SKKN Một vài vấn đề lồng ghép về việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào môn Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Một vài vấn đề lồng ghép về việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào môn Giáo dục công dân lớp 10

Cách đây hơn 12 năm, vào ngày 3/2/2007, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức phát động toàn ngành hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua những nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ để tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Sau 12 năm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo trong toàn ngành nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập các chuyên đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; vận động tuyên truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. Cuộc vận động còn được triển khai trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục để đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả.

 

doc 12 trang thuychi01 7652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài vấn đề lồng ghép về việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP VỀ VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Cách đây hơn 12 năm, vào ngày 3/2/2007, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức phát động toàn ngành hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua những nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ để tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Sau 12 năm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo trong toàn ngành nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập các chuyên đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; vận động tuyên truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. Cuộc vận động còn được triển khai trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục để đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả.
 Năm học 2018 - 2019 là năm học thứ 13 toàn ngành quyết tâm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, là năm học thứ 12 thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và là năm học thứ 12 triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Do đó mà chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện các cuộc vận động to lớn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ trong chỉ thị nhiệm vụ năm học.
Hồ Chí Minh là một người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng. Người đã dày công xây dựng nền đạo đức cách mạng ở Việt Nam. Người đã phát triển lý luận đạo đức Mác- Lênin và kế thừa xuất sắc những tinh hoa đạo đức của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực nhất, là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức cách mạng. Đó là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta và Đảng ta, là cống hiến đặc sắc của Bác Hồ cho dân tộc và cho loài người.
Tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức cổ truyền của dân tộc có mối tương quan; có thể thấy đạo đức cổ truyền của dân tộc ta là do thực tế hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh đấu tranh của nhân dân ta trong trường kỳ lịch sử (đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã hội); đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống và được nâng lên một tầm cao mới, phù hợp với thời đại, đồng thời là sự kết hợp của tinh hoa nhân loại, gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.  Điều này đã được lịch sử dân tộc chứng minh. Khái quát lịch sử Việt Nam cho thấy người dân ta từ đời này sang đời khác, đều hướng vào mấy nhiệm vụ to lớn, bao trùm: Làm người, dựng làng, giữ nước- truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng trọn đời để nên người, dựng làng và giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức này mà có lòng yêu nước, lòng nhân ái và những đức tính cần cù giản dịNhững đức tính như yêu nước, cần cù, thương ngườithì trên thế giới nhiều dân tộc có. Cái riêng của dân tộc Việt Nam là ở lý tưởng: dạy cho con nên người, là sống ở làng, sang ở nước, là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là sự lo lắng nước mất nhà tanlịch sử ta, hoàn cảnh ta quy định nên bối cảnh truyền thống đạo đức ấy. Chính từ bối cảnh này, mà Hồ Chí Minh mới luôn luôn có sự kêu gọi “học để làm người”, mới có câu nói bất hủ “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chính trên bối cảnh đạo đức truyền thống của dân tộc, mà Hồ Chí Minh xuất hiện.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trong các nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh và quan trọng là phải làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn xã hội.
 Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí đồng thời lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”Cuộc vận động đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo giáo viên, cán bộ, công chức, học sinh trong nhà trường, đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác với đội ngũ các thầy cô giáo nhưng chưa được sâu rộng và sâu sắc đối với học sinh bậc Trung học phổ thông. 
 Rõ ràng, với học sinh THPT, việc giảng dạy về tư tưởng, đạo đức của Bác càng khó, bởi phải làm sao để những kiến thức ấy đến với các em thật tự nhiên, gần gũi, vừa không gò ép khuôn khổ. Hiện nay, các bài học về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa cấp tiểu học đã được đưa vào giảng dạy ở một số phân môn như Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Tự nhiên và Xã hội... còn ở bậc THPT việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền miệng là tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục: lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”các phong trào thì nhiều nhưng thực tế về tư tưởng chúng ta vẫn chưa tạo ra cho các em học sinh bậc THPT nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo; để tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội, là cơ sở để chúng ta tạo ra một xã hội thực sự công bằng dân chủ văn minh....
 Xuất phát từ thực tế thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Giáo dục công dân đặc biệt trong phần thứ hai Công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 có cơ hội để giáo viên lồng ghép cuộc vận động này có hiệu quả rõ rệt. Do đó qua một thời gian giảng dạy thực tiễn tôi xin mạnh dạn trình bày những ý tưởng nhỏ của bản thân mình để mọi người cùng tham khảo trước khi chúng ta có một cuốn tài liệu chính thức của Bộ giáo dục và đào tạo để có thể giảng dạy lồng ghép.
B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU.
1. Sưu tầm tài liệu.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, quyết định đến việc giáo dục học sinh khi chúng ta lồng ghép vào các bài giảng môn Giáo dục công dân bậc THPT. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết phục không cao. 
