SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên âm số học lớp 6
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Hóa - Lý, Ngữ văn – Địa lý.giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. Đặc biệt hơn, Toán học lại là một bộ môn khoa học và cũng là nền tảng cho các bộ môn khoa học khác. Nó có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống. Vậy vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn như thế nào để học sinh học được toán, say mê hứng thú với môn học đươc coi khô khan này? Đó là điều trăn trở đối với giáo viên dạy bộ môn Toán nói chung và cá nhân nói riêng.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG BÀI LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM SỐ HỌC LỚP 6 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hòa Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Quý SKKN thuộc môn: Toán CẨM THỦY, NĂM 2016 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 I. MỞ ĐẦU 2 2 1. Lí do chọn đề tài 3 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 4 3. Đối tượng nghiên cứu 3 5 4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 II. NỘI DUNG 3 7 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 8 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 9 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 10 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 11 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 12 1. Kết luận 19 13 2. Kiến nghị 19 14 Tài liệu tham khảo 21 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Hóa - Lý, Ngữ văn – Địa lý.....giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. Đặc biệt hơn, Toán học lại là một bộ môn khoa học và cũng là nền tảng cho các bộ môn khoa học khác. Nó có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống. Vậy vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn như thế nào để học sinh học được toán, say mê hứng thú với môn học đươc coi khô khan này? Đó là điều trăn trở đối với giáo viên dạy bộ môn Toán nói chung và cá nhân nói riêng. Cũng chính vì lí do đó, tôi cố gắng tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích hợp các môn Vật Lý, Lịch Sử, Địa Lý, Mỹ Thuật, Thể Thao và Hiểu biết Xã hội vào giảng dạy bài “Làm quen với số nguyên âm” (Số học 6) một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6” để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn Toán học nói chung và dạy ở trường trung học cơ sở Cẩm Quý nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Mục đích nghiên cứu: Để thấy được rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp-liên môn. Để cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa và sự cần thiết trong quá trình tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trong cuộc sống. Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp... trong quá trình giảng dạy. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6 ở trường THCS Cẩm Quý. 4. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp + Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề. + Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. + Phương pháp dạy học trực quan. + Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành. + Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để sử lý số liệu thu được và rút kinh nghiệm. Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi, cho dù dạy học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lí thì cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong thực tế hiện nay việc học đối với một bộ phận học sinh là quá khó và nhàm chán. Do hàng ngày các em chỉ thụ động tiếp thu những kiến thức có trong sách giáo khoa. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng học không cao. Đặc biệt là đối với môn Toán, với các con số khô khan, cứng nhắc, học sinh lại càng khó học. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Toán làm cho học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy, với bài “Làm quen với số nguyên âm” việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuât, Thể dục và Hiểu biết xã hội đã giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em hào hứng, hăng say nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó, học sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện. Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học: Bài “ Làm quen với số nguyên âm” được giảng dạy trong chương trình Toán 6. Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan trọng của số nguyên âm trong việc mở rộng tập hợp số tự nhiên. Nhận biết các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.. Trong thực tế người ta dùng đến số nguyên âm để Biểu thị nhiệt độ dưới 00c; biểu thị độ cao dưới mực nước biển; biểu thị số tiền nợ, tiền lỗ thông qua kinh doanh buôn bán; chỉ thời gian trước công nguyên. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được: Kiến thức. - Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. - Nhận biết và các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. Kĩ năng. - Đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn; - Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. Thái độ. - Trong tính toán các em cần Cẩn thận, chính xác, trung thực; - Học sinh yêu thích,có hứng thú và chủ động hơn trong học tập. Phát triển năng lực của học sinh: Năng lực tính toán. Năng lực tư duy lôgic. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác. Nội dung các môn học cần thực hiện dạy tích hợp trong bài bao gồm: * Môn Vật lí: Với kiến thức vật lí 6, bước đầu học sinh biết được ở nhiệt độ nào thì nóng , nhiệt độ nào thì lạnh. Khi nào nước đóng băng,nước đá tan chảy. Từ đó, các em biết cách giữ ấm cho cơ thể mình và nhắc nhở mọi người xung quanh mặc đủ ấm khi nhiệt độ xuống thấp * Môn lịch sử: Giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử ở lớp 6 về sự thành lập nhà nước Văn Lang vào khoảng thế kỉ VIII- thế kỉ VII TCN.Các em hiểu được giá trị lớn lao của việc thành lập một nhà nước đã rất khó .Nhưng để giữ được nhà nước đó lại càng khó khăn hơn Thấy được mặc dù bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu vẫn vùng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248 để giải quyết vấn đề mà yêu cầu bài học đưa ra.Từ đó, rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào thực tế, biết phân tích đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử phục vụ bài học. Hình thành cho học sinh ý thức thái độ tích cực, yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh. Biết quý trọng gìn giữ thành quả mà ông cha để lại. * Môn địa lí: Bằng kiến thức địa lí về độ cao của các đỉnh núi, các đáy vịnh, học sinh xác định được độ cao của núi Phú Sĩ ở Nhật Bản,núi Phan-xi-păng cao nguyên Đắc Lắc ở Việt Nam. Khác với độ cao của đáy vịnh Cam Ranh, rãnh Ma ri-a-naQua đó, các em thấy được tài nguyên do thiên nhiên ban tặng là vô cùng quý giá . Giúp các em có ý muốn khám phá, tìm hiểu về nó.Cũng từ đó, học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ những di sản mà thiên để lại cho con người. * Tích hợp với hiểu biết xã hội: Qua tài liệu trong sách giáo khoa, các thông tin từ ti-vi. Internethọc sinh ngưỡng mộ, kính phục Pi-ta-go nhà toán học vĩ đại của thế giới. Các em biết được Thế vận hội đầu tiên của loài người diễn ra năm 776 trước công nguyên. Trong thực tế việc kinh doanh, buôn bán có hiệu quả cao là vô cùng khó . Làm thế nào dể buôn bán có lãi, không bị thua lỗ đòi hỏi phải có bộ óc nhanh nhạy, tính toán chuẩn xác. Từ đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh biết quý trọng đồng tiền của cha mẹ. Sau này lớn lên, các em biết cách kiếm tiền và tiêu xài một cách tiết kiệm nhất. * Môn Mĩ thuật: Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học trong nhà trường, học sinh vẽ được trục số. Biết cách vẽ và phối màu cho bản đồ tư duy. * Môn thể thao: Dùng số nguyên biểu thị số bàn thắng, bàn thua trong các trận đấu. * Mục đích, ý nghĩa: Nhằm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình, hợp lý và có kết quả cao trong quá trình tích hợp liên môn giữa các môn học để từ đó phân chia thời lượng một cách hợp lý trong tiết học; truyền cảm hứng phấn khởi, vui vẻ và hào hứng trong quá trịnh chủ động, tích cực học tập của học sinhtừ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ và hợp lý về thiết bị và học liệu cho tiết dạy học 3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá trình thiết kế và thực hiện bài học: Thiết bị dạy học và học liệu phục vụ cho quá trình thiết kế và tiến hành thực hiện bài học là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của tiết học. Bởi vậy, việc chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các thiết bị dạy học và nguồn học liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng và tiến hành bài học có ý nghĩa vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình từ thiết kế bài học cho đến khi kết thúc bài học. Đối với việc dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các yêu cầu sau: + Giáo viên: Thiết bị, phương tiện dạy học: - Máy chiếu, giấy khổ to, bút màu, tranh vẽ Nguồn tư liệu, học liệu: - Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán 6, sách bài tập Toán 6. Sách giáo khoa Lịch sử 6. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 7. Sách giáo khoa Vật lí 6. - Giáo án. - Tranh ảnh, tư liệu, sự kiện và nhân vật lịch sử , một số địa danh trong nước và trên thế gới từ các tư liệu trên các nguồn thông tin đại chúng. - Phiếu học tập của học sinh. + Học sinh: - Học bài cũ, đọc và nghiên cứu trước bài mới - Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo viên cần cập nhật tư liệu, hình ảnh một cách kịp thời, có tính thời sự cho phù hợp với thực tế và đạt hiệu quả giáo dục. 3.3. Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của các hoạt động: Việc xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung và cách thức tiến hành các hoạt động dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạy học tích hợp – liên môn. Tiến trình thực hiện khéo léo, hợp lý các hoạt động dạy học sẽ tạo được cảm hứng và kết quả giờ học tốt cho cả giáo viên và học sinh. Đối với bài quen với số nguyên âm – Số học lớp 6 được chia thành 6 hoạt động chủ yếu sau đây: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Cách tiến hành: Để đưa học sinh vào bài học, giáo viên sử dụng hình ảnh Đề-Các- nhà toán học đầu tiên của nhân loại. Ông đề nghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0 và từ đó số âm dần có quyền bình đẳng với số dương. Giáo viên tích hợp với hiểu biết xã hội bằng các câu hỏi: Ai là người đề nghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0? Với hiểu biết về xã hội các em có thể trả lời là Đề-các. Sau đó hỏi tiếp: Em hãy giới thiệu đôi nét về Đè-các? Bằng kiến thức hiểu biết của mình các em trả lời như sau: Nói đến số nguyên âm, từ thế kỷ III trước Công Nguyên các số âm xuất hiện trong bộ sách “Toán thư cửu chương” của Trung Quốc. Khi đó số dương được hiểu như số “tiền lãi”, số “tiền có” còn số âm được hiểu như số “tiền lỗ”, số “tiền nợ”. Khi đó còn chưa có dấu “ - ”, người Trung Quốc dùng màu mực khác để viết các số chỉ số tiền nợ, tiền lỗ để phân biệt với các số tiền có, tiền lãi. Đến thế kỷ XVII Đề-Các(1596-1650) là nhà toán học đầu tiên của nhân loại. Ông là người Pháp, sinh tại Hà Lan,thuộc gia đình quý tộc. Ông mới đề nghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0 và từ đó số âm dần có quyền bình đẳng với số dương. Với việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức hiểu biết xã hội để giới thiệu bài,giáo viên đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài “ Làm quen với số nguyên âm”. Hoạt động 2: Thông qua các ví dụ để hướng học sinh tới những khái niệm mới. * Yêu cầu: Kiến thức: - Ví dụ 1: Học sinh nắm được Số nguyên âm dùng để biểu thị nhiệt độ dưới O độ C. Để học sinh hiểu rõ vấn đề, giáo viên đưa ra ví dụ : Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. Tich hợp môn Vật lí: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Nhiệt độ của nước sôi là bao nhiêu độ C? Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ C? Vậy khi nhiệt độ giảm đến bao nhiêu độ C thì nước đóng băng? Nhiệt độ giảm dưới 0oC thì nước đóng băng. Vậy số nguyên âm dùng để làm gì? Tiếp tục tích hợp với kiến thức hiểu biết xã hội , giáo viên cho học sinh đọc nhiệt độ của một số tỉnh thành phố trong nước và một số thành phố lớn trên thế giới. Hà Nội nhiệt độ 180C Cầu Long Biên • Bến Đục chùa Hương.Tháp Rùa.Khuê Văn Các • Lăng Hồ Chí Minh • Nhà hát Lớn Huế nhiệt độ 200C Đà Lạt nhiệt độ 190C Ngọ Môn(午門) Toàn cảnh hồ Xuân Hương vào lúc sáng sớm TP Hồ Chí Minh nhiệt độ 250C Chợ Bến Thành, Sài Gòn Bắc Kinh nhiệt độ âm 20C Mát-xcơ-va nhiệt độ âm 70C Quảng trường Thiên An Môn Điện Kremli và Quảng trường Đỏ ở Moskva Pa-ri nhiệt độ 00C Niu-yóoc nhiệt độ 20C Tháp Eiffel Tượng Nữ thần Tự do Qua ví dụ trên học sinh hoạt động sôi nổi, tích cực và đã nắm được khi biểu diễn nhiệt độ dưới 00c thì người ta viết nhiệt độ đó với dấu trừ đằng trước. Từ đó học sinh có kỹ năng đọc, viết thành thạo các số nguyên âm và biết so sánh nhiệt độ của các thành phố. Có hứng thú xem chương trình Dự báo thời tiết. - Ví dụ 2: Qua ví dụ học sinh nắm được số nguyên âm biểu thị cho độ cao dưới mực nước biển. Để học sinh hiểu rõ vấn đề, giáo viên đưa ra ví dụ : Về độ cao của một số địa danh. Tích hợp môn Địa lí và hiểu biết xã hội: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Đọc độ cao của một số địa danh đỉnh núi Phú Sĩ, núi Phan-xi-păng, cao nguyên Đắc Lắc, Vịnh Cam Ranh, Thềm lục địa Việt Nam, Biển Chết,Rãnh Ma-ri-a, núi E-vơ-rét. Thông qua bài tập học sinh biết được Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhaật Bản với độ cao tuyệt đối 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shiji. Cùng với hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho núi. Đây là một phần trong công viên Quốc gia Phú Sĩ –Hakone-Izu. Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới. Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm 2005). Núi Fuji chụp vào mùa đông Biển Chết dài khoảng 76km qua Israel, Bờ Tây và Jordan Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã được xem là một trong 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới, cùng với vịnh San Francisco của Mỹ và vịnh Rio de Janéro của Brazil. Đây cũng là một trong những vịnh nguyên sơ, được ví như một “dải lụa xanh” tuyệt đẹp của Việt Nam và thế giới Phan-xi-păng là 3143 mét Độ cao của đáy vịnh CamRanh là –30 mét Bia đá đánh dấu vị trí cao nhất của Phansipan Điểm du lịch lý tưởng Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét Biển Chết Thông qua nội dung này học sinh biết Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất Đông Dương (nóc nhà Đông Dương) đây cũng là nơi tham quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu, thám hiểm quan trọng của Việt Nam. Trên dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều động- thực vật quý cần bảo vệ và
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_bai_lam_quen.doc