SKKN Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2

SKKN Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2

Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng đã nêu rõ: “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục và đào tạo” [1]. Đó là những định hướng hết sức đúng đắn đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [2]. Do vậy, việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với một quốc gia là hết sức cần thiết. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm độc lập đầu tiên của nước VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần dặn dò thế hệ trẻ Việt Nam: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lới công học tập của các cháu” [2].

 Cùng với các chính sách về sự phát triể kinh tế, các chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước cũng luôn được đưa ra kịp thời, đặc biệt là trong các nghị quyết trung ương Đảng. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Trình độ dân trí của nước ta tuy có phát triển, nhất là mấy năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao dân trí. đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt phải có sự đồng tình ủng hộ của toàn dân.

 

doc 20 trang thuychi01 10960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................
1
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm................................................
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...................................................
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................
3
2.2.1. Tình hình đặc điểm trường THPT Quan Sơn 2..........................................
3
2.2.2. Vài nét khái quát về tình hình giảng dạy và học tập môn Lịch sử khối 11 của học sinh trường THPT Quan Sơn 2...............................................................
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............................................
4
2.3.1. Giải quyết vấn đề.......................................................................................
4
2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện............................................................
5
2.3.2.1. Bài19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)...........................................................................
5
2.3.2.2. Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX........................................................................
7
2.3.2.3. Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).......................................................
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................
15
2.4.1. Chất lượng giảng dạy và giáo dục..............................................................
15
2.4.2. Giúp đồng nghiệp.......................................................................................
15
2.4.3. Góp phần nâng cao chất lượng...................................................................
15
2.4.4. Chất lượng nhận thức của học sinh nâng lên rõ nét...................................
15
3. KẾT LUẬN....................................................................................................
17
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng đã nêu rõ: “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục và đào tạo” [1]. Đó là những định hướng hết sức đúng đắn đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [2]. Do vậy, việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với một quốc gia là hết sức cần thiết. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm độc lập đầu tiên của nước VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần dặn dò thế hệ trẻ Việt Nam: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lới công học tập của các cháu” [2].
	Cùng với các chính sách về sự phát triể kinh tế, các chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước cũng luôn được đưa ra kịp thời, đặc biệt là trong các nghị quyết trung ương Đảng. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Trình độ dân trí của nước ta tuy có phát triển, nhất là mấy năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao dân trí. đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt phải có sự đồng tình ủng hộ của toàn dân.
	Dưới thời Pháp thuộc, nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục ngu dân. Bác Hồ đã từng viết: “Trường lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ càng đần độn thêm” [2]. Ngay sau khi nước VNDCCH ra đời thì một vấn đề nổi lên trước mắt cần phải giải quyết đó là diệt giặc dốt, đó là thời kỳ vô cùng khó khăn đối với sự nghiệp giáo dục. Nhưng dù khó khăn tới đâu. Đảng và Nhà nước cũng tìm cách để khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo đi lên.
	Công cuộc đổi mới đất nước và thực tiễn thời đại đang đặt ra cho nhân dân ta và đặc biệt là thế hệ trẻ những nhiệm vụ trọng đại: Đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đi đôi với việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hoá giáo dục, khoa học - công nghệ vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, phấn đấu để dần sánh vai với các cường quốc năm châu. Sứ mệnh lịch sử đó đòi hỏi con người Việt Nam phải có tri thức về mọi mặt. 
	Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng.
	Việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
	Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, vì một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh.