Tài liệu có nhiều loại khác nhau : Bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu và bằng nhận thức thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu nhưng với tôi thì thường dùng một số cách cơ bản đó là : Bản thân tự tạo ra tài liệu, sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất phong phú đó là thông qua mạng internet.
Bác Hồ với các cháu nhi đồng
Việc sưu tầm tư liệu trên mạng internet đã rất quen thuộc đối với giáo viên trong thời đại bùng nổ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục đích của chúng ta.
Bác Hồ một tình yêu bao la
2. Sắp xếp và lưu trữ tư liệu.
Khi đã có được nguồn tư liệu trong thì việc sắp xếp và lưu trữ sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình dạy học. Đa số tư liệu hiện nay tôi có được đều có thể lưu trữ vào máy tính cá nhân kể cả các tư liệu dạng văn bản. Do đó khi sắp xếp tôi thường phân loại ra các nguồn tư liệu khác nhau và lưu trữ cả trong máy tính và sao chép sang đĩa CD Rom để tránh việc bị mất tư liệu. Chúng ta có thể phân loại tư liệu theo chủ đề văn hoá để khi cần sử dụng chúng ta tìm kiếm cho nhanh và thuận tiện.
II. QÚA TRÌNH THỰC HIỆN.
Trong việc đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập và nâng cao trình độ cũng như khả năng sử dụng nhiều phương tịên, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình. Do đó khi có ý định sẽ thông qua bộ môn Giáo dục công dân để lồng ghép cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ngay từ đầu năm học này cũng như những năm học trước việc nắm vững những tư liệu mình có để có cơ hội là tôi lồng nghép ngay. 
1. Xác định nội dung lồng ghép.
Trước hết cần phải xác định nội dung lồng ghép hay nói cách khác là phải xác định nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Theo tôi có một số nội dung có thể lồng ghép cụ thể như sau :
1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. 
2. Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới 
3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
 Trong phần thứ hai Công dân với đạo đức của chương trình GDCD 10 thì hầu hết các bài có thể lồng ghép về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nhằm mục đích giáo dục học sinh vì hơn hết Hồ Chí Minh là tấm gương sang ngời về đạo đức và rất gần gủi với mỗi con người Việt Nam.
2. Cách thức lồng ghép.
Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể. Đôi khi chúng ta chỉ cần cho học sinh phần tích một câu nói của Bác. Ví dụ khi dạy bài 10 Quan niệm về đạo đức, phần mở bài ta lấy câu nói :
“Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bôn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa không thành trời
Thiếu một phương không thành đất
Thiếu một đức không thành người.”
Từ đó gợi ý để học sinh nắm được ý nghĩa của vấn đề, quan niệm đạo đức của Bác Hồ hết sức dễ hiểu nhưng sâu sắc như thế nào. Hơn nữa đây là bài học đầu tiên của phần thứ hai chương trình GDCD 10 nên khi ta đặt vấn đề như vậy cũng là bước đầu đặt ra nhiệm vụ để học sinh hình thành ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
Hình thức thứ hai đó là giao nhiệm vụ để học sinh về nhà sưu tầm những mẫu chuyện kể, hoặc để dễ dàng hơn giáo viên giao các câu chuyện kể cho học sinh chép lại và yêu cầu học sinh nêu ra được ý nghĩa của câu chuyện, bài học cho bản thân, và các em đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó. Sau đó đến tiết học giáo viên có thể cho học sinh nêu ra những yêu cầu mà giáo viên đã giao cho. Giáo viên có thể thu các bài viết của học sinh và chấm điểm có thể lấy vào điểm miệng hoặc điểm 15 phút cho một số học sinh xuất sắc vì có thể coi đây là một bài tập có liên hệ thực tiễn. Làm như vậy vừa khuyến khích học sinh vừa để các em thấy được trách nhiệm bản thân.
Ví dụ : Khi dạy bài 11 Một số phạm trù đạo đức. Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu câu chuyện “Thời gian quý báu lắm” để học sinh có thể liên hệ với nghĩa vụ của bản thân với những người xung quanh, với tập thể lớp, nhà trường trong việc đảm bảo thời gian giờ giấc trong học tập và lao động.
Một hình thức nữa mà ta vẫn quen làm đó là tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi ngoại khoá hoặc là nhà trường tổ chức. Đối với bộ môn giáo dục công dân 10 có những tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương giáo viên cũng có thể lồng ghép. Mặt khác chúng ta tổ chức để học sinh sưu tầm những tư liệu có liên quan đến địa phương như “Thư gửi đồng bào Tây Nguyên”. 
Về hội thi kể chuyện trong nhà trường thì trong những năm qua tôi được giao nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn các em học sinh tham gia về cách kể, cách làm một đề cương và thật bất ngờ nhiều em học sinh đã làm đề cương rất tốt và kể chuyện khá thành công.
