SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - GDCD 10

SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - GDCD 10

Ngày nay trong bối cảnh xã hội phát triển như vũ bão, quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, nên việc giáo dục cho công dân nói chung và học sinh nói riêng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lập trường vững vàng, có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, hòa nhập không hòa tan là một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD ở trường THPT.

Môn GDCD có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người, truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội.

Trong năm học 2016- 2017 việc dạy và học môn GDCD đang thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước. Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2017 theo đó, môn Giáo dục công dân chính thức được dùng để thi dưới dạng tổ hợp cùng với hai môn Lịch sử và Địa lý với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Quyết định đưa Giáo dục công dân vào thi trong kì thi quan trọng của học sinh THPT đã đặt môn GDCD về đúng với vị trí của nó, được xã hội đồng tình và ủng hộ. Đây là một trong những bước tạo đà vững chắc cho lộ trình cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa được dự kiến vào năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trước quyết định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi - những giáo viên giảng dạy môn GDCD luôn trăn trở về việc giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy- học GDCD, làm sao để học sinh yêu thích môn học và học ngày càng có hiệu quả hơn. Để lôi cuốn học sinh vào bài giảng, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng chủ động tìm tòi phát hiện của học sinh. Một trong những phương pháp thường được tôi sử dụng, giúp tôi trình bày một vấn đề trở nên hấp dẫn, có tác dụng tạo sự chú ý và gây ấn tượng, cảm xúc cho học sinh, đa số học sinh đều hiểu bài, hiệu quả hơn nhiều phương pháp dạy học truyền thống đó là sử dụng hình ảnh trực quan sinh động.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD 10” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học đạt hiệu quả cao, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động và ngày càng yêu thích môn học hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 6981
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - GDCD 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay trong bối cảnh xã hội phát triển như vũ bão, quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, nên việc giáo dục cho công dân nói chung và học sinh nói riêng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lập trường vững vàng, có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, hòa nhập không hòa tan là một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD ở trường THPT.
Môn GDCD có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người, truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội. 
Trong năm học 2016- 2017 việc dạy và học môn GDCD đang thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước. Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2017 theo đó, môn Giáo dục công dân chính thức được dùng để thi dưới dạng tổ hợp cùng với hai môn Lịch sử và Địa lý với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Quyết định đưa Giáo dục công dân vào thi trong kì thi quan trọng của học sinh THPT đã đặt môn GDCD về đúng với vị trí của nó, được xã hội đồng tình và ủng hộ. Đây là một trong những bước tạo đà vững chắc cho lộ trình cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa được dự kiến vào năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
Trước quyết định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi - những giáo viên giảng dạy môn GDCD luôn trăn trở về việc giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy- học GDCD, làm sao để học sinh yêu thích môn học và học ngày càng có hiệu quả hơn. Để lôi cuốn học sinh vào bài giảng, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng chủ động tìm tòi phát hiện của học sinh. Một trong những phương pháp thường được tôi sử dụng, giúp tôi trình bày một vấn đề trở nên hấp dẫn, có tác dụng tạo sự chú ý và gây ấn tượng, cảm xúc cho học sinh, đa số học sinh đều hiểu bài, hiệu quả hơn nhiều phương pháp dạy học truyền thống đó là sử dụng hình ảnh trực quan sinh động.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD 10” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học đạt hiệu quả cao, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động và ngày càng yêu thích môn học hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn GDCD trong việc giáo dục học sinh cần phải nâng cao hiệu quả bài học. Muốn nâng cao hiệu quả bài học người thầy phải biết nêu ra một số vấn đề có tính hấp dẫn trong nội dung dạy học và khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến học sinh khát khao muốn biết, kích thích tính tích cực học tập của các em.
Thực tiễn hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa nếu giáo viên cho phép học sinh tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ, mô hình, tranh ảnh. Ngược lại, việc học tập sẽ gặp khó khăn khi giáo viên chỉ đơn thuần thuyết trình chứ không kết hợp giảng dạy với tài liệu, mô hình, biểu đồ hoặc tranh ảnh.
