SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng làm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng làm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, nghị luận văn học luôn là phần quan trọng và khó bởi dạng bài nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo lập văn bản nghị luận, đặc biệt là dạng bài: so sánh văn học đối với học sinh hiện nay đang còn là một vấn đề nan giải.

 Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn

số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung

học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: đề thi môn ngữ văn có hai phần: Đọc hiểu và làm văn trong đó tỷ lệ điểm của phần nghị luận văn học chiếm 50% tổng số điểm bài thi. Cũng từ năm đó dạng câu hỏi nghị luận văn học đưa vào đề thi bắt đầu có sự thay đổi chuyển từ nghị luận về một tác phẩm văn học sang dạng nghị luận so sánh văn học( từ hai đoạn trích, hai tác phẩm văn học trở lên).

 Đặc biệt tại đề thi minh họa của Bộ giáo dục chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017- 2018, phần nghị luận văn học đã được ra dưới dạng câu hỏi liên hệ, so sánh. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực. Như vậy dạng đề nghị luận liên hệ, so sánh đang thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi nghị luận so sánh văn học đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực so sánh, liên hệ các tác phẩm văn học, các chi tiết hoặc tư tưởng của một tác phẩm. Có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng bài nghị luận so sánh văn học là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.

 

docx 23 trang thuychi01 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng làm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Nguyễn Tú Ngọc Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2018
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, nghị luận văn học luôn là phần quan trọng và khó bởi dạng bài nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo lập văn bản nghị luận, đặc biệt là dạng bài: so sánh văn học đối với học sinh hiện nay đang còn là một vấn đề nan giải. 
 Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: đề thi môn ngữ văn có hai phần: Đọc hiểu và làm văn trong đó tỷ lệ điểm của phần nghị luận văn học chiếm 50% tổng số điểm bài thi. Cũng từ năm đó dạng câu hỏi nghị luận văn học đưa vào đề thi bắt đầu có sự thay đổi chuyển từ nghị luận về một tác phẩm văn học sang dạng nghị luận so sánh văn học( từ hai đoạn trích, hai tác phẩm văn học trở lên).
	Đặc biệt tại đề thi minh họa của Bộ giáo dục chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017- 2018, phần nghị luận văn học đã được ra dưới dạng câu hỏi liên hệ, so sánh. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực. Như vậy dạng đề nghị luận liên hệ, so sánh đang thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi nghị luận so sánh văn học đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực so sánh, liên hệ các tác phẩm văn học, các chi tiết hoặc tư tưởng của một tác phẩm. Có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng bài nghị luận so sánh văn học là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
 Kiểu bài nghị luận so sánh văn học là một dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. 
 Nghị luận so sánh văn học là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này chiếm phần lớn số điểm toàn bài vì vậy có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 4,0 hoặc 5,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần nghị luận so sánh, văn học các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm cao. Như vậy phần nghị luận so sánh, liên hệ văn học góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần nghị luận so sánh, văn học chính là giúp các em đạt điểm cao cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần nghị luận so sánh tác phẩm văn học, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết.
 Đối với học sinh trường THPT nhất là học sinh lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng làm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết cách làm bài, luyện tập các dạng đề nghị luận so sánh văn học, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng bài so sánh, liên hệ tác phẩm văn học của học sinh THPT nói chung nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia nói riêng . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: 
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết cách làm bài so sánh văn học.
 - Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh 
- Luyện tập một số đề nghị luận so sánh liên hệ tác phẩm văn học để rèn kĩ năng làm bài
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	
- Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Trong ba năm ôn luyện dạng đề này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A2 (năm học 2015-2016)12A6 (năm học 2016-2017) 12A7 (năm học 2017-2018)
- Dạng câu hỏi nghị luận so sánh văn học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
1.1.Khái niệm
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.
Theo “Từ điển Tu từ - phong cách học - thi pháp học” của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.
Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống , so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
Từ những khái niệm trên vận dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, có thể thấy so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, phong cách) cảm nhận được những mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những sáng tạo của nghệ sĩ. Để rèn luyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp này nói riêng, cảm thụ văn học nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần đặt ra những yêu cầu cụ thể.
 Với phân môn Làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo hai lớp nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, so sánh văn học là một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập lụân khác như: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào SGK Ngữ văn 11.
Thứ hai, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình ngữ văn THPT.
Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
Trong chuyên đề này khái niệm so sánh văn học chủ yếu được hiểu theo nghĩa là một kiểu bài nghị luận,
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế những năm gần đây, các kỳ thi học sinh giỏi cũng như thi THPT Quốc gia môn Văn,thường xuất hiện dạng đề so sánh văn học. Mục đích so sánh văn học là để thấy được điểm tương đồng và khác biệt nhằm làm sáng tỏ những điểm mới, kế thừa của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến trong tư tưởng và phong cách của một cây bút trong những tác phẩm viết cùng một đề tài, một chủ đềở nhiều thời điểm khác nhau. Có khi so sánh chỉ để làm nổi bật một vài chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào đó của tác phẩm. Tuy nhiên đây là dạng nghị luận mới nên gây khó khăn, lúng túng cho cả giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên trong phân phối chương trình, kiểu bài so sánh văn học không hề được đưa vào nên chưa bao giờ nó được xuất hiện trong tiết Làm văn như một bài học độc lập tương đương như những dạng bài khác hoặc được giới thiệu qua các tài liệu tự chọn của Bộ Giáo dục. Vì vậy, việc “rèn kĩ nănglàm kiểu bài so sánh văn học cho học sinh lớp 12 THPT” gặp phải không ít khó khăn, nhất là tư liệu dạy học ít. Đặc biệt do phân phối chương trình và thời gian trên lớp hạn chế, nên hầu hết giáo viên chỉ chú ý đi sâu, đào kĩ vào các vấn đề trọng tâm của tác phẩm, không có điều kiện so sánh, đối chiếu tác phẩm này với tác phẩm kia, nếu có cũng chỉ mang tính chất liên hệ, mở rộng chứ không có thời gian để đối chiếu ở từng phương diện cụ thể. Vì thế, trong trong dạy học môn ngữ văn ở trường PTTH, giáo viên và học sinh ít có thời gian bàn về so sánh văn học.
Đối với học sinh còn lúng túng, chưa có kĩ năng so sánh văn học, tài liệu tham khảo ít, việc hướng dẫn của giáo viên về kiểu bài này còn khá mỏng và hạn chế. Nên hầu hết học sinh thường gặp khó khăn, và rất ngại làm kiểu bài nghị luận so sánh văn học do chưa nắm rõ kĩ năng làm bài.
Từ những nguyên nhân trên mà hầu hết học sinh rất lúng túng trước kiểu bài so sánh văn học. Vì thế khi gặp đề bài này, học sinh chỉ biết đơn thuần cảm thụ lần lượt hai đối tượng chứ không biết chỉ ra từng đặc điểm giống nhau và khác nhau, đặc biệt rất hiếm trường hợp học sinh biết lí giải nguyên nhân giống và khác nhau ấy là do đâu, dựa trên cơ sở nào để giải thích.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Rèn kỹ năng nhận diện kiểu bài so sánh
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Vì vậy ta có thể chia ra thành các kiểu bài so sánh văn học như sau:
.So sánh hai đoạn thơ, đoạn văn.
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: 
Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 
(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011) 
Tôi buộc lòng tôi với mọi người 
Để tình trang trải với trăm nơi 
Để hồn tôi với bao hồn khổ 
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 
(Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011) 
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” (Vợ chồng APhủ - Tô Hoài) 
“ Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” ( Chí Phèo - Nam Cao)
1.2 . So sánh các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm (hoặc đoạn trích).
Những đề văn thuộc dạng này có thể yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện, nội dung tư tưởng như: giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước
Ví dụ 1: Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và đoạn trích Đất nước (trích Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Ví dụ 2: Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua truỵên ngắn “Chí Phèo” và Kim Lân qua truyện ngắn “Vợ nhặt”.
