SKKN Một số phương pháp và kĩ năng dạy bài thực hành ở bộ môn Sinh học 6

SKKN Một số phương pháp và kĩ năng dạy bài thực hành ở bộ môn Sinh học 6

 Mục tiêu chung của môn sinh học ở trường THCS là cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống, thông qua các đại diện thuộc các nhóm VSV, Nấm, Thực vật, động vật và con người. Đồng thời sinh học còn trang bị cho học sinh những hiểu biết về các quy luật cơ bản của quá trình sống, hiện tượng di truyền và biến dị, về mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và với môi trường, về sự phát triển của thế giới sinh vật. Những kiến thức đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu những nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến lĩnh vực sinh học, các biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe. Giúp cho các em có thể tiếp tục học kiến thức sinh học ở THPT, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc đi vào cuộc sống.

 Như vậy bộ môn sinh học lớp 6 với nội dung nghiên cứu về giới Thực vật, Vi khuẩn, Nấm và Địa y đã mở đầu cho việc nghiên cứu thế giới hữu cơ một cách có hệ thống trong bộ môn Sinh học, chính vì thế môn sinh học lớp 6 cần phải tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm thực hành với các cơ thể sống ở tiểu học, hình thành một số kĩ năng mới của bộ môn như thu thập các số liệu, làm tiêu bản thực vật, giải thích sâu hơn các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống có liên quan đến thực vật.

 Thông qua bộ môn sinh học lớp 6 học sinh sẽ được học những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống (Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản) trong mối quan hệ của thực vật với môi trường làm cơ sở cho các em tiếp tục học những kiến thức về di truyền ở sinh học lớp 9. Có thể nói cùng với những kiến thức về động vật, con người, kiến thức về thực vật ở sinh học lớp 6 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ sở để học sinh có thể nắm được các kiến thức sinh học đại cương về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ( kiến thức sinh thái học), quy luật di truyền, biến dị ở các lớp trên. Những kiến thức về thực vật học sẽ làm cơ sở để học sinh hiểu các biện pháp kĩ thuật để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở môn công nghệ lớp 7 và lớp 9.

 

doc 27 trang thuychi01 19262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp và kĩ năng dạy bài thực hành ở bộ môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1.Xây dựng kế hoạch cho các bài thực hành và các thí nghiệm trong cả năm học.
5
2.3.2. Thiết kế giáo án và tổ chức dạy học loại bài thực hành hoặc bài có thí nghiệm cho học sinh.
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD&ĐT CẤP HUYỆN, TỈNH VÀ CẤP CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN.
22
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Mục tiêu chung của môn sinh học ở trường THCS là cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống, thông qua các đại diện thuộc các nhóm VSV, Nấm, Thực vật, động vật và con người. Đồng thời sinh học còn trang bị cho học sinh những hiểu biết về các quy luật cơ bản của quá trình sống, hiện tượng di truyền và biến dị, về mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và với môi trường, về sự phát triển của thế giới sinh vật. Những kiến thức đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu những nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến lĩnh vực sinh học, các biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe. Giúp cho các em có thể tiếp tục học kiến thức sinh học ở THPT, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc đi vào cuộc sống.
	Như vậy bộ môn sinh học lớp 6 với nội dung nghiên cứu về giới Thực vật, Vi khuẩn, Nấm và Địa y đã mở đầu cho việc nghiên cứu thế giới hữu cơ một cách có hệ thống trong bộ môn Sinh học, chính vì thế môn sinh học lớp 6 cần phải tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm thực hành với các cơ thể sống ở tiểu học, hình thành một số kĩ năng mới của bộ môn như thu thập các số liệu, làm tiêu bản thực vật, giải thích sâu hơn các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống có liên quan đến thực vật. 
