SKKN Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai

SKKN Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai

Trải qua bao thập kỉ Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” “hiền tài là nguyên khí của quốc gia.Vì vậy cả xã hội đang nổ lực cho kết quả giáo dục. Các trường học thi nhau đổi mới tìm ra mọi biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiêp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ.tất cả đã góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục.

Trường Trung học phổ thông Lê Lai là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc- một huyên miền núi, học sinh đa số là dân tộc, đời sống khó khăn, nhà cách trường khá xa đi lại vất vả vì vậy hầu như các em không có thời gian để học bài ở nhà cộng với hiệu ứng lười học, mê các trò chơi vô bổ đang “hoành hành” trong giới học sinh. Vậy làm thế nào để đưa các em về với môi trường học tập quả là câu hỏi không dễ trả lời. Nhà trường THPT Lê Lai cũng đang không ngừng đổi mới về mọi mặt, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu, ban chuyên môn, đoàn trường, rất nhiều các hoạt động được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần hăng say học tập của các em học sinh. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng nằm trong chuỗi hoạt động đó. Đoàn trường đã có nội dung sinh hoạt cụ thể cho từng buổi học: thứ 2,4,6 sửa bài tập, thứ 3,5,7 hát tập thể song có lẽ với các em học sinh 15 phút là quá ngắn để các em có thể làm được một việc gì đấy. Vì vậy 15 phút đầu giờ là thời gian để các em nói chuyện phím, để giáo viên chủ nhiệm đốc thu và xử phạt các em học sinh hay vi phạm hoặc nếu có sinh hoạt cũng chỉ là hình thức đối phó để không bị trừ điểm thi đua. Tôi với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 A5 tôi cảm thấy tiếc khoảng thời gian quý báu này trong khi các học trò của tôi vẫn còn nhiều em chưa học bài cũ, lực học yếu, kĩ năng sống nghèo nàn, hiểu biết xã hội hạn chế. Vì vậy tôi muốn sử dụng quỹ thời gian ít ỏi này nhằm phần nào khắc phục những hạn chế mà các em đang gặp phải. Tôi đã mạnh dạn đưa “Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai” và kết quả thật là khả quan vì vậy tôi xin ghi lại những kinh nghiệm này nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp mong rằng góp được phần nào đó làm cho việc sinh hoạt 15 phút hiệu quả hơn và xa hơn nữa là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 19 trang thuychi01 40202
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trải qua bao thập kỉ Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” “hiền tài là nguyên khí của quốc gia.Vì vậy cả xã hội đang nổ lực cho kết quả giáo dục. Các trường học thi nhau đổi mới tìm ra mọi biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiêp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ....tất cả đã góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục.
Trường Trung học phổ thông Lê Lai là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc- một huyên miền núi, học sinh đa số là dân tộc, đời sống khó khăn, nhà cách trường khá xa đi lại vất vả vì vậy hầu như các em không có thời gian để học bài ở nhà cộng với hiệu ứng lười học, mê các trò chơi vô bổ đang “hoành hành” trong giới học sinh. Vậy làm thế nào để đưa các em về với môi trường học tập quả là câu hỏi không dễ trả lời. Nhà trường THPT Lê Lai cũng đang không ngừng đổi mới về mọi mặt, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu, ban chuyên môn, đoàn trường, rất nhiều các hoạt động được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần hăng say học tập của các em học sinh. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng nằm trong chuỗi hoạt động đó. Đoàn trường đã có nội dung sinh hoạt cụ thể cho từng buổi học: thứ 2,4,6 sửa bài tập, thứ 3,5,7 hát tập thể song có lẽ với các em học sinh 15 phút là quá ngắn để các em có thể làm được một việc gì đấy. Vì vậy 15 phút đầu giờ là thời gian để các em nói chuyện phím, để giáo viên chủ nhiệm đốc thu và xử phạt các em học sinh hay vi phạm hoặc nếu có sinh hoạt cũng chỉ là hình thức đối phó để không bị trừ điểm thi đua. Tôi với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 A5 tôi cảm thấy tiếc khoảng thời gian quý báu này trong khi các học trò của tôi vẫn còn nhiều em chưa học bài cũ, lực học yếu, kĩ năng sống nghèo nàn, hiểu biết xã hội hạn chế. Vì vậy tôi muốn sử dụng quỹ thời gian ít ỏi này nhằm phần nào khắc phục những hạn chế mà các em đang gặp phải. Tôi đã mạnh dạn đưa “Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai” và kết quả thật là khả quan vì vậy tôi xin ghi lại những kinh nghiệm này nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp mong rằng góp được phần nào đó làm cho việc sinh hoạt 15 phút hiệu quả hơn và xa hơn nữa là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến này với mục đích:
Đưa ra những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp một tiếng nói cho việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ, góp phần trong việc giáo dục, đào tạo học sinh
 Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí của nhà trường, từ ban giám khảo của Sở Giáo Dục và Đào tạo và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để từng bước nâng cao nghiệp vụ giáo dục cho bản thân.
Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
- Đối tượng nghiên cứu
 Sinh hoạt 15 phút đầu giờ là gì? Mục đích của việc tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ
 Thực trang tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại trường THPT Lê Lai và lớp 10A5
 Hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học.
Phương pháp quan sát thực tế.
Phương pháp điều tra - đánh giá.
Phương pháp đàm thoại.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ”
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Sinh hoạt 15 đầu giờ là một hoạt động khá quen thuộc với học sinh ở mọi cấp. Có thể nội dung sinh hoạt, hình thức sinh hoạt ở mỗi cấp có khác nhau nhưng nó là một hoạt đông tập thể không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của trường học. Nó được xem như là một thao tác khởi động, tạo tâm lí thoải mái phấn khởi cho học sinh tự tin bước vào tiết học. Nó cũng được xem như là môt hoạt động giáo dục đặc biệt vì đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể vì vậy xét ở một góc độ nào đó thật là khó khăn để có thể đưa ra được một hoạt động nào đó cho phù hợp với quỹ thời gian ít ỏi này. 
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, rất nhiều các hoạt động tập thể đã được đưa vào nhà trường như những công cụ đắc lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đạt được kết quả giáo dục, và sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chuỗi hoạt động tập thể này. Không ít trường đã rất chú tâm và tổ chức thành công, có chất lượng hoạt động này. Tuy nhiên với khoảng thời gian ít ỏi này mọi người vẫn đang gặp khó khăn cho việc lựa chọn một hoạt động phù hợp.
Cùng với hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao....trường THPT Lê Lai cũng đã quan tâm nhiều đến hoạt động sinh hoạt 15 phút. Đoàn trường đã có kế hoạch, cử đội cờ đỏ giám sát. Tuy nhiên việc sinh hoạt còn mang tính hình thức, chưa đổi mới về nội dung và cách thức tiến hành, việc giám sát mới dừng lại ở mặt số lượng vì vậy dẫn đến hiện tượng việc ai nấy làm, học sinh tự do làm việc riêng miễn là không làm ồn và đương nhiên là không có chất lượng. Thấy tiếc khoảng thời gian này tôi đã thử làm một vài biện pháp mới, hoạt động mới cho lớp chủ nhiệm và kết quả thật là khả quan. Vì vậy tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp nhằm giúp cho việc sinh hoạt 15 đầu giờ mang lại kết quả cao hơn.
2.2. Thực trạng của việc tổ chức sinh hoạt 15 phút tại trường THPT Lê Lai và lớp 10A5 năm học 2015-2016 
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.2.1.1. Thuận lợi: 
- Năm học 2015-2016 trường có 58 giáo viên trong đó 55 giáo viên chính thức và 3 giáo viên hợp đồng. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên còn rất trẻ, tất cả đều nhiệt tình, tâm huyết, năng động và luôn quan tâm giúp đỡ học sinh. 
- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, đây là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể giáo viên trong trường yên tâm công tác và càng bám trường bám lớp. 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và hội phụ huynh học sinh. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư mới theo định hướng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, có phòng máy chiếu, phòng máy tính cho học sinh, nhà thể chất, sân vận động, trường có đủ phòng học một ca, khuôn viên nhà trường rộng rãi và rất đẹp. 