Hiện tại, nhà trường rất ít tài liệu và không có đề tài liên quan về khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử. Vậy, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viên đóng vai trò quyết định. Từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học Lịch sử, tôi tìm hiểu kiến thức trong các bài 19, 21, 23 (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đề xuất các nguyên tắc, giải pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian trong dạy, học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình khai thác và sử dụng kênh hình trong các bài 19, 21, 23 (SGK lớp 11, chương trình cơ bản) để tạo biểu tượng dạy học cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tham khảo các tư liệu hướng dẫn, được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và sự tìm tòi, học hỏi, các biện pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 và thực hiện bài giảng trên lớp. 
- Phương pháp quan sát, nhận xét, mô tả, tường thuật, phân tích, nhận định, đánh giá, vẽ lược đồ, tường thuật, miêu tả, so sánh, rút ra qui luật, bài học lịch sử.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Sáng kiến nghiên cứu cách thức sử dụng kênh hình “Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2”, sáng kiến trước đó cùng đề tài nhưng là nêu cách sử dụng kênh hình phần lịch sử thế giới ở chương II và chương III (SGK lớp 11, chương trình cơ bản).
Đề tài lần này đòi hỏi ở mức độ cao hơn so với đề tài trước: Đề tài “Một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2”, yêu cầu học sinh quan sát và tư duy sau đó trình bày theo nhóm hoặc cá nhân sau đó giáo viên chốt ý, đề tài trước giáo viên chỉ hướng dẫn cách sử dụng kênh hình mà không yêu cầu các em tư duy.
Học sinh có cảm hứng hơn khi học bài, và các em đã có sự chủ động hơn trong các hoạt động học tập.
Phát huy khả tư duy lôgíc cho các em, kích thích sự tò mò, suy ngẫm, hăng say phát biểu ý kiến của các em.
Tạo không khí hứng khởi, sôi nổi trong tiết học, rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, mô tả, bình luậncho các em.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong các bài 19, 21, 23 (SGK lớp 11, chương trình cơ bản) để tạo biểu tượng dạy học cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2, là hướng cho học sinh những cách học có hiệu quả. Trong một thời gian ngắn các em có khả năng nắm được kiến thức từ kênh hình kết hợp với kênh chữ để hiểu bài học, không những thế mà còn mở rộng, hệ thống hoá được các kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế. Hình thành và tìm tòi kiến thức là nhiệm vụ của người học. Người học phải chủ động, tìm hiểu khai thác tư liệu có trong sách giáo khoa như: lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh... với các tư liệu sưu tầm khác để rút ra kiến thức lịch sử. Sự sáng tạo trong học tập là con đường dẫn đến sự thành công trên con đường tiếp nhận tri thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Tình hình đặc điểm trường THPT Quan Sơn 2: 
	Trường THPT Quan Sơn 2 được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, HĐND, UBND và các ban, ngành trong huyện; nhân dân trong huyện đã có nhận thức tích cực về giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập. 
 Lãnh đạo nhà trường luôn đoàn kết, sáng tạo, làm việc khoa học tạo được sự tin tưởng của cấp trên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hầu hết trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, do nhà trường mới thành lập nên mọi mặt còn gặp rất nhiều khó khăn: Chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh còn nhiều bất hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu thốn; trường nằm trên địa bàn kinh tế chậm phát triển, lại ở xa các trung tâm. Chất lượng đầu vào của học sinh quá thấp...ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
2.2.2. Vài nét khái quát về tình hình giảng dạy và học tập môn Lịch sử khối 11 của học sinh trường THPT Quan Sơn 2:
Công tác giảng dạy – học tập môn Lịch sử trường THPT Quan Sơn 2 nhìn chung đạt kết quả ngày càng khả quan. Các em có ý thức trong học tập và hiểu được ý nghĩa của môn học, chất lượng bài kiểm tra từ 15 phút trở lên ngày càng cao. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn còn hạn chế nhiều và còn khoảng cách rất xa so với các trường miền xuôi, đa số các em vẫn còn bở ngỡ với phương pháp dạy học đổi mới. Một bộ phận không nhỏ cha, mẹ học sinh và học sinh còn nhận thức không đúng về vai trò của bộ môn cho đó là môn phụ đã ảnh hưởng đến việc học tập. 
Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày lược đồ, bản đồ và khám phá tranh ảnh mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu, kém. Cho nên, đối tượng học sinh này ít được chú ý hoặc không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và cảm thấy chán nản môn học. 
Một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng khai thác kênh hình. 
Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu, kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực, Đặc biệt, là kỹ năng khai thác, sử dụng kênh hình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải quyết vấn đề: 
Những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến việc “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Đây là một tư tưởng, một quan điểm mới về cách tiếp cận về hoạt động dạy học. Quan điểm này trở thành những nguyên tắc dạy học nhằm phát huy mọi khả năng của học sinh trong học tập, khắc phục tình trạng “dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” đã tồn tại hàng nhiều thế kỷ. Quan điểm này xuất phát đúng rằng trong quá trình dạy học (giáo dục nói chung), học sinh vừa là đối tượng ,vừa là chủ thể của nhận thức.Tuy nhiên, không nên quá nhấn mạnh vào vai trò tự học, tự nhận thức của học sinh mà hạ thấp, coi thường vai trò của giáo viên. Vì vậy, một nhà giáo dục Đức cho rằng: “Đối với chúng tôi, việc dạy học tập trung vào học sinh không phải là kiểu dạy học lý tưởng, mà nếu thực hiện nó thì ta được tất cả, hoặc không làm thì thu về số không. Dạy học tập trung vào học sinh là một quá trình, trong đó thầy và trò cùng nhau làm giảm dần mối quan hệ điều khiển, chỉ huy và bị điều khiển, bị chỉ huy một chiều. Thầy và trò cùng nhau học tập, làm cho tất cả những gì thuộc về thuật ngữ “dạy học” đều được vận hành. Nó tạo ra mối quan hệ không có sự sợ hãi, chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau”.
