SKKN Nâng cao chất lượng dạy bài ôn tập cuối chương môn Sinh học lớp 11

SKKN Nâng cao chất lượng dạy bài ôn tập cuối chương môn Sinh học lớp 11

Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của ngành giáo dục, đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho học sinh tích cực và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để góp phần thực hiện việc đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng kiến thức tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội. Bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác cũng đang áp dụng những phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy.

Để thực hiện tốt yêu cầu trên người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Sinh học nói riêng thì mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và cái đích cần đạt của người học sinh là tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy mỗi học sinh cần tạo cho mình hứng thú học tập từ đó mới tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Do vậy vai trò của người giáo viên trong thời đại hiện nay là hết sức quan trọng, người giáo viên không chỉ đơn thuần là hiểu biết chắc về chuyên môn mà cần phải hiểu biết tất cả mọi mặt. Hơn thế nữa chúng ta vừa trải qua cuộc cách mạng đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học nên vai trò của người giáo viên lại càng quan trọng hơn .

 Trong chương trình giáo dục đổi mới rất chú trọng những bài rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tư duy độc lập, tổng hợp sáng tạo và khả năng tự học của học sinh thông qua các bài thực hành, ôn tập. Đối với bộ môn Sinh học , bài ôn tập rất quan trọng, giúp học sinh làm quen với những kỹ năng tổng hợp cao hơn trong quá trình học.

 Đặc biệt bài ôn tập phát huy cao độ khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các kiến thức đã học, củng cố các kỹ năng phân tích so sánh và giải thích các hiện tượng liên quan. Vì vậy các bài ôn tập đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và môn Sinh học nói riêng.

 

doc 13 trang thuychi01 11161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy bài ôn tập cuối chương môn Sinh học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của ngành giáo dục, đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho học sinh tích cực và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để góp phần thực hiện việc đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng kiến thức tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội. Bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác cũng đang áp dụng những phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy.
Để thực hiện tốt yêu cầu trên người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Sinh học nói riêng thì mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và cái đích cần đạt của người học sinh là tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy mỗi học sinh cần tạo cho mình hứng thú học tập từ đó mới tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Do vậy vai trò của người giáo viên trong thời đại hiện nay là hết sức quan trọng, người giáo viên không chỉ đơn thuần là hiểu biết chắc về chuyên môn mà cần phải hiểu biết tất cả mọi mặt. Hơn thế nữa chúng ta vừa trải qua cuộc cách mạng đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học nên vai trò của người giáo viên lại càng quan trọng hơn .
 Trong chương trình giáo dục đổi mới rất chú trọng những bài rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tư duy độc lập, tổng hợp sáng tạo và khả năng tự học của học sinh thông qua các bài thực hành, ôn tập. Đối với bộ môn Sinh học , bài ôn tập rất quan trọng, giúp học sinh làm quen với những kỹ năng tổng hợp cao hơn trong quá trình học.
 Đặc biệt bài ôn tập phát huy cao độ khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các kiến thức đã học, củng cố các kỹ năng phân tích so sánh và giải thích các hiện tượng liên quan. Vì vậy các bài ôn tập đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và môn Sinh học nói riêng. 
 Vậy phải làm thế nào để dạy được một tiết ôn tập cuối chương thành công?