Dù là lồng ghép bằng cách nào đi nữa thì giáo viên phải xác định mục tiêu cuối cùng của chúng ta là không chỉ “học tập” mà phải “làm theo” tấm gương của Bác thì mới có thể coi là lồng ghép thành công. Vì thế trong quá trình giảng dạy và lồng ghép giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm một số công việc cụ thể như tham gia lao động, vệ sinh lớp học, trồng và chăm sóc cây xanh, giúp đỡ bạn bè trong học tập, chấp hành luật lệ giao thông
Do đó khi tổ chức lồng ghép giáo viên chú ý một số điểm sau :
Tổ chức các hoạt động để các em tự rút ra bài học nhận thức từ câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân và sưu tầm các chuyện kể về Bác thể hiện đức tính vừa được học.
Bước 1: dựa vào nội dung bài học tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng câu hỏi: 
Nêu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ qua nội dung bài học?
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học lịch sử này, em hãy nêu việc làm cụ thể của bản thân ? 
Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những chuyện kể về đức tính của Bác được học trong bài.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG.
1. Kết quả đạt được
Nếu như trước đây, trong quá trình thực hiện dạy học ở trường THPT ngoài mục tiêu cung cấp kiến thức giáo viên còn thực hiện mục tiêu giáo dục về tư tưởng đó là bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn và kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thì bây giờ với việc lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ để đưa vào nội dung bài giảng một cách phù hợp, linh hoạt, uyển chuyển, không gượng ép đã cụ thể mục đích giáo dục tư tưởng đó thành mục tiêu cụ thể là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Để kết hợp tốt hơn giữa việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được giáo viên khắc họa một cách sinh động, mắt thấy, tai nghe đáp ứng được 3 yêu cầu của nhận thức từ “biết” đi đến “hiểu” và “làm theo” cụ thể là Bác đã làm gì? Chúng ta học cái gì ở Bác ? Phải làm gì để làm theo tấm gương đạo đức của Bác? và cuối cùng các em nhận thức được rằng chúng ta làm thế để học tốt hơn, để trường học thân thiện hơn tức là thực hiện cuộc vận động hai không, cuộc vận động xây dựng trường học thân thiệnvà xa hơn là để xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhànhững việc mà trước đây các em chưa hiểu, làm chưa tốt thì bây giờ các em sẽ hiểu rõ hơn và sẽ làm tốt hơn.
Bằng phương pháp lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học, giáo viên đã đem đến cho các em nhiều câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách sinh động, tình cảm, vừa góp phần làm nhẹ nhàng tiết học, vừa giúp các em tiếp thu kiến thức, bài học đạo đức một cách tự nhiên, không gượng ép. 
Hơn thế nữa, kết thúc tiết học, giáo viên còn yêu cầu học sinh sưu tầm, thu thập những câu chuyện kể khác thể hiện nội dung đạo đức của Hồ Chí Minh vừa học ở lớp đã góp phần làm cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành một cách thường xuyên, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc THPT.
	Có thể nói kết quả trong việc lồng ghép này không thể cân đo đong đếm một cách cụ thể nhưng tôi tin chắc một điều không chỉ về phía học sinh mà ngay cả bản thân giáo viên cũng từng bước thấm nhuần đạo đức của Bác để từ đó có thể chúng ta sẽ làm theo một cách tự giác. 
2. Phạm vi ứng dụng.
Với những vấn đề trên, tôi nhận thấy rằng trong bộ môn Giáo dục công dân có nhiều bài có thể lồng ghép “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Không những thế với vấn đề này còn có thể áp dụng cho các tiết học liên quan đến vấn đề này của các bộ môn văn, sử, địa qua đó làm cho các tiết học sinh động và gắn liền với mục tiêu giáo dục hơn.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh để mục tiêu cuối cùng là tạo ra một thế hệ chủ nhân của đất nước vừa có tài vừa có đức như điều mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong ước.
	Chắc chắn rằng trong quá trình thực hiện tôi phải bổ sung và tìm ra các biện pháp mới để vấn đề ngày càng đi vào thực tiễn. Rất mong được các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lí quan tâm góp ý và giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. 
 Vĩnh Lộc 25 tháng 05 năm 2019
 Tôi xin cam kết đề tài SKKN của 
 mình không sao chép và copy.
 Người thực hiện
 Lê Trung Kiên
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10 NXB Giáo dục.
Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động 
Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
 MỤC LỤC
	Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ	 1
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	 4
I. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU 	 4
1. Sưu tầm tài liệu	 4
2. Sắp xếp và lưu trữ tư liệu	 6
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN	 6
Xác định nội dung có thể lồng ghép 6
Cách thức lồng ghép 7
 C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG. 9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_van_de_long_ghep_ve_viec_hoc_tap_va_lam_theo_ta.doc