	Thông qua bộ môn sinh học lớp 6 học sinh sẽ được học những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống (Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản) trong mối quan hệ của thực vật với môi trường làm cơ sở cho các em tiếp tục học những kiến thức về di truyền ở sinh học lớp 9. Có thể nói cùng với những kiến thức về động vật, con người, kiến thức về thực vật ở sinh học lớp 6 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ sở để học sinh có thể nắm được các kiến thức sinh học đại cương về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ( kiến thức sinh thái học), quy luật di truyền, biến dị ở các lớp trên. Những kiến thức về thực vật học sẽ làm cơ sở để học sinh hiểu các biện pháp kĩ thuật để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở môn công nghệ lớp 7 và lớp 9. 
	Cụ thể bộ môn sinh học lớp 6 ở trường THCS có nhiệm vụ:
	- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ thể thực vật và nhóm thực vật.
	- Hình thành kĩ năng bộ môn cho học sinh.
	- Rèn luyện năng lực tư duy độc lập cho HS.
	- Hình thành các phẩm chất nhân cách toàn diện như:
	+ Bồi dưỡng thế giới quan
	+ Giáo dục môi trường và giữ gìn sức khỏe
	+ Giáo dục kĩ thuật tổng hợp, lao động sản xuất và hướng nghiệp
	+ Giáo dục thẩm mĩ
- Đảm bảo tính liên thông bộ môn giữa các lớp học và cấp học cho HS.
	Như vậy trong dạy học sinh học lớp 6 nếu giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ bộ môn sẽ góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách phát triển toàn diện sau này, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
	Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy bộ môn sinh học lớp 6 phải biết vận dụng các phương pháp và kĩ năng dạy học bộ môn vào giảng dạy một cách hợp lí. Ở độ tuổi này ( 11-12 tuổi) các em rất hiếu động thích khám phá những điều mới lạ, thích bắt trước, đặc biệt bắt trước tìm hiểu những gì khơi gợi sự tò mò của các em. Nhưng đồng thời các em không có khả năng tập trung chú ý lâu vào một vấn đề nào đó, mà chóng chán. Do vậy giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp và đa dạng đặc biệt ưu tiên các phương pháp trực quan, thực hành. Tuy nhiên trong tình hình thực tế hiện nay ở các nhà trường THCS đa số giáo viên lại xem nhẹ và thường bỏ qua những tiết thực hành, những thí nghiệm vì những tiết thực hành và những thí nghiệm thường có nội dung khó, nhiều giáo viên thực hiện không thành công, khi thực hiện mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, tốn kém về vật chất nên giáo viên không muốn hoặc rất ngại tiến hành các bài dạy này mà thay vào đó là dạy học bằng tranh ảnh hoặc dạy lí thuyết cho học sinh dẫn đến các em tiếp thu kiến thức rất bị động và không nhớ lâu, đặc biệt khi học xong các em không có khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Xuất phát từ tình hình đó bản thân tôi nhận thấy việc đưa ra đề tài nghiên cứu “ Một số phương pháp và kĩ năng dạy bài thực hành ở bộ môn sinh học 6” là cần thiết nên tôi đã xây dựng đề tài SKKN này nhằm giúp cho Giáo viên bộ môn sinh học nói riêng và giáo viên trong nhà trường THCS nói chung tham khảo để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của bản thân và giúp học sinh khối 6 trong các nhà trường tiếp thu kiến thức chủ động hơn, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của bản thân mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề tài SKKN này nhằm giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức chủ động hơn, ghi nhớ kiến thức lâu hơn và có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống một cách tốt hơn.
- Giáo dục cho các em lòng yêu thích môn học, ý thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ thiên nhiên và đặc biệt là bảo vệ thực vật.
- Giúp cho GV bộ môn sinh học thực hiện tốt hơn những bài thực hành và những thí nghiệm trong SGK của chương trình sinh học lớp 6 góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao..
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số bài thực hành và một số thí nghiệm có trong chương trình SGK sinh học lớp 6 ở trường THCS về: 
	+ Sự chuẩn bị của Giáo viên và học sinh trước khi làm thực hành trên lớp.
+ Cách tiến hành (Các bước) dạy bài thực hành và các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Một số lưu ý cần thiết khi tiến hành thí nghiệm để thí nghiệm thành công.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập và xử lí thông tin.