1.4. So sánh các vấn đề về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (hoặc của đoạn trích)
Đề bài có thể yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện hình thức nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật kết truyệnvà cũng có thể là toàn bộ các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ 1: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân.
Ví dụ 2: So sánh cách kết thúc hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao. 
Ví dụ 3: So sánh cái kết trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) với sự xuất hiện trở lại của “cái lò gạch cũ” và cái kết trong Vợ nhặt (Kim Lân) với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
1.5.So sánh về các hình tượngvăn học
Có thể là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng cái “tôi” trữ tình hoặc một hình tượng nào đó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ 1: Cảm nhận về vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chiến qua hai nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và Dít trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
 Ví dụ 2: So sánh nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để làm rõ sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945
1.6.So sánh về các chi tiết trong tác phẩm
Dạng đề này thường hướng đến các chi tiết trong tác phẩm văn xuôi
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh(chị) về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong “Chí phèo” (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà mẹ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân. 
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài).
2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng so sánh:
- So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, cùng một bình diện để tránh khập khiễng.
- So sánh trên nhiều cấp độ: nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh; lớn hơn là các nhân vật, sự kiện, tác phẩm, tác giả và phong cách
- So sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá thì so sánh đó mới trở nên sâu sắc.
 Để thực hiện tốt các thao tác so sánh đòi hỏi học sinh:
+ Phải có vốn tri thức rộng về văn chương kết hợp với trí tụê sắc sảo và năng khiếu liên tưởng, tưởng tượng.
+ Phải có khả năng nắm vấn đề cụ thể, chi tiết đồng thời có khả năng khái quát, tổng hợp.
+ So sánh để làm nổi bật đối tượng, phải tự nhiên, phù hợp không gượng ép.
Như vậy, kiểu bài so sánh văn học ít nhất phải từ hai tác phẩm (hoặc hai đoạn trích) trở lên. Đối với kiểu bài này, người làm bài phải biết phân tích các đối tượng trong thế so sánh để tìm ra những chỗ giống nhau, khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của các tác phẩm, nét độc đáo trong phong cách của mỗi tác giả
Kiểu bài này đòi hỏi người làm bài phải có kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử (tác phẩm và tác giả) phong phú và phải có năng lực khái quát tổng hợp vấn đề cao. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, nếu chúng ta biết chọn và đưa ra nhiều đề văn thuộc dạng này không chỉ giúp các em củng cố được thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề mà còn là cơ hội để các em biết xâu chuỗi và vận dụng một cách nhuẫn nhuyễn các kiến thức đã học, phát huy năng lực sáng tạo của các em.
3.Biện pháp 3: Rèn kỹ năng nhóm các tác phẩm có chung đề tài, chủ đề.
3.1.Nhóm các tác phẩm
GV có thể hướng dẫn HS tập hợp các tác phẩm đã học thành những đề tài, chủ đề lớn, nhỏ: Đất nước, tình yêu, người lính, số phận con người, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
Có thể nhóm một số tác phẩm theo chủ đề, đề tài như sau:
 Về nhân dân, đất nước:
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
 Về người phụ nữ, người nông dân:
 - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
- Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
 Về người lính:
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi
 Cảm hứng nhân đạo:
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
 Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Tây tiến (Quang Dũng)
- Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
3.2 Rèn kỹ năng tự thiết lập bộ đề
Sau khi nhóm các tác phẩm theo chủ đề, đề tài, giáo viên nên yêu cầu học sinh tự thành lập các đề văn cảm thụ trong thế đối sánh (thiết lập ngân hàng đề).
Cách làm như sau: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thiết lập các đề theo dạng: cùng viết về một đề tài.nhưng mỗi tác phẩm, tác giả lại có những cách khám phá, thể hiện mới mẻ đặc sắcchứ không đơn thuần: nêu cảm nhận của anh/chị về hai nhân vật, hai đoạn văn, đoạn thơ, hai chi tiết, hai hình ảnh.
