SKKN Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2

SKKN Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2

Tiếng Việt là môn học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam cho học sinh.

Môn Tiếng việt đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng lên hàng đầu, mục tiêu rèn luyện tư duy cũng được quan tâm. Kiến thức được dạy là những kiến thức ở mức độ sơ giản. Việc rèn luyện kĩ năng và trang bị kiến thức để nhằm đạt tới mục tiêu có tính tổng quát của môn học đó là hình thành phát triển tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh.

Môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn), mỗi phân môn chịu trách nhiện rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp kiến thức sơ giản về tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh.

 

doc 13 trang thuychi01 38992
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CHO HỌC SINH LỚP 2
Người thực hiện: Hà Thùy Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thịnh
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
1
1.1
1.2
1.3
1.4
Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
2
2.1
2.2
2.3
2.4
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Các giải pháp thực hiện
Kết quả đạt được
2
2
3
3
8
3
Kết luận, kiến nghị
8
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là môn học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam cho học sinh.
Môn Tiếng việt đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng lên hàng đầu, mục tiêu rèn luyện tư duy cũng được quan tâm. Kiến thức được dạy là những kiến thức ở mức độ sơ giản. Việc rèn luyện kĩ năng và trang bị kiến thức để nhằm đạt tới mục tiêu có tính tổng quát của môn học đó là hình thành phát triển tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh.
Môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn), mỗi phân môn chịu trách nhiện rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp kiến thức sơ giản về tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh.
Phân môn Luyện từ và câu là sự tích hợp hai phân môn ngữ pháp và từ ngữ. Kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp được dạy qua các bài thực hành luyện tập (Không có bài học riêng). Cách sắp xếp trình bày các bài tập rất hợp lí, có hệ thống và quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ sở kiến thức mà sách giáo khoa cung cấp học sinh đã được làm quen từ các bài tập đọc, chính tả, một số từ có trong các bài tập viết. Chương trình luyện từ và câu nhấn mạnh đến tính tích hợp, tính thực hành giao tiếp, chú trọng dạy từ và câu thông qua các tình huống giao tiếp. Các kiến thức về từ và câu được đưa vào chương trình một cách tinh giản và chọn lọc, tạo cơ sở cho việc thực hành. Đặc trưng của Luyện từ và câu lớp 2 là kiến thức được truyền thụ cho học sinh đều thông qua hệ thống bài tập. Có thể nói mỗi bài dạy Luyện từ và câu là một hệ thống mở nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn cảm thấy lúng túng, cách dạy còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa sinh động. Trong các giờ học Luyện từ và câu, ít và dường như không thấy học sinh chủ động học tập, tìm tòi, tranh luận; câu trả lời của các em không mang tính sáng tạo và kết quả học tập còn thấp.
Thực tế cho thấy, học sinh tiểu học nhất là vào giai đoạn đầu cấp học, vốn từ rất nghèo, kĩ năng sử dụng từ còn hạn chế, chưa nắm chắc cấu trúc câu Do đó, khi dùng từ để nói, viết thành câu, các em sử dụng còn tùy tiện, dựa theo cảm tính mà không biết dùng từ đúng với ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào. Vì vậy các câu, bài cứ na ná như nhau. Học sinh dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm mà đơn thuần chỉ là câu liệt kê, thông báo đơn giản. Học sinh dùng từ sai, làm cho người khác không hiểu ý cần diễn đạt. Giáo viên còn gặp không ít khó khăn lúng túng, nhiều giáo viên chỉ dạy theo kiểu lặp lại dạng bài gây nhàm chán cho học sinh. Vì vậy để học sinh lớp 2 mở rộng và làm giàu vốn từ, giúp các em học và sử dụng tiếng mẹ đẻ như một công cụ và phương pháp giao tiếp, đồng thời phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy tôi đã vận dụng một số phương pháp dạy Luyện từ và câu. Làm thế nào để dạy Luyện từ và câu đạt kết quả cao? Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2 và thực tiễn dạy học, từ đó thấy được những vướng mắc của giáo viên và học sinh, đồng thời tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2.
. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2- Trường Tiểu học Xuân Thịnh, Triệu Sơn, Thanh Hóa.
. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu vấn đề này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
Quan sát.
Thảo luận nhóm.
Thực nghiệm.
Điều tra thực tế, thu thập thông tin.
Thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Phân môn Luyện từ và câu giữ vị trí chủ đạo trong chương trình Tiếng Việt của lớp 2. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường học sinh đã được làm quen với lí thuyết của Luyện từ và câu. Sau đó, kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động học tập, giao tiếp.
 Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, chính vì vậy việc dạy Luyện từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. 
Luyện từ và câu là môn học nền tảng để học sinh học các môn học khác trong tất cả các cấp học sau, cũng như lao động và giao tiếp. Đây là phân môn giúp học sinh nói đúng, từ đó sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo làm công cụ tư duy để học tập và giao tiếp.
2.2. Thực trạng.
- Dạy Luyện từ và câu là khó so với các phân môn khác. Có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng (đang còn nhiều tranh cãi) nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó, trong khi giảng dạy giáo viên còn bí từ và giải nghĩa cho học sinh còn lúng túng.
- Giờ Luyện từ và câu thường trầm, không sôi nổi và khô, học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn vị nhiều đồ dùng như tranh ảnh, phấn màu, bảng phụ
- Phương pháp mà giáo viên thường sử dụng trong tiết đó là : giảng giải, hỏi đáp, làm mẫu, luyện tập cùng với phương pháp trực quan nên ít gây được hứng thú học tập cho học sinh.
*Qua khảo sát học sinh Trường Tiểu học Xuân Thịnh tôi thấy như sau:
Lớp
Số HS
Chưa hoàn thành BT Mở rộng vốn từ
Chưa hoàn thành BT Tích cực hóa vốn từ
Chưa hoàn thành BT Đặt câu theo mẫu
Chưa hoàn thành BT Sử dụng dấu câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2B
25
8
32
9
36
7
28
9
36
Cụ thể:
- Dạng bài tập về từ : Học sinh dùng từ sai do nắm chắc nghĩa của từ; không kết hợp được từ do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế; học sinh học theo kiểu truyền khẩu, bắt chước nên không nắm chắc, hiểu kĩ dẫn đến dùng từ không phù hợp
- Dạng bài tập về câu và sử dụng dấu câu: Học sinh chưa nắm vững cấu trúc câu, dùng từ để nói viết thành câu chưa đúng ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên viết ra saoSử dụng dấu câu tùy tiện. Khi nói chưa diễn đạt lưu loát
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1. Cách rèn luyện về từ.
a. Bài tập mở rộng vốn từ.
* Các bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát:
Đây là dạng bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát của từ. Học sinh mở rộng, phát triển vốn từ theo hệ thống các từ chỉ sự vật, hoạt đông, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
Đối với học sinh lớp 2, các em bước đầu làm quen với các khái niệm “sự vật”, “hoạt động”, “trạng thái”, “đặc điểm”, nên khi dạy dạng bài tập này tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua hệ thống tranh ảnh, hoạt động từ đó tự mình giải thích cho học sinh các khái niệm “sự vật” là : người, đồ vật, loài vật, cây cối; “hoạt động, trạng thái” là cử chỉ, động tác, tư thế, tình trạng của người, vật; “đặc điểm” là hình dáng, tính tình, màu sắc của người, vật
Thông thường, giáo viên chỉ cung cấp từ cho học sinh theo nội dung bài tập trong sách giáo khoa và sử dụng phương pháp Hỏi- Đáp. Có nghĩa giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận, nêu từ (theo hình thức cá nhân hoặc nhóm). Tôi nhận thấy học sinh chỉ được cung cấp một số lượng từ nhất định mà không có khả năng phát triển và vận dụng. Để học sinh ghi nhớ làm phong phú vốn từ tôi thường cho học sinh quan sát thực tế xung quanh. Chẳng hạn: học về từ chỉ “sự vật”, tôi khuyến khích cho các em quan sát sự vật xung quanh tìm từ ngữ để gọi tên sự vật đó rồi ghi vào bảng nhóm (cỡ lớn); nếu cần thiết có thể minh họa bằng hình vẽ hoặc giải thích cụ thể đối với những từ chỉ sự vật hiếm, lạ. Những bảng từ được các em treo lên bốn bức tường của lớp. Lúc rảnh rỗi hoặc giờ ra chơi, học sinh sẽ cùng nhau đọc và tìm ra những từ sai hoặc không có nghĩa để sửa lại cho đúng. Cứ như vậy, hằng ngày những dòng chữ hiển hiện trước mắt “thấm” dần vào các em và như thế các em có thêm rất nhiều từ mới (có thể là những từ rất gần gũi, giản dị như: con dao, cái kéo, viên phấn, con mèo, gió, mưa). Rồi cũng chính thông qua việc này các em ngầm hiểu đây chính là những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng. Và sau này khi được yêu cầu xác định những từ chỉ sự vật trong văn cảnh cụ thể, các em có thể xác định khá chính xác và nhanh.
