SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5

SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5

 Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc; thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm đổi mới. “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu thơ đầu trong diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn thế hệ con cháu nước ta. Thế nhưng như nhận định của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một Diễn đàn về Sử học: “. Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc.”. Và kết quả thi tuyển sinh Đại học năm học 2006-2007 môn Lịch sử đã minh chứng nhận định của Đại tướng và thực sự gây “sốc” đối với xã hội. Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1. Qua đó cho thấy, kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh, đặc biệt là bậc trung học phổ thông quá yếu. Tuy nhiên không phải đến năm 2007 kết quả học tập môn Lịch sử mới xuống cấp mà tình trạng sa sút này đã có từ lâu.

 Giờ đây đứng trước thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của mạng Internet và văn hóa ngoại bang đã tràn vào nước ta qua nhiều phương tiện không thể kiểm soát hết, điều đó có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ Việt Nam làm cho học sinh lơ là trong các môn học phụ, nhất là bộ môn Lịch sử. Một thực tế cho thấy học sinh “sợ” học môn Lịch sử nhưng rất thích xem các bộ phim lịch sử Trung Quốc; thuộc vanh vách tên tuổi các nhân vật thuộc về lịch sử Trung Quốc nhưng khi nói về lịch sử của dân tộc ta thì không biết. Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc".

 