Từ đó, các em sẽ thấy rằng các tác phẩm khi được đặt trong thế đối sánh thì các đối tượng nên cùng loại (gần nhau) để nhận thức được những điều khác biệt. Tuy nhiên cần xác định được điểm chung, tiêu chí và mục đích của sự đối sánh trước khi ra đề, sẽ tránh sự khập khiễng, gượng ép khi đặt các đối tượng cảm thụ quá khác xa nhau trong một đề văn.
4.Biện pháp 4: Rèn kỹ năng làm bài so sánh văn học
4.1.Rèn kĩ năng phân tích đề:
Phân tích đề là một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng bài văn. Vì vậy, giúp học sinh có được kĩ năng này giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cụ thể như:
4.1.1- Rèn kỹ năng phân tích các đối tượng và so sánh để thấy được nét chung, nét riêng
Ví dụ 1: Cùng viết về đất nước và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng tác phẩm: “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và “Việt Bắc” của Tố Hữu là hai thế giới hình tượng riêng, hai giọng điệu trữ tình riêng, chứa đựng những nỗi niềm riêng của mỗi hồn thơ. Anh/chị hãy phân tích hai bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra nét riêng của mỗi tác phẩm.
 Học sinh biết cách phân tích từng đối tượng so sánh sau đó nhận xét đánh giá về những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng so sánh.
4.1.2. Kỹ năng xác định yêu cầu của đề:
Trước hết, cần xác định đối tượng cảm thụ - đối sánh, phạm vi kiến thức cần huy động sao cho đúng và trúng.
Muốn vậy cần rèn cho các em thói quen đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng. Có thể đưa ra một loạt đề cảm thụ trong thế đối sánh cùng về hai tác giả, tác phẩm, chỉ thay đổi cách hỏi, câu lệnh để rèn cho học sinh kĩ năng xác định trọng tâm vấn đề.
Trước một đề văn cần đặt các câu hỏi: Tại sao đề lại yêu cầu cảm thụ các đối tượng đó trong thế đối sánh? giữa chúng có những điểm gì chung lớn nhất (cùng đề tài, cảm hứng, thể loại, giai đoạn)sự khác biệt nổi bật giữa chúng? từ sự giống và khác nhau ấy, đề văn muốn chúng ta khẳng định vấn đề gì? (về đặc điểm giai đoạn, trào lưu, bản chất nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ sĩ, tiến trình phát triển của lịch sử văn học?..) Những câu hỏi ấy sẽ giúp học sinh xác định mục đích, yêu cầu của đề văn và thâm ý của người ra đề.
4.1.3. Rèn kỹ năng xác định thao tác nghị luận cơ bản:
Một bài văn cần phối hợp rất nhiều thao tác nghị luận song cần lưu ý học sinh xác định đâu là thao tác nghị luận chính, đâu là thao tác nghị luận bổ trợ. Trong bài nghị luận so sánh văn học thao tác cơ bản là phân tích và so sánh. Có nhiều học sinh chỉ nặng về đối sánh mà quên mất cảm thụ , có học sinh thì ngược lại. Xác định được thao tác chính học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết.
4.1.4. Rèn kỹ năng xác định phạm vi giới hạn đề ( phạm vi tư liệu)
Các em cần xác định đúng phạm vi giới hạn đề thuộc đoạn trích( tác phẩm) nào để định hướng sử dụng phạm vi tư liệu dẫn chứng đúng tránh lan man ,xa đề . 
4. 2. Rèn kĩ năng lập ý - lập dàn ý:
4.2.1.Các bước lập ý:
Bước 1: Trước hết, cần phân tích đối tượng thành nhiều bình diện để cảm thụ đối sánh. Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuỳ từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau. Cách chia tách phải căn cứ vào đặc trưng loại thể hoặc các khía cạnh của nội dung tư tưởng: ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu, đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
Bước 2: Nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Học sinh cần có sự phát hiện chính xác, có tiêu chí so sánh rõ ràng, diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh chung chung, mơ hồ.
Bước 3: Đánh giá, nhận xét, lí giải ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_kieu_bai_so_sanh_va.docx