* Dạy bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
Đây là dạng bài tập chỉ nêu định hướng cho các em dựa vào những văn bản đã học, quan sát tranh, hoặc huy động vốn từ sẵn có của bản thân, bạn bè để đưa từ ấy vào hệ thống.
Khi dạy các dạng bài tập này tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ là luân phiên ghi vào bản nhóm các từ theo chủ điểm của nội dung bài, sau đó dùng từ tìm được để đặt câu. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ, tôi tổ chức cho từng nhóm trình bày trước lớp để cả lớp nhận xét và từ đó giáo viên xây dựng bảng tổng hợp kết quả của bài tập.
* Dạy mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ:
Mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ là một trò chơi học tập có tính trực quan nên dễ thu hút học sinh, dạng bài tập này chiếm số lượng rất ít chủ yếu là ở các tiết ôn tập.
Các từ ngữ cần tìm và cần điền vào ô chữ thường cùng nằm trong một chủ điểm, một trường nghĩa, do đó, tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ theo hệ thống của dạng bài tập này rất cao. Về cấu tạo, bài tập giải ô chữ thường có hai phần: phần ô chữ và phần gợi ý. Giáo viên phối hợp hai phần với nhau giúp học sinh dễ dàng tìm ra từ ngữ thích hợp, qua đó mở rộng được vốn từ và nắm được nghĩa của từ.
b. Dạy bài tích cực hóa vốn từ.
Sử dụng từ là lựa chọn và kết hợp từ với nhau để tạo thành câu, thành đoạn. Mục đích của bài tập là tích cực hóa vốn từ của học sinh, nghĩa là chuyển những từ học sinh tích lũy được huy động vào hoạt động giao tiếp, tư duy. Bài tập không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền từ vào chỗ trống, bài tập tạo từ.
* Với bài tập điền từ vào chỗ trống:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc các câu văn có chỗ trống để học sinh sơ bộ nắm được nội dung của từng câu, làm cơ sở cho việc lựa chọn từ cần điền. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thử điền từng từ cho sẵn vào từng chỗ trống trong câu, từ nào có sự tương hợp về nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp với những từ trong câu thì lựa chọn từ đó.
*Bài tập tạo từ:
Với những bài tập dạng này, giáo viên hướng dẫn học sinh tạo các từ theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây.
Ví dụ: Bài tập 1(TV2, Tuần 12, trang 99):
Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép tiếng yêu với các tiếng ta có các từ yêu thương, yêu quý, yêu mến, tương tự như vậy học sinh sẽ tạo các từ tiếp theo.
Giải pháp 2. Cách rèn luyện về câu.
a. Dạy các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Là các câu đơn bình thường được phân loại dựa vào vị ngữ:
-Câu luận có vị ngữ chứa từ là (hoặc không phải là, không phải ở hình thức phủ định) Ví dụ: Mẹ em là giáo viên ( Mẹ em không phải là giáo viên).
-Câu kể thường có vị ngữ là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì?Ví dụ: Mẹ em đang hái rau.
-Câu tả thường có vị ngữ là động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái, tính từ (cụm tính từ) trả lời cho câu hỏi Thế nào? Ví dụ: Chị em rất đẹp.
Để dạy học sinh thành thạo các kiểu câu này ngay từ khi dạy học sinh về từ tôi đã hướng dẫn để học sinh nắm vững nghĩa của từ, sau đó dùng từ đặt câu. Khi các em hiểu rõ nghĩa của từ thì dễ dàng xác định được cấu trúc câu cũng như đặc điểm của câu có liên quan đến loại từ được sử dụng.