Chính vì vậy khi dạy một bài ôn tập đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, có kiến thức vững vàng, kỹ năng phân tích, tổng hợp nhuần nhuyễn, biết lưạ chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp và cách thức tổ chức học sinh hoạt động một cách thành thạo lôgíc. Học sinh phải có sự chuẩn bị đầy đủ trước những nội dung ôn tập. Lµ gi¸o viªn trùc tiÕp gi¶ng d¹y bé m«n Sinh học 11 vµ ®­îc dù giê cña ®ång nghiÖp, t«i thÊy rÊt b¨n kho¨n vÒ vÊn ®Ò nµy vµ mong muèn ®­îc ®­a ra mét vµi suy nghÜ cña b¶n th©n m×nh vµo viÖc tr¶ lêi c©u hái trªn, lùa chän ph­¬ng ph¸p d¹y kiÓu bµi «n tËp cuèi chương I m«n Sinh học, mµ c¸ nh©n t«i ®· trùc tiÕp gi¶ng d¹y, gióp häc sinh chñ ®éng, tÝch cùc tiÕp thu kiÕn thøc mét c¸ch cã hÖ thèng, ®óng, ®ñ d­íi sù h­íng dÉn cña gi¸o viªn, gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc bé m«n sinh häc. Vì thế tôi mạnh dạn xin được trình bày “Nâng cao chất lượng dạy bài ôn tập cuối chương môn Sinh học lớp 11 ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Theo tôi, mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định cho học sinh. Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất. Do đó mục đích nghiên cứu của vấn đề là nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là : dạy bài ôn tập cuối chương I môn Sinh học lớp 11 nhằm giúp học sinh khắc sâu và khái quát hoá, tổng hợp kiến thức, đồng thời kích thích học sinh tích cực học tập và khả năng tư duy sáng tạo.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau : 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: 
+ Phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc SGK, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những nội dung cơ bản có liên quan đến bài học.
+ Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Xây dựng các phiếu điều tra về tình hình học tập của học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm sẽ được xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thông qua thực nghiệm đề tài để đánh giá tính hiệu quả đối với việc vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy. Từ đó có bổ sung, sửa đổi.
PHẦN HAI: NỘI DUNG SKKN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm và đòi hỏi phải có sự nỗ lực về cả 2 phía. Trước hết để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh, một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Và sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của việc học. Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh.
 Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học nói chung và môn Sinh học nói riêng là một phần rất quan trọng đối với người giáo viên. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà toàn ngành đang ra sức thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong giáo dục, thì chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng đó phải là một chất lượng thực chất, đánh giá đúng năng lực, trình độ của giáo viên cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN 
Thực trạng 
* Đối với giáo viên
 Trong thực tế ở các trường hiện nay việc dạy bài ôn tập chưa được quan tâm đúng mức. Dạy ôn tập chủ yếu là giáo viên ra câu hỏi cho học sinh trả lời hoặc cho học sinh tự ôn tập ở nhà. Những bài ôn tập thường tổ chức một cách qua quýt chưa chú ý nội dung và cách rèn luyện kỹ năng cho học sinh . 
 Giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy bài ôn tập phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. 
 Một số giáo viên còn dạy chay chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy đặc biệt là tiết ôn tập, vì vậy học sinh chóng chán, mệt mỏi, hiệu quả dạy và học thấp. 
 Các tiết thực hành, ôn tập chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh đôi khi còn sơ sài.
* Đối với học sinh
 Trung tâm GDTX Thạch Thành hằng năm đã tiếp nhận vào học Bổ túc trung học phổ thông đối tượng học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn huyện. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ học sinh yếu kém về văn hoá thường cao hơn so với các trường THPT khác. Đa số các em học sinh chưa có sự ham mê trong học tập, tư tưởng coi thường tiết học ôn tập. Dẫn đến các bài kiểm tra 1 tiết nhiều điểm kém.
 Ngoài ra: Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, phụ thuộc, ỉ lại vào nhóm trưởng, vì vậy chất lượng học tập còn thấp.
 Một số học sinh khi học môn Sinh học còn chưa chú trọng, cho rằng môn Sinh học là môn học phụ chỉ cần học thuộc là được.
 Một số phụ huynh chưa thật sự chú ý, thậm chí có phụ huynh không quan tâm khi học sinh nói đến môn học này.