doc 18 trang thuychi01 8841
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
2. NỘI DUNG
Trang 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 2
2.2. Thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường TH Lê Mạnh Trinh
Trang 3
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 5.
Trang 4
2.4. Những kết quả của quá trình thực hiện kinh nghiệm 
Trang 13
2.5. Bài học kinh nghiệm
Trang 14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trang 14
3.1. Kết luận
Trang 14
3.2. Kiến nghị
Trang 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 16
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài.
 	Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc; thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm đổi mới. “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu thơ đầu trong diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn thế hệ con cháu nước ta. Thế nhưng như nhận định của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một Diễn đàn về Sử học: “... Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc...”. Và kết quả thi tuyển sinh Đại học năm học 2006-2007 môn Lịch sử đã minh chứng nhận định của Đại tướng và thực sự gây “sốc” đối với xã hội. Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1. Qua đó cho thấy, kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh, đặc biệt là bậc trung học phổ thông quá yếu. Tuy nhiên không phải đến năm 2007 kết quả học tập môn Lịch sử mới xuống cấp mà tình trạng sa sút này đã có từ lâu. 
 	Giờ đây đứng trước thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của mạng Internet và văn hóa ngoại bang đã tràn vào nước ta qua nhiều phương tiện không thể kiểm soát hết, điều đó có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ Việt Nam làm cho học sinh lơ là trong các môn học phụ, nhất là bộ môn Lịch sử. Một thực tế cho thấy học sinh “sợ” học môn Lịch sử nhưng rất thích xem các bộ phim lịch sử Trung Quốc; thuộc vanh vách tên tuổi các nhân vật thuộc về lịch sử Trung Quốc nhưng khi nói về lịch sử của dân tộc ta thì không biết. Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc".
 	Trên lý thuyết và thực tế, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc tức môn Quốc sử, không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản rất cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Nếu không chú ý, mỗi công dân của chúng ta khi học hết cấp phổ thông, trong đầu óc sẽ mang những khoảng trống vắng hay mờ nhạt về lịch sử, nghĩa là không hiểu biết về quá khứ dân tộc, về các giá trị mà ông cha đã đổ máu để giành giữ được thì thật vô cùng nguy hiểm. Điều đó có nghĩa nếu chúng ta không coi trọng việc dạy, học môn học này thì sẽ phải trả giá cho kết quả đào tạo trong nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp trẻ vào đời.
 Băn khoăn trước thực trạng đó, là một giáo viên dạy Tiểu học có môn Lịch sử, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình về việc dạy học môn Lịch sử lớp 5 nhằm góp phần giúp học sinh lớp mình nắm vững hơn chương trình lịch sử của lớp 5. Rất mong các bạn đồng nghiệp chân thành góp ý.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn giúp các em học sinh nắm vững được chương trình Lịch sử lớp 5 tạo tiền đề cho các em học tập ở chương trình cao hơn trong các cấp học sau này. Đó cũng là góp phần nhỏ bé của mình trong việc khắc phục tình trạng sa sút hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam trong học sinh hiện nay, giúp học sinh biết các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc để các con có ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc. Ngoài ra còn định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam cho học sinh nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa thế giới. 
 	Với những lí do và mục đích nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5” qua nghiên cứu sách giáo khoa và thực tiễn giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình và sách giáo khoa Lịch sử - Lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách và các tài liệu tham khảo để nắm được cơ sở khoa học của việc dạy học lịch sử cho học sinh.
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi với các đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ở Tiểu học môn Tự nhiên Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất. Cùng với môn Tiếng việt và Toán, môn Tự nhiên Xã hội là ba môn quan trọng nhất trong chương trình Tiểu học. Ở lớp 5 môn Tự nhiên Xã hội được chia thành 2 phân môn là Lịch sử và Địa lí.
 	Như chúng ta đã biết, Lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên việc giáo viên dạy như thế nào để giúp học sinh tái hiện lại được những gì thuộc về quá khứ là một điều khó trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng: những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
 	Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh:
 	- Lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc.
 	- Bên cạnh đó bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: 
 + Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau.
 + Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
 + Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
 + Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...
 + Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
 + Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh. 
 + Yêu thiên nhiên, con người, thiên nhiên, đất nước.
 + Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá. 
  	Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi môn học khác, giúp học sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), thì học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới dự định hướng và kết luận của giáo viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử thì mới khắc sâu được kiến thức cho học sinh và mới kích thích được sự ham học sử ở các em.
 	2.2 Thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh.
 	a. Khảo sát học sinh
 	Thực tế qua mấy năm dạy lớp 5 tôi thấy với nội dung kiến thức như vậy là vừa tầm với học sinh ở lứa tuổi lớp 5. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 ngay khi nhận lớp tôi đã khảo sát học sinh và kết quả như sau:
Sĩ số
Số HS thích học môn Lịch sử
Số HS không thích học môn Lịch sử
33
7
26
- Vì vậy hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để học sinh hứng thứ học và tiếp thu bài tốt là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm. 
 	b. Những thuận lợi:
 	- Được sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học 
 	- Ban Giám hiệu mua nhiều phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 	- Nhà trường lắp mạng wifi nên các giáo viên có thể tìm kiếm tư liệu giảng dạy để cung cấp cho học sinh ngay trong giờ học.
 	c. Những khó khăn
- Một số học sinh và phụ huynh quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử ở Tiểu học.
 	- Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, của các trò chơi điện tử đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều học sinh ở lớp thiếu động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành nhất là bộ môn lịch sử.
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 5.
2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Dạy học theo các dạng bài.
 	Kiến thức lịch sử ở Tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn Lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn Lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ nhất định.
 	Phân môn Lịch sử ở lớp 5 cũng không nằm ngoài cơ sở trên gồm 32 tiết (trong đó có 29 tiết học với sách giáo khoa với các nhân vật lịch sử và sự kiện và 3 tiết lịch sử địa phương) Để học sinh dễ hiểu và nhớ lâu giáo viên cần dạy học theo các dạng bài sau:
 	a. Bài học về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
 	Bài: 	Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
 	Vượt qua tình thế thế hiểm nghèo.
 	Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
 	Nước nhà bị chia cắt.
 	Hoàn thành thống nhất đất nước.
 	Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ bản sau:
 	+ Phải mô tả được tình hình nước ta cuối thời kì hay sau thời kì đó như thế nào? (hoàn cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân như thế nào?)
 	+ Trong hoàn cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào?
 	+ Kết quả của những việc làm đó?