2.2.1.2. Khó khăn: 
- Là ngôi trường có tuổi đời chưa cao, nằm trên địa bàn một huyện miền núi nên đa số học sinh là con em dân tộc đời sống còn cơ cực vất vả, thời gian giành cho học tập hầu như không có.Hơn nữa bố mẹ sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên hầu như không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, nên mức hiểu biết còn hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến học tập đều trông chờ vào giáo viên, vào nhà trường. Chính vì vậy vai trò của giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng còn rất vất vả. 
- Đầu vào rất thấp chủ yếu là con em dân tộc nên tinh thần tự giác ,tính năng động trong các em còn nhiều hạn chế vì vậy ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh nhà trường còn chú trọng cả đến việc dạy kỉ năng sống cho các em và mọi sinh hoạt tập thể đều hướng tới mục đích này.
2.2.2. Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm 
 Lớp 10A5 có 46 học sinh, đa số các em nhà cách trường trên dưới chục cây số, có rất nhiều em phải ở trọ, bố mẹ làm nghề nông vì vậy cuộc sống của các em có phần cơ cực. Thời gian ôn bài ở nhà hầu như các em không có phải phụ giúp bố mẹ, vả lại với quảng đường dài hàng chục km về đến nhà các em đã mệt mỏi vì vậy việc ôn bài quả là xa vời, việc tìm tòi những kiến thức xã hội cũng thật khó khăn và kết quả là buổi học nào lớp cũng có nhiều em không học bài cũ, lực học tương đối yếu .Vì vậy, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi đang cố gắng tận dụng 15 phút đầu giờ để giúp các em phần nào giải quyết được vấn đề này.
Mặt khác là học sinh của một huyện miền núi, đa số các em là con em dân tộc vì vậy kĩ năng sống của các em rất hạn chế, hoạt động tập thể đối với các em còn xa lạ.Các em còn rất rụt rè nhút nhát trước đấm đông chưa biết cách để đưa ra một vấn đề, hiểu được sự thiệt thòi và thua kém của các em- những học sinh nghèo miền núi , tôi không giám tham vọng giúp các em lĩnh hội được tất cả chỉ phần nào chia sẻ với các em những thiếu hụt này thông qua giờ sinh hoạt 15 phút.
Kết quả học tập của lớp 10A5 nửa học kì 1
Thời gian
Sĩ số lớp
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu HK1
46
20
43,48
19
41,28
2
4,34
6
10,9
0
0
2
4,34
28
 67,36
12
21,8
 3
6,5%
2.2.3.Thực trạng sinh hoạt 15 phút của trường THPT lê Lai năm học 2015-2016
Cùng với những hoạt động tập thể như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp., sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng được nhà trường quan tâm, vì vậy Ban giám hiệu đã giao cho tổ chức đoàn thanh niên lập nội dung sinh hoạt 15 phút cho từng buổi học cụ thể và đã thành lập đội cờ đỏ giám sát hoạt động của từng chi đoàn từ đó có những quy chế cộng trừ điểm cho mỗi chi đoàn, song việc giám sát của đội cờ đỏ mới dừng lại ở việc chi đoàn đó có sinh hoạt hay không, có làm ồn không hay sinh hoạt đã đúng với nội dung mà đoàn trường quy định chưa ? còn chất lượng sau mỗi buổi sinh hoạt là gì vẫn chưa được quan tâm.
 Lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ năm học 2015-2016
Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
hát tập thể
chữa bài tập
hát tập thể
sữa bài tập 
hát tập thể
sữa bài tập
 Thống kê số lớp bị trừ điểm thi đua vì không sinh hoạt 15’ đầu giờ hoặc sinh hoạt 15’ đầu giờ không đảm bảo trong7 tuần đầu học kì I năm học 2015-2016 (Tính trên tổng số lớp là 24 lớp)
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
 Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
 5
 3
 5
 8
 7
 8
 9
 Từ bảng thống kê cho thấy rằng việc không sinh hoạt hay sinh hoạt chưa đảm bảo nội dung của các chi đoàn có xu hướng tăng lên. Lí do vì sao ? Có một thực tế là rất ít giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ được thực hiện theo đúng dung lượng và đúng nhiệm vụ của nó.Với HS là khoảng thời gian tranh thủ trao đổi về nhiều vấn đề mà các em quan tâm hoặc nói chuyện phiếm.Với GVCN và các tổ chức khác trong nhà trường nó là giờ để kiểm tra nề nếp, tác phong, lập biên bản, triển khai các kế hoạch của nhà trường, đốc thu tiền , xử phạt học sinh...
