SKKN Nâng cao chất lượng giờ học khi dạy các bài thực hành chương oxi lưu huỳnh ban cơ bản bằng phương pháp hoạt động nhóm

SKKN Nâng cao chất lượng giờ học khi dạy các bài thực hành chương oxi lưu huỳnh ban cơ bản bằng phương pháp hoạt động nhóm

 Giáo dục thế kỷ XXI đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đang đưa nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập toàn cầu hóa, dân chủ hóa, đại chúng hóa. mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới tác động đến sự phát triển của đất nước ta.

 Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh, từng bước rèn luyện tư duy độc lập nhằm tạo ra những lớp người năng động sáng tạo, giàu tính nhân văn. đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

 Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến nền giáo dục. Do đó giáo dục THPT đã có nhiều đổi mới . Đặc biệt là phương pháp dạy học đang được quan tâm và coi trọng trong tất cả các môn học. Phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp học tập của học sinh, do đó sự chuyển biến trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là hết sức cần thiết.

 Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoá học ở trường THPT có nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy có nhiều những kinh nghiệm hay. Nhưng tập chung chủ yếu trong các giờ nghiên cứu lý thuyết. Trong khi đó giờ thực hành đòi hỏi khái quát, củng cố kiến thức , phát triển tư duy tổng hợp, rèn kĩ năng kĩ xảo cho học sinh cả về lí thuyết và thực tiễn lại thì ít được giáo viên quan tâm.

 Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giờ học khi dạy các bài thực hành chương oxi lưu huỳnh ban cơ bản bằng phương pháp hoạt động nhóm” với mong muốn đề tài của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 26 trang thuychi01 9610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giờ học khi dạy các bài thực hành chương oxi lưu huỳnh ban cơ bản bằng phương pháp hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC KHI DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH CHƯƠNG OXI LƯU HUỲNH 
BAN CƠ BẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
 Người thực hiện: Phạm Thị Chuyên
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc môn: Hóa Học
 THANH HOÁ NĂM 2017
 THANH HOÁ NĂM 2015
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................2
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..........................................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ....................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .......................................................3
2.1.1. Thí nghiệm thực hành Hóa học: .................................................................3
 Vai trò của thí nghiệm thực hành ................................................................3
 Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành ...............................3
 Nguyên tắc thực hiện: ................................................................................. 4
 Các hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành: ..............................................4
2.1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm ..........................................................5
 Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm ........................................6
 Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm ..............................................6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...................... 8
2.2.1- Về học sinh: ............................................................................................... 8
2.2.2 Về giáo viên: ............................................................................................... 8
2.2.3. Về cơ sở vật chất: ...................................................................................... 8
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ........................................................................................................................ 8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................... 16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 18
3.1- KẾT LUẬN ................................................................................................ 18
3.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 19
 1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Giáo dục thế kỷ XXI đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đang đưa nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập toàn cầu hóa, dân chủ hóa, đại chúng hóa... mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới tác động đến sự phát triển của đất nước ta.
 Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh, từng bước rèn luyện tư duy độc lập nhằm tạo ra những lớp người năng động sáng tạo, giàu tính nhân văn... đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
 Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến nền giáo dục. Do đó giáo dục THPT đã có nhiều đổi mới . Đặc biệt là phương pháp dạy học đang được quan tâm và coi trọng trong tất cả các môn học. Phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp học tập của học sinh, do đó sự chuyển biến trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là hết sức cần thiết. 
     Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoá học ở trường THPT có nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy có nhiều những kinh nghiệm hay. Nhưng tập chung chủ yếu trong các giờ nghiên cứu lý thuyết. Trong khi đó giờ thực hành đòi hỏi khái quát, củng cố kiến thức , phát triển tư duy tổng hợp, rèn kĩ năng kĩ xảo cho học sinh cả về lí thuyết và thực tiễn lại thì ít được giáo viên quan tâm.
 Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giờ học khi dạy các bài thực hành chương oxi lưu huỳnh ban cơ bản bằng phương pháp hoạt động nhóm” với mong muốn đề tài của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Mục đích của đề tài này là làm thế nào để kích thích học sinh thích học Hóa học và thích làm thí nghiệm Hóa học. Qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
	 Hình thành và củng cố tư duy hóa học về sự biến đổi chất, các hiện tượng hóa học đặc trưng từ đó dự đoán và giải thích hiện tượng thí nghiệm 
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.	
Đề tài được áp dụng cho hầu hết các em học sinh lớp 10 trường THPT Yên Định 3 năm học 2016-2017.
Trong đó lớp 10B5 và 10B7 là 2 lớp có lực học tương đương nhau được chọn làm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học, dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm.
-Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh.
 Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Thí nghiệm thực hành Hóa học:
 Vai trò của thí nghiệm thực hành.
Bộ môn hóa học gắn liền với thực tiễn thông qua các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và nhiều ứng dụng của nó trong kĩ thuật và đời sống. Điều đó giúp người học có hứng thú, hiểu biết các qui luật của nó và biết cách ứng dụng vào trong thực tiễn của cuộc sống.
Thí nghiệm thực hành ( gọi tắt là thí nghiệm) trong chương trình của các bộ môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn hóa học nói trong trường THPT nhằm mục đích:
Giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn các khái niệm, hiện tượng, giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên và xung quanh ta; giúp HS củng cố và khắc sâu những kiến thức, kĩ năng thực hành; giúp HS tin tưởng vào chân lí khoa học.
Giúp HS hình thành những phẩm chất của người nghiên cứu khoa học thông qua những kĩ năng thực nghiệm và các thao tác tư duy logic.
Vì vậy, coi trọng thí nghiệm thực hành đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn hóa học nói riêng trong nhà trường phổ thông là định hướng lâu dài và vững chắc cho mục tiêu đào tạo theo định hướng: Chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “ dạy chữ”, “ dạy người” và tiếp cận nghề nghiệp, đồng thời đổi mới phương pháp là hình thức tổ chức giáo dục ( Nghị quyết 29/NQ- TW lần thứ 8 khóa XI).
 Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành [6]
Để thí nghiệm thực hành đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra (là củng cố kiến thức HS đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó và rèn luyện kĩ xảo về kĩ thuật thí nghiệm hóa học, cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
Giờ học thí nghiệm thực hành cần được chuẩn bị thật tốt.
 Giáo viên phải tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành (trong sách hoặc do giáo viên soạn ra). Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước các thí nghiệm để viết bản hướng dẫn được cụ thể, chính xác, phù hợp với thực tế, điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm. Cần cố gắng chuẩn bị những phòng riêng dành cho các giờ thí nghiệm thực hành hay phòng thực hành hóa học.
Tất cả các dụng cụ, hóa chất cần dùng phải được sắp xếp trước trên bàn học sinh để các em không phải đi lại tìm kiếm các thứ cần thiết.
Đối với những lớp lần đầu tiên vào phòng thực hành thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy của phòng thực hành:
- Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà, nghiên cứu bản hướng dẫn, xem lại các bài học có thí nghiệm thực hành.
- Phải thực hiện đúng các quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ hóa chất.
- Trên bàn thí nghiệm không được để các đồ dùng riêng như cặp, sách vở, mũ nón,..
- Phải tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm.
- Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện ồn ào, không được đi lại mất trật tự, không được tự động lấy các dụng cụ hóa chất ở các bàn khác mà không dùng kaliclorat.
- Khi làm xong thí nghiệm, phải rửa sạch chai lọ, ống nghiệm và sắp xếp dụng cụ, bàn ghế vào chỗ quy định.
Phải đảm bảo an toàn
Những thí nghiệm với các chất nổ, với các chất độc, với một số axit đặc v.v.. thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở để đam bảo an toàn tuyệt đối. 
 Các thí nghiệm phải đơn giản tới mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ ràng. 
