SKKN Một vài kinh nghiệm khi lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Nga Sơn
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu rộng và mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng. Nổi cộm như: vấn đề vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường, lối sống thực dụng, hưởng thụ, tự do vô kỉ luật, không có lý tưởng sống, dễ bị sa ngã và bị các thế lực xấu lôi kéo. Thực trạng này đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã phát động cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên phạm vi cả nước. Mục đích là để khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, góp phần làm cho quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 12 Ở TRƯỜNG THPT NGA SƠN Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 5 2.2. Thực trạng hiểu biết về tư tuởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với học sinh THPT Nga Sơn. 6 2.3. Một số yêu cầu trong việc lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12. 7 2.3.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học và mục tiêu lồng ghép 7 2.3.2. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm lồng ghép 8 2.3.3. Xác định địa chỉ, nội dung kiến thức cần lồng ghép 8 2.3.4. Lựa chọn phương pháp lồng ghép 9 2.3.5.Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà 10 2.4. Các ví dụ về lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong bài dậy Lịch sử 12 10 2.4.1. Một số nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh 10 2.4.2. Sự chuẩn bị của giáo viên 10 2.5. Kết quả của đề tài 16 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 18 4. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu rộng và mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng. Nổi cộm như: vấn đề vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường, lối sống thực dụng, hưởng thụ, tự do vô kỉ luật, không có lý tưởng sống, dễ bị sa ngã và bị các thế lực xấu lôi kéo. Thực trạng này đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã phát động cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên phạm vi cả nước. Mục đích là để khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, góp phần làm cho quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ. Xuất phát từ ý nghĩa đó, từ những năm học trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... Việc lồng ghép này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể. Đối với chương trình Lịch sử trong trường trung học phổ thông, là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về tiến trình của lịch sử nhân loại và dân tộc Việt Nam. Mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và phát triển ở các em những tình yêu quê hương đất nước, niềm tin yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Với nội dung chương trình như vậy, việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử là làm thế nào để việc lồng ghép đó đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Một vài kinh nghiệm khi lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Nga Sơn ” 1.2. Mục đích nghiên cứu + Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh . + Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. + Đề cập đến các góc độ trong nội dung và tư tưỏng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đưa ra một vài phương pháp lồng ghép mang tính khả thi và cần thiết trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Trường THPT Nga Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu các tác phẩm + Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên + Búp sen xanh ( Sơn Tùng) + Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh + Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh( Hà Minh Đức) + Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh(Nxb chính trị quốc gia) + Các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác + Sách giáo khoa lịch sử 12 - Trao đổi với học sinh: Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Khảo sát thực tế. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới, suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành chọn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đất nước ta”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam. Tư tưởng và đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Người phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống, học tập và làm việc của bản thân. Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em đang hoàn thiện dần về trí tuệ, nhân cách, phẩm chất đạo đức. Do đó, việc dạy học lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước. Tại trường THPT Nga Sơn, sau hơn khi đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các môn học, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên, để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì trong công tác giảng dạy nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước. 2.2. Thực trạng hiểu biết về tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với học sinh THPT Nga Sơn Sách giáo khoa môn Lịch sử có nhiều sự kiện về Hồ Chí Minh đặc biệt là Lịch sử lớp 12, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày kỹ hơn và lồng ghép với kiến thức lịch sử dân tộc. Tuy nhiên qua học tập các môn khoa học xã hội, qua bộ môn Lịch sử, qua sinh hoạt đoàn đội, qua việc tiếp nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định các em cũng đã hiểu được cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ còn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. Là giáo viên dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách của Bác trong dạy lịch sử gióp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết. 2.3. Một số yêu cầu trong việc lồng ghép nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài dạy Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng vào các bài giảng chúng ta cần làm tốt những bước sau: 2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu lồng ghép Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung lồng ghép thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu lồng ghép . Vì nếu xác định không đúng mục tiêu lồng ghép sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc lồng ghép hoặc quá xem nhẹ việc lồng ghép dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học. 2.3.2. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm lồng ghép Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm lồng ghép sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học. 2.3.3. Xác định địa chỉ , nội dung kiến thức cần lồng ghép Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định địa chỉ và lượng kiến thức lồng ghép phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. Nếu giáo viên xác định địa chỉ, nội dung kiến thức lồng ghép không phù hợp với nội dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống kiến thức của bài học. Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng kiến thức lồng ghép quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục lồng ghép. Do đó, việc xác định địa chỉ và khối lượng kiến thức cần lồng ghép giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: + Chọn mục kiến thức trong bài phù hợp, dễ lồng ghép + Nội dung lồng ghép phải phù hợp với nội dung của bài học. + Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định. + Lượng kiến thức lồng ghép phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong lớp, trong trường mình giảng dạy. 2.3.4. Lựa chọn phương pháp lồng ghép Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn lịch sử, từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương đến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại. Các phương pháp dạy học lịch sử truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường xuyên trong các bài giảng của mình. Có thể nói việc lựa chọn phương pháp lồng ghép là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung lồng ghép. Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp lồng ghép cho từng nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: + Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung lồng ghép. + Căn cứ vào đối tượng học sinh. + Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy. 2.3.5.Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Khi đã xác định được nội dung cần lồng ghép, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải: + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin. + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo. 2.4. Các ví dụ về lồng ghép nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài dạy Lịch sử 12 2.4.1. Một số nội dung cơ bản về tư tuởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Nhìn chung về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản là: Trung với nước hiếu với dân. Tình yêu thương con người. Đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Tinh thần Quốc tế trong sáng. 2.4.2. Sự chuẩn bị của giáo viên và thực hiện lồng ghép * Về lòng yêu nước thương dân và tư tưởng độc lập tự do: - Khi dạy bài 16 – Lịch sử 12 : Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám giáo viên giảng đến sự kiện thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện có thể trình bày: “ Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên toàn Đông Dương, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Trong lúc Bác đang bị bệnh rất nặng có nguy cơ không qua khỏi. Bác cầm tay các đồng chí cách mạng căn dặn “ Thời cơ đã đến dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng cố giành cho được độc lập” Dù hoàn cảnh nào Bác vẫn nghĩ tới dân tộc. - Khi dạy bài 17- Lịch sử 12 “ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngay 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” . Khi giảng đến sự kiện Bác được bầu làm Chủ tich nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe sự kiện Bác đã trả lời các nhà báo nước ngoài phỏng vấn “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”. Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến sự kiên : Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi từ chiến khu Bác về Hà Nội Người rất đau lòng khi thấy nhân ta trải qua trận đói khủng khiếp hậu quả chính sách cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến. Vì vậy ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Người đã ra sắc lệnh diệt “giặc đói” Bản thân Bác cũng nhịn ăn để dành gạo cứu đóiBác đã từng căn dặn các vị lãnh đạo “ Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo ấm cho dân, nếu độc lập, dân còn nghèo đói thì độc lập không có nghĩa lí gì”. - Khi Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta: Người và Đảng chủ trương nhân nhượng để cho dân tộc ta tránh một cuộc chiến tranh bất lợi, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càn lấn tới quyết tâm cướp nước ta một lần nữa Người kiên quyết kêu gọi nhân dân chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. - Sau hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước ta tạm thời chia làm hai miền miềm Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam vẫn còn nằm trong vòng kìm kẹp của Mĩ-ngụy. Sau khi thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” Mĩ trực tếp nhảy vào miền Nam Bác kêu gọi cả nước đứng lên chống Mĩ. Người nói “ Dù Mĩ có đưa mấy chục vạn quân vào miền Nam, nhân dân ta cũng quyết tâm đánh bại chúng, chúng càng thua đau ở miền Nam thì chúng điên cuồng ném bom miền Bắc. Đế quốc Mĩ giống như con thú dữ bị thương cố giãy giụa trước hơi thở cuối cùng. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thống nhất ta xây dựng đất nước đàng hoàng hơn tươi đẹp hơn” Bác nhiều lần nói“Miền Nam trong trái tim tôi”. Khi tuổi đã cao mỗi buổi sáng thức dậy Bác đều gọi các chiến sĩ bảo vệ vào hỏi miền Nam hôm nay thắng lợi ở đâu , đồng bào ta trong đó thế nào. Bác có một ước mơ khi nước nhà thống nhất sẽ vào thăm đồng bào miền Nam. Nhiều lúc khi còn chiến tranh Bác đề nghị và thăm miền Nam nhưng các đồng chí Trung ương không đồng ý. Cứ mỗi độ xuân về, tết đến Người đều có thư chúc tết đồng bào cả nước. Người căn dặn đồng bào cả nước “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào, Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn" * Tình yêu thương con người: Một khía cạnh đạo đức cao quý ở Hồ Chí Minh chính là tình yêu thương con người bao la. Ở góc độ này giáo viên có thể khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu sau đây để lồng ghép vào các bài dạy có sự kiện liên quan: + Trong bài 18- Lịch sử 12: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Mục III: Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. Trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1947 trong một lần người đã đến thăm người tù binh Pháp, giữa mùa đông giá lạnh, thấy anh rét run người, Bác đã lấy chiếc áo khoác đang mặc trên người khoác lên người anh ta khiến cho người tù binh Pháp đã rơi lệ. +Tình yêu thương con người bao la của Bác còn được thể hiện qua rất nhiều câu chuyện khác, qua những vần thơ, câu hát làm lay động lòng người. Tình yêu đó không chỉ dành cho quê hương, cho tổ quốc mà còn dành cho tất cả mọi thế hệ “ Bác thương các cụ già xuân về mua biếu lụa, Bác thương đàn em nhỏ Trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sỹ đêm gác ngoài biên cương, Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn yêu thương”. * Giáo dục tư tưởng: Chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau. - Khi dạy bài 13- Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ 1925- 1930 - Mục 1: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Khi tìm hiểu về hoạ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_khi_long_ghep_noi_dung_giao_duc_tu.doc