Ví dụ: Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong kiểu câu Ai là gì? thường là các từ chỉ sự vật (gọi tên); bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong kiểu câu Ai làm gì? thường là những từ chỉ hoạt động; bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? trong kiểu câu Ai thế nào? thường là các từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất.
Với dạng bài tập này tôi thường cho học sinh tiến hành đặt câu theo nhóm. Trong khoảng thời gian nhất định, học sinh lần lượt thực hành đặt câu và ghi các mẫu câu đã đặt vào bảng nhóm. Giáo viên yêu cầu các em đánh dấu những câu mình đặt (Ví dụ học sinh 1 trong nhóm ghi các câu của mình đặt là 1). Việc làm này giúp giáo viên quan sát và đánh giá được mức tiến bộ của từng đối tượng học sinh, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng em để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc phụ đạo. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ tôi tổ chức cho từng nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách dùng từ, đặt câu, về chính tả, chữ viết. Việc được tham gia vào quá trình chữa bài cho bạn cũng góp phần giúp học sinh tự chữa lỗi cho mình về dùng từ, đặt câu và lỗi chính tả. Với sự hỗ trợ của giáo viên, qua các tiết luyện từ và câu, học sinh đã biết đặt câu ngày càng đúng, phù hợp với văn cảnh. Cũng từ những hoạt động trên học sinh nắm được cấu trúc câu, đặt câu theo mẫu nhanh hơn, nội dung diễn đạt đa dạng, phong phú và bước đầu có hình ảnh. 
Ngoài ra, để phát huy được khả năng tư duy của mọi đối tượng học sinh, khi dạy học sinh tìm từ đặt câu tôi thường đưa ra một chủ đề và yêu cầu học sinh tìm từ quanh chủ đề đó. 
Ví dụ : Nhà em nuôi một con chó/ gà/ hãy tìm từ chỉ một vài đặc điểm của con vật ấy. Sau khi học sinh tìm được từ ngữ (Ví dụ : sủa gâu gâu, lông mượt) giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu để diễn tả cảm nghĩ của mình. Các câu đều được ghi vào bảng nhóm rồi chỉ người trình bày. Khi thực hiện hoạt động này tôi nhận thấy các em đã bước đầu bộc lộ tính cách riêng trong việc dùng từ, đặt câu. Trên cơ sở biết đặt câu thành thạo, học sinh dễ dàng viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước. Trong thời gian của một tiết học thay vì học sinh có thể tìm được 1, 2 câu thì nay đã có hàng chục từ ngữ, câu văn.. do học hỏi được ở bạn bè. Các em còn được tạo điều kiện để sửa câu sai, chọn câu hay, phù hợp ngữ cảnh.
b. Dạy kiểu bài Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?
Mục đích của kiểu bài này là dạy học sinh cách dùng trạng ngữ của câu. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững nghĩa của các bộ phận câu.
Chẳng hạn:
-Bộ phận câu bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian thì đặt câu hỏi Khi nào?
-Bộ phận câu bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn thì đặt câu hỏi Ở đâu?
-Bộ phận câu bổ sung ý nghĩa chỉ cách thức thì đặt câu hỏi Như thế nào?
-Bộ phận câu bổ sung ý nghĩa chỉ nguyên nhân thì đặt câu hỏi Vì sao?
-Bộ phận câu bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích thì đặt câu hỏi Để làm gì?
Giải pháp 3. Bài tập về dấu chấm, dấu phẩy.
a. Dạy dấu phẩy: 
Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Khi hướng dẫn học sinh tập dùng dấu phẩy tôi dùng biện pháp sử dụng các câu hỏi tìm bộ phận của kiểu câu đã học để giúp học sinh xác định vị trí cần đặt dấu phẩy.
*Dùng câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì?)
Giáo viên có thể đặt câu hỏi này với số nhiều (Những ai? Những cái gì? Những con gì?) để gợi ý học sinh tìm vị trí đặt dấu phẩy ngăn cách với các từ ngữ cùng giữ chức vụ trong câu.