Truyền đạt kiến thức bằng hình ảnh trực quan sinh động là hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với nội dung, yêu cầu môn học và đối tượng học sinh hiện nay.
Vì vậy, trong bài viết này tôi trình bày vấn đề: “ Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD 10” 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay và mỗi công dân, học sinh cần phải có trách nhiệm gì với những vấn đề đó ?
- Nội dung này được giới thiệu và giảng dạy cho học sinh khối 10- Trường THPT Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sơ đồ phục vụ bài giảng
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, điều tra, khảo sát thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, là nội dung quan trọng được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI khẳng định, đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Nguyên nhân của việc này là do các phương thức giáo dục đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, phương pháp dạy học, thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất và còn mắc bệnh thành tích. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Sử dụng phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành hơn.
Việc dạy học GDCD cũng như các môn học khác ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức môn học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh. Dạy GDCD tốt sẽ giúp các em say mê với môn học, trở thành những công dân tốt và có ích, xứng đáng với truyền thống của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài,... nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. 
Trong dạy học nói chung và dạy học GDCD nói riêng có nhiều phương pháp, phương tiện dạy học và cách sử dụng khác nhau nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Sử dụng sơ đồ, hình ảnh trong giảng dạy môn GDCD là một phương pháp dạy học trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung bài học, giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng nhẹ nhàng và hiệu quả.
 Sử dụng sơ đồ, hình ảnh trực quan trong dạy học không phải là một vấn đề mới, từ trước đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng nhiều và không ai phủ nhận vai trò to lớn của nó trong nhà trường.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học GDCD chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các khái niệm, phạm trù là đạt, không cần phải tư duy, động não, không có bài tập thực hành,... Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn GDCD trong đời sống xã hội, một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn GDCD, coi đó là  « môn phụ », đặc biệt trong các năm học trước GDCD là môn học không đưa vào trong các kì thi quan trọng của học sinh nên không cần đầu tư công sức nhiều cho môn học, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những nội dung cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập GDCD vẫn còn nhiều bất cập như: chương trình sách giáo khoa khá nặng nề vì nhiều kiến thức mang tính hàn lâm, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình, còn nặng về lí thuyết, làm cho học sinh ít hứng thú học GDCD vì khó nhớ, khó thuộc.
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các trường phổ thông là đa số học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh, không đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lúng túng vì các em quen học vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bản chất vấn đề. Vì vậy, việc giúp các em nhớ được kiến thức nhanh và lâu là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Mặt khác, một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập môn GDCD là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học GDCD, chưa hệ thống được kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu bằng cách sử dụng sơ đồ trong dạy học kết hợp với hình ảnh trực quan sinh động. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này như thế nào để có hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Hiện nay, việc dạy học GDCD ở các trường vẫn còn tình trạng sử dụng đồ dùng trực quan mang tính hình thức. Các tiết dạy GDCD còn chậm đổi mới, thiếu sinh động, làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú học tập, tình trạng dạy chay còn phổ biến. 
Qua nhiều năm giảng dạy GDCD, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và đạt kết quả cao. Một trong những phương pháp tôi đã thực hiện và gây được hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng hình ảnh trực quan sinh động vào trong bài giảng. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: “ Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD 10”. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp.
Quả thực, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của sử dụng hình ảnh trực quan vào trong giảng dạy GDCD. Tuy vậy cũng không nên sử dụng một cách thụ động dẫn tới sự không lô gíc giữa bài học và những hình ảnh được sử dụng vào, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy.
Để sử dụng tốt hình ảnh trực quan gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh tôi đưa ra các giải pháp như sau:
2.3.1.1. Chuẩn bị tài liệu.
Cũng giống như những nhà kiến trúc khâu quan trọng nhất của người giáo viên là " thiết kế". Muốn thành công được thì ngay từ đầu tôi nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sơ đồ và các phương pháp, phương tiện liên quan đến bài học cho phù hợp nhất.