Các dụng cụ thí nghiệm cũng phải đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác, mĩ thuật phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. Khi chọn thí nghiệm thực hành, giáo viên cần tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Phải đảm bảo và duy trì được trật tự trong lớp khi làm thí nghiệm. Giờ thí nghiệm thực hành không thể đạt kết quả tốt nếu học sinh mất trật tự, ít nghe hoặc không nghe thấy những lời chỉ dẫn, nhận xét của giáo viên. 
Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh.
Giáo viên chú ý tới kỹ thuật thí nghiệm của các em và trật tự chung của lớp, giúp đỡ kịp thời các nhóm lúc cần thiết. Không nên làm thay cho học sinh; không nên can thiệp vào công việc của các em hoặc hỏi họ không cần thiết. Tuy vậy, cũng không nên thờ ơ, không giúp đỡ cho học sinh, không chỉ cho học sinh thấy những sai lầm, thiếu sót.
Nguyên tắc thực hiện:
- Thực hiện phương pháp này phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Thí nghiệm đơn giản, dẽ làm, ít thao tác và nhanh cho hiện tượng rõ ràng.
- Thí nghiệm không độc hại hoặc dễ cháy nổ.
- Nêu cao tinh thần kỉ luật trong phòng thực hành.
 Các hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành:[6]
Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
 Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Nhưng đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị.
 Thí nghiệm thực hành loại phối hợp. 
Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
 Thí nghiệm vui
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm vui với mục đích củng cố bài học, gây hứng thú, tạo niềm say mê học tập.Với môn hóa học, các thí nghiệm vui chủ yếu là các thí nghiệm phức tạp hoặc đòi hỏi hóa chất khó kiếm. Tuy nhiên nên tận dụng những thí nghiệm có thể làm ở nhà để học sinh tự tiến hành ở nhà (thí nghiệm thực hành ngoài lớp) [6]
2.1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm.[4]
Trong phương pháp hoạt động nhóm nổi lên mối quan hệ giao tiếp học sinh - học sinh. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi  cá nhân được điều chỉnh, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.
Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng. Mô hình này nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng.
Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn, mạnh dạn hơn, tạo cảm giác gần gũi thân thiện như đang trao đổi chứ không phải là gò ép học tập. Trẻ em vốn ưa quan sát, tò mò, thích nhận xét, so sánh, thích được vui chơi, thi đua để trở thành người chiến thắng.
 Tuy nghiên phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm , tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. 
 Do vậy giáo viên ngại đổi mới, ngại dạy học theo nhóm Có giáo viên tổ chức hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa phù hợp với nội dung bài dạy dẫn đến kết quả chưa cao. Một số giáo viên trẻ nhiệt tình hưởng ứng song chưa có nhiều kinh nghiêm trong việc tổ chứchoạt động nhóm. Trong khi đó đa số học sinh được hỏi thì các em đều trả lời thích được học theo nhóm.
  Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm [4]
NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các nhóm 
Thành lập các nhóm 
LÀM VIỆC NHÓM
Chuẩn bị chỗ làm việc
Lập kế hoạch làm việc
Thoả thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả 
 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ / ĐÁNH GIÁ
Các nhóm trình bày kết quả
Đánh giá kết quả 
Làm việc toàn lớp
Làm việc toàn lớp
Làm việc nhóm
 Vai trò của GV trong hoạt động nhóm
Cung cấp nhiệm vụ có thách thức và tạo điều kiện để nhóm hoàn thành nhiệm vụ. 
Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo 2 yếu tố an toàn và thách thức trong hoạt động nhóm.
Quản lí hoạt động nhóm (quan sát quá trình hoạt động nhóm, hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết, khen ngợi và động viên HS). 
+ Người giáo viên phải là người điều động các nhóm làm việc.
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý.
+ Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạng các khái niệm, các ý quan trọng của bài học.
+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học.
+ Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận.