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê và xử lý số liệu.
 - Phương pháp trao đổi, thảo luận với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp bộ môn.
 - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy học trực tiếp cho học sinh trong nhà trường.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như ta đã biết đối tượng học sinh lớp 6 là đối tượng thích khám phá điều mới lạ. Do đó các phương pháp thực hành có tác dụng không chỉ giúp các em tự mình chiếm lĩnh các kiến thức thực vật học một cách vững chắc, sâu sắc hơn mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng bộ môn, gây hứng tú học tập bộ môn, chuẩn bị khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giáo dục ý thức lao động, sáng tạo một cách có hiệu quả qua môn học.
Các phương pháp thực hành có thể được vận dụng vào dạy học các kiến thức về hình thái, giải phẫu, sinh lí, sinh thái thực vật. các phương pháp thực hành có thể được vận dụng khi dạy học sinh học 6 là thực hành xác định mẫu vật, thực hành quan sát, thực hành thí nghiệm. Có thể làm thực hành trên lớp hoặc hướng dẫn học sinh làm thực hành ở nhà, ở vườn trường và ghi chép lại kết quả để từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hình thành và phát triển các khái niệm thực vật học. Phương pháp thực hành cũng có thể được áp dụng trong các hoạt động ngoại khóa của tất cả các học sinh trong lớp hoặc của các em trong câu lạc bộ sinh học với nhiều tên gọi khác nhau như: “ Hội những nhà khoa học trẻ yêu thiên nhiên”, Hội bảo vệ thiên nhiên trẻ”. Hình thức hoạt động này giúp các em mở rộng, đào sâu kiến thức, đặc biệt góp phần giáo dục cho các em yêu thích bộ môn và lòng yêu thiên nhiên. (Trích giáo trình phương pháp dạy học sinh học ở trung học cơ sở - Nhà xuất bản đại học sư phạm)
Để vận dụng phương pháp thực hành có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo mẫu vật, tiến hành làm thử, có quy trình tổ chức cho học sinh thực hành hợp lí, dự kiến những tình huống xẩy ra để có thể giải đáp cho học sinh hoặc tìm các giải pháp cụ thể giúp cho công tác thực hành của học sinh có kết quả. Việc chuẩn bị các mẫu vật có thể giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh chuẩn bị, nhưng giáo viên cần kiểm tra sự chuẩn bị của các em để kịp thời bổ sung nếu cần thiết.
* Quy trình áp dụng phương pháp thực hành:
	- Chuẩn bị mẫu vật: Có thể giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị mẫu vật ở nhà trong tiết học trước, giáo viên làm thử trước khi lên lớp.
	- Hướng dẫn học sinh làm thực hành.
	- Trong khi học sinh thực hành giáo viên theo dõi, sửa chữa, uốn nắn các thao tác thực hành cho học sinh, hoặc trả lời, hướng dẫn thêm cho những học sinh chưa nắm được công việc của mình.
	- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh rút ra kết luận khoa học. Giáo viên có thể cho học sinh vẽ, lập biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê, để biểu diễn kết quả thực hành.( Giáo viên có thể cho học sinh phán đoán hoặc dự báo kết quả trong các tình huống khi thực hành và kiểm tra các phán đoán, dự đoán đó khi làm thực hành hoặc khi thực hành xong).
	Dùng phương pháp thực hành có nhiều ưu điểm nhưng giáo viên cần chú ý đến công tác tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh vì lứa tuổi này học sinh rất hiếu động. Tuy vậy nên tránh khuynh hướng quá khắt khe làm cho giờ dạy mất đi sự sinh động vốn có của một giờ thực hành. Trong chương trình sinh học 6 không có tiết thực hành riêng để củng cố kiến thức mà chỉ có các bài thực hành và các thí nghiệm nhằm mục tiêu hình thành kiến thức mới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng SKKN:
Nội dung khảo sát
Hình thức khảo sát
Số lượng HS
Tỉ lệ
- Khả năng tiếp thu kiến thức qua các bài thực hành môn sinh học 6.