2.3.1.2. Soạn giáo án và đưa tư liệu vào bài giảng.
Sau khi chuẩn bị xong các phương pháp, phương tiện, hình ảnh trực quan cần thiết cho bài học tôi tiến hành soạn giảng bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft power point để trình chiếu theo từng nội dung phù hợp với bài học.
2.3.1.3. Thực hiện bài giảng và hướng dẫn học sinh khai thác tài liệu, hình ảnh.
Mỗi lần trình chiếu nội dung của bài học tôi hướng dẫn học sinh khai thác các tranh ảnh sử dụng trong bài để nắm vững kiến thức của bài học. Khi truyền đạt kiến thức của bài học cho học sinh không nên chỉ tập trung vào việc cho học sinh quan sát hình ảnh được trình chiếu mà gây ảnh hưởng tới tiết học, phải biết tổ chức lớp trật tự, nâng cao vai trò chủ động và tích cực của người học. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy: gợi mở- vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm, vận dụng tri thức liên môn 
2.3.1.4. Củng cố bài.
Cuối cùng tôi hướng dẫn học sinh về nhà tự học bài, thông qua kiến thức đã học, trả lời thêm một số câu hỏi để khắc sâu thêm kiến thức của bài học.
Trên đây là các giải pháp tôi sử dụng trong đề tài: “ Một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD 10”. 
2.3.2. Tổ chức thực hiện.
Bài này theo PPCT được chia thành 2 tiết. Tiết 1 từ mục 1 đến hết phần a của mục 2 ; tiết 2 các phần còn lại. Toàn bộ bài học tôi đều sử dụng phương pháp này, sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình trong 1 vấn đề của bài đó là: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
TIẾT 30 - BÀI 15 : CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI.
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết được vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc giải quyết vấn đề đó.
2. Về kĩ năng : 
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ :
	Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực bộ môn: khai thác kiến thức để vận dụng kiến thức vào thực tế.
+ Năng lực phân tích, so sánh.
II. Phương pháp:
- Đàm thoại
- Giải quyết vấn đề
- Xử lí tình huống
- Liên hệ thực tế
- Thảo luận nhóm...
III. Tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Tài liệu:
- Sách giáo khoa GDCD 10.
- Sách giáo viên GDCD 10.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông- Nguyễn Hữu Khải ( Chủ biên).
- Nghị quyết 29-NQ/TW .
- Quyết định của Bộ GD& ĐT ngày 28/9/2016.
- Nguồn tin từ Internet.
2. Phương tiện:
- Hình ảnh, sơ đồ
- Máy tính, máy chiếu
IV. Hoạt động dạy và học.
- Giới thiệu nội dung bài học:
Tôi trình chiếu cho học sinh quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung bài học. 
Slide 1
BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI.
1.Ô nhiễm 
môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ 
môi trường.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
2. Sự bùng nổ về dân số và 
trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
Quan sát sơ đồ trên, học sinh sẽ nắm được nội dung chính của bài học bao gồm 3 vấn đề chính liên quan đến sự sống còn của toàn thể nhân loại và trách nhiệm của bản thân trong việc khắc phục và làm hạn chế những vấn đề đó. 
Sau đó tôi phát phiếu học tập cho từng tổ, nhóm để làm việc trong tiết học. Trình chiếu Slide 2
Tên của vấn đề
Trách nhiệm của công dân
Khái niệm
Hậu quả
( Thực trạng )
Phiếu học tập
( Giáo viên chuẩn bị và phát cho 4 nhóm)
Hoạt động của GV và HS
Những nội dung chính
- GV: Trình chiếu cho các em quan sát các hình ảnh, làm việc với hình ảnh và tìm hiểu nội dung bài học.
Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
 Slide 3
 Slide 4
- Với những hình ảnh này GV đặt câu hỏi: 
Môi trường là gì? Vì sao môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng như vậy?