 Lưu ý: Không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến như một thành viên của nhóm hoặc hỏi nhiều câu hỏi làm ảnh hưởng đến sự tập trung của nhóm
 Chức danh của các thành viên trong nhóm: tuỳ vào số lượng của nhóm mà giáo viên đè ra các chức danh: Ví dụ nhóm trưởng, thư ký, báo cáo, quản lý thời gian, giám sát, liên lạc,
Để việc hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả phải phân công nhiệm vụ, quy định thời gian rõ ràng và cụ thể cho các nhóm. Nhóm trưởng đóng vai trò quan trọng nhất Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thỏa mái.
+ Trong khi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. 
 Vì vậy cần hướng dẫn cho học sinh ngay từ những lần đầu tiên làm việc theo nhóm theo các hình thức đến khi quen việc, các em phải cùng nhau hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu tôi giao.
Các thành viên trong nhóm thay phiên làm nhóm trưởng, thư ký, báo cáo, ở mỗi lần làn việc nhóm. Với phương pháp này để tránh học sinh có thể làm qua loa, hình thức, nếu không có sự kiểm tra theo dõi của giáo viên, một số em yếu, thụ động không chịu động não, suy nghĩ, hoặc thuộc lòng đọc vẹt, không bày tỏ ý kiến của mình ngược lại những em nhanh nhẹn thì tự quyết định vấn đề mà không có sự thảo luận trong nhóm. Vì thế để đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia làm việc một cách chủ động một mặt tôi khuyến khích động viên các em, nhất là các em còn nhút nhát, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng quản lí và theo dõi phân công các thành viên trong nhóm làm việc. Khi giao việc cho các nhóm tôi thường theo dõi quan sát , nếu thấy các em làm việc chăm chú và sôi nổi thì tôi yên tâm, nếu các em làm việc trầm hoặc nhốn nháo, lúng túng thì tôi hướng dẫn, gợi ý cho các em, tránh can thiệp quá sâu.
Mặt khác luôn cho các nhóm thi đua với nhau qua bảng điểm làm việc giữa các nhóm, trong quá trình diễn ra hoạt động nhóm, nhóm nào làm việc tốt không gây ồn ào không có thành viên làm việc riêng nhóm đó được cộng điểm và ngược lại, nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm khi có bạn trong nhóm không hợp tác, để tránh nhóm làm nhanh chờ đợi sẽ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng tôi cho các nhóm trưởng có thể chọn nhóm kiểm tra chéo, hay trao đổi thêm các thông tin có liên quan đến bài học từ các nhóm khác.
Những học sinh học chưa tốt tuỳ theo bài tôi có thể xếp thành một nhóm và tự là thành viên trong nhóm của các em và có thể luân phiên cho học sinh giỏi làm nhóm trưởng tiếp vai trò của tôi còn tôi thì quan sát các nhóm làm việc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1- Về học sinh: 
Hóa học là một môn học khó, trừu tượng, nhiều hiện tượng phức tạp nên phần lớn các em có tâm lí sợ học bộ môn. Bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách giáo khoa Hóa học như hiện nay phần lớn các tiết dạy Hóa học đều có thí nghiệm học sinh rất thích làm thí nghiệm nhưng kĩ năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các còn rất lúng túng, chưa biết dự đoán hiện tượng và giải thích hiện tượng, thậm chí có thể bị nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ. Từ lí thuyết áp dụng vào thực tế còn chưa tự tin, chưa thành thạo.
2.2.2 Về giáo viên:
Một số giáo viên thì ngại dạy thực hành vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. 
Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc
2.2.3. Về cơ sở vật chất:
Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên phải làm thí nghiệm kiểm tra trước sau đó mới cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm.
Trong những năm vừa qua trường THPT Yên Định 3 đã được đầu tư xây dựng nhà bộ môn rất thuận lợi cho việc tổ chức các tiết học có thực hành, thí nghiệm.
Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tăng cường giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_gio_hoc_khi_day_cac_bai_thuc_hanh_c.doc