Dự giờ đồng nghiệp
20/58
34,4%
- Mức độ yêu thích môn học.
Dùng phiếu
25/58
43,1%
- Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 
Hoạt động ngoại khóa và hỏi đáp.
17/58
29,3%
- Ý thức bảo vệ thực vật trong sân trường, ở gia đình và nơi công cộng. 
Quan sát thực tế hoạt động của học sinh và tìm hiểu qua đồng nghiệp, phụ huynh, 
41/58
70,7%
	 * Những khó khăn nhận thấy khi khảo sát thực trạng cần phải giải quyết và khắc phục:
	- Đa số học sinh không yêu thích môn học do phải học nhiều lí thuyết, giáo viên ít dạy các tiết thực hành nên không gây được hứng thú cho các em và các em có suy nghĩ sinh học là môn phụ ở trường THCS.
	- Học sinh không có hứng thú với bộ môn nên khi học bộ môn thường ngại, nhác học, không chịu khó tìm tòi, không phát biểu ý kiến mà thường ỉ lại cho giáo viên.
	- Lứa tuổi các em còn nhỏ chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh, chưa hình thành thói quen bảo vệ thiên nhiên nói chung và thực vật nói riêng.
	- Các em không được thực hành và làm thí nghiệm nhiều nên kĩ năng thực hành không có dẫn đến khi gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống đòi hỏi phải thực hiện những thao tác thực hành thì các em rất lúng túng không biết áp dụng như thế nào.
	- Đa số học sinh không biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong phòng thiết bị do các em ít được tiếp xúc, đặc biệt là những thí nghiệm có nội dung khó.
	- Nhiều giáo viên bộ môn phải dạy nhiều tiết trên lớp nên không có thời gian để lập kế hoạch riêng cho dạng bài thực hành và thí nghiệm nên khi bước vào tiết dạy nhiều thí nghiệm đòi hỏi phải làm trước thường không thực hiện được. Có giáo viên ngại va chạm hay tiếp xúc với dụng cụ thực hành, đặc biệt là hóa chất nên đôi khi bỏ qua luôn các thí nghiệm trong bài.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Một số biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch cho các bài thực hành và các thí nghiệm trong cả năm học.
Trong chương trình sinh học 6 có những bài thực hành hay thí nghiệm cần thời gian để làm trước cả tháng, nửa tháng hoặc 1 tuần nên ngay từ đầu năm học giáo viên cần thiết phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bài thực hành cụ thể tránh tình trạng đến sát ngày dạy mới làm sẽ không kịp thời gian, không thành công trong quá trình tiến hành, ngoài ra một số dụng cụ thực hành không còn sử dụng được hoặc kém chất lượng giáo viên cũng cần phải xem trước để nắm bắt tình hình trước khi tiến hành thực hành và thí nghiệm. Việc lập kế hoạch cho bài thực hành thí nghiệm giúp cho GV chủ động hơn trong quá trình tiến hành dạy học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện những thao tác, những kĩ năng thực hành để từ đó hình thành cho các em khả năng nghiên cứu khoa học thúc đẩy niềm đam mê môn học và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
Mẫu kế hoạch chuẩn bị cho các bài thực hành hoặc bài có nội dung thực hành ( Kế hoạch thực hành):
TT
Bài số
( Tiết theo PPCT )
Nội dung thực hành hoặc thí nghiệm
Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm của GV và HS
Thời gian chuẩn bị trước khi tiến hành bài học
1
Bài 5
( Tiết: 5)
Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
GV: - Kính lúp, kính hiển vi
HS: - Một vài bông hoa.
1 ngày
2
Bài 6
( Tiết: 6)
Quan sát tế bào thực vật
GV: - Kính hiển vi 
- Đồ mổ, tiêu bản, la men, đĩa kính, giấy thấm...
HS: 1 cây hành và 1 quả cà chua
1 ngày
3
Bài 7
( Tiết: 7)
Quan sát hình dạng tế bào qua tiêu bản.
GV: - Kính hiển vi
- Tiêu bản: Lát cắt ngang thân cây, lá cây, rễ cây.
