SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Hóa học 12
Xã hội hiện đại đang biến đổi và phát triển nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối kiến thức ngày càng nhiều, phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng. Nói đến phương pháp dạy học hiện đại không chỉ hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển sang dạy phương pháp học.
Ngày nay việc dạy phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
Một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là: Khả năng phát hiện kịp thời vấn đề, lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề hợp lý trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh có được kĩ năng phương pháp thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đặt ra thì sẽ tạo cho họ lòng ham học khơi dạy tiềm năng vốn có của mỗi con người. Làm được như vậy thì kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội và quá trình dạy học sẽ chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động.[3]
Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng phiếu học tập sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác phương pháp sử dụng phiếu học tập còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm sử dụngphiếu học tập trong dạy học môn Hoá học 12 ”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 12 Người thực hiện: Trần Thị Bích Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang I.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3.Đối tượng nghiên cứu. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. 1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm 1 1 1 2 2 2 II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3 3 3 4 15 III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. 15 15 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục đề tài sáng kiến được xếp loại 18 19 Các thuật ngữ viết tắt trong bài: THPT: Trung học phổ thông HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên Pư: phản ứng ĐTB: Điểm trung bình SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm I.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Xã hội hiện đại đang biến đổi và phát triển nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối kiến thức ngày càng nhiều, phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng. Nói đến phương pháp dạy học hiện đại không chỉ hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển sang dạy phương pháp học. Ngày nay việc dạy phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là: Khả năng phát hiện kịp thời vấn đề, lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề hợp lý trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh có được kĩ năng phương pháp thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đặt ra thì sẽ tạo cho họ lòng ham học khơi dạy tiềm năng vốn có của mỗi con người. Làm được như vậy thì kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội và quá trình dạy học sẽ chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động.[3] Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng phiếu học tập sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác phương pháp sử dụng phiếu học tập còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm sử dụngphiếu học tập trong dạy học môn Hoá học 12 ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Bản thân nhận thấy trong mỗi tiết dạy phải có sự đổi mới phương pháp, tạo tình huống cho học sinh học, và quan trọng sau mỗi tiết học học sinh nắm bắt được vấn đề gì, có thể áp dụng vào giải quyết tình huống thực tế hay không? Vì vậy mỗi bài học, học sinh hoàn thành phiếu theo nội dung yêu cầu của bài còn phải trình bày vấn đề của cá nhân, của nhóm trước tập thể, ngoài ra còn cho học sinh giải ô chữ tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học. Học sinh có được kĩ năng phương pháp thói quen ý chí tự học, tạo cho các em lòng ham học khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, phát huy tính tích cực và sáng tạo, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Với bộ môn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kỉ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp như: + Khai thác đặc thù bộ môn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. + Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học. + Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh như: thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học phức hợp.v.v.. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài này có ý tưởng qua các tiết sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THPT Thạch thành 3 thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh do giáo viên tổ chức chỉ đạo. Nghiên cứu về hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác. Các cá nhân hoạt động theo nhu cầu và khả năng, sau đó qua thảo luận tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng lên một trình độ mới.Vì vậy giáo viên không đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế tổ chức hướng dẫn các hoạt động học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết trung ương, đổi mới kiểm tra đánh giá và thi THPT quốc gia của bộ giáo dục. - Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm của bản thân - Trực tiếp áp dụng đề tài đối với học sinh lớp 12 cơ bản trường THPT Thạch Thành 3 - Nghiên cứu kĩ SGK, SGV hóa học lớp 12 và các sách tham khảo. - Tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, hiệu phó phụ trách chuyên môn. - Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng đề tài này, thu thập thông tin. - Sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. 1.5. Những điểm mới của SKKN Đề tài này tôi đã làm vào năm học 2015-2016 nhưng còn chưa đầy đủ, năm học 2017-2018 tôi xin bổ sung thêm vào mỗi bài các các ô chữ để tạo hứng thú cho học sinh .Đồng thời tôi cho các hình ảnh sinh động liên hệ thức tế cuộc sống vào bài học để học sinh có thể áp dụng những kiến thức đã học nhằm giải thích những điều xảy ra trong cuộc sống. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong mỗi phương pháp dạy học đều hợp thành bởi 2 yếu tố, đó là mặt bên trong và mặt bên ngoài. - Mặt bên ngoài là các thao tác được thể hiện qua nhận biết bằng quan sát: Nó thể hiện mức độ tích cực của học sinh trong học tập, từ nghe - nhìn đến phải hoạt động, nghĩa là mức độ tăng dần từ nghe nhìn đến thực hành. - Mặt bên trong là con đường tư duy diễn ra trong não ta khó có thể nhận biết được, nhưng lại rất có giá trị trong daỵ học, nó thể hiện mức độ tích cực học khác nhau: Từ mức độ chỉ nhớ, tái hiện đến tham gia tìm tòi phát hiện từng phần của kiến thức, cao hơn nữa là tham gia tìm tòi phát hiện những điều cơ bản của bài học hay một vấn đề xã hội. Ngày nay với lượng kiến thức mới được cập nhật thường xuyên liên tục từ sách giáo khoa, mạng Intenet và nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác thì việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế đó là: Phương pháp dạy học truyền thống mới chỉ dừng lại ở chỗ : Giáo viên thuyết trình, giảng giải, dùng tranh vẽ minh họa để truyền thụ kiến thức, còn học sinh thì tiếp thu, lĩnh hội, nhận biết và tái hiện, học sinh học tập theo lối thụ động, gây nhàm chán, thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu nhận thức ngày càng cao của học sinh và đòi hỏi của xã hội. [1] Mặt khác khi đã đổi mới chương trình sách giáo khoa với các cách tiếp cận kiến thức mới, lượng kiến thức khá lớn, nội dung khá rõ ràng nên nếu Giáo viên không có phương pháp hợp lí thì vai trò của người thầy sẽ rất mờ nhạt và chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chưa đáp ứng được mục tiêu của giáo dục. “Luật giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu.” [ 1] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1) Thực trạng của việc học Môn hóa học hiện nay. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa Học, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội dung chương trình Hóa phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn, dẫn đến một thực trạng đó là tâm lý sợ học hóa học.Lâu nay hình thức thi tốt nghiệp,đại học của môn Hóa là trắc nghiệm làm cho khả năng trình bày của học sinh rất kém. Mặt khác việc tuyển sinh vào các trường đại học của mấy năm gần đây có nhiều thay đổi ở một số trường nghành nghề, nhiều tổ hợp các môn mới như “Toán-Lí-Anh”... được chọn, nhiều trường thuộc ngành An ninh, Quân đội tổ hợp không có môn Hóa và môn Hóa trở thành môn không đáp ứng cho các tốp trường mà học sinh mong muốn. 2.2.2) Đối với người dạy. Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh.Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau: - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao . - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh . - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. 2.2.3) Đối với học sinh - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học. - Địa phương huyện Thạch Thành thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình.Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp,không có thời gian học. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn hóa học a) Hiểu về phiếu học tập: Phiếu học tập là những tờ giấy rời, có nội dung hướng dẫn yêu cầu học sinh làm việc trong thời gian ngắn tại lớp học, hoặc được làm ở nhà trước mỗi bài học.Những vấn đề yêu cầu học sinh làm việc tại lớp thường là những nội dung nhỏ trong bài học, tìm tòi phát hiện kiến thức mới qua tranh ảnh, phim video, Flas, phân tích sơ đồ... để rút ra kết luận cần thiết; Có thể thể hiện bằng lập bảng so sánh, hệ thống hóa kiến thức; Có thể vận dụng và giải quyết những vấn đề nhỏ phát sinh trong học tập và cuộc sống.[4 ] b)Vai trò của phiếu học tập: Phiếu học tập là một phương tiện để tổ chức hoạt động độc lập của học sinh nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố hệ thống hóa kiến thức. Thông qua hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong phiếu học tập, học sinh đã hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống như: - Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Góp phần hình thành khả năng tự học. - Hình thành phẩm chất tư duy mềm dẻo, linh hoạt trớc những tình huống khác nhau. - Thói quen tự làm việc và hợp tác tích cực trong nhóm để đạt hiệu quả cao trong học tập và cuộc sống. - Phiếu học tập là một phương tiện đơn giản và hiệu quả để duy trì trạng thái hưng phấn tích cực trong giờ học của học sinh.[4 ] c) Phân loại phiếu học tập: Dựa trên mục đích của phiếu học tập tổ chức họat động trong giờ học để phân ra làm hai loại: - Phiếu học tập hình thành kiến thức mới : Đó là những phiếu học tập đề cập đến những nội dung nhỏ trọng tâm của bài. Thông qua hoạt động nhóm nhỏ học sinh rút ra những kết luận, những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng trong khái niệmlà những kiến thức tích hợp trong bài học cũng như trong cuộc sống. Phiếu học tập lọai này thường có những yêu cầu sau: Từ những hiện tượng riêng lẻ, quy nạp rút ra các khái niệm cụ thể dễ nhận biết; Tự lực nghiên cứu sách giáo khoa. Quan sát tranh ảnh, phim video, Flas, phân tích sơ đồ... để rút ra kết luận chung khái quát; Vận dụng những kiến thức đã học để suy luận, tìm tòi phát hiện nội dung kiến thức mới. - Phiếu học tập củng cố, hệ thống kiến thức: Với mục đích khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học và tăng cường khả năng vận dụng kiến thức mới Phiếu học tập loại này có những yêu cầu sau: Giải thích một hiện tượng, tính chất nào đó,phân tích mối liên quan giữa các khái niệm trong hệ thống khái niệm.Lập bảng so sánh các khái niệm , hệ thống các vấn đề mới và các vấn đề đã học, giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong cuộc sống.[4] d) Thành phần cơ bản của phiếu học tập: Mỗi phiếu học tập thể hiện hai phần chính thể hiện sự chỉ đạo của người thầy và vai trò chủ thể của học sinh. Dựa trên mục tiêu của bài học giáo viên chủ động đa ra vấn đề học tập cùng với sự hỗ trợ của tranh ảnh, phim video, Flas, sơ đồ... Kết quả trên phiếu học tập là kết quả làm việc của học sinh trên cơ sở đó giáo viên đánh giá quá trình làm việc và kết quả nhận thức của học sinh và học sinh cũng tự đánh giá được quá trình nhận thức. e) Xây dựng phiếu học tập: Gồm các bước sau: -Lựa chon vấn đề học tập: Đó là những nội dung kiến thức mới, kiến thức trọng tâm hoặc kiến thức củng cố. -Xác định mục tiêu của phiếu học tập: Cần hướng tới kết quả học tập cụ thể mà học sinh phát hiện ra kiến thức và những kỹ năng hình thành. -Phương pháp thể hiện vấn đề học tập: Vấn đề học tập thường được khai thác từ những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu ...có hiệu quả kích thích sự hào hứng trao đổi, tranh luận của học sinh thông qua hoạt động quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống ... trong làm việc theo nhóm. f). Sử dụng phiếu học tập trong dạy học hóa học: Sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập được tiến hành qua các bước sau: -Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập (chuẩn bị trước ở