Và một nguyên nhân nữa mà tôi đã trực tiếp hỏi các em về độ hài lòng của các em trong giờ sinh hoạt 15 phút đa số các em đều trả lời là nhàm chán, hình thức. Có lẽ cần một sự đổi mới về phương thức hoạt động, cách thức tổ chức, nội dung sinh hoạt để tiết kiệm được khoảng thời gian ít ỏi này.
2.2.4. Thực trạng sinh hoạt 15 phút của lớp chủ nhiệm 10A5 đầu năm học 2015-2016.
Cũng giống như các lớp khác trong trường, lớp 10A5 cũng sinh họat theo lịch mà đoàn trường đã đưa ra song theo quan sát của tôi 15 phút đầu giờ của lớp chủ nhiệm các em còn thụ động, hoạt động chưa hiệu quả. Theo lịch một hai bạn trong lớp có học lực khá giỏi lên bảng sửa bài tập để không bị cờ đỏ nhắc nhở còn các bạn khác ngồi nói chuyện, tán gẫu chẳng ai thèm quan tâm bạn viết gì trên bảng. Đến lịch sinh hoạt hát tập thể lớp phó văn thể bắt cái một vài bài quen thuộc và vẫn bài đó được hát đi hát lại trong suốt mấy tuần nhưng cũng chỉ có một số hát vì sợ lớp bị trừ điểm còn các bạn khác ngồi im hoặc làm một việc gì đó theo ý mình miễn là không làm ồn.
Thống kê số lần bị trừ điểm thi đua vì không sinh hoạt 15’ đầu giờ hoặc sinh hoạt 15 phút đầu giờ không đảm bảo của lớp 10A5 học kì I năm học 2015-2016
 Tuần 1
 Tuần 2
 Tuần 3
 Tuần 4
 Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
 5lần
 3 lần
 5 lần
 4 lần
 7lần
 8 lần
 7 lần
Tôi đã làm một mẫu điều tra nhỏ về sự hài lòng của các em sau mỗi buổi sinh hoạt 15 phút, và kết quả là.
Thời gian
sĩ số
rất hài lòng
hài lòng
bình thường
Không hài lòng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Đầu HK I
46
0
0
8
17,2
10
22
28
60,8
Như vậy bảng thống kê đã chỉ ra một thực tế là có rất nhiều học sinh không hài lòng với giờ sinh hoạt 15 phút (28/46 học sinh) và học sinh có tư tưởng trung lập –hầu hết những học sinh này là những đối tượng ít quan tâm đến mọi việc, tới con số là 10/46 học sinh, vậy nguyên nhân là do đâu?
2.2.5.Nguyên nhân
- Theo các em học sinh 15 phút là khoảng thời gian không đủ dài để có thể tổ chức một hoạt đông nào đó
- Chưa tìm ra được một phương pháp, một cách thức tổ chức nào phù hợp với mỗi hoạt động( sửa bài tập và hát tập thể)
- Việc sinh hoạt mới chỉ mang tính chất hình thức mạnh ai nấy làm ( vài em nói chuyện riêng, vài em học bài cũ, vài em ngồi hát thầm)
- Nội dung mà đoàn trường đưa ra còn tẻ nhạt, chưa phong phú.
- Chưa có một buổi tập huấn nào cho công tác sinh hoạt 15 phút.
- Sự kiểm tra của nhà trường mới dừng lại ở việc có sinh hoạt hay không chưa chú trọng về nội dung và kết quả của mỗi buổi sinh hoạt.
- Giành quá nhiều thời gian cho việc ổn định tổ chức lớp.
- Các em là học sinh lớp 10 mới vào trường nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa quen với kiểu sinh hoạt mới.
2.2.6. Hậu quả: 
- Sinh hoạt 15 phút được xem như là phần khởi động, tạo tâm lí thoải mái cho các em học sinh tự tin bước vào buổi học mới nhưng trên thực tế đã không thay đổi được gì, có sinh hoạt hay không cũng không có gì ảnh hưởng, nếu có thì chỉ là những điểm trừ của đoàn trường, của ban nề nếp
- Tạo một thói quen xấu cho học sinh, các em xem như đó là khoảng thời gian tự do và thoải mái nhất trong buổi học.