1 ngày
4
Bài 9
( Tiết: 9)
Quan sát các loại rễ, các miền của rễ.
GV: - Kính lúp, khay nhựa, chậu trồng cây.
HS: - Một số cây rễ cọc và cây rễ chùm.
1 ngày
5
Bài 11
(Tiết:11)
Thí nghiệm chứng minh nhu cầu nước của cây 
HS: - Chuẩn bị và làm thí nghiệm ở nhà: Phơi mỗi loại 100g một số loại củ, quả, hạt đến khô rồi cân lại ghi vào phiếu.
7 ngày
6
Bài 14
(Tiết:15)
Thí nghiệm ngắt ngọn cây đậu
HS: - Làm thí nghiệm ở nhà: Gieo hạt đậu vào 2 chậu, chọn 6 cây phát triển đều 
( Mỗi chậu 3 cây), ngắt ngọn 3 cây trong một chậu, chậu còn lại không ngắt ngọn, chăm sóc 2 chậu trong 2 tuần đo chiều cao các cây ở 2 chậu ghi vào phiếu.
14 ngày
7
Bài 17
(Tiết 18)
Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân
HS: - Làm thí nghiệm ở nhà:
2 cốc thủy tinh, một cốc đựng nước trắng và một cốc nước có pha mực đỏ, cắm 2 bông hoa huệ trắng sau hai ngày đem đến lớp quan sát.
2 ngày
8
Bài 20
(Tiết 23)
Quan sát cấu tạo trong của phiến lá
GV: - Kính hiển vi, tiêu bản lát cắt ngang phiến lá, mô hình cấu tạo phiến lá.
1 ngày
9
Bài 21
(Tiết 24)
Thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi cá ánh sáng và thí nghiệm chứng minh lá cây nhả ra khí oxi khi chế tạo tinh bột.
GV: - Dung dịch iôt, đèn cồn, chuông thủy tinh, nước vôi trong, ống nghiệm...
HS: - Tiến hành ở nhà:
+ Trồng cây khoai lang vào chậu và tiến hành bịt băng giấy đen một phần lá cây như hướng dẫn.
+ Úp cây rong đuôi chó vào ống nghiệm rồi thực hiện như hướng dẫn.
1 ngày
7 ngày
1 ngày
10
Bài 24
(Tiết 28)
Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu
HS: Tiến hành ở nhà rồi đem đến lớp ( trồng 2 cây vào 2 chậu)
- Túi bóng trắng
2 ngày.
11
Bài 26
(Tiết 30)
Quan sát sự tạo thành cây mới từ thân, lá, rễ.
HS: Tiến hành ở nhà
+ Vùi củ gừng, củ khoai lang vào đất ẩm. Đặt lá cây thuốc bỏng, rau má nơi đất ẩm.
7 ngày
12
Bài 35
(Tiết 42)
Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
HS: Tiến hành ở nhà
Lấy 4 cốc thủy tinh đánh số 1,2 và 2 cốc số 3
+ Cốc 1: Bỏ vào 10 hạt đỗ tốt, khô
+ Cốc 2: Bỏ vào 10 hạt đỗ tốt, khô và cho ngập nước.
+ Cốc 3: Bỏ bông ẩm xuống dưới rồi cho 10 hạt đỗ tốt, khô lên trên.( Làm 2 cốc) trong đó 1 cốc để ngoài nhiệt độ thường, 1 cốc cho vào thùng đá.
7 ngày
13
Bài 38
(Tiết 46)
Thực hành quan sát cấu tạo của cây rêu
GV: Khay nhựa, kính lúp, kim mũi mác
HS: Cây rêu tường và một số cây rêu khác.
1 ngày
...
...
...
...