nhà hoặc từ tiết trước) -Phát phiếu học tập cho từng nhóm -Học sinh hoạt động theo,cá nhân, nhóm và ghi lại kết quả trên phiếu. -Học sinh báo cáo kết quả. -Giáo viên cho học sinh thảo luận giữa các nhóm,cuối cùng bổ sung và kết luận. -Giáo viên và học sinh cùng đánh giá được quá trình nhận thức. 2.3.2 . Các ví dụ cụ thể. Ví dụ 1: BÀI 4: LUYỆN TẬP : ESTE VÀ CHẤT BÉO Trong bài này xuất phát từ mục tiêu của bài học là: - Tổng hợp lại những kiến thức về este- lipit - Dựa vào những kiến thức đó làm các bài tập liên quan đến este-lipit - Liên hệ thực tế Phiếu học tập số 1: Kiến thức cần nhớ: Giải đoán ô chữ: Trò chơi “ học mà chơi, chơi mà học ” 1. CH2= CH- COO- CH3 có tên gọi là gì? 2. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit đuợc gọi là phản ứng gì? 3. Để điều chế các este thường thì dùng ancol và chất gì? 4. (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là gì? 5. (C17H33COO)3C3H5 là chất béo ở trạng thái nào? 6. Chất béo là trieste của glixerol với chất nào? 7. Phản ứng giữa este với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng gì? 8. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm ta được xà phòng và chất gì? 9. Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng mấy chiều? M E T Y L A C R Y L A T E S T E H O A A X I T S T E A R I N L O N G A X I T B E O X A P H O N G G L I X E R O L M O T C H I E U Phiếu học tập số 2: Bài tập Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 2: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic. CTCT thu gọn của X là A. CH3COOCH3. B. C2H5CO C. HO-C2H4-CHO D. HCOOC2H5 Câu 3: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H5COO CH3. B. C2H3COO C2H5. C. CH3COO C2H5. D. CH3COO CH3. Câu 4: Khi xà phòng hoá triolein ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H33COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol. Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là A.Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Etyl propionat. D. Propyl axeta Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn este X cho số mol CO2 bằng số mol H2O. Để thủy phân hoàn toàn 6,0 gam este X cần dùng dung dịch chứa 0,1 mol NaOH. Công thức phân tử của este là A. C5H10O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C2H4O2. Phiếu học tập số 3: Liên hệ thực tiễn Ứng dụng nào sau đây không phải là của este-lipit Xà phòng, chất giặt rửa Bánh Dầu động cơ Dầu ăn Ví dụ 2: Bài 7: LUYỆN TẬP : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT Trong bài này xuất phát từ mục tiêu của bài học là: - Tổng hợp lại kiến thức đã học về cacbohđrat - Áp dụng các kiến thức đã học làm một số bài tập liên quan đến cacbohiđrat. Phiếu học tập số 1: Kiến tthức cần nhớ: 1) Trò chơi nhìn hình đoán chữ Các bức hình dưới đây có thành phần chính là cacbohiđrat nào em đã học? Nho Bông Mật ong Mía Lúa Đáp án: Nho- Glucozơ; Bông- Xenlulozơ ; Mật ong – Fructozơ ; Mía – Saccarozơ; Lúa- Tinh bột. 2)Trò chơi tìm chất Câu 1 : Chất này : -phản ứng với với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam -là sản phẩm của nhà máy đuờng Việt Nam – Đài loan Câu 2 :Chất này : -Là polisaccarit -Có phản ứng thủy phân đến cùng cho glucozơ - có pư màu với iot Câu 3 : - Không có phản ứng thuỷ phân - Đốt cháy cho Khí CO2 và nước theo tỉ lệ mọ 1 :1 - Trong máu người có một luợng nhỏ với nồng độ khoảng 0,1%; dùng làm thuốc tăng lực cho người già và trẻ nhỏ Câu 4 : Chất này : -có phản ứng thủy phân -không tan trong nước -phản ứng với axit nitric tạo sản phẩm dễ cháy nổ mạnh nên dùng làm thuốc súng không khói Câu 5 :Chất này : - phản ứng với với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam -Phản ứng cộng hidro cho poliancol -Phản ứng lên men rượu Câu 6: -phản ứng với với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam -Là nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát Phiếu học tập số 2 : Bài tập Câu 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau đây: a) Glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic b) Saccarozơ, anđehit axetic, hồ tinh bột .a)........................................................................b).............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... Câu 2: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%. .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_phieu_hoc_tap_trong_day_hoc.doc