	 Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” được hiểu là trong quá trình dạy học, các thầy, cô giáo có vai trò giáo dục, hướng dẫn học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, để tiếp thu kiến thức, bồi dưỡng quan điểm, tư tưởng, phát triển năng lực tư duy và hành động. Do đó, phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” không phải là từ bỏ những phương pháp truyền thống để tìm phương pháp hoàn toàn mới, trong đó học sinh phải trả lời nhiều câu hỏi thầy đưa ra. Vấn đề ở chỗ, từ khả năng nhận thức của học sinh, từ những dạng bài, giáo viên đưa ra các phương cách thích hợp.
	Để việc sử dụng kênh hình, thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học
Do vậy, khi giảng dạy chúng ta vẫn phải kết hợp các phương pháp hợp lý, linh hoạt tạo sự sinh động, hứng thú cho học sinh. Dưới đây là một vài kỹ năng sử dụng kênh hình ở các bài 19, 21, 23, Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), (SGK lớp 11, chương trình cơ bản), đối với lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2”.
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2: GV nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết kợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho HS.
Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học.
2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Bài19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873):
Trương Định nhận phong soái (tranh vẽ) 
* giáo viên nêu câu hỏi: Qua cảnh tượng trên, em hãy miêu tả quang cảnh và tường thuật lễ phong soái cho Trương Định. Hiểu biết của em về Trương Định?
* Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý:
 Miêu tả quang cảnh và tường thuật lễ phong soái cho Trương Định (Chú ý: Phong cảnh ở vùng quê Nam Kỳ, nhân dân (bên phải của bức tranh) tham dự rất đông, phấn khởi, hào hùng, mang theo cờ, trướng, các nghĩa binh với vũ khí thô sơ, đại diện của nhà dân mặc áo dài, khăn xếp hay trang phục kiểu nhà võ lúc bấy giờ...). Cảnh tượng này đối lập với cảnh quan quân triều đình (phía trái bức tranh), viên quan ngơ ngác hoảng sợ; ngựa quay đầu lại, chuẩn bị lên đường, quân lính nhớn nhác. 
Trương Định sinh năm 1820, tại xã Tư Cung, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người cao lớn, nước da trắng, dáng người thanh tú, theo cha là Trương Cầm đánh binh Gia Định vào tổ chức khi phá đất hoang ở phía Nam. Ngay sau khi quân Pháp chiếm thành Gia Định (17 - 2 - 1859), ông đã đưa đội quân đến đóng tại Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính quy của triều đình xung phong đánh giặc. 
Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân Trương Định làm cho giặc Pháp và triều đình lo sợ. Triều đình đã hạ lệnh bắt ông phải bãi binh, hai lần điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang và Phú Yên. 
Khi nghe tin có sắc phong của triều đình, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân dân đã tập hợp xung quanh Trương Định, suy tôn Trương Định làm chủ soái để giết giặc, cứu nước, cứu dân. Buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Kỳ, dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân. Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có bức trướng ghi dòng chữ Hán “Bình Tây Đại Nguyên soái” (Vị nguyên soái đánh dẹp quân Pháp). Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng và suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên soái. 
Việc Trương Định kiên quyết không nhận sắc phong của triều đình và đứng về nhân dân chống giặc Pháp đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và làm cho đại diện của triều đình phải kinh ngạc. 
Sau khi nhận chức do nhân dân phong, Trương Định đem đại quân về đóng ở Gò Công. Từ đây, nghĩa quân có nhiều hoạt động, gây cho địch nhiều thiệt hại. 
Ngày 20 – 08 – 1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gương tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi [3]. 
2.3.2.2. Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX:
 1. Hình: Vua Hàm Nghi (1872 - 1943)
* Hướng dẫn học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh vua Hàm Nghi và đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu em hãy nêu những sự hiểu biết về vua Hàm Nghi?
* Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: 
Hoàng tử, con Kiến Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tức vua Kiến Phúc). Khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, ông được Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi, lấy hiệu năm là Hàm Nghi, nên cũng gọi là vua Hàm Nghi. Ông không phải là con nuôi của vua Tự Đức nên không thuộc diện để chọn làm vua. Sở dĩ ông được lên ngôi vì còn nhỏ tuổi. Vả lại lúc đó khó tìm ra người hoàng tộc đủ điều kiện để làm vua. Lẽ ra Ưng Ki (sau này là vua Đồng Khánh) được nối ngôi, nhưng ông này không được cảm tình của Tường và Thuyết.
Ngày 23 - 5 - 1885, Tôn Thất Thuyết phản công quân Pháp tại kinh thành, nhưng thất bại, rồi đưa vua đi lập chiến khu ở Tân Sở (thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) phát lệnh Cần Vương, tổ chức đánh Pháp cứu nước. Nhân dân trong nước đều hưởng ứng. Lúc đó, ông lập chiến khu huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), nghĩa quân theo về rất đông như Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Nghiệp, Lê Trực,... Nghĩa quân gây thiệt hại nhiều cho quân Pháp.
Ngày 26 - 9 - 1880, vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt nộp cho Pháp. Trong vòng vây quân thù, nhà vua cầm thanh gươm đưa cho Ngọc và bảo rằng: Mày giết ta đi, còn hơn đưa tao về nộp cho Tây. Sau đó Pháp đưa ông về Thuận A

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_ky_nang_su_dung_kenh_hinh_o_bai_19_21_23_lich_s.doc