 2. Kết quả của thực trạng
 Khi trực tiếp dạy ở lớp 11 trường TTGDTX Thạch Thành 
Qua tiến hành khảo sát chất lượng kết quả cụ thể như sau:
 Kết quả
Xếp loại
Kết quả khi chưa vận dụng phương pháp
Số lượng HS(50)
Tỉ lệ(%)
Giỏi
1
2
Khá
5
10
Tr. bình
25
50
Yếu
15
30
Kém
4
8
 Từ kết quả khảo sát trên tôi thật sự lo lắng đến chất lượng bộ môn của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vì vậy buộc phải lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phương tiện dạy học hiện có ở trường, hoàn thành tốt tiết học ôn tập cuối chương để làm sao nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy, để bài ôn tập cũng sinh động, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài học chuẩn bị cho thi cuối học kì đạt kết quả tốt. Đó là những suy nghĩ và trăn trở không những của bản thân tôi mà là của rất nhiều các giáo viên hiện nay. Do đó mà tôi quyết định phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn của mình đảm nhận. 
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị bài tốt cho mỗi giờ ôn tập.
2. Lựa chọn, phối hợp các nhóm phương pháp dạy học phù hợp với dạng bài ôn tập cuối học kì.
3. Hướng dẫn cho học sinh cách chủ động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ ở nhà cũng như trên lớp.
4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài kiểm tra 1 tiết để so sánh, đối chiếu.
5. Tổ chức nhận xét đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm theo nhóm, tổ sau tiết dạy.
1. Nội dung cụ thể các giải pháp
1.1. Chuẩn bị tốt cho mỗi giờ ôn tập:
 Trước tiên xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định được khi học xong bài, học sinh cần nắm được những kiến thức, kĩ năng gì? Thái độ của học sinh ra sao?
 Tiếp theo thiết kế các hoạt động dạy học: Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra bài học gồm mấy hoạt động? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác trong nhóm hay thảo luận cả lớp?
+ Soạn hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Các câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra, đánh giá. Các câu trả lời cô đọng, súc tích.
+ Làm việc trên máy với các phần mềm tin học: PowerPoint, Window movie maker,tạo ra các thông tin có tính hệ thống trên các Slide (trang trình chiếu).
+ Sưu tầm, thu thập những thông tin cần thiết như hình ảnh, video clip hay những thông tin có tính thời sự và phù hợp với bài giảng để đưa vào các slide sao cho phù hợp.
+ Tạo các hiệu ứng trên các slide để khi trình chiếu các kiến thức, câu hỏi, câu trả lời, các hình ảnh được lần lượt hiện ra theo đúng ý tưởng ban đầu. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
+ Chuẩn bị các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: Máy vi tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh, mô hình,...
 Đối với học sinh: chuẩn bị bài theo sự phân công của giáo viên có thể theo nhóm, có thể theo cá nhân.
1.2.Giáo viên, xác định, lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học trong tiết học ôn tập cuối kì:
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy được giáo viên lựa chọn thực hiện. Cùng một bài ôn tập nhưng với phương pháp thực hiện khác nhau dẫn đến kết quả giờ dạy khác nhau, nên trong thực tế giảng dạy cá nhân tôi đã lựa chọn nhóm phương pháp sau:
+ Phương pháp dạy học chủ đạo trong ôn tập là cho các em làm việc theo nhóm nhỏ từ 3-4 em, xây dựng sơ đồ, bảng thống kê.
+ Phương pháp trực quan: quan sát tranh ảnh rút ra được kiến thức.
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng vào thực tiễn.
 Sau khi đã lựa chọn nhóm phương pháp này trong giờ dạy giáo viên phải xác định rõ thời điểm thích hợp vận dụng mỗi phương pháp và sự kết hợp hài hòa giữa chúng trong giờ dạy thì mới đạt hiệu quả cao. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và vốn sống của người thầy.
1.3. Hướng dẫn cho học sinh cách học tập hợp tác nhóm nhỏ.
a, Hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà:
 HS đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài ôn tập theo từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Ngay sau khi học hết bài mỗi bài trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời mục Câu hỏi và bài tập cuối bài vào vở bài tập. 
 Đến tiết học tiếp sau đó giáo viên cần có sự kiểm tra và hướng dẫn điều chỉnh nhanh kết quả, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức ôn tập cuối chương cho có hệ thống.