- Không tạo ra được không khí học tập cho các em học sinh.
- Không tận dụng hết được thời gian giành cho giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh. 
Tất cả mọi hoạt động tập thể của nhà trường đều nhằm tới một mục đích cao cả đó là nâng cao chất lượng giáo dục, là tạo ra những sản phẩm phát triển toàn diện về mọi mặt, sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng không nằm ngoài mục đích đó. Song từ thực tại cho thấy rằng việc sinh hoạt 15 phút của trường THPT Lê Lai nói chung và của lớp 10A5 nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của nó. Sinh hoạt còn mang tính hình thức, không hiệu quả . Mười lăm phút trôi qua trong tẻ nhạt, trong sự hờ hững của học sinh .
2.3. Một vài phương pháp biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai. 
Chúng ta cũng không phủ nhận rằng 15 phút thật là một khoảng thời gian quá ngắn ngủi nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng nó vẫn đủ thời gian để ta làm được một việc gì đó nếu chúng ta biết tận dụng thời gian và tổ chức hoạt động một cách hợp lí. Đa số giáo viên chủ nhiệm sử dụng quỹ thời gian này để phổ biến kế hoạch của nhà trường, của đoàn trường hay đốc thu. Vẫn biết đó là những công việc chính đáng cần phải làm nhưng chúng ta hãy sử dụng một cách khác để thực hiện công việc này. Ở lớp 10A5 tôi đã làm một bảng phụ treo cuối lớp và mọi hoạt động của chi đoàn, của lớp đều được thông báo qua tấm bảng phụ này. Như vậy 15 phút đầu giờ tôi hoàn toàn giành cho các hoạt động khác.
Trên nền những nội dung mà Đoàn trường đã đưa ra là sửa bài tập và hát tập thể nhưng thay vì một bạn lên bảng sửa bài còn các học khác tự do hoạt động theo ý thích miễn là không làm ồn hay cả lớp hát một bài hát tập thể tôi đã sử dụng cách thức tổ chức và truyền thụ khác.
Lớp 10A5 là lớp có lực học tương đối yếu, ngoài sự tác động của ngoại cảnh là nhà xa ít có thời gian giành cho học tập còn có một yếu tố chủ quan là sự lười học,hầu như lớp hôm nào cũng có vài em không thuộc bài cũ . Đương nhiên nói như vậy không phải tất cả các em đều không học bài cũ mà nó chỉ tập trung ở một số đối tượng và cứ thế lặp đi , lặp lại. Bản thân là con vùng dân tộc nên kĩ năng sống của các em khá hạn chế, hiểu biết xã hội cũng không cao vì vậy các giải pháp mà tôi đưa ra tâp trung vào giải quyết hai vấn đề cơ bản đó là nâng cao chất lượng học tập và năng cao kĩ năng sống cho các em. 
2.3.1. Lên lịch cụ thể cho sinh hoạt 15 phút
 Bất cứ một việc gì để đi đến thành công chúng ta đều phải có kế hoạch rõ ràng, vì vậy để tránh việc sinh hoạt một cách à uôm không chủ đề, nội dung hời hợt không ai chịu trách nhiệm tôi đã lên lịch cụ thể cho lớp chủ nhiệm 10A5và phân công từng người đảm nhiệm.