Ví dụ 1: Bài tập 4 (TV2, Tuần 12, Trang 100) Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn.
Giầy dép mũ nón được để đúng chỗ.
Hỏi: a. Những cái gì được xếp gọn gàng? (chăn màn/ quần áo được xếp gọn gàng). 
Học sinh xác định được: Dấu phẩy đặt sau chăn màn để ngăn cách với quần áo.
(Tương tự với câu b, c)
Ví dụ 2: Bài tập 3 (TV2, Tuần 8, Trang 67) Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
c.Chúng em kính trọng, biết ơn thầy giáo cô giáo.
Hỏi: Chúng em kính trọng, biết ơn những ai? (thầy giáo/ cô giáo).
Học sinh xác định được: Dấu phẩy đặt sau thầy giáo để ngăn cách với cô giáo.
Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ: Trong câu nếu có hai hay nhiều từ ngữ đứng cạnh nhau và cùng trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì?) thì ta dùng dấu phẩy để ngăn cách (tách) chúng ra cho rõ ràng.
*Dùng câu hỏi Là gì? Làm gì? Thế nào?
Sau khi dùng câu hỏi, giáo viên cần gợi ý thêm để giúp học sinh tìm được vị trí cần đặt dấu phẩy trong câu.
Ví dụ: Bài tập 3 (TV2, Tuần 8, Trang 67) Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
Lớp em học tập tốt lao động tốt.
Hỏi: Lớp em thế nào? (học tập tốt/ lao động tốt). Giáo viên có thể gợi ý thêm: Vậy cần đạt dấu phẩy ở vị trí nào để tách các từ ngữ học tập tốt lao động tốt cho rõ ý?
Học sinh xác định được: Dấu phẩy đặt sau học tập tốt để ngăn cách với lao động tốt.
*Dùng câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Ở đâu?
Đây là câu hỏi giúp học sinh xác định những từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn (Bộ phận phụ thường đứng ở đầu câu). Từ đó học sinh dùng dấu phẩy để ngăn cách chúng với bộ phận chính của câu.
Ví dụ: Bài tập 3 (TV2, Tuần 24, Trang 55) Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống:
- Câu 1: Từ sáng sớm  Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú.
Hỏi: Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú từ khi nào?
Học sinh xác định được: Dấu phẩy đặt sau Từ sáng sớm để ngăn cách với bộ phận còn lại của câu.
- Câu 2: Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng.
Hỏi: Trẻ em chạy nhảy tung tăng ở đâu? 
Học sinh xác định được: Dấu phẩy đặt sau Trong vườn thú để ngăn cách với bộ phận còn lại của câu.
Dạy dấu chấm:
Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật. Để học sinh điền đúng dấu chấm tôi thường hướng dẫn học sinh dựa vào các kiểu câu đã học như Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? để lựa chọn đúng dấu câu.
2.4. Kết quả đạt được.
 Thực tế cho thấy trong phân môn Luyện từ và câu thì kĩ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập Luyện từ và câu đúng học sinh phải nắm chắc lí thuyết và các quy tắc, định nghĩa, kĩ năng làm bài tập.
Khi vận dụng các biện pháp trên thì kết quả học phân môn Luyện từ và câu ở lớp tôi là:
Lớp
Số HS
Chưa hoàn thành BT Mở rộng vốn từ
Chưa hoàn thành BT Tích cực hóa vốn từ
Chưa hoàn thành BT Đặt câu theo mẫu
Chưa hoàn thành BT Sử dụng dấu câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2B
25
1
4
1
4
0
0
1
4
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Phân môn Luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển văn hóa của đất nước, bởi vì một đất nước phát triển thì trước tiên con người phải phát triển. Vì vậy việc rèn luyện từ và câu cho học sinh là thiết thực mang đầy đủ ý nghĩa.
Thực tế cho thấy trong phân môn Luyện từ và câu thì kĩ năng dùng từ đặt câu là cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập luyện từ và câu đúng yêu cầu học sinh phải nắm vững lí thuyết, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế trong quá trình giao tiếp.
Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần soạn các tiết Luyện từ và câu cẩn thận, có chất lượng. 
- Nắm vững mục đích b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_day_luyen_tu_va_cau_cho_hoc_sinh_lop.doc