Chẳng hạn đối với bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
 	Giáo viên phải giúp học sinh nắm được:
 	- Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng tháng 8 như thế nào? (khó khăn chồng chất: Đế quốc và các thế lực phản động bao vây; nạn đói, nạn dốt)
 	- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn khó khăn về tài chính, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (lập hũ gạo cứu đói; tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi tăng gia sản xuất, phát động “Tuần lễ vàng”; phát động phong trào xóa nạn mù chữ; ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo)
 	- Kết quả của những biện pháp đó? (từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.)
b. Bài học về sự kiện lịch sử
 	Bài: 	Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
 	Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
 	Lễ kí Hiệp định Pa-ri. 
 	Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ bản sau:
 	+ Phải nêu được hoàn cảnh lịch sử (lí do) diễn ra sự kiện lịch sử đó.
 	+ Diễn biến chính của sự kiện lịch sử đó (thời gian, địa điểm, diễn biến các sự kiện lịch sử).
 	+ Kết quả, ý nghĩa.
 	Khi dạy các bài này giáo viên có thể sử dụng phương pháp truyền đạt, kể chuyện, thảo luận, dùng sơ đồ tranh ảnh giúp học sinh khắc sâu các sự kiện lịch sử. Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài.
 	Chẳng hạn đối với bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
 	Bài giảng cần tiến hành theo trình tự sau:
 	- GV nêu lí do vì sao Bác đọc Tuyên ngôn độc lập (Hơn 20 vạn quân Tưởng đang rập rình ở biên giới phía Bắc chuẩn bị tiến vào miền Bắc nhằm đánh tan Việt Minh, giúp bọn phản động lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ để thành lập Chính phủ bù nhìn. Ở miền Nam, quân viễn chinh Anh mượn cớ tước khí giới quân đội Nhật, giúp Pháp sẽ tràn vào.) 
 	- Quang cảnh HN ngày 2- 9- 1945: Giáo viên dùng tranh ảnh, băng hình (Hà Nội tưng bừng cờ, hoa, tất cả mọi người tập trung về Quảng trường Ba Đình nghe Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập).
 	- Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập (dùng tranh ảnh yêu cầu Học sinh sắp xếp theo diễn biến)
 + Buổi lễ bắt đầu lúc mấy giờ? (14 giờ)
 + Trong buổi lễ diễn ra sự việc chính nào? (Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân; Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập; Lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời).
 + Buổi lễ kết thúc khi nào? (Đến chiều buổi lễ kết thúc)
 	- Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập: Cho Học sinh nghe băng (Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy).
 	- Ý nghĩa (Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà).
 	c. Bài học viết về hoạt động của nhân vật lịch sử 
 	Bài: 	Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.
 	Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
 	Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
 	Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 	Giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau khi giảng dạy:
 	- Phải cho biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật? Đời sống nội tâm, tư tưởng tình cảm thế nào? Tài năng, đức độ ra sao?...)
 	- Phải tường thuật hay kể lại những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đối với lịch sử. Khi kể lại các hoạt động đó, giáo viên có thể kết hợp phân tích để học sinh hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện.
 	Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả. 
 	Thông thường với bài dạy này phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong tâm trí học sinh.
 	Bên cạnh đó giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại.
 	Ví dụ bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
 	GV cần tiến hành theo các bước sau:
 	- Vài nét về Phan Bội Châu (Sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Đan Nhiệm nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). 
 	- Phong trào Đông Du (Khởi xướng năm 1905 do Phan Bội Châu lãnh đạo; mục đích là cử người sang Nhật học tập để đào tạo nhân tài cứu nước)
 	- Kết quả (Phong trào Đông Du thất bại)
 	- Ý nghĩa (Đã cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta)
 	d. Bài học về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công.
 	Bài: 	Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 	Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
 	Cách mạnh mùa thu.
 	Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.
 	Thu - đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp".
 	Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
 	Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
 	Bến Tre đồng khởi.
 	Sấm sét đêm giao thừa.
 	Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
 	Tiến vào Dinh Độc Lập.
 	Dạng bài này chiếm tỉ lệ khá nhiều trong chương trình lịch sử tiểu học. Với dạng bài này, giáo viên phải cho học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau:
 	- Nguyên nhân (hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa (kháng chiến, chiến dịch)
 	- Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
 	- Kết quả và ý nghĩa.
 	Hầu hết các bài này đều có lược đồ, bản đồ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định và mô tả được vị trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Đặc biệt là phải nêu được một số sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
 	Phương pháp chủ đạo khi giảng dạy dạng bài này là giáo viên (hoặc học sinh) tiến hành miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan để làm sống dậy diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
 	Ví dụ: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
 	Giáo viên phải giúp học sinh nắm được:
- Căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ.
- Lí do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 (nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế)
- Diễn biến của chiến dịch Biên giới thu – đông (chỉ trên lược đồ)
	+ Sáng 16 – 9 – 1950, ta nổ sung tấn công cụm cứ điểm Đông Khê.
 	+ Đến sáng 18 – 9 – 1950, quân ta chiếm cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê quân Pháp ở Cao Bằng rút quân theo đường số 4, đồng thời chúng đem lực lượng tiến lên chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày đêm giao chiến quân Pháp đóng quân trên đường số 4 phải rút chạy.
- Kết quả: Giải phóng một số thị xã và thị trấn; làm chủ 750km trên giải biên giới Việt Trung; căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Ý nghĩa: Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng; từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
e. Bài học viết về thành tựu xây dựng đất nước
 	Bài: 	Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
 	Đường Trường Sơn
 	Hoàn thành thống nhất đất nước
 	Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
 	Nội dung kiến thức của mỗi bài khác nhau song về cơ bản chúng ta có thể tiến hành giảng dạy theo một cấu trúc chung như sau:
- Vì sao nhà nước (Đảng, Chính phủ) phải tiến hành hoạt động xây dựng đó? Hoạt động đó nhằm mục đích gì?
- Mô tả hoạt động (quá trình đó diễn ra như thế nào?)
- Kết quả (thành tựu, vai trò, ý nghĩa của hoạt động đó đối với đất nước.) 
 	Phương pháp chủ đạo khi giảng dạy dạng bài này là giáo viên truyền đạt hoặc thảo luận, hỏi đáp.
 	Ví dụ bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta các ý chính cần được khắc họa cho học sinh đó là:
+ Vì sao Đảng - Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? (miền Bắc bước vào thời kì xây dựng CNXH và trở thành hậu phương lớn cho miền Nam; cần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc)
+ Quá trình xây dựng nhà máy diễn ra như thế nào? (thời gian thi công, địa điểm xây dựng, thời gian khánh thành, quy mô)
+ Thành tựu, vai trò, ý nghĩa của nhà máy đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (nhiều sản phẩm máy phay, máy tiện, máy khoan, tên lửa ra đời, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
g. Các dạng bài ôn tập, tổng kết.
 	Loại bài này không phải là loại bài cung cấp kiến thức mới mà là loại bài học nhằm hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh sau mỗi thời kì (các giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn, đồng thời chu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_lich_su_l.doc