 Kết thúc bài cuối cùng của chương I giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo nhóm nhỏ ở nhà để chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối chương I.
Cụ thể như sau:
+ Mỗi nhóm học sinh hoàn thành một bảng biểu cụ thể trong hệ thống kiến thức và một sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của chương I vào tờ giấy rôki khổ lớn.
+ Các nhóm thảo luận nhanh và thống nhất kết quả.
+ Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp trong giờ ôn tập .
+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b, Tiến hành trên lớp của giờ ôn tập cuối chương:
+ Giáo viên tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo các nhóm đã chuẩn bị trên giấy rôki khổ lớn.
+ Giáo viên xác định thời gian cho mỗi nhóm hoạt động, thông báo cho học sinh biết để khi báo cáo học sinh cần lựa chọn từ ngữ báo cáo một cách nhanh, gọn, đủ ý đảm bảo thời lượng cho tiết học.
+ Giáo viên yêu cầu lần lượt đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung kiến thức được phân công trước .
+ Đại diện học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện kiến thức bằng cách nhận xét, đánh giá và đưa ra bảng chuẩn kiến thức.
+ Học sinh cả lớp điều chỉnh nhanh kiến thức đúng vào vở bài tập theo chuẩn kiến thức của giáo viên.
1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	 Tiếp theo tiết ôn tập cuối chương là tiết kiểm tra 1 tiết để đánh giá kết quả. Vì theo tôi nghĩ bài kiểm tra 1 tiết góp phần rất lớn đánh giá kết quả học tập của học sinh mà vai trò quan trọng không thể thiếu là chất lượng của bài ôn tập cuối chương.
1.5. Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết ôn tập cuối chương.
	Sau mỗi lần giảng dạy kiểu bài ôn tập cuối chương tôi đều mời tổ chuyên môn tới dự, sau tiết dạy đều có nhận xét, rút kinh nghiệm và được đồng nghiệp đánh giá là dạy tiết ôn tập thành công.
2. Áp dụng đối với bài ôn tập 22: Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng
a, Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi thực hiện tiết ôn tập cuối chương I
Giao nhiệm vụ cho 6 nhóm chuẩn bị nội dung 6 phần trong bài ôn tập chương I
b, Tiến hành thực hiện các bước lên lớp:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.
- Nêu được đặc điểm của tiêu hóa ở động vật.
- Nêu được đặc điểm của các cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật.
- So sánh được đặc điểm của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của các dòng vận chuyển ở thực vật và động vật.
- Nêu được đặc điểm động lực của các dòng vận chuyển ở thực vật và động vật.
- Nêu được cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức đã học để lời các câu hỏi ôn tập
- Biết vận dụng lí thuyết vào đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- RÌn luyÖn ý thøc tù häc, s¸ng t¹o, chñ ®éng
- Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
4. Phát triển năng lực
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi trong bài ôn tập
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tao, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
HS : Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp chủ yếu:
 Hoạt động nhóm, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic...
IV. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của các nhóm đã được phân công trước (2 phút):
- Thông báo thời gian hoàn thành kiến thức chuẩn vào bảng cho một bảng tối đa 3 phút
- Thời gian hướng dẫn cho mỗi câu hỏi 2 phút
2. Bài mới: TIẾT 21+22 : ÔN TẬP CHƯƠNG I
Ho¹t ®éng 1 : . Giáo viên giíi thiÖu bµi häc.
	Chúng ta đã học hết chương I. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sau đó sẽ làm bài kiểm tra 1 tiết. 
Bài gồm 2 tiết: + Tiết 1: Phần I,II,III
 + Tiết 2: Phần IV,V, VI
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật 
- GV: Yêu cầu nhóm 1 lên thực hiện nội dung yêu cầu phần I
? Yêu cầu quan sát hình 22.1 và chỉ rõ quá trình nào xảy ra trong cấu trúc nào và ở đâu?