HS quan sát hình ảnh, dựa vào SGK dễ dàng trả lời:
- GV kết luận và chuẩn kiến thức.
GV: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua những hình ảnh trình chiếu ở trên và liên hệ thực tế về những biểu hiện của ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay cũng như ở địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
+ Môi trường đất, nước, khí quyển bị ô nhiễm nặng nề; các loại tài nguyên ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi; thời tiết, khí hậu thay đổ thất thường, hạn hán kéo dài, tầng ô-dôn bị chọc thủng, ô nhiễm nguồn nước ngọt và đại dương...
+ Ở Huyện Vĩnh Lộc từ khi mô hình trang trại nuôi lợn ở xã Vĩnh Phúc được hình thành. Bên cạnh lợi ích kinh tế thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
GV: Trình chiếu hình ảnh.
 Slide 5
Hay khu sản xuất đá xẻ công nghiệp ở xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh nhiều cơ sở chế biến đá xả nước thải xay đá ra đường mương nước, đổ chất thải (bột đá) tràn lan hai bên đường QL 217 gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường về khói bụi và tiếng ồn và nguồn nước. Máy xẻ đá hoạt động cả ngày lẫn đêm khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
GV: Trình chiếu hình ảnh.
 Slide 6
GV: Ngoài ra, trên địa bàn Huyện Vĩnh Lộc trong những năm gần đây có các công ty may mọc lên cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, làm cho sức khỏe của người dân bị giảm sút, xuất hiện thêm nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Ở phần này tôi vận dụng thêm kiến thức của môn Địa lí vào giảng dạy cho các em hiểu thêm vấn đề đó là: Hãy kể thêm các vấn đề môi trường toàn cầu mà em biết? Tại sao bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại?
Trước nguyên nhân và thực trạng về môi trường như trên. Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.Vậy mỗi công dân cần có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường tôi sẽ giới thiệu cho các em ở mục b.
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là bảo vệ môi trường?
- HS trả lời:
- GV: Kết luận kiến thức chuẩn.
GV: Trước thực trạng về môi trường và tài nguyên thiên nhiên như đã nêu ở trên. Vào măm 1992 đã có 120 nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-ô đê Gia-nê-rô ( Bra-xin).
 Slide 7
-GV hỏi: Nhà nước ta làm gì để góp phần vào bảo vệ môi trường cùng với các nước trên thế giới?
- HS trả lời
 Slide 8
- GV: Là học sinh, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- HS: Trả lời.
- GV: Trình chiếu hình ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường của thanh niên, học sinh. 
- GV yêu cầu học sinh giải thích từng hình ảnh để nêu lên trách nhiệm của bản thân mình nói riêng và của mọi người nói chung.
 Slide 9
 Slide 10 
- GV Kết luận kiến thức chuẩn.
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển, trên rừng,... có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Khái niệm: Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.
- Nhà nước: + Ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2014 và có hiệu lực ngày 01/01/ 2015.
 + Ngoài ra, nước ta còn kí các văn kiện quốc tế quan trọng cam kết các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm của thanh niên, học sinh:
+ Thực hiện tốt pháp luật và các chính sách của nhà nước ta về bảo vệ môi trường.
+ Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng: không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.
+ Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ nguồn nước, các giống loài động thực vật, không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản
bừa bãi, không dùng chất nổ, điện... để đánh bắt thủy, hải sản, không vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
	+ Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường, lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm, trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
	+ Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Củng cố bài: 
1. Cho học sinh tái hiện kiến thức vừa học bằng cách sau:
- Từ khái niệm, thực trạng và trách nhiệm vừa tìm hiểu tôi yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập đã phát từ đầu trong vòng 5 phút và lên dán kết quả trên bảng. 
Slide 11
Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Tôi phản hồi thông tin phiếu học tập của các em như sau:
Thực trạng
Khái niệm
Trách nhiệm của công dân
Phê phán tố 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_hinh_anh_truc_quan_de_gay_h.doc