2.3.1.1.Một vài lưu ý khi lên lịch sinh hoạt 15 phút
 - Lên lịch trước một tuần (một vài tuần đầu là giáo viên chủ nhiệm lên lịch sau khi cán sự lớp quen việc các em sẽ chủ động lên lịch)
 - Căn cứ vào thời khóa biểu của mỗi buổi học để lên lịch sửa bài cũ cho phù hợp 
 - Cụ thể đối tượng chịu trách nhiệm sửa bài tập
2.3.1.2.Ví dụ lịch sinh hoạt 15 phút tuần 10 của lớp 10A5
Thứ 
 Nội dung
 Người thực hiện
Thứ 2
Kiểm tra bài cũ, sửa bài tập (những bài tập khó ) môn toán, hóa
Lớp phó học tập và tổ trưởng( Hoàng, Tuyền)
Thứ 3
Tìm hiểu kiến thức xã hội (giáo dục kĩ năng sống )- Tìm hiểu vụ án Nguyễn Hải Dương
GVCN, lớp trưởng, lớp phó văn thể mỹ ( Hiền, Linh )
Thứ 4
Kiểm tra bài cũ, sửa bài tập môn tiếng anh, địa
Lớp phó học tập và tổ trưởng ( Tuyền, Đào)
Thứ 5
Tìm hiểu kiến thức xã hội –Quà tặng cuộc sống “nỗi lòng người mẹ”
GVCN, bí thư , lớp phó văn thể mỹ( Linh, Tuyền)
Thứ 6
Kiểm tra bài cũ, sửa bài tập (những bài tập khó ) môn văn, lí
Lớp phó học tập và tổ trưởng (Hoàng, Hùng)
Thứ 7
Hát tập thể
Lớp phó văn thể mỹ ( Linh)
2.3.2. Tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng bảng phụ
Mười lăm phút đúng là khoảng thời gian tương đối ngắn vậy nên chúng ta phải tiết kiệm một cách triệt để.Như thường lệ rất nhiều giáo viên đã phổ biến kế hoạch, nội dung hoạt động của nhà trường ,của đoàn trường trong giờ hay nhắc nhở thưởng phạt các em học sinh trong lớp và thực ra có lẽ dó là khoảng thời gian tương đối phù hợp để làm những công việc này bởi lẽ cũng chẳng còn thời gian nào khác. Tôi cũng đã từng sử dụng quỹ thời gian này như vậy và tôi thấy thật là lãng phí vì vậy tôi đã thiết kế một tấm bảng phụ treo cuối lớp và tất cả mọi hoạt động của lớp đều được thể hiện trong tấm bảng này.Các em đến lớp chỉ cần xem qua tấm bảng này là biết mọi việc cần phải làm. Như vậy thời gian 15 phút tôi hoàn toàn giành cho các việc mà tôi đã lên lịch
2.3.3. Đổi mới hình thức kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ ở nhà và sửa bài tập ( thực hiện vào thứ 2,4,6 theo lịch)
Theo quan sát của tôi nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập như cách các lớp vẫn làm sẽ không mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi. Vì vậy chúng ta nên thay đổi hình thức thực hiện.
*Mục đích: Khắc phục tình trạng không học bài cũ và không làm bài tập ở một số học sinh, lôi cuốn sự chú ý của tất cả học sinh trong lớp tránh tình trạng việc ai nấy làm.
* Cách thực hiện:
*5 phút đầu:
Thay vì gọi một bạn lên bảng sửa bài, các tổ trưởng lần lượt đi kiểm tra vở bài tập của từng tổ viên trong tổ đặc biệt những bạn thường xuyên không học bài cũ ,không làm bài tập, ghi chép lại cẩn vào sổ theo dõi để cuối tuần có cơ sở thưởng phạt. Để làm được việc này yêu cầu tổ trưởng phải là người gương mẫu, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các tổ viên và đặc biệt phải theo dõi việc học của mỗi thành viên trong tổ ở mỗi buổi học. Đương nhiên là chúng ta phải tìm hiểu xem lí do các bạn đó không làm bài tập là gì, nếu thực sự các bạn ấy không hiểu bài thì giáo viên có thể cử một hai bạn có học lực học khá giỏi trong tổ kèm các bạn ấy ngoài giờ học.
*10 phút còn lại
Đối việc kiểm tra việc học thuộc lòng chúng ta có thể tiến hành trước cả lớp.Lớp phó học tập hoặc lớp trưởng có thể gọi 2 đến 3 bạn thường xuyên không học bài cũ trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học. Việc này nếu được làm thường xuyên sẽ có tác động tích cực đến các đối tượng lười học vì nếu bị gọi 2,3 lần không thuộc các bạn ấy sẽ thấy tự ái cá nhân và xấu hổ với các bạn trong lớp lần sau sẽ lo để học
Nếu buổi học đó có các môn như toán, lí, hóa lớp phó học tập sẽ hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_phuong_phap_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_si.doc