GV treo sơ đồ h 22.1 – Sau đó cho đại diện nhóm lên dán kết quả đã chuẩn bị bằng các tờ giấy ở nhà
- HS: Đại diện nhóm lên làm nhiệm vụ được giao.
- GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV chốt lại đáp án – kết luận:
 a. CO2 khuếch tán qua khí không của lá.
b. Quang hợp trong lục lạp của lá.
c. Dòng mạch rây
d. Dòng mạch gỗ
e. Quá trình thoát hơi nước ở lá
- GV cho HS thảo luận câu hỏi:
? Các quá trình trên có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau như thế nào?
- HS thảo luận, nêu được:
+ Dòng vận chuyển nước, ion khoáng và đường sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp. Thoát hơi nước ở lá làm tăng độ mở khí khổng, giúp CO2 khuếch tán vào lá và O2 khuếch tán ra môi trường được dễ dàng.
II. Tìm hiểu mối quan hệ giữa gô hấp và quang hợp.
- GV treo hình phóng to 22.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. 
- Yêu cầu HS nhóm 2 trả lời yêu cầu:
? Dựa vào hình 22.2 SGK, hãy chỉ rõ và chính xác các chất cần thiết vào vị trí có dấu ?
- HS lên bảng điền được các chất sau:
+ C02 và H2O 
+ Đường và oxi
+ ADP và NAD+
+ ATP
- GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV chốt lại đáp án – kết luận:
? Quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung
- GV chốt lại đáp án – kết luận:
+ Quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.
III. Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật
- GV treo bảng phóng to 22 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng phóng to 22 SGK.
- Yêu cầu HS nhóm 3 lên bảng thực hiện yêu cầu :
- HS lên bảng đánh dấu vào các ô:
Qúa trình tiêu hoá
TH ở động vật đơn bào
TH ở động vật có túi tiêu hoá
TH ở động vật có ống tiêu hóa
TH cơ học
x
TH hoá học
x
x
x
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
 ? Khái niệm tiêu hoá?
 ? Sự thích nghi của quá trình và cấu trúc tiêu hoá phù hợp với loại thức ăn?
 ? Diễn biến tiêu hoá ở người?
HS: Nghiên cứu SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
Tiết 2:
 IV. Tìm hiểu hô hấp ở động vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì?
? Hãy so sánh sự trao đổi khí ở thực vật và động vật?
- Yêu cầu HS nhóm 4 lên thực hiện yêu cầu đã được chuẩn bị
- GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung
- GV chốt lại đáp án – kết luận:
+ Ở thực vật, chủ yếu là khí khổng ở lá và lỗ vỏ (Bì khổng) ở thân. Ở động vật, chủ yếu là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí và phổi.
 + Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2. 
 Khác nhau: Ở thực vật, sự trao đổi khí còn được thực hiện ở quang hợp, sự trao đổi khí được thực hiện thông qua khí khổng ở lá và lỗ vỏ (Bì khổng) ở thân. Ở động vật, sự trao đổi khí được thực hiện thông qua bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí và phổi.
V. Tìm hiểu hệ tuần hoàn ở động vật 
- GV treo hình phóng to 22.3 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục V SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Trình bày đặc điểm cấu tạo của dòng vận chuyển ở thực vật?
? Trình bày đặc điểm cấu tạo của dòng vận chuyển ở động vật?
? Động lực của dòng vận chuyển ở thực vật là gì?
? Động lực của dòng vận chuyển ở động vật là gì?
? Trình bày các mối quan hệ về chức năng của các hệ cơ quan ở động vật với nhau?
- Yêu cầu HS nhóm 5 lên thực hiện yêu cầu đã được chuẩn bị
- GV: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung
- GV chốt lại đáp án – kết luận:
+ Dòng mạch gỗ (Quản bào và mạch ống) và dòng mạch rây (Ống rây và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_day_bai_on_tap_cuoi_chuong_mon_sinh.doc
  • docBia SKKN (1).doc
  • docMỤC LỤC.doc