	2.3.2. Thiết kế giáo án và tổ chức dạy học loại bài thực hành hoặc bài có thí nghiệm cho học sinh.
	Bài học thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xong có một phần rất quan trọng không thể thiếu đó là khả năng chuẩn bị kế hoạch dạy học của giáo viên. Nếu giáo viên có kế hoạch và chuẩn bị giáo án chu đáo trước khi lên lớp thì việc giảng dạy tiết học đó sẽ trôi chảy, nhuần nhuyễn hơn, giáo viên sẽ làm chủ được kiến thức để truyền đạt đến học sinh một cách có hệ thống, nhanh nhất và toàn vẹn nhất. Bên cạnh đó học sinh cũng sẽ dễ hiểu bài và tiếp thu kiến thức chủ động hơn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt những bài thực hành và bài có thí nghiệm thì giáo viên lại càng cần thiết phải chuẩn bị kĩ càng hơn vì nó có liên quan đến những thao tác, kĩ thuật, những kĩ năng hoạt động phức tạp đòi hỏi phải tiến hành một cách chính xác và khoa học.
	Sau đây là một số giáo án và cách tiến hành dạy học điển hình cho loại bài thực hành trong môn sinh học 6.
Bài 6 ( Tiết 6): THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- HS biết làm tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật . 
- Hiểu và phân biệt được các dụng cụ thực hành: kim nhọn, kim mũi mác, đồ mổ, ... 
- Quan sát được các vật mẫu dưới kính hiển vi. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và các dụng cụ thực hành.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình sau khi quan sát được. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn dụng cụ sau khi sử dụng . 
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. 
4. Năng lực, phẩm chất
* Năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực nghiên cứu
* Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
- Có trách nhiệm với bản thân cộng đồng đất nước, con người.
II . PHƯƠNG PHÁP , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Phương pháp: Trực quan, thực hành, vấn đáp.
- Phương tiện: phấn, bảng, SGK, sách chuẩn KTKN, dụng cụ thí nghiệm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: 4 kinh hiển vi, 8 lam kính, 8 lamen (vật, thị kính: 5 x 10), lọ đựng nước cất, 2 ống nhỏ giọt, giấy thấm, 4 khay nhựa, 4 kim mủi mác, 4 kim nhọn. 
- Vật mẫu: củ hành trắng tươi, quả cà chua chín. 
- Bảng phụ ghi nội dung tóm tắc các bước tiến hành. 
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị theo nhóm vật mẫu: củ hành trắng, quả cà chua chín.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
- Câu hỏi 1: Hãy nêu các bước sử dụng kính lúp ? 
- Câu hỏi 2: Các bước sử dụng kính hiển vi ? 
2. Dạy bài mới :
* Mở bài: ( 2 Phút) Các tế bào thực vật thường có kích thước rất nhỏ, khi muốn quan sát ta cần phải sử dụng các dụng cụ hổ trợ như kính hiển vi. Và khi muốn quan sát vật mẫu ta cần phải chuẩn bị tiêu bản tạm thời vậy cách làm tiêu bản tạm thời đó như thế nào ta cùng nghiên cứu bài thực hành hôm nay. 
* Giáo viên:
- Nêu yêu cầu của bài thực hành: Qua bài thực hành này các em sẽ:
+ Biết cách làm một tiêu bản hiển vi tạm thời ( Tế bào biểu bì vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua).
+ Biết sử dụng kính hiển vi.
+ Tập vẽ hình đã quan sát được.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Phát triển bài: phân công nhóm: 
Nhóm 1, 2 làm tiêu bản biểu bì vảy hành trước. 
nhóm 3, 4 làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua. 
a. Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi: 
- Mục tiêu: HS làm được tiêu bản tạm thời và quan sát được dưới kính hiển vi. 
- Thời gian: 20 phút
- Hình thức tiến hành HĐ: Thực hành theo nhóm
- ĐVĐ: Cách làm tiêu bản và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi như thế nào?
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV: Phân dụng cụ cho các nhóm. Treo bảng phụ nội dung các bước tiến hành thí nghiệm và cách hướng dẫn quan sát lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ các bước tiến hành và thực hiện quan sát tiêu bản. 
- Quan sát sự thực hiện của các nhóm.
GV: Lưu ý cho HS cách làm tiêu bản
* Lưu ý:
- Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_va_ki_nang_day_bai_thuc_hanh_o_bo_mo.doc