SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn viết đúng chính tả

SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn viết đúng chính tả

Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng. Bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả sẽ cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Từ đó làm chủ được tiếng nói và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp, học tập và tư duy. Viết đúng chính tả còn góp phần khẳng định trình độ văn hóa của người sử dụng Tiếng Việt. Do vậy nghiên cứu biện pháp khắc phục lỗi chính tả là một việc làm hết sức cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học.

Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Nếu phân môn tập đọc giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn chính tả sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Chỉ nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được và nói hay, viết hay góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta.

 Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.

 Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết đúng, đẹp trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

 Thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại.

 

doc 16 trang thuychi01 20014
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần
Nội dung
Trang
I
Phần mở đầu
2
1
Lí do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Phần nội dung
4
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Thuận lợi
4
2.2
Khó khăn
5
2.3
Những lỗi các em hay mắc phải    
6
3
Các giải pháp giải quyết vấn đề
6
3.1
Cung cấp một số qui tắc chính tả để học sinh ghi nhớ
6
3.2
Cung cấp một số mẹo luật chính tả để học sinh ghi nhớ
9
3.3
Phân biệt bằng nghĩa từ
12
3.4
Tích cực luyện phát âm đúng
12
3.5
Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả
12
3.6
Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi
13
3.7
Thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở và động viên, khuyến khích học sinh
13
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
III
Phần kết luận và kiến nghị
15
1
Bài học kinh nghiệm
16
2
Kiến nghị
16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng. Bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả sẽ cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Từ đó làm chủ được tiếng nói và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp, học tập và tư duy. Viết đúng chính tả còn góp phần khẳng định trình độ văn hóa của người sử dụng Tiếng Việt. Do vậy nghiên cứu biện pháp khắc phục lỗi chính tả là một việc làm hết sức cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học.
Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông, viết thạo”. Nếu phân môn tập đọc giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn chính tả sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Chỉ nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được và nói hay, viết hay góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta.
	Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.
	Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết đúng, đẹp trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
	Thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. 
Mặt khác, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết cho học sinh đôi khi bị xem nhẹ. Trong quá trình nhiều năm giảng dạy lớp 5, bản thân nhận thấy học sinh còn viết sai lỗi chính tả nhiều. Đặc biệt đầu năm học này, ở lớp tôi chủ nhiệm, tình hình học sinh viết sai lỗi còn khá phổ biến. Điều đó đã ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn viết đúng chính tả", nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu 
- Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
 	- Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ viết sạch đẹp cho học sinh trong lớp.
- Cung cấp một số mẹo và qui tắc chính tả cho học sinh và giúp các em cách ghi nhớ quy tắc chính tả theo kiểu mẹo. - Đề tài còn là một cẩm nang, một “sổ tay chính tả” của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là dạy phân môn chính tả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5ª, Trường Tiểu học Trung Thành 
- Phạm vi: Một số lỗi chính tả mà học sinh lớp 5 thường mắc phải. 
Vấn đề mẹo chính tả ở bậc Tiểu học là rất rộng. Song trong phạm vi đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về mẹo chính tả ở một số trường hợp mà học sinh lớp 5 ở địa phương thường mắc phải 
4. Phương pháp nghiên cứu 
a) Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này giúp tôi có cơ sở khoa học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn tổng quát và quan niệm đúng đắn về quy tắc chính tả hiện hành. 
b) Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Qua điều tra hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương pháp này giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng học sinh viết (nói) sai chính tả. 
c) Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 10 năm dạy học phương pháp này đã cung cấp cho tôi khá nhiều vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. 
d) Phương pháp phân loại: phương pháp này giúp tôi phân loại được nhóm lỗi chính tả hoặc một số lỗi chính tả có nét tương đồng về mặt ngữ âm hoặc cánh chữa lỗi. 
e) Phương pháp miêu tả: Phương pháp có tác dụng trong việc giải thích, thuyết trình cách khắc phục lỗi chính tả. 
g) Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để tránh được sự lặp lỗi hoặc trùng hợp không cần thiết khi xây dựng mẹo chính tả. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ  yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó  việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở để viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức, đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết.
 Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt về cách phát âm. Những cách phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại người ở các vùng miền trên đất nước ta đều nghe và hiểu được. Nhưng mặt khác của sự khác biệt về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả. Trong cuộc sống, con người không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập. Trong thực tế cuộc sống, người ta vẫn thường có câu: “Văn hay không bằng chữ tốt”. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái, đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.
	Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả có mối quan hệ mật thiết với nhau. 
Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh, một trong những đức tính cần thiết của con người sau này khi trưởng thành. 
Tuy nhiên, việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là một việc làm cực kì khó khăn. Đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các khối, lớp, các cấp học. Rèn cho học sinh giữ được vở sạch - viết chữ đúng và đẹp còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thuận lợi
Năm học 2015-2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A. Nhìn chung các em trong lớp ngoan, có tinh thần tập thể, có ý thức học tập, rèn luyện chữ viết. Nhiều gia đình học sinh quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói chung và giáo viên tổ 4, 5 nói riêng có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau. Trong công tác chuyên môn, thường xuyên học hỏi, trao đổi góp ý cho nhau để rèn luyện phương pháp giảng dạy. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Chuyên môn nhà trường luôn chú trọng phát triển phong trào rèn chữ viết, khuyến khích học sinh “giữ vở sạch - viết chữ đẹp”. Nhà trường đã được công nhận đạt trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
2.2. Khó khăn
Xã Trung Thành là một xã thuần nông. Bố mẹ các em học sinh trong lớp hầu hết là làm nghề nông, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên sự quan tâm, chăm lo đến việc học hành, đặc biệt việc quan tâm đến rèn chữ viết cho con em còn nhiều hạn chế, chưa thực sự được chú trọng.
          Bên cạnh đó, một số học sinh trong lớp chưa có ý thức rèn chữ viết, các em còn ngại khó, ngại khổ, phần lớn số học sinh trong lớp là nam (tổng số 29 em thì có 21 em nam, có 1 em là học sinh khuyết tật). Cha mẹ và bản thân các em còn xem nhẹ việc luyện viết, thường chỉ quan tâm đến kết quả học các môn văn hoá như Toán, Tiếng Việt... 
Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu hiện nay. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5, bản thân tôi được gần gũi, tiếp xúc, trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với các đồng nghiệp trong trường, tôi thấy tình trạng viết sai chính tả của học sinh trong lớp là do những nguyên nhân chủ yếu sau :
- Do các em không nắm được nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong Tiếng Việt, không nắm được vị trí phân bổ giữa các kí hiệu.
- Do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả vì quá trình học chính tả có liên quan mật thiết với quá trình trí nhớ. Những lỗi chính tả do không nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả như lẫn lộn các phụ âm đầu, các nguyên âm , ...
- Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương.
- Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học và rèn luyện viết chính tả, khi viết các em còn lơ là, không tập trung vào bài viết, lâu ngày thành thói quen cẩu thả "viết quen tay". Vì có nhiều em khi hỏi về quy tắc viết hoa thì các em trả lời tương đối đầy đủ nhưng vẫn mắc rất nhiều lỗi về viết hoa.          
 - Nhiều em còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em ít có điều kiện học tập, rèn luyện và đọc thêm sách báo nên vốn từ ngữ của các em ít được mở rộng.
 * Kết quả chấm bài Chính tả của lớp tôi đầu năm học như sau:
 - Số bài viết đúng, đẹp; hoàn thành bài tập chính tả tốt: 5/28 em
 - Số bài viết đúng nhưng chưa đẹp; hoàn thành bài tập chính tả: 5/28 em
 - Số bài viết chưa thật đẹp, còn sai một vài lỗi; hoàn thành được bài tập: 8/28 em
 - Số bài viết chưa đẹp, còn sai lỗi nhiều; hoàn thành chưa tốt bài tập chính tả: 10/28 em
2.3. Những lỗi các em hay mắc phải    
* Lỗi do không nắm vững qui tắc chính tả. Đây là lỗi thương gặp nhất: 
a) Lỗi về âm đầu: c/k; ng/ngh; d/gi; ch/tr;... 
- Lẫn lộn giữa c/k
VD: Kéo co - Viết thành: céo co
- Lẫn lộn giữa ng / ngh :
 	VD : Ngành      - viết thành Nghành .
          - Lẫn lộn giữa S/ X
          VD : Xinh xắn   - viết thành : Sinh sắn
  Mùa xuân  - viết thành : mùa suân
          - Lẫn lộn giữa d / gi
          VD : Duyên dáng   - viết thành : duyên giáng
                   Tờ giấy      - viết thành  : tờ dấy
                    Con dao    - viết thành   : con giao
 b) Lỗi về vần : lẫn lộn giữa vần: uyên và iên, iêu và iu, oa và o...
          VD :   Tiền tuyến        - viết thành : tiền tiến
                     Bao nhiêu         - viết thành : bao nhiu
 Bông hoa - viết thành: bông ho
 ....
c) Lỗi viết hoa : các em thường viết sai ở dạng:
 - Không viết hoa chữ cái ở đầu mỗi câu, không viết hoa các chữ cái của danh từ riêng, tên riêng, địa danh ,... viết hoa tuỳ tiện.
  VD : Cao bá Quát, trần đại nghĩa ,...
 d) Lỗi về dấu thanh : thanh hỏi / thanh ngã
 VD : Vàng thẫm   - viết thành : vàng thẩm
          Sửa xe        - viết thành  : sữa xe
 Củ khoai    - viết thành  : cũ khoai
* Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không hiểu cấu  trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai.
 VD: quanh quo; khúc khuỷ; ngoằn nghèo
* Lỗi do nói tiếng địa phương
 - Các em thường mắc một số lỗi phát âm trong khi nói do sử dụng tiếng địa phương nên thành thói quen và dẫn đến mắc lỗi khi viết.
VD: Thịt - viết là: thịch
 Chân - viết là: chưn
 Đi chơi - viết là: đi nhởn
 Về - viết là: vièn
 Nhanh - viết là: mau
	- Do phương ngữ địa phương Thanh Hóa hay nói mô, tê, răng, rứa... nên nhiều em đã sử dụng chúng vào văn bản trong khi viết
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
3.1. Cung cấp một số qui tắc chính tả để học sinh ghi nhớ 
	Sau khi kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế ở lớp tôi sẽ thống kê lại những lỗi mà các em thường hay viết sai. Từ đó lập ra một bảng quy tắc viết đúng chính tả treo ở góc lớp
a. Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”:
 	- Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.
 	- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
 	- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)
 	- Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
 	+ Viết “C” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ơ, u, ư,( cá, cô, cờ, cò, căn cứ,)
 	+ Viết “K” khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, iê,( kiêu sa, Quốc kì, êke, kênh kiệu,).
 	+ Viết “Q” khi đứng trước vần có “ u” là âm đệm: ( quân đội, Quốc kì, quê hương, quả quýt, quần áo,).
b. Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ” :
 	- Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh.
 	- Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh.
 	+ Viết “G”, “ Ng”khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o, ô, u, ư, ươ,  ( ngủ gà ngủ gật, gà gô, ngỗ ngược, gửi, gùi,)
 	+ Viết “Gh” khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, (bàn ghế, ghi chép, ghe thuyền,)
 	+ Viết “Ngh” khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, iê (con nghé, nghi ngờ, nghiêng ngả, củ nghệ,)
c. Quy tắc viết iê/ia/ya/yê; uô/ua; i/y.
- Nguyên âm đôi iê: có 4 cách viết
+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.
+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.
+ Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya. Ví dụ: khuya.
+ Có âm đệm - có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê
VD: yê -> chuyên, tuyết...
 yê -> yên, yểng...
- Nguyên âm đôi uô có hai cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.
+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.
- Chữ y được viết trong các trường hợp sau:
     	+ Trong các tiếng viết bằng một chữ cái và tiếng đi cùng nó có âm đầu:
     	Ví dụ: y tế, y học, ý nghĩ, ý nghĩa, chú ý, ỷ lại, ỳ ra, ...
     	+ Trong các tiếng khuyết âm đầu và có nguyên âm đôi đứng đầu:
     	Ví dụ: yên lặng, tổ yến, yêu thương, ốm yếu, yết kiến, ...
     	+ Trong các vần có âm đệm là u: (uy, uyên, uyêt, uya, uyn, uynh)
     	Ví dụ: suy nghĩ, khuyên bảo, quyết tâm, đêm khuya, khuynh hướng, ...
     	- Chữ i được viết trong các trường hợp sau:
     	+ Trong tiếng viết bằng một chữ cái và tiếng đi cùng khuyết âm đầu:
     	Ví dụ: i a, ì ạch, ầm ĩ, í ới, ỉ oi, âm ỉ, ầm ì, ù ì, ...
     	+ Trong các tiếng khuyết âm đầu và có i là âm chính:
     	Ví dụ: inh ỏi, bản in, im lặng, ủn ỉn, ỉm đi, ích lợi, ít ỏi, ...
     	+ Trong các vần không có âm đệm (trừ: ay, ây, oay)
     	Ví dụ: mai, nói, tôi, vời, ngoài, cuội, cười, ...
     	+ Trong các tiếng có vần chỉ gồm một nguyên âm:
     	Ví dụ: bi, dì, ghi, lí, mĩ, ni, rỉ, xị, chỉ, thi, khi, nhi, phi, tri.
     	+ Trong các tiếng có vần có i là âm chính:
     	Ví dụ: xinh, kìa, hiu, mít, miệt, lim, thích, tin, chiều, ...
d. Quy tắc viết hoa:
 	* Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng, của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long,)
 	- Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Kơ-pa Kơ-lơng, Y-a-li, Đăm-bri, Pắc-pó,)
 	* Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,)
 	- Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,)
 	* Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,)
 	* Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
 	* Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha)
 	* Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,)
e. Quy tắc đánh dấu thanh:
 	- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn,)
 	- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,)
 	 - Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,)
 	 - Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,)
3.2. Cung cấp một số mẹo luật chính tả để học sinh ghi nhớ 
            Có thể coi mẹo chính tả là những cách thức giản tiện, dễ nhớ do các nhà ngôn ngữ đặt ra. Mẹo chính tả giúp cho người viết dễ dàng tìm ra cách viết đúng một cách nhanh nhất mà không cần phải tra cứu từ điển.
a. Phân biệt ch / tr : 	 
	* Mẹo thanh điệu trong từ Hán- Việt: 	
	- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( \) viết là tr mà không không viết là ch.
+ tr đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc
+ tr đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị
* Mẹo láy âm: 
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).
 + ch đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình, choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng
- ch đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chở

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_ren_viet_dung_chi.doc