đạt chuẩn, xây dựng sân chơi, khu vận động cho trẻ ... trường mầm non Yên Thọ đang phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm học 2017- 2018. 
 - Luôn được chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh quan tâm giúp đỡ.
 - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Như Thanh, UBND xã Yên Thọ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đến nay nhà trường đã có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát cho trẻ hoạt động và vui chơi. Đặc biệt trong năm học vừa qua nhà trường được cấp một số đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ rất khoa học và thẫm mỹ. Có sức lôi cuốn trẻ vào hoạt động hứng thú hơn.
* Thực trạng của lớp được phân công:
Năm học 2016- 2017 ban giám hiệu nhà trường phân công tôi đứng lớp 5 - 6 tuổi, với công việc chính là chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp tôi có tổng số trẻ là 30 cháu, các cháu đều cùng độ tuổi nên việc chăm sóc giáo dục cũng thuận lợi hơn. 
Bản thân tôi, là một giáo viên đứng lớp, tôi luôn nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nắm vững phương pháp dạy của các bộ môn, có sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt là với môn toán tôi luôn dành thời gian tìm tòi những phương pháp mới để truyền đạt đến cho trẻ một cách tốt nhất.
2.2.2. Khó khăn:
 - Số lượng học sinh trong lớp là 30 cháu, trong đó nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo. 
- Yên Thọ là trường mầm non thuộc xã nông thôn nên điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. 
- Trang thiết bị dạy học bằng công nghệ thông tin còn hạn chế. 
- Đồ dùng dạy học chưa phong phú và đa dạng.
- Đa số phụ huynh là nông dân nên chưa thật sự quan tâm đến con cái trong việc học hành. 
Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nói riêng cũng như 1 số trường trên địa bàn nói chung đồ dùng dạy và học toán còn hạn chế, chưa đầy đủ và chưa hấp dẩn với trẻ, giáo viên thực hiện giờ dạy còn dập khuôn, gò bó, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy tính tích cực của trẻ trẻ học toán như một sự bắt buộc, gò ép. Trẻ tiếp thu bài uể oải, nhàm chán. Trước tình hình chung như vậy để biết được khả năng về hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo lớn ở lớp đến đâu tôi đã dùng phương pháp khảo sát trực tiếp trên trẻ 
2.2.3. Kết quả thực trạng
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm
Tổng số trẻ: 30 cháu
STT
Nội dung
Số trẻ
Đạt
Chưa Đạt
Tốt
Tỉ Lệ
Khá
Tỉ Lệ
TB
Tỉ Lệ
Y
Tỉ Lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia học toán.
30
4
13,4%
8
26,6%
10
33,3%
8
26,6%
2
Khả năng đếm, so sánh, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10
30
4
13,4%
7
23,3%
9
30%
10
33,3%
3
Khả năng đo độ dài, cao thấp của ĐT
30
6
20 %
8
26,6%
11
36,6%
5
16,6%
4
Khả năng nhận biết không gian, hình khối 
30
5
16,6%
8
26,6%
9
30%
10
33,3%
Với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc mà chất lượng trên trẻ chưa cao. Qua khảo sát trẻ khá giỏi còn thấp. Trẻ học toán một cách nhàm chán, không thích thú. Tôi băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để phát huy được ở trẻ những biểu tượng toán sơ đẳng một cách có hiệu quả tốt nhất? Từ những thực trạng trên tôi đã nghiên cứu “Nâng cao biên pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với toán" để phù hợp với tình tình của lớp , đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Xây dựng nề nếp trong giờ học toán:
Nề nếp của trẻ là một việc làm đầu tiên để giúp trẻ có ý thức kỷ luật tốt trong mọi hoạt động. Chính vì thế đầu năm học tôi rất chú trọng vào việc rèn nề nếp cho trẻ như giáo dục trẻ: ngồi học ngoan chú ý nghe cô giảng bài. Tôi phân lớp thành 3 tổ, trong tổ có cháu ngoan, cháu chưa ngoan, cháu học giỏi, cháu học khá, cháu học trung bình, có cháu học ngoan, cháu học chưa ngoan sẽ bắt chước bạn học ngoan để được khen. 
Rèn cho trẻ nề nếp ngồi học ngay ngắn, khi muốn phát biểu phải giơ tay. Khi đứng dậy phải thưa cô và nói đủ câu, đi lại nhẹ nhàng không lê dép, không chạy... 
 Ảnh trẻ ngồi học ngay ngắn, có nề nếp
Tôi đã thành công trong việc rèn nề nếp cho trẻ trong những tháng đầu, các cháu đã có một nề nếp học tốt không gò bó, học thoải mái nhưng rất có nề nếp.
2.3.2.Tạo môi trường toán học cho trẻ
*Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ
	Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là một trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. ví dụ cắt những chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vật, phương tiện giao thông treo những chiếc vòng nhiều màu sắc..v..v.. nói chung trang trí theo chủ đề, cho trẻ đếm và có thể học các môn khác.
	Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo, ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình.chính vì vậy tôi dã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề.
	Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở'' để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. 
 Ví dụ:
	- Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển Truyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình... và trang trí ở “góc học toán” của lớp dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
	- Cô cùng trẻ làm dây xúc xích bằng giấy màu và giấy đề can để trang trí lớp treo ở cửa sổ 
	Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ.
Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “ sách”. “ tập san” và làm các quyển sách có dạng các hình đã học
Ví dụ: khi học số 8 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xét 8 cây, 8 bông hoa, 8 quả ...vvv.. vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú.
Ảnh trẻ cắt họa báo làm anbun số
	Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vật lật đật, và trưng bày ở lớp với các hình học cũng thế như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ được các hình khối.
* Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi.
	Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Toán học không phải là cái gì đó thật cứng nhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung quanh trẻ.
	Nói chung trang trí theo chủ đề, cho trẻ đếm và có thể học các môn khác.
	Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề.
Trong các giờ học khác, hoạt động khác cô tiếp tục cho trẻ xác định số lượng của các nhóm đồ vật, đối tượng có bản chất chủng loại, kích thước sắp xếp khác nhau, cô cũng cho trẻ đếm các nhóm đối tượng mà đối tượng là các nhóm đồ vật chẳng hạn nhóm hoa, lá....
Ngoài các trò chơi có luật nhằm luyện đếm và nhận biết số lượng cô cùng cho trẻ được chơi các trò chơi để củng cố những phép biến đổi số lượng, củng cố thứ tự số lượng trong phạm vi 10.
Qua các hoạt động chung có thể vận dụng đặc biệt cần đưa vào cho trẻ nắm vững.[[] Trong mục 2.3.2. Đoạn từ '' Chúng ta không chỉ tạo môi trường cho trẻ nắm vững'' tác giả tham khảo tài liệu số [1] Hướng dẫn trẻ thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ 5 - 6 tuổi (NXB GD VN 2009).
]
Ví dụ: Ở hoạt động chung: Dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh ''Tìm hiểu một số loại qủa'' sau khi nhận xét đặc điểm giống và khác nhau của các loại quả cho trẻ so sánh to nhỏ, số lượng, phân loại quả gồm có mấy nhóm ''5 quả cam, 4 qủa na''
Môn thể dục : Bài nhảy khép và tách chân 
Cho trẻ nói tên hình gì ? (hình vuông). Đếm từ 1-5 hình vuông.
Trong giờ ăn cô cũng có thể liên hệ cho trẻ như các con đếm xem bàn ăn của mỗi nhóm có bao nhiêu bạn? Thế 5 bạn thì phải cần bao nhiêu cái bát? Bao nhiêu cái thìa? Bao nhiêu cái khăn lau miệng?
 Giờ "Hoạt động ngoài trời" khi chơi trò chơi tự do cô hướng trẻ vẽ phấn trên sân là các hình ,các số mà trẻ đã học nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ.
	Ví dụ: ''Vẽ các loại đồ dùng trong gia đình'' theo ý thích: cô giáo hướng dẫn các loại đồ dùng gần gũi với trẻ bằng những phương pháp áp dụng vào toán, cô gợi ý cho trẻ tư duy thực hiện các nét cơ bản tạo ra sản phẩm....
	Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “có bao nhiêu luống rau, có bao nhiêu cây vải, luống rau này có hình gì, quả này có dạng gì ...." hoặc khi đến giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ phải biết lấy đủ số đĩa cho mỗi bàn, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1 - 1 ta có thể tận dụng mọi cơ hội để có thể hình thành các biểu tượng về toán cho trẻ. ví dụ khi hoạt động góc “bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán ở góc xây dựng yêu cầu, trẻ xây mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì... Môi trường toán học cho trẻ là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi trẻ học mà không biết mình đang học.
Ảnh trẻ đếm số lượng chậu hoa khi dạo chơi ngoài trời
	Thông thường thì những hành động thoải mái và có tính khám phá đối với trẻ sẽ không đảm bảo cho việc học và việc nhận thức sâu các khái niệm, ta phải tạo điều kiện thuận lợi để tạo môi trường, khuyến khích môi trường tư duy toán học ta cần nhận thức được điều gì cho trẻ muốn học. John Holt đã nói “Khi chúng ta kích thích sự khát khao khám phá, để nhận thức cái mới của trẻ và dành được quyền kiểm soát nó, không cố gắng bắt buộc trẻ phải nhanh hơn và hơn nữa khi trẻ đã sẵn sàng, thì cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái và tạo được nhiều tiến bộ” [[1] Trong mục 2.3.2. Từ đoạn ''Khi chúng ta ...tiến bộ'' Trích câu nói của John Holt, qua tài liệu tham khảo số 5
]
2.3.3. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:
Hãy để trẻ tự thể hiện, khuyến khích trẻ tính độc lập, tích cực, tìm tòi học hỏi và khám phá môn học một cách tự nhiên. Muốn trẻ làm quen với các biểu tượng Toán đạt hiệu quả cao thì phải gây được hứng thú cho trẻ. Tránh nhồi nhét kiến thức cô cần tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia. Trẻ thực sự được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Trẻ chủ động, độc lập thực thực hiện các nhiệm vụ được cô giao và ngoài ra trẻ còn sáng tạo theo ý tưởng của trẻ.
Cô gợi ý hướng dẩn và trẻ tự khám phá các hoạt động học tập, giúp trẻ nắm được kiến thức kỹ năng mới, bước đầu hình thành rèn luyện cho trẻ phương pháp tự học, do đó phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa lớn đối với việc phát huy tính tích cực của trẻ nên nhiều trẻ rất thích thú và phấn khởi.
Để trẻ làm quen với các biểu tượng Toán đạt kết quả cao ngoài những phương pháp thực tiễn, đối với trẻ, giáo viên cần có những sáng tạo riêng ''lấy trẻ làm trung tâm'' khai thác triệt để tính sáng tạo ở trẻ.[6] Trong mục 2.3.3. Đoạn từ ''Hãy để trẻ tự thể hiện sáng tạo ở trẻ'' Tác giả tham khảo trong tài liệu số [6] 
[6]
Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia đình” chẳng hạn. tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giup_tre_5_6_tuoi_lam